Nông sản độc hại, lỗi tại ai?

Tô Văn Trường

Nói về nông sản bẩn và nhiều loại sản phẩm bẩn khác, ta thường nghĩ ngay tới từ độc hại – riêng về cái từ này thì đã phải phân định rõ thành hai loại: độc và hại. Độc là gây ngộ độc tức thời tới cơ thể tùy theo chất và liều lượng mà gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Về mặt này, có hẳn một chuyên ngành “độc chất học”.

Nông sản ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm thực vật và động vật nuôi trồng hoặc thu hoạch từ thiên nhiên. Thời kỳ trước đây, khi sản xuất nông nghiệp chưa sử dụng rộng rãi các hoá chất nông nghiệp như phân hoá học, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ dịch hại (thuốc bảo vệ thực vật), thuốc thú y thuỷ sản, v.v. năng suất cây trồng, vật nuôi thường thấp và bấp bênh. Năng suất cây trồng và vật nuôi tăng dần do việc sử dụng các hoá chất nông nghiệp kể trên, tuy nhiên các tác động bất lợi đến sức khoẻ con người và sự phát triển bình thường của hệ sinh thái xuất hiện kèm theo.

Hoá chất tồn dư trong nông sản (thực vật và động vật nuôi trồng hoặc thu hoạch từ thiên nhiên…) có thể gây độc cấp tính hoặc được tích luỹ theo thời gian gây nên độc kinh niên cho con người. Mặt khác các hoá chất độc ngấm vào đất hoặc nước vùng canh tác, vùng thu hoạch tự nhiên cũng được hấp thụ vào nông sản và sau cùng vào cơ thể con người. Trong giai đoạn thu hoạch, vận chuyển và bảo quản, một số hoá chất có thể gây hại cho sức khoẻ con người cũng được sử dụng. Đó là các con đường chính đưa các hoá chất độc vào nông sản và cuối cùng vào cơ thể con người.

Võ Phiến – nhất phiến tài tình…

Trần Trọng Cát Tường

clip_image002

Nhà văn Võ Phiến đã qua đời vào lúc 7 giờ tối ngày 28 tháng Chín ngày 2015, tại Santa Ana, bang California (Hoa Kỳ), thọ 90 tuổi. Bauxite Việt Nam xin bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc một tác giả hàng đầu của văn học Việt Nam. Xin chia buồn với tang quyến và cầu chúc hương hồn nhà văn Võ Phiến yên nghỉ đời đời.

Bauxite Việt Nam

Đôi lời về lời kêu gọi “góp ý tâm huyết, thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm”

Hạ Đình Nguyên

Một người bạn có hảo ý, bảo tôi hãy viết bài “góp ý” cho Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. HCM lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Tôi thưa, tôi không đủ sức, không đủ chữ nghĩa để đọc nổi các cái văn kiện ấy, nói chi tới góp ý.

Nói thế, chứ sau đó, tôi cũng cố đọc thử, xem mình có khá gì hơn không. Và quả nhiên, vẫn không khá hơn, không hiểu cái nội dung đích thị là nói gì, hoa cả mắt! Về mặt hình thức thì hiểu được, nó vẫn giống như lâu nay. Nói theo cách dân gian, nội dung của Dự thảo là nói “nước đôi”, nói “hàng hai” như chân đi chữ bát, tức nửa nọ nửa kia. Còn nói theo cách bác học cho sang mà lãnh đạo hay dùng, thì là “biện chứng”.

Chỉ xin lướt qua một đôi điều muốn nói.

Thế nào là qui hoạch báo chí sắp tới?

Kính Hòa, phóng viên RFA

clip_image001

‘Lương Tâm TV’ là một kênh thông tin độc lập mới ra đời trong thời đại công nghệ kỹ thuật số hiện nay.

Ngày 25/9 Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức công bố nội dung cơ bản của đề án qui hoạch báo chí cho đến năm 2025. Và ngày 1tháng 10 tới đây, Bộ Thông tin sẽ làm việc với TP HCM nơi có số lượng báo chí nhiều nhất nước. Trước đó, một nhóm chủ trương kênh truyền thông phi chính thống tên là Lương Tâm TV bị đàn áp vào ngày 23/9. Sau đây là nhận định của một số người liên quan đến sự phát triển của ngành truyền thông ở Việt nam, cũng như dự báo về khả năng tự do hóa của nó. Ghi nhận do Kính Hòa thực hiện.

THƯ GÓP Ý

Kính gửi Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, TP HCM

Hưởng ứng Thư của Ban Chấp hành Đảng Bộ TP HCM “chân thành mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý tâm huyết, thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm của nhân dân thành phố”, chúng tôi, một số cán bộ, đảng viên từng gửi thư đến BCHTƯvà toàn thể đảng viên ĐCSVN ngày 14.7.2014 và những người tán thành, hưởng ứng bức thư tâm huyết ấy gửi đến Đảng bộ Thành phố những ý kiến đóng góp vào “Dự thảo Báo cáo Chính trị” dưới đây.

Là những cán bộ đã về hưu, không có điều kiện theo dõi những hoạt động mọi mặt của thành phố, chúng tôi chỉ tập trung vào một số điều, mà theo nhận thức của chúng tôi, là những vấn đề cơ bản có ý nghĩa then chốt trong chủ trương, giải pháp đã đưa lại những thành tựu nổi bật nhất cũng như những yếu kém rõ rệt nhất của thành phố chúng ta.

Biện chứng hay nguỵ biện?

(Mênh mông thế sự 12)

Tương Lai

Thật ra, biện chứng cũng không “biện chứng” như người ta tưởng. Càng sính biện chứng khi không hiểu về nó lại càng dễ nguỵ biện. Cứ tưởng là biết nhưng lại không biết được rằng người đời thường biết nhiều hơn những cái họ hiểu. Và khi hiểu ra thì mới thấy là dốt ơi là dốt.

Cho nên với bài viết này, vì tự biết là mình dốt nên không dám mon men vào lĩnh vực lý luận để dông dài về nguồn gốc tiếng Hy Lạp cổ của từ biện chứng, rồi dần hình thành cái mà sau này gọi là phương pháp luận, khởi đầu từ những cuộc đối thoại kiểu Socrates của Plato. Càng không dám so sánh phương pháp nguỵ biện với các nhà ngụy biện Hy Lạp cổ (Sophist) dạy cho các môn đệ sự dối trá, quanh co và những mẹo vặt trong hùng biện để giành phần thắng với mục đích rất thực dụng chứ không nhằm khai minh như Socrates hay Plato. Lại càng không liều mạng lạm bàn về phép biện chứng duy tâm từ Kant đến Hégel, rồi phép biện chứng duy vật với K. Marx và Engels. Là nói liều mạng na ná như “chúng tôi không cho rằng định hướng xã hội chủ nghĩa mâu thuẫn với kinh tế thị trường. Trái lại, đó là sự kết hợp biện chứng, cần thiết, phù hợp với thực tiễn Việt Nam”.*

Thực tế hoạt động xuất khẩu lao động tại Việt Nam

Hoàng Dung, thông tín viên RFA

clip_image006

Quảng cáo lao động xuất khẩu tại một hội chợ việc làm ở Việt Nam (ảnh minh họa chụp trước đây).

Việt Nam là một nước có nguồn lao động phổ thông dồi dào, tuy nhiên do khó kiếm được việc làm trong nước cũng như với những hứa hẹn về lao động xuất khẩu; nên nhiếu lao động phổ thông sẵn sàng kiếm đủ tiền để ra nước ngoài làm việc. Vậy thực tế về hoạt động này ra sao?

Cần đào thải những giáo sư, tiến sỹ "nằm vùng"

Lời tòa soạn: Theo dõi tranh luận xung quanh câu chuyện Trường ĐH Tôn Đức Thắng thí điểm bổ nhiệm chức vụ chuyên môn, GS Nguyễn Đức Dân gửi tới VietNamNet bài viết "Gán nhãn chất lượng cho học hiệu, học hàm".

Từ năm 2003, GS.TS. Nguyễn Đức Dân đã đề nghị “Hãy đưa những học vị, học hàm này về từng cơ sở nghiên cứu và đào tạo như đã đưa các thương hiệu về từng công ty. Khi câu chuyện trở nên “sôi nổi” vào 12 năm sau, GS.TS. Nguyễn Đức Dân đã có những ý kiến của riêng mình. Dưới đây là bài viết của ông.

Học hàm, học vị như thương hiệu công ty

Tôi muốn đề nghị một cơ chế cụ thể: Gán nhãn chất lượng cho những sản phẩm giáo dục đại học và sau đại học.

Có một thực tế không thể bác bỏ là chất lượng giữa các trường đại học rất khác nhau, chất lượng giữa các loại hình đào tạo cũng rất khác nhau. Cấp một văn bằng, một học vị là cấp một giấy xác nhận về trình độ chuyên môn, năng lực khoa học để người có văn bằng đó được quyền hành nghề theo chuyên môn ghi trong đó. Nhưng có những người tìm kiếm một văn bằng không vì mục đích chuyên môn, không vì động cơ khoa học mà vì động cơ quyền lực và địa vị.

clip_image001

Ảnh Văn Chung

Thôi đi, đừng nhân danh tương lai nữa!

ĐÀO TUẤN Facebook

clip_image002

Ở ga trăm tỉ Hạ Long, PV một tờ báo “chộp” được hình ảnh “đàn bò nhẩn nha gặm cỏ trong sân ga, người chăn bò dựa lưng cây cột điện ngủ ngon lành”. Theo tính toán, mỗi chuyến tàu tới đây lỗ chẵn 10 triệu đồng do bộ máy cồng kềnh và gánh đủ các loại chi phí. Thậm chí, mỗi chuyến tàu dẫu hoành tráng nhưng doanh thu không bằng một… xe khách.

Chuyện phong Giáo sư

Phạm Quang Tuấn

Có một số ngộ nhận có vẻ phổ biến ở khắp nơi về quy chế phong/bổ nhiệm GS, dẫn đến những kết luận hay kỳ vọng sai lầm. Xin liệt kê vài cái:

Ngộ nhận 1: Quy chế bổ nhiệm GS hiện thời của VN là "không giống ai" và trao toàn quyền bổ nhiệm GS cho từng đại học là "hội nhập với thế giới".

Thực tế: Không phải vậy. Thế giới cũng có nhiều quy chế khác nhau, không phải chỉ có Mỹ. Quy chế VN hiện thời rất giống Pháp và Đức: muốn bổ nhiệm một GS phải qua vòng kiểm điểm và phê chuẩn của Bộ GD. Nếu bỏ vòng này thì sẽ giống quy chế của Anh, Mỹ.

Ngộ nhận 2: Phải "hội nhập với Mỹ" thì mới áp dụng được những tiêu chuẩn học thuật nghiêm túc cho việc tuyển lựa GS và tránh tiêu cực, Giáo sư "dỏm".

Thư giãn Chủ nhật

Chớ có bao giờ đụng đến Việt Nam

Ngô Việt Dũng

clip_image001

"KHÔNG ĐƯỢC ĐỤNG ĐẾN VIỆT NAM!"

Đó chính là lời căn dặn trước khi chết của Bin Laden đối với các thuộc hạ.

Lý do như sau:

Dự luật tôn giáo sẽ không trợ giúp các tín đồ

Leonvu Quant dịch từ The Economist 26/9/2015

clip_image002

Bình an không dành cho Thích Không Tánh

XE ỦI đang chờ đợi bên ngoài Chùa Liên Trì, một quần thể các ngôi nhà màu vàng bên sông Sài Gòn. Các quan chức hoạch định phá hủy ngôi chùa và lấp đầy khu vực dân cư thưa thớt ở TP. Hồ Chí Minh này bằng các tòa nhà chọc trời. Một công ty bất động sản gọi khu vực này là "Phố Đông Sài Gòn", gợi nhắc đến khu phố lộng lẫy bên sông ở Thượng Hải. Tiếc là vị sư trụ trì ngôi chùa, Thích Không Tánh, không hào hứng vụ này. Ông đang chống lại lệnh cưỡng chế.

Luật về Hội: Miếng xương hóc nuốt chưa trôi nên… thôi thì hãy tạm hoãn

1. Quyền lập hội trước thềm TPP

Người Buôn Gió

Việt Nam đứng trước quyết định lớn về kinh tế chính trị, đó là hội nhập thế giới bằng một bước đột phá lớn là gia nhập TPP.

Mang trên mình món nợ thống kê chính thức hơn 110 tỷ USD (con số sự thực có tin cho rằng gần 200 tỷ usd ) và một tương lai bế tắc về kinh tế. Nạn thất nghiệp phổ biến,  đồng thời với mức lương rẻ mạt của đại đa số công nhân. Con đường hướng tới TPP sẽ thu hút nguồn đầu tư bên ngoài đổ vào và giải toả tình trạng bất động sản tồn đọng, cải thiện tiền công của người lao động và có thêm việc làm mới.

clip_image002

Những “chuồng học” ở Lai Châu: Xập xệ những ngôi trường

Thái Sinh

Trở lại Lai Châu tới thăm một số ngôi trường, điều tôi vô cùng kinh ngạc là sau 40 năm nhiều ngôi trường chẳng khác thời tôi dạy là mấy, vẫn là những “chuồng học”, khiến lòng tôi buồn se thắt… Những chuồng học ở Lai Châu: Xập xệ những ngôi trường

clip_image002[10]

Một giờ lên lớp của thầy trò Trường tiểu học số 2 Khoen On  

Dư luận nói gì về trường hợp ông Giám đốc Sở có “sở thích” và “nghệ thuật” hót hay nhảy giỏi?

Trong một bài trước BVN đã nói việc ông Lê Phước Hoài Bảo, vừa được bổ nhiệm chức Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, chàng thanh niên có sở thích nuôi các thứ chim chào mào chích chòe “hót hay nhảy giỏi”, và luôn chăm lo công việc nuôi chim này kỳ công như một nghệ thuật, vốn không phải là bẩm chất tự nhiên của ông mà là do ông ta sở đắc từ thân phụ, ông Lê Phước Thanh, người cộng sản suốt cả một đời đã tận tụy với việc “hót hay nhảy giỏi” cho đến lúc xin về hưu, sau khi đã bổ nhiệm cấp tốc con trai mình hai lần trong vòng một năm, một lần là điều động ông con từ khu kinh tế mở Chu Lai về UBND huyện Thăng Bình và một lần nữa điều động ông ta từ chức Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình đến nhận công tác tại Sở Kế hoạch và Đầu tư và bổ nhiệm luôn cho ông chức Phó Giám đốc Sở này. Nhờ đó, trong vòng 3 năm, từ một chàng học sinh chân trắng, ông Lê Phước Hoài Bảo đã “nhảy liên tiếp và nhảy rất cao” để vọt lên Giám đốc một Sở.

Cần nói rằng hiện tượng nói ở trên trong vòng dăm năm lại đây hình như không còn xảy ra cá biệt ở một vài tỉnh riêng rẽ nữa mà đã rộ lên gần như phổ biến trên địa bàn cả nước. Vậy liệu có phải đó là “gène trội” của người cộng sản, được bộc lộ đặc biệt mạnh mẽ trong giai đoạn “chạy đua nước rút” của CNCS hay chăng?

Đó là chưa nói, với ông Lê Phước Hoài Bảo thì việc đi học Thạc sĩ nằm trong quy hoạch của tỉnh cũng là việc rất “bị động” đối với ông, bởi sau khi đã phải bỏ tiền nhà xuất ngoại du học được một năm ông mới đệ đơn về nước để xin và được Tỉnh ủy Quảng Nam chấp thuận, xuất ra hơn một tỷ để ông tiêu dùng. May sao cuối cùng mọi việc lại hanh thông, thậm chí là rất “có hậu”. Quả là đại phúc.

Xin mời độc giả tham khảo thêm một vài ý kiến trên các báo mạng mà chúng tôi vừa thu thập được.

Bauxite Việt Nam

Quân đội nhân dân và Công an nhân dân lại lên tiếng: "Không được dùng chúng tôi sai chức năng !"

Bùi Tín

Trên mạng thông tin Dân Làm Báo đúng ngày 2/9/2015 đã đăng lại Kiến Nghị của 20 sỹ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân (QĐND) và Công an nhân dân (CAND), yêu cầu lãnh đạo Đảng và Chính phủ không được dùng QĐND và CAND vào những vụ việc sai trái với chức năng quy định trong Hiến pháp và Pháp luật là: Bảo vệ Tổ quốc, chống ngoại xâm và bảo vệ cuộc sống an bình của toàn dân.

Kiến Nghị này được công bố đúng một năm trước, vào ngày Quốc khánh 2/9/2014, gửi Chủ tịch Nước có chức trách thống lĩnh các lực lượng võ trang nhân dân (LLVTND), và Thủ tướng có trọng trách nắm hai bộ Quốc phòng và Công an. Vì chưa được hồi âm nên bản Kiến Nghị được gửi tiếp nhân ngày Quốc khánh năm nay, nhằm nhấn mạnh yêu cầu khẩn thiết đó nhân Đại hội các cấp đi đến Đại hội toàn quốc XII.

20 sỹ quan cao cấp tiêu biểu này gồm có: Trung tướng Lê Hữu Đức từng là Cục trưởng Cục tác chiến QĐND, các Thiếu tướng Trần Minh Đức, Huỳnh Đắc Hương, Lê Duy Mật, Bùi Văn Quý, Nguyễn Trọng Vĩnh và hơn 10 Đại tá QĐND và CAND - do tôi từng quen biết - đều là các sỹ quan có nhiều cống hiến trong chiến đấu và uy tín ngoài xã hội. Đó là bộ phận tinh anh, dũng cảm, sáng suốt nhất, xứng đáng là đại diện cho đại đa số sỹ quan các cấp ở mọi đơn vị, xứng đáng là tiếng nói trung thực của toàn quân.

Toàn văn bài diễn thuyết của ĐTC Phanxicô trước Quốc Hội Hoa Kỳ

clip_image001

“Kính thưa Phó Tổng thống,

Chủ tịch Hạ viện,

Và quý vị đại biểu danh dự của Quốc hội

Kính thưa quý vị,

Tôi hết lòng biết ơn vì lời mời được đến phát biểu tại phiên họp lần này của Quốc Hội ngay “tại vùng đất của tự do và là ngôi nhà của người can đảm”. Tôi rất hân hạnh suy nghĩ rằng lý do cho lời mời này đó là vì tôi cũng là một người con của lục địa to lớn này, để từ đó tất cả chúng ta đã nhận lãnh quá nhiều điều và hướng về đó chúng ta cùng chung chia một trách nhiệm chung.

Mỗi người con trai hay con gái của đất nước này đều có một sứ mạng, một trách nhiệm cá nhân và với xã hội. Trách nhiệm của chính quý vị, với tư cách là những đại biểu Quốc Hội, là phải làm cho đất nước này, ngang qua hoạt động lập pháp của quý vị, được lớn mạnh như một quốc gia. Quý vị là bộ mặt của nhân dân nước này, là những đại biểu của họ. Quý vị được mời gọi để bảo về và duy trì phẩm giá của đồng bào của quý vị trong nỗ lực theo đuổi không mỏi mệt và đầy đòi hỏi của thiện ích chung, bởi lẽ đây là mục tiêu chính yếu của tất cả các thể chế chính trị. Một xã hội chính trị được bảo đảm khi nó tìm kiếm, như là một ơn gọi, để nhằm thoả mãn những nhu cầu chung bằng cách khuyến khích sự phát triển của tất cả các thành viên, đặc biệt là những ai ở trong các tình trạng dễ bị tổn thương và bị đe doạ. Hoạt động lập pháp phải luôn được dựa trên sự quan tâm đến con người. Vì nó, quý vị đã được mời, được kêu gọi và quy tụ lại bởi những ai đã tuyển chọn quý vị.

LẠI THÊM MỘT TRANG SỬ BI THẢM

Phạm Đình Trọng

Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Việt Khang, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Bùi Thị Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh … là sự thức tỉnh của lương tri Việt Nam, là khí phách của dân tộc Việt Nam trong ách nô dịch Cộng sản.

Lương tri và khí phách là nguồn mạch chủ lưu của dòng chảy lịch sử Việt Nam đã làm nên những trang vàng lịch sử Việt Nam. Trong đêm chiến trận giữ nước, Lý Thường Kiệt đi dọc phòng tuyến ngăn quân Tống xâm lược ở bờ Nam sông Như Nguyệt. Ông đi đến đâu lời bài thơ “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư” sang sảng vang lên đến đó. Dứt tiếng thơ, Lý Thường Kiệt thúc quân vượt sông đánh vào trận địa quân Tống. Bị cầm chân lâu ngày căng thẳng, mệt mỏi nay gặp thế tiến quân như thác đổ của quân Đại Việt, quân Tống bị đánh tan tác phải xin cầu hòa rút quân khỏi bờ cõi Đại Việt. Lương tri và khí phách Việt Nam đã viết nên bài thơ bất hủ “Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư”, đã làm nên chiến thắng sông Như Nguyệt, làm nên mọi chiến công trong trang sử Việt Nam giữ nước. Trần Bình Trọng dõng dạc trả lời sự dụ hàng của giặc Nguyên: “Ta thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đât Bắc”. Nguyễn Trung Trực nói với giặc Pháp: “Bao giờ đất Nam hết cỏ mới hết người Nam chống Pháp xâm lược ”. Lương tri và khí phách Việt Nam đó. Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam còn có tên trong cộng đồng nhân loại hôm nay là nhờ lương tri và khí phách đó. Lương tri và khí phách là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội nhắc nhở Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Ngọc Quang

Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Singarpore, Luật về việc ban hành văn bản, trong đó những điều khoản quy định rất rõ ràng, nếu tổng số các văn bản của Chính phủ và các cơ quan hành chính trực thuộc đã vượt quá con số 5000 (năm ngàn) thì lập tức phải điều chỉnh, loại bỏ ngay để tránh gây khó khăn cho việc quản lý nhà nước, làm phiền hà cho người dân. Với số lượng văn bản giới hạn như vậy, Chính phủ lại điều hành một cách công khai minh bạch nên hầu như không có chuyện chồng chéo hay mâu thuẫn với nhau, dẫn đến tình trạng ông nói gà bà nói vịt. Ngược lại, Việt Nam lại là nhà máy khổng lồ sản xuất đủ các loại nghị quyết, văn bản…vô tiền khoáng hậu với con số khủng xấp xỉ cả trăm ngàn. Hình như có một thông lệ của những người theo chủ nghĩa Mác – Lê là rất say sưa với việc giáo dục, xây dựng “con người mới” và phát động các phong trào thi đua triền miên để xây dựng “cuộc sống mới”. Muốn đạt được kỳ tích này, không gì tốt hơn là cho học tập…nghị quyết. Hai chính quyền song song hiện hữu, trong đó “chính quyền anh” của Đảng với đầy đủ các ban bệ từ thượng đỉnh đến “chi bộ chân che” lãnh đạo “chính quyền em” là Chính phủ với khối lượng nghị quyết khổng lồ, mà chỉ để nhớ được số hiệu của chúng thôi cũng cần phải có sự thông tuệ tuyệt vời của các đồng chí Tuyên giáo. Một ban lãnh đạo từ bảy chục năm qua cai trị đất nước bằng cả trăm ngàn nghị quyết thì vài ngàn cái văn bản sai sót như ông Chủ tịch Quốc hội cảnh báo chỉ là chuyện vặt. Theo thống kê của một tổ chức phi chính phủ của Liên hiệp quốc, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đứng đầu thế giới về số người có học vị Tiến sĩ và học hàm Giáo sư, vượt trội cả nhóm G7. Hay là các đồng chí ấy nghĩ rằng, lãnh đạo có nền học vấn càng cao thì việc điều hành đất nước càng cần thật nhiều văn bản để “hành dân là chính” chăng? Chỉ khổ cho 90 triệu con đất Việt ngày nay sống trong môi trường ô nhiễm …nghị quyết như là phải sống chung với …lũ vậy.

Bauxite Việt Nam

Sở thích đặc biệt của Giám đốc Sở 30 tuổi (1)

Tuấn Anh

Hoài Bảo có sở thích chơi chim nên anh luôn sưu tầm những loại chim hót hay, nhảy giỏi… Với anh, việc chăm sóc chim hót hay, nhảy giỏi là cả một công phu, nghệ thuật”. Vâng, theo chúng tôi biết, sở thích hót hay nhảy giỏi này là do bố anh học được từ ông nội anh và đã kỳ công truyền cho anh.

Bauxite Việt Nam

Khi rời công sở, Hoài Bảo là một người trẻ trung, hòa đồng với mọi người xung quanh, không sống kiểu “tôi là con ông này, ông nọ”. Hoài Bảo có sở thích chơi chim nên anh luôn sưu tầm những loại chim hót hay, nhảy giỏi.

(PLO) - Hai hôm nay, khắp nơi ở Quảng Nam, từ những bước chân tập thể dục buổi sáng, từng ngóc ngách các ngả đường, quán bún, gánh xôi vỉa hè, cà phê cóc… hầu như chỉ rặt một chuyện: vị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư trẻ tuổi nhất nước!

clip_image001

Tân Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam Lê Phước Hoài Bảo từng đoạt giải “Khuyến khích” Tiếng hát chim chào mào năm 2015 (Ảnh trên facebook của Lê Phước Hoài Bảo)

Tập Cận Bình được gì, ngoài đại bác và quốc yến?

HÀ TƯỜNG CÁT/Người Việt (tổng hợp)

Đặc điểm của mối quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc là vừa hợp tác vừa xung khắc. Dù cho Chủ Tịch Tập Cận Bình luôn luôn nhấn mạnh về ước mong có quan hệ tốt, theo nhận định của New York Times thì  những thách thức gia tăng của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ sẽ là trung tâm để phán đoán về chuyến thăm viếng bảy ngày của ông ta với tư cách quốc khách.

clip_image002

Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) được chào đón khi đến thăm xưởng chế tạo máy bay Boeing ở Everett, Washington. (Hình: Xinhua/Liu Weibing via Getty Images)

Thư công khai kính gửi: - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

Nguyễn Khắc Mai

Trước hết, tôi xin gửi tới Chủ tịch và Thủ tướng lời chào trân trọng.

Là một công dân có tuổi và cũng có những trải nghiệm về cuộc đời, tôi xin trình bày với Chủ tịch và Thủ tướng một vài ý kiến.

Nhận thức rằng Đại Hôi XII của Đảng Cộng sản VN có tầm ảnh hưởng quan trọng tới bước phát triển mới của Dân, tới sự mất còn của Nước.

Mặc dầu, BCH TƯ của Đảng đã cho công bố Dự thảo Báo cáo chính trị và báo cáo Dự thảo Kế hoạch Kinh tế-Xã hội của ĐHXII, mà không hề có một lời thưa với quốc dân đồng bào (thua thái độ văn hóa của Thành ủy Sài Gòn còn có Thư mời gọi dân tham gia góp ý).

VỂ NGÔI NHÀ 107 TRẦN HƯNG ĐẠO – MỘT CÔNG TRÌNH VĂN HÓA THỜI PHÁP THUỘC BỊ SẬP ĐỔ

TRẦN THU DUNG

HNVC: Trưa 22.9.2015, ngôi nhà số 107 đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội bông nhiên sập đổ khiến 2 người chết và nhiều người bị thương, nhiều nhà dân lân cận bị hư hại. Từ Paris, Tiến sĩ Trần Thu Dung cung cấp những tư liệu quý về ngôi nhà này.

clip_image002

Ngôi nhà không địa chỉ. Trụ sở sinh hoạt của Hội Tam Điểm chi nhánh «Tình huynh đệ Bắc kỳ» thuộc Đại Đông Pháp.

Tiêu tiền cũng là một hành vi văn hóa...

Mai Tú Ân

Khoe khoang biệt thự triệu đô, xe hơi hàng chục tỷ đồng, túi xách hàng tỷ đồng, quần áo hàng trặm triệu, những cuộc du hý nước ngoài, những đám cưới vung vãi tiền bạc, khoe thân thể, khoe người yêu, khoe con cái..., đó là mốt của những ca sĩ, diễn viên, chân dài, người nổi tiếng và cả me Tây, me đủ quốc tịch lúc này.

Và thật tức cười khi trò đua nhau khoe giàu sang đó lại tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng (chủ yếu là báo chí, truyền hình lề phải) cùng lúc với những phóng sự cập nhật trẻ em nghèo không có phương tiện đến trường, các cụ già còm cõi bán vé số, những bệnh nhân mắc chứng nan y chờ chết vì không có tiền chữa bệnh, những ngôi nhà như cái lều ổ chuột của bao người dân, trong đó có cả người mẹ nghèo tự tuẫn để lấy tiền phúng viếng đóng học phí cho con...

Những cái tên như ca sĩ Đ.V.H. khoe biệt thự triệu đô, còn chơi ngông muốn dát vàng xe hơi 40 tỷ, hay loay hoay không biết chọn giày nào trong kho đồ hiệu 700 đôi giày của mình. Còn ca sĩ T.M. thì quanh đi quẩn lại cứ trưng ra ông chồng ngoại và chiếc máy bay riêng, hay các chuyến xuất ngoại cùng đức lang quân galan chu du khắp năm châu bốn biển. Chuyện còn “giật gân” hơn khi cô ca sĩ “tiếng lành đồn xa” này mừng húm vì xếp hàng mãi mới mua được 1 túi xách giá 1,5 tỷ đồng. Chưa hết, trong số các đại gia mới nổi gần đây còn có người muốn dát vàng toilet, một nữ đại gia khác vừa đập bỏ ngôi nhà trăm tỷ để xây biệt thự “xịn” hơn. Đại gia L. thì khoe chiếc giường 6 tỷ, rồi nhân ngày sinh nhật vợ tặng nàng chiếc Mẹc 8 tỷ mà người đẹp không chịu đi. Trong khi ấy, các dàn diễn viên, người mẫu chân dài như N.T., T.H.A. hay cựu hoa hậu M.P.T, ngoài khoe đồ hiệu thì còn khoe “hàng nóng” đầy kích động.

Thần đồng chính trị hay tham nhũng... ghế?

Thái Hưng

(Cứ cho là) 18 tốt nghiệp THPT, (cứ cho là) 23 tuổi tốt nghiệp Đại học, 25 tuổi được UBND tỉnh cử đi học Thạc sỹ ở Mỹ. Sau 2 năm, tức là 27 tuổi về nước. Và sau đó là Phó trưởng phòng, Trưởng phòng, Phó chủ tịch UBND huyện, Phó giám đốc Sở rồi Giám đốc Sở chỉ vỏn vẹn trong vòng...3 năm. Tài năng như thế, phải gọi là thần đồng chính trị mới chính xác. Còn nếu là người bình thường thì chưa đủ trình để viết "sạch nước cản" một cái báo cáo hay cái tờ trình – loại công việc thông thường nhất mà hầu như chuyên viên nào trong bộ máy quản lý nhà nước cũng phải làm.

Nói gì thì nói, có đưa lên giàn hoả thiêu mềnh vẫn đếch tin “đồng chí” này là... thần đồng. Lý do: Tại quyết định số 2613/QĐ- UBND ngày 22/8/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam có ghi rành rành: "Cử ông Lê Phước Hoài Bảo, sinh ngày 1/1/1985, sinh viên tốt nghiệp đại học...". Như vậy, tại thời điểm quyết định này được kí, “đồng chí” Bảo vẫn chỉ là "sinh viên tốt nghiệp đại học" chứ chưa phải là công chức. Vì nếu đã là công chức thì trong quyết định phải ghi rõ là "công chức của cơ quan X, Y, Z..." nào đó chứ không thể ghi như thế được, trừ phi có điều gì khuất tất, ví dụ như đối tượng được cử đi học phải là... sinh viên! Một người tốt nghiệp đại học ở tầm tuổi 25-26 thì không thể được gọi là thần đồng nữa nhỉ?

VN có hơn 240 phó chủ tịch tỉnh, 122 thứ trưởng

Xin mượn lời các vị vua thời Trần có bổ sung chút ít cho đúng với thực tế hiện nay: Một nước chỉ bằng cái bàn tay, mà việc điều hành ngày một quan liêu, tắc trách, thì quan chức tất nhiên cứ phải bổ nhiệm thêm, rồi còn tìm cách dắt díu nhau "chiếm ghế", "mua ghế" theo cái cách "một người làm quan cả họ được nhờ", thì có khác gì hàng đàn đỉa đói trên một mảnh ruộng cằn, ngày ngày chẳng làm được gì ích quốc lợi dân nhưng ăn lại thủng nồi trôi rế. Chỉ chừng ấy thôi chứ chưa nói đến hàng đống con "sâu bự", cũng đủ để dân chúng kiệt quệ.

Bauxite Việt Nam

Bài phát biểu của Tổng thống Obama trước Đức Thánh Cha Phanxicô

(Nhà Trắng, 23-9-2015)

clip_image002

Chào buổi sáng! Chúa đã làm nên một ngày thật tuyệt vời! Kính thưa Đức Thánh Cha, Michelle và tôi xin chào mừng Ngài đến với Nhà Trắng. Ở đây thường không đông người như thế này – nhưng tầm mức và tinh thần của cuộc gặp gỡ ngày hôm nay chỉ phản ánh phần nào lòng yêu mến sâu xa của 70 triệu người Công Giáo Mỹ… và con đường sứ điệp tình yêu và hy vọng của Ngài đã truyền cảm hứng cho biết bao người, trên khắp đất nước chúng tôi và trên toàn thế giới. Thay lời cho người dân Mỹ, thật là vinh dự lớn lao và là đặc ân cho tôi được chào đón Ngài đến với nước Mỹ.

Quyền lập hội: Trì hoãn đến chục năm hay… đã 70 năm?(1)

Việt Lâm thực hiện

Xã hội dân sự Việt Nam hình thành là điều không bàn cãi, vấn đề đặt ra là nó phải vững mạnh, phải là cơ sở để giải quyết tốt nhất các mâu thuẫn nảy sinh trong lòng xã hội Việt Nam. Một trong những yếu tố để xây dựng cơ sở nêu trên, chính là hiện thực hóa quyền lập Hội – một quyền được ghi nhận cách đây gần 70 năm trong Hiến pháp nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946). Tất nhiên, chính quyền Việt Nam có khả năng trì hoãn dự luật bằng việc dời [thời gian] cho ý kiến, hoặc sử dụng các điều khoản để "độc quyền" hội đoàn nhà nước, hay tìm cách "hành chính hóa" quy định quản lý về sự ra đời của Hội. Tuy nhiên, đúng như Luật sư Lã Khánh Tùng – thành viên của Đoàn luật sư Hà Nội cho biết trong một phỏng vấn của báo Vietnamnet ngày 22/09, thì điều đó sẽ khiến cho Nhà nước tiếp tục lúng túng trong giải quyết sự ra đời của các "hội đoàn gần đây", về tính hợp pháp hay không hợp pháp và thiếu một cơ sở pháp lý đủ lớn để "điều chỉnh" hành vi của của các tổ chức này, trong khi đó, bản thân sự công nhận các hội đoàn là cam kết thực tiễn của chính quyền Việt Nam đối với các công ước quốc tế đã ký kết.

Ngoài ra, vị Luật sư này cũng nhìn nhận sự "thủ tục hóa" trong cấp phép của Bộ Nội vụ thực chất thể hiện tính e dè trong lo ngại quyền lực dân sự xã hội của nhà nước, cái điều mà vừa qua, trên báo CAND đã tuyên bố thẳng rằng, "việc lập hội “chỉ cần ghi danh và công bố, không cần xin phép và đợi sự cho phép của cơ quan Nhà nước” … Đây là một sai lầm về chính trị và ấu trĩ nhận thức về QCN nói chung, về quyền lập hội nói riêng". Nhưng thực tế cho thấy, chính trong thực tiễn hoạt động trước đó 10 năm, "Liên hiệp các tổ chức khoa học kỹ thuật VN đã đưa ra một dự thảo độc lập có cách tiếp cận rất khác với dự thảo của Bộ Nội vụ là cơ quan soạn thảo lúc đó đưa ra", khi "chỉ cần đăng ký và thông báo thôi", LS Lã Khánh Tùng cho biết. Nói cách khác, sự "trì hoãn" của Luật về Hội chính là từ yếu tố phiến diện, đòi hành chính hóa "nhu cầu" của cộng đồng, và kiểm soát chặt chẽ nhu cầu đó.

Do vậy, Luật về Hội của Việt Nam phải được xem là cơ hội "Đổi mới xã hội" Việt Nam, tương tự như việc mở rộng đổi mới nền kinh tế Việt Nam từ ĐH VI. Nói cách khác, như TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội thẳng thắn, thì sự cởi bỏ các tư tưởng độc quyền chi phối xã hội qua việc thừa nhận không gian dân sự xã hội, chính nằm ở vấn đề tư duy. Tư duy cởi mở và đổi mới.

"Thực ra đây là vấn đề thay đổi tư duy. Chúng ta vẫn còn coi hội như một bóng mờ, một cánh tay nối dài của cơ quan quản lý nhà nước", Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính sách cho biết.

Như vậy, trong tháng 10 này, Quốc hội Việt Nam sẽ thảo luận trong kỳ họp thứ 10, Khóa XIII, cụ thể là vào ngày 20/10/2015. Cần lắm sự "tiến hóa tư duy" của mỗi vị ĐBQH, phải xem đây là sự thảo luật mang tính "lịch sử", thay vì đến nghe và làm nghị gật. Bởi chính các vị là người làm nên dấu ấn của khóa Quốc hội XIII, khi Luật về Hội chính thức được hiện diện trên vũ đài chính trị - xã hội Việt Nam sau gần 70 năm thành lập chính quyền nhà nước.

Đinh Liên (VNTB)

clip_image001[1]

Quốc hội Việt Nam khóa XIII cần phải tỏ ra thực sự "hữu ích" trong thúc đẩy không gian dân sự Việt Nam qua Luật về Hội. Ảnh: Hà Nội mới

Hiến pháp 1946 ghi rõ quyền lập Hội của mọi công dân Việt Nam nhưng đã 70 năm rồi, hễ ai nói đến lập Hội là Nhà nước CS lập tức giật mình, cho ngay An ninh vây bủa, gán bằng được người có ý tưởng đẹp đẽ đó là… phản động, để rồi tìm cách bắt tống giam họ, hoặc bật đèn xanh cho côn đồ hành hung họ, cắt đặt chúng rình rập quanh nhà họ năm này sang tháng khác. Cũng vậy, vài năm trước chính quyền CS Việt Nam đầu đơn xin bằng được LHQ cho ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền quốc tế, nhưng khi đã là thành viên chính thức trong Hội đồng danh giá ấy rồi, thì trong nước chẳng những người dân vẫn không thể nào “sờ” được vào một chút các thứ quyền đã ghi rành rành ở Hiến pháp, dù là Hiến pháp 1946 hay Hiến pháp 2013 cũng vậy, mà vào đúng ngày kỷ niệm 80 năm bản Tuyên ngôn Nhân quyền ra mắt, công an còn rải ra khắp nơi mọi chốn để truy đuổi bất kỳ người Việt nào muốn tìm đến với nhau nâng ly bia chúc mừng bản Tuyên ngôn lừng tiếng khắp thế giới này, cũng như bày tỏ niềm tự hào đối với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền của Nhà nước chúng ta.

Những mâu thuẫn đến là cắc cớ như nói ở trên làm cả thế giới cũng như trong nước phải vò đầu bứt tai, không hiểu nổi vì sao. Xin thưa: đó chính là bản chất chuyên chính của chủ nghĩa cộng sản. Để cho người dân tỉnh thức về quyền tối thiêng liêng được làm người thì còn gì gọi là quyền của tập thể độc tài ngự trị trên dân và “phân phối” lợi ích với nhau trên lưng dân chúng nữa? Nguy hiểm lắm. Bởi vậy, có thể tin tháng 10 tới đây Quốc hội sẽ thông qua được một đạo luật về quyền lập Hội đúng nghĩa là quyền tự do lập hội hay không?

Xin hãy chờ xem.

Bauxite Việt Nam

Người Việt cố giàu lên, để làm gì?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Một sự quan sát, cảm nhận và phân tích đầy sức thuyết phục về người Việt muốn làm giầu thật nhanh – làm giầu nóng – và sau đó ra đi thật nhanh đến một quốc gia khác cho dù “chỉ số hạnh phúc” thấp hơn mảnh đất “quê hương là chùm khế ngọt” hình chữ S. Có một sự khá trái khoáy là, ở phần kết, người nhạc sĩ tài hoa này lại khuyên mọi người, sau khi đọc xong bài viết “đừng nói một lời nào cả. Chúng ta hãy cùng lặng im và suy ngẫm”. Phải! Một đất nước có quá nhiều khẩu hiệu, có quá nhiều lời hứa suông cũng như có quá nhiều “định hướng tầm nhìn” đến năm 2030, thậm chí 2050, thì không cần phải nói gì cả mà hãy đợi những… cơn mưa.

Bauxite Việt Nam

Khủng hoảng lòng tin và cơ hội đổi mới

Nguyn Quang Dy

“Nhng biến thiên ln và nhân vt ln trong lch s đều xut hin hai ln: ln đầu như mt bi kch, ln th hai như mt hài kch! Bi kch tr thành hài kch, để làm gì? để vui v t b quá khđi ti”. (Kark Marx Toàn tp, Tp 8. NXBCTQG. ST 1993, tr.145).

Hin tượng toàn cu

Trong các loại khủng hoảng trên đời này, có lẽ khủng hoảng lòng tin là nguy hiểm hơn cả, vì nó tác động đến tâm thức con người, làm thay đổi tư duy và hành động. Khủng hoảng lòng tin thường diễn biến âm thầm rất khó nhận biết, giống như căn bệnh ung thư, khi nhận biết được thường là quá muộn, vì nó đã di căn rồi rất khó chạy chữa. Vậy thực trạng và nguyên nhân của nó là gì? Hệ lụy của nó ra sao và khắc phục thế nào?

Khủng hoảng lòng tin không phải là “đặc sản” hay độc quyền của một quốc gia hay xã hội nào, mà là một hiện tượng phổ biến (toàn cầu) và là một vấn nạn của nhân loại. Nó diễn ra bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu có khủng hoảng kinh tế - chính trị, hay khủng hoảng văn hóa - tư tưởng. Lòng tin là một thứ khó tìm, nhưng dễ đánh mất, và một khi mất rồi thì rất khó lấy lại. Không ai có thể cấm đoán hay “quản lý” được lòng tin con người. Người ta chỉ có thể xây dựng lòng tin (building confidence) bằng sự tin cậy (chứ không phải bằng lừa phỉnh).

ĐÀN ÁP NGÀY CÀNG GIA TĂNG CỦA VIỆT NAM

Zachary Abuza

Lê quốc Tuấn dịch Việt Ngữ

Đàn áp bất đồng chính kiến của giới cai trị đất nước ngày càng thông minh và có mục tiêu hơn.

Vào ngày 19 tháng 9 (trong nguyên bản ghi nhầm là 19 tháng 7), Việt Nam trả tự do cho một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất, Tạ Phong Tần, người cựu sĩ quan công an đã thay đổi trở nên một blogger về pháp lý và trục xuất cô đến Hoa Kỳ.

Đây rõ ràng là một sự nhượng bộ trước chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Obama vào tháng 11/2015 và nêu bật tình trạng khó khăn ngày càng tăng về nhân quyền của Việt Nam.

Cuộc viếng thăm chưa có tiền lệ của Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới Washington DC và Tokyo là dấu hiệu rõ ràng rằng Hà Nội nhìn thấy cả phát triển kinh tế và an ninh đều gắn với phương Tây.

Viện trưởng Viện KSND tối cao “im lặng” trước vi phạm pháp luật của cấp dưới?

Minh Hoàng

Bắt giam, truy tố không có căn cứ

Ngày 05/9/2014, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Cáo trạng số 393/CTr-VKS-P1 do Phó Viện trưởng Nguyễn Nhật Nam ký với nội dung truy tố bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết ra trước Tòa án nhân dân TP.HCM để xét xử về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4, Điều 139 Bộ luật hình sự.

Bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã bác bỏ toàn bộ cáo trạng này của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Do cáo trạng truy tố bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết không có căn cứ nên Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần trả lại hồ sơ để Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh "làm rõ các căn cứ truy tố".

Tuy nhiên, như thường lệ, mỗi lần nhận được yêu cầu của Tòa thì lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh lại "ngân" lên một điệp khúc quen thuộc: "Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên quan điểm truy tố bị cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Mặc dù, cái gọi là "căn cứ buộc tội bị cáo Nguyễn Thị Bạch Tuyết phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản" của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ là một con số O tròn trĩnh.

Tập Cận Bình đến Mỹ vì kinh tế

Ngô Nhân Dụng

Tập Cận Bình và Barack Obama sẽ bàn rất nhiều vấn đề xung khắc giữa hai nước. Có thể đoán trước có ba loại vấn đề. Một là những vấn đề họ sẽ nói rất mạnh mẽ, nhưng không làm gì được cả, phải để đó chờ giải quyết sau. Hai là những vấn đề họ sẽ nói nhẹ nhàng, kín đáo, nhưng kèm theo các hành động ráo riết. Và sau cùng là những vấn đề họ sẽ nói nhiều mà cũng sẽ làm nhiều.

Ðứng đầu sổ nói nhiều và làm nhiều là chuyện kinh tế, mối quan tâm lớn nhất hiện giờ của Tập Cận Bình. Mà nói chuyện kinh tế trong lúc này, ai cũng biết, Bắc Kinh đang ở thế rất yếu - sau một lần phá giá tiền tệ một cách lúng túng vụng về và hai lần Thị trường Chứng khoán suy sụp mà chính quyền cố vực lên không được. Tập Cận Bình không thể chỉ nói chuyện kinh tế với các đại biểu Quốc hội và Tổng thống Mỹ, mà phải thuyết phục các nhà tư bản thật sự.

Ý KIẾN CỦA MỘT PHỤ HUYNH QUA VIỆC TỰ PHONG GIÁO SƯ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

Lý Trọng Đạo

Một tuần lễ nay, cuộc tranh luận về việc trường đại học (ĐH) tự phong Giáo sư (GS) qua “phát pháo mở màn” của Đại học Tôn Đức Thắng (ĐHTĐT) có vẻ như đang tăng nhiệt mặc dù thời tiết đang chuyển sang cuối thu mát mẻ.

Trước hết, cần phải minh định rằng, đổi mới ĐH, bao gồm việc ĐH được quyền tự chủ, trong đó có việc ĐH tự phong GS cho mình (dĩ nhiên danh xưng GS phải được hiểu theo nghĩa phổ quát của văn minh nhân loại) là việc không đơn giản, không thể tùy tiện đưa ra những khái niệm, định nghĩa theo kiểu “đặc thù”, mà phải đổi mới ĐH với tâm thế tuân theo các giá trị phổ quát, hướng đến cái chung, tất cả vì sự nghiệp phát triển ĐH Việt Nam, góp phần đưa đất nước nhanh chóng cất cánh khỏi sự lạc hậu, trì trệ. Vì lẽ đó, phải đầu tư cho chương trình đổi mới ĐH bằng tất cả trí tuệ, tâm huyết của cả xã hội (dĩ nhiên các trường ĐH lãnh nhiệm vụ tiên phong) với thái độ cực kỳ thận trọng, bởi việc này ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, qua đó ảnh hưởng đến tiền đồ của đất nước.

Tin khẩn - Cựu Tù nhân lương tâm Trần Anh Kim bị bắt cóc/khủng bố

21/9/2015

Ngô Duy Quyền

clip_image002

Chúng tôi vừa nhận được cú điện thoại khẩn từ bà Thơm, vợ của cựu tù nhân lương tâm Trần Anh Kim ở Thái Bình cho biết, khoảng 10 giờ sáng hôm nay khi bà đang làm việc ở cơ quan thì một đám mật vụ công an tới cưỡng bức đưa bà về đồn công an thành phố Thái Bình và giữ bà tại đó cho tới 5 giờ chiều chúng mới đưa về nhà. Về đến nhà, đám mật vụ đã có sẵn chìa khoá mở cửa. Trước cảnh tượng nhà cửa tan hoang sau cuộc lục soát, máy tính và một số đồ đạc đã bị lấy mất mà không thấy chồng đâu, bà rút máy điện thoại định gọi cho ông Kim liền bị đám mật vụ cướp mất trong tiếng phản đối vô vọng.

Bà nói rằng, có thể ông Kim đã bị mật vụ công an khám nhà bắt đi từ buổi sáng, và trong thời gian đó chúng sách nhiễu luôn cả bà để bà không thể đưa tin và nhân thể khủng bố tinh thần luôn.

Số điện thoại mới của bà Thơm: 0169.562.2739

Khẩn mong quý đồng bào quan tâm đến vụ việc này hãy truyền tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để tố cáo công an, mật vụ nhà nước Việt nam bắt người trái pháp luật, đồng thời nâng đỡ tinh thần vợ chồng ông Kim đang trong tình cảnh bị khủng bố.

N.D.Q.

Nguồn: https://www.facebook.com/alfonsongoduyquyen

Việt Nam đứng ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới?

TS. Phạm Ngọc Hiền

LTS: TS. Phạm Ngọc Hiền, Giảng viên khoa Xã hội, trường ĐH Sài Gòn băn khoăn rằng không tìm thấy Việt Nam trên bản đồ giáo dục thế giới. Bằng sự hiểu biết, ông đã đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả.
GDVN

Để phát triển nền giáo dục nước nhà, ta cần nhận thức được vị trí của mình trong mối tương quan với các nước khác. Muốn biết rõ hơn Việt Nam hiện nay đang đứng ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới, trước hết, ta hãy nhìn lại những vị thế của giáo dục Việt Nam trong quá khứ.
Việt Nam đã từng tiếp xúc mật thiết với các nền giáo dục hàng đầu thế giới. Thời phong kiến, ta chịu ảnh hưởng sâu sắc giáo dục Trung Quốc, lấy Nho giáo làm nền tảng triết lý giáo dục. 
Hệ thống giáo dục Trung Quốc thuộc hàng đồ sộ thế giới, qua đó, Việt Nam cũng tiếp thu nhiều tinh hoa của giáo dục nhân loại.

Đồng tiền - đồng bạc làm xấu ngành giáo dục vì những việc không nên

Phan Tuyết

LTS: Tiếp tục bàn về chuyện tiền trường đầu năm học mới, cô giáo Phan Tuyết bày tỏ quan điểm của mình trước vấn nạn lạm thu.Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết.
GDVN

Năm nào cũng thế, cứ vào đầu năm học mới dư luận lại dậy sóng vì nhiều chuyện xảy ra trong ngành giáo dục, nơi dạy chữ, dạy người. 
Nơi lẽ ra chỉ có những điều tốt đẹp tồn tại thì nay đang bị vấy bẩn bởi những việc làm thực dụng của một số hiệu trưởng nhưng núp danh trường học để tư lợi túi riêng của mình. 
Chỉ là số ít cá nhân nhưng cả ngành giáo dục đang bị mang tiếng đã đang làm hình ảnh những thầy cô giáo trở nên thực dụng, vô cảm với bao nỗi thống khổ của cha mẹ học sinh.

Bài học từ vụ sập nhà ở Hà Nội?

BBC Tiếng Việt

clip_image002

Vụ sập ngôi biệt thự thời Pháp ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội sau một trận mưa lớn có nguyên nhân từ vấn đề quản lý và duy tu, bảo dưỡng các ngôi nhà có độ nguy hiểm cao

, theo ý kiến một cựu quan chức ở Sở Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

ADB dự báo nợ công Việt Nam chiếm 62% GDP

RFA Việt ngữ

Ngân hàng phát triển Châu Á, gọi tắt là ADB công bố dự báo về nợ công của Việt Nam tăng khoảng 62% GDP vào cuối năm 2015.

Điều này được đưa ra tại buổi Báo cáo cập nhật triển vọng phát triển Châu Á ngày 22 tháng 9 ở Hà Nội, theo truyền thông trong nước đưa tin.

Với con số 62% GDP, ADB cũng đưa ra những khuyến cáo rằng chính phủ Việt Nam cần giảm tốc tộ tăng trưởng chi tiêu để giảm bội chi ngân sách. Điều này nên thực hiện từ năm 2016.

Phá chiến lược“Xoay trục sang Châu Á”: Trung Quốc tìm cách đạt được thỏa thuận ngầm để đi đêm với Mỹ ở Biển Đông

Nguyễn Đăng Quang

Ngay trước khi Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế số hai thế giới vào năm 2010, nhà nước Cộng sản Trung Hoa đã không hề giấu giếm tham vọng bành trướng, bá quyền của mình! Tháng 5/2009, Trung Quốc trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc bản đồ “hình lưỡi bò” (còn gọi là bản đồ hình chữ U hoặc đường 9 đoạn) nuốt trọn trên 80% diện tích biển Hoa Nam (tức Biển Đông) và tuyên bố đấy là “lãnh thổ nội thủy” của Trung Quốc. Sau đó Trung Quốc còn khẳng định rằng họ coi Biển Đông là lợi ích cốt lõi của mình cũng như lợi ích của họ đối với Tây Tạng, Tân Cương hay Đài Loan. Cách đây đúng một tuần, hôm 14/9/2015, một Phó Đô đốc Hải quân Trung Cộng dốt nát về kiến thức địa lý nhưng lại thừa máu tham Đại Hán ngang nhiên tuyên bố Biển Đông là của Trung Quốc vì nó mang tên là biển Nam Trung Hoa! Trong vòng 5 năm qua, từ khi trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, Trung Cộng không che giấu ý đồ muốn Hoa Kỳ lùi lại để họ làm bá chủ Châu Á, trước hết là để yên cho họ độc chiếm Biển Đông, Biển Hoa Đông, và tiếp đó là chia đôi Thái Bình Dương: Trung Quốc nửa phía Tây, Hoa Kỳ nửa phía Đông Thái Bình Dương! Trung Quốc cho rằng đây là sự “phân chia” sòng phẳng và hợp tình, hợp lý giữa hai siêu cường, bất chấp dư luận, đạo lý và pháp luật quốc tế!

Nợ công và bí ẩn ngân sách

Chỉ số công khai ngân sách mở của Việt Nam năm 2015 chỉ là 18 điểm trên thang điểm 100, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 45 điểm, theo khảo sát của tổ chức Đối tác Ngân sách quốc tế công bố ngày 9-9-2015. Chỉ số này thậm chí thấp hơn một điểm so với xếp hạng năm 2014.

Mức độ thiếu công khai, minh bạch về ngân sách, như xếp hạng trên, không gây ngạc nhiên với nhiều người, trong đó có Trưởng đại diện Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA), ông Mori Mutsuya. Trong nỗ lực tìm kiếm thông tin về ngân sách để phục vụ cho nghiên cứu gần đây về nợ công, nợ trong nước, nợ nước ngoài của Việt Nam mà JICA quan tâm, ông đã không khỏi thất vọng. Các số liệu ngân sách nhà nước mà Bộ Tài chính thường công khai trên cổng thông tin điện tử, ông nhận xét, không thể hiện được gì nhiều.

Ông nói: “Theo tư liệu của chúng tôi, vấn đề nợ công của Việt Nam là do thâm hụt ngân sách. Trong các bảng biểu của chúng tôi có các cột, ví dụ thâm hụt ngân sách ngày càng tăng, kéo theo cột nợ công tăng theo. Vấn đề đáng quan tâm nhất, nguyên nhân nào làm thâm hụt ngân sách như vậy. Thâm hụt ngân sách không phải do đầu tư, mà là cho chi thường xuyên. JICA muốn đi sâu tìm hiểu, những hạng mục nào trong chi thường xuyên làm tăng nợ công, nhưng những số liệu của Bộ Tài chính không cho biết. Bộ có giải thích là do chi lương, chi an sinh xã hội nhưng không có số liệu thực tế để chứng minh điều đó”.

Sắp xếp lại tương lai

Kính Hòa, phóng viên RFA

clip_image002

Xin đừng quên các tấn bi kịch, các thảm hoạ dân tộc đã qua và hiện đang còn đang tiếp diễn dưới nền chuyên chính của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)

"BẠN LÀ TÀI SẢN CỦA NƯỚC MỸ"

Phạm Lê Vương Các

Việc đưa thẳng bà Tạ Phong Tần từ nhà tù Việt Nam sang tới Mỹ vào hôm 19/9, mà trước đó đã có rất nhiều trường hợp tương tự, gần đây nhất là trường hợp của Điếu Cày, đã cho thấy Mỹ rất sẵn lòng "hốt" tù nhân lương tâm ở Việt Nam qua làm công dân Mỹ.
Xem xét quá trình để đưa một tù nhân lương tâm ở Việt Nam sang Hoa Kỳ là cả một quá trình khó khăn lâu dài về mặt ngoại giao và chính trị. Cũng từ đó chúng ta sẽ tự hỏi tại sao Mỹ lại đi làm công việc khó khăn này và lợi ích mà Mỹ nhận được là gì khi theo đuổi chính sách này?

Tôi đã tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi này qua trường hợp một cô bạn của tôi, khi tôi đón cô ấy ở sân bay khi từ Mỹ trở về VN. Được sự đồng ý của cô ấy, tôi muốn chia sẽ với các bạn một câu chuyện. Câu chuyện này sẽ phản ảnh cho mối quan hệ tay ba giữa chính quyền Mỹ- chính quyền VN- và người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền.

TUYÊN BỐ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ CÔNG DÂN VỀ NHỮNG DỰ ÁN TƯỢNG ĐÀI TRĂM TỶ, NGÀN TỶ (đến đợt cuối, có 351 người ký)

Đất nước đang đứng trước những thử thách sống còn. Độc lập, toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa, uy hiếp từng ngày, từng giờ. Quản lý kinh tế yếu kém cùng tham nhũng bạo phát làm thất thoát trầm trọng tiền vốn và nguồn lực đất nước, làm ngân sách trống rỗng, dẫn đến:

• Công nợ ngập đầu

Theo World Bank (Ngân hàng Thế giới), đến cuối 2014, nợ công của Việt Nam đã lên tới 110 tỷ USD (2,35 triệu tỷ đồng). Số nợ đó, bổ theo đầu dân thì một đứa trẻ sơ sinh vừa chào đời ở Việt Nam đã mang nợ hơn 1.200 USD (gần 30 triệu đồng).

• Vắt kiệt sức dân

Nhà nước túng quẫn, bần cùng đến nước đè thu phí đến cả chiếc xe máy – phương tiện mưu sinh và đi lại thiết yếu của tuyệt đại bộ phận dân chúng. Thuế, phí chồng chất, vét đến đồng tiền còm cõi của dân nghèo, bù đắp phần nào ngân sách trống rỗng, nhưng sức dân bị vắt kiệt, đời sống càng khốn cùng điêu đứng, không đủ tái sản xuất.

Bản Lên tiếng về phiên tòa xử 12 dân oan Thạnh Hóa, Long An ngày 15-16/09/2015

          Kính gởi

- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước

- Giới dân oan tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Các chính phủ dân chủ năm châu và các cơ quan nhân quyền quốc tế

          Phiên sơ thẩm xử 12 dân oan tại tòa án huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An với hai tội danh “chống người thi hành công vụ” và “cố ý gây thương tích” theo điều 257 và 104 Bộ luật Hình sự đã kết thúc sau một ngày rưỡi (15-16/09/2015) với mức tổng án là 26 năm rưỡi tù giam và 7 năm rưỡi tù treo cho tất cả các bị cáo (Riêng bị cáo thứ 13, Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi, sẽ đem xử vào một dịp khác).

          Đây là một vụ án hết sức bất công dành cho các thành viên của hai gia đình đã từng đứng lên phản đối việc chính quyền huyện Thạnh Hóa đền bù rẻ mạt cho tài sản của họ (300.000 VNĐ/mét vuông trong khi giá thị trường là 22.000.000 VNĐ. Lời con của bị cáo Phùng Thị Ly, RFA 16-09-2015) cũng như việc dùng một lực lượng cưỡng chế đông đảo (100 người với dùi cui và lựu đạn cay vào ngày 14-04-2015) để trấn áp họ.

Học một câu từ người Nhật

(Mênh mông thế sự 12)

Tương Lai

Chuyện học thì mênh mông, cách học cũng muôn hình muôn vẻ. Nhưng quan trọng hơn là học cái gì. Với chuyến đi Nhật của ông Tổng thì cũng vậy thôi. Đi để tự giới thiệu về dân về nước mình sao cho khỏi bõ công người ta vì kính trọng dân mình, nước mình mà mời. Cho nên nếu hiểu “mình có thế nào người ta mới mời” thì người có sự thông minh tối thiểu cũng phải hiểu “mình” đây chính là “dân mình”, “nước mình”. Đương nhiên muốn vậy thì dù chưa thông minh, ít nhất phải không lú lẫn.

Vậy thì dân mình cần học cái gì nhất ở người Nhật, nước Nhật? Đây là chuyện quá lớn. Xin chỉ được nói về suy ngẫm riêng tư của một người đã có vài lần đến Nhật. Ngoài mấy lần đi hội thảo, có một lần là khách mời trao đổi về văn hoá cách nay khoảng mười lăm năm. Dạo ấy, trước chuyến đi, trả lời câu hỏi của ông Đại sứ Nhật: “Điều quan trọng nhất muốn tìm hiểu về Nhật Bản là gì?”. Không ngần ngừ, tôi nói ngay: “Muốn hiểu vì lẽ gì mà người Nhật, nạn nhân của bom nguyên tử Mỹ lại liên minh với Mỹ nhằm xây dựng lại đất nước để có hôm nay”. Ông Đại sứ trầm ngâm rồi hỏi lại: “Vậy ông muốn đến những đâu trong mười ngày trên trên đất Nhật?”. “Muốn thăm một thành phố cổ và một vài ngôi làng Nhật”, tôi nói.

Thấy gì ở bên ngoài nhân việc Tạ Phong Tần đi Mỹ

Mai Tú Ân

Tù Nhân Lương Tâm Tạ Phong Tần, một chiến sĩ  đấu tranh dân chủ bị kết án tù 10 năm đã bất ngờ được chính quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn 5 năm, và được đưa thẳng lên máy bay bay qua Mỹ. Chị hoàn toàn không được hưởng một giây phút tự do nào trên quê hương Việt Nam mà chị đã dấn thân và phải trả giá bằng nhiều năm tù đằng đẵng.  Chị cũng không có được phút giây viếng mộ mẹ già, không được đốt cây nhang kính viếng đến người mẹ đã tự thiêu một năm sau ngày chị bị bắt giữ  bất công.

Hoàn toàn giống với TS Cù Huy Hà Vũ và Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trước đó, cũng bị lực lượng AN áp tải thẳng từ nhà tù tới phi trường để bay sang Mỹ. Thậm chí anh Điếu Cày vẫn không kịp thay đôi dép nhựa…

Đó là sự đổi chác, hay là sự biến tấu của những cuộc “đầy ải” biệt xứ thì chúng ta không biết, mà chỉ biết chắc rằng, đã có một thoả thuận ngầm nào đó giữa chính quyền Việt Nam và chính quyền Mỹ. Và những màn “xuất ngoại” vừa vội vàng vừa lỗi thời và không giống ai của những tù nhân lương tâm nổi tiếng đó chỉ là thực hiện thoả thuận bí mật trên mà thôi.

Bà Tạ Phong Tần tới Hoa Kỳ

clip_image002

Image copyright Facebook Image caption Bà Tạ Phong Tần tại sân bay Los Angeles tối hôm 19/9 giờ địa phương

Nhà đấu tranh Tạ Phong Tần đã đặt chân tới Hoa Kỳ sau khi được đình chỉ thi hành án, ra khỏi nhà tù ở Thanh Hóa.

Tin cho hay máy bay China Airlines chở bà Tần đã hạ cánh xuống phi trường Los Angeles vào khoảng 20:30 phút giờ địa phương ngày 19/9.

Sớm chấm dứt các vi phạm trong khai thác than ở Quảng Ninh

TS. Nguyễn Thành Sơn

(Nguyên Trưởng ban Chiến lược của TKV)

Tại sao phải sớm chấm dứt

Đợt mưa kéo dài ở vùng Quảng Ninh trong tháng 8/2015 đã dẫn đến tụt lở các bãi thải đất đá của các mỏ than lộ thiên, ngập mỏ hầm lò Mông Dương, gây thiệt hại rất nặng về người và tài sản. Các thiệt hại này đã có thể hạn chế được nếu việc khai thác than được tiến hành đúng kỹ thuật cơ bản. Trong đó, có hai qui trình kỹ thuật quan trọng nhất đó là: ở các mỏ lộ thiên phải có bãi thải được thiết kế trước khi khai thác và ở các mỏ hầm lò không được khai thác lộ thiên các lộ vỉa than trước khi đóng cửa mỏ.

Hiện nay ở vùng than Quảng Ninh, ở các mỏ hầm lò, qui trình khai thác đã bị vi phạm nghiêm trọng khi các lộ vỉa than đã được khai thác bằng công nghệ lộ thiên (gọi tắt là khai thác “than lộ vỉa”) trước khi đóng cửa mỏ. Ở các mỏ than lộ thiên, đất đá đã và đang tiếp tục được đổ thải không đúng qui trình kỹ thuật và không theo thiết kế.

Các vi phạm này là nguyên nhân làm cho địa hình và địa chất ở vùng than Quảng Ninh xấu đi, trở thành rất nhậy cảm với những biến động cực đoan của thời tiết, và là nguyên nhân chính gây ra các thảm họa như: tụt lở bãi thải, ngập mỏ, sập lò, bục nước. Mặc dù vậy, trong “Quy hoạch phát triển ngành than VN đến năm 2020, xét triển vọng đến 2030” (QH60 điều chỉnh) cơ quan tư vấn của TKV vẫn tiếp tục hợp pháp hóa để đưa vào khai thác khoảng 25 dự án khai thác than lộ vỉa ở các khoáng sàng hầm lò, và tiếp tục quy hoạch trên “giấy” việc đổ thải của các mỏ lộ thiên. Đây là những việc làm có chủ ý, và được các nhóm lợi ích “bảo kê” để tiếp tục chạy theo thành tích. Vì vậy, cầm phải sớm chấm dứt.

VÀI Ý KIẾN VỀ VIỆC BỔ NHIỆM PGS, GS Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Anh Nguyễn Đăng Hưng thân,

Ở đoạn cuối bài, anh có nói đến một ĐH Việt Nam sắp (hay đang làm) vụ tự phong GS. Đó là trường nào vậy?

Ngoài ra, những điều tâm huyết anh viết trong bài đều chính xác đối với các nước tân tiến Âu Châu, tôi rất tán thành.

Thí dụ ở Pháp, một trường ĐH nào đó có nhu cầu bổ nhiệm chức vụ Professeur [GS], hay Maître de Conference (Phó giáo sư? - do Bộ Đại học đồng ý giải ngân cho trường) thì họ bắt buộc phải thông tin cho mọi người biết mà nộp đơn làm candidate [ứng viên]. Điều kiện cần cho hồ sơ làm candidate là có bằng PhD [Tiến sĩ], có bằng Habilitation de Recherche (HDR) [xác nhận đủ tư cách nghiên cứu], và phải nằm trong liste de qualification aux fonctions de Professeur [danh mục những tiêu chuẩn về trình độ chức trách GS], để làm candidate chức Professeur. Danh mục này là national [mang tính chất quốc gia], hàng năm các PhD, HDR và các Maîtres de Conferences phải cập nhật. Quan trọng nhất trong hồ sơ làm candidate, như anh biết, là số lượng và nhất là phẩm chất những công trình nghiên cứu được trích dẫn nhiều bởi đồng nghiệp năm châu.

Jury [hội đồng] để xét và phong chức GS phải có ít nhất hai người ở ngoài trường để tránh chuyện trong nhà tự phong cho nhau, và sau đó phải được công nhận bởi một comité national [ủy ban quốc gia].

Rắc rối nhưng minh bạch và tiêu chuẩn quốc tế.

Phạm Xuân Yêm

“TQ nên chấp nhận đàm phán Hoàng Sa”

TS. Vũ Cao Phan Gửi cho BBC từ Hà Nội

19-09-2015

clip_image002

Image copyright EPA Image caption Tác giả kiến nghị lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận “đàm phán” về vấn đề Hoàng Sa với Việt Nam, một quần đảo mà TQ đã tấn chiếm năm 1974 từ tay chính quyền VNCH.

Tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần đang trên đường tới Hoa Kỳ

Mai Phi Long

19-09-2015

SBTN vừa nhận tin từ blogger Điếu Cày cho biết bà Tạ Phong Tần đã rời Việt Nam đến Hoa kỳ.

clip_image001

Theo ước tính ngay giờ phút này (3h sáng California ngày 19/09), bà Tạ Phong Tần rất có thể đã có mặt tại Đài Bắc, và có thể sẽ có mặt tại Hoa kỳ trong ngày hôm nay, nhưng chưa biết chính xác thời gian và địa điểm.

“Cả họ làm quan” và chuyện chạy ghế 200 triệu

Thời mồ ma ông Mác và ông Ăngghen, một trong hai ông có phán đại ý rằng mấy cha tư bản cá mập cứ thấy có lợi là làm, bất chấp tất cả, lợi đến mức nào đó thì cắt cổ chính các cha, các cha vẫn cứ làm. Có lẽ câu này chỉ đúng vào thời tư bản “hoang dã” thuở cụ Mác và cụ Ăngghen sinh thời. Còn ngày nay, khi hai cụ không còn sinh thời, tức là hai cụ hết thời, mọi thứ đã xoay vần không theo ý hai cụ nữa. Bằng chứng là mấy ông tỷ phú toàn ôm tài sản đi làm từ thiện. Chỉ cách đây vài ngày thôi thấy tivi XHCN đưa tin có một ông tư bản cá mập định dùng tiền mua cả hòn đảo cho người tỵ nạn. Còn mấy ông vô sản bần cố nông ở Việt Nam vừa nhảy ra làm quan huyện quan xã đã vội vơ vét “ăn của dân không từ một thứ gì”. Quan nhỏ ăn, quan to ăn, rồi chính quyền, nhà nước cũng ăn. Nếu ông Mác và ông Ăngghen mà biết chuyện một đứa trẻ thò lò mũi xanh muốn đến trường phải ngốn đến cả tháng lương của bố mẹ, một quả trứng gà cõng 14 loại phí, muốn làm đày tớ hạng bét của nhân dân phải có 200 triệu đồng hẳn hai ông không còn dám kêu gọi “vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”, mà chắc sẽ ra lệnh “vô sản toàn thế giới, giải tán”...

Và câu nói của một trong hai cụ nên sửa lại đại ý, mấy cha đầy tớ của nhân dân cứ thấy có lợi là làm, bất chấp tất cả, lợi đến mức nào đó thì cắt cổ chính các cha, các cha vẫn cứ làm!

Bauxite Việt Nam

Rõ chán!

Cánh Cò (blog)

Trong khi lãnh tụ các quốc gia khác có những hành động gần dân thì lãnh tụ Việt Nam lại thích gần với nghị quyết, với lý thuyết cộng sản và nhất là gần với chủ trương xã hội chủ nghĩa.

Mỗi lần đi đâu làm gì, những chiếc loa phường thu nhỏ ấy lại phát biểu như mở lại cái loa cho dân chúng nghe còn khuôn mặt, nét biểu cảm, nụ cười … giống như những chiếc mặt nạ bằng sáp, bóng nhẫy và trơ lì đến độ khó hiểu. Tại sao một cơ thể có sự sống bên trong lại tự trang bị cho mình chiếc mặt nạ của người chết như vậy?

Người chết ấy là Lenin, là Hồ Chí Minh và ngay cả Chủ nghĩa xã hội vừa mới sinh ra cũng đã chết non tự thuở nào rồi.

Còn người sống thì hình như các bậc minh quân đời nay có vẻ lảng tránh, càng xa càng tốt. Lảng tránh vì nếu lỡ miệng nói vô mà làm không được thì không biết xử sao cho tiện.

Luật Báo chí sửa đổi chưa công nhận báo chí tư nhân

clip_image001

Việt Nam nói cần sửa đổi Luật báo chí hiện hành sau 16 năm áp dụng, nhưng vẫn không cho phép có báo chí tư nhân.

Trà Mi-VOA

18.09.2015

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam nhất trí với hầu hết nội dung của Luật Báo chí sửa đổi vừa được Bộ Thông tin Truyền thông trình lên ngày 17/9, theo thông tấn xã Bernama dẫn nguồn từ truyền thông trong nước.

“Dân chủ đa đảng ở VN là cần thiết”

18-09-2015

clip_image002

Image copyright Other Image caption Luật sư Lê Công Định (trái) hiện vẫn đang trong diện bị quản thúc tại gia sau khi mãn hạn tù.

Luật sư Nguyễn Văn Đài nói xây dựng chế độ dân chủ đa đảng ở Việt Nam là xu thế tất yếu của quá trình phát triển xã hội và cải cách dân chủ.

Trên facebook cá nhân, luật sư từng ngồi tù vì vận động dân chủ tại Việt Nam đăng ảnh chụp cùng với Luật sư Lê Công Định và nói về điều ông gọi là “Chúng tôi bàn luận về đa đảng”.

Nhân tố Trung Quốc vẫn tác động đến Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam

Trọng Nghĩa

18-09-2015

clip_image002

Quốc hội Việt Nam- Ảnh minh họa.AFP

Ngày 15/09/2015, Đảng Cộng sản Việt Nam công bố bản dự thảo báo cáo chính trị để chuẩn bị cho Đại hội Đảng sẽ diễn ra có thể là vào tháng Giêng năm tới 2016. Trong bài phân tích mang tựa đề «Nhân tố Trung Quốc đối với Việt Nam -Vietnam’s China factor» công bố đầu tháng 9/2015, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc đặc biệt ghi nhận ba yếu tố quan trọng đang chi phối công cuộc chuẩn bị Đại hội Đảng tại Việt Nam : Biển Đông, quan hệ với Trung Quốc và vấn đề chọn ai làm Tổng bí thư.

Tân Hoa Xã: Biển Đông không phải là vấn đề giữa TQ và Mỹ

clip_image001

Bản đồ đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ, giành chủ quyền hầu như toàn bộ lãnh hải ở Biển Đông. 18.09.2015

Trang web của Tân Hoa Xã hôm 17 tháng 9 đăng một bài xã luận nêu lên lập trường của Trung Quốc rằng Biển Đông không phải và không nên là một vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp có chuyến công du đến Mỹ vào cuối tháng 9.

Phân ưu

clip_image002

Được tin Cụ Maria Võ Thị Hê, thân mẫu linh mục Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh, đã trở về Nhà Cha lúc 14 giờ 35 ngày 16-9-2015, hưởng thọ 97 tuổi. Thánh lễ an táng cử hành vào lúc 8 giờ 30 ngày 19-9-2015 tại nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn, sau đó linh cữu đưa về an táng tại quê nhà, ấp Đức Hiệp, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi. Bauxite Việt Nam xin cầu chúc linh hồn Cụ sớm được kết hợp trong vinh quang của Chúa Phục sinh.

Bauxite Việt Nam

clip_image004

Ông chằng bà chuộc giữa Thanh tra Bộ Công an và chính quyền phường Dương Nội

Bài viết của chị Cấn Thị Thêu dưới đây được đăng trên trang Facebook của chị ngày 16-9 cho thấy người dân vẫn chưa mất hết lòng tin ở chính quyền một khi họ được người đại diện của chính quyền – ở đây là cơ quan Thanh tra Bộ Công an – giải thích một cách tường tận những băn khoăn thắc mắc của họ, với tinh thần tôn trọng quyền công dân ghi trong Hiến pháp, thừa nhận bà con Dương Nội đi khiếu kiện về việc mất đất là chính đáng, không ai có quyền ngăn cản.

Nhưng chỉ vừa làm việc với Thanh tra Bộ Công an trong buổi sáng hôm trước, nghe được những lời ít nhiều hả lòng hả dạ, trở về ngủ một giấc, thì qua hôm sau, đúng chiều 17-9, gia đình chị Cấn Thị Thêu cùng người dân Dương Nội lại choáng váng vì chính quyền phường Dương Nội đã kịp bày những trò tai quái mà chị gọi là hình thức khủng bố mới: căng băng rôn, biểu ngữ khắp nơi ghi rất đậm những điều cấm quay ngoắt 180 độ so với lời giải thích của ông Thanh tra Bộ Công an, nhằm gây áp lực tinh thần với khắp bàn dân thiên hạ tại địa phương.

Như vậy là gì? Trống đánh xuôi kèn thổi ngược trong trường hợp này là một kiểu diễn trò quen thuộc của quý vị, cốt che mắt truyền thông quốc tế ở thời điểm nhạy cảm hiện nay (đang phải giải tỏa câu hỏi nhức nhối về chuyện nhân quyền để lọt cửa TPP), hay là đã đến lúc tình trạng “trên bảo dưới không nghe” lan xuống đến tận cấp cơ sở rồi, không còn cách gì cứu chữa được nữa?

Trước khi đọc vào bài chính, xin mời bạn đọc hãy đọc mấy lời viết tiếp trên Facebook của chị Cấn Thị Thêu.

Bauxite Việt Nam

Khổ nạn độc tài

Thiện Tùng

Chế độ độc tài tương phản với Dân chủ. Nó là một thể chế nhà nước chuyên quyền, cai trị bởi một cá nhân, một nhóm người, một gia đình, một quân đội hay một đảng duy nhất.

Có lẽ dân tộc Việt Nam kiếp trước vụng đường tu, kiếp nầy “chạy đàng mồ mắc đàng mả”, hết bị độc tài Vua Chúa trị, độc tài Gia Đình trị đến độc tài Đảng Cộng Sản trị !.

Thể chế độc tài bất kỳ, bao giờ họ cũng ngụy danh, ngụy biện, ngụy tạo... để tồn tại. Ở Việt Nam ta, độc tài sau cao hơn độc tài trước, ngụy sao cao hơn ngụy trước. Trong bài viết nầy, Tùng tôi chỉ nói Gia đình trị và Cộng sản trị. Tôi không phịa chuyện nói xấu chế độ mà chỉ nói những gì nó vốn có, chỉ nói đúng chớ không thể đủ.

Ai sẽ bước lên tấm thảm thủy tinh ?

Nguyệt Quỳnh

Hương rừng thơm đồi vắng / nước suối trong thầm thì / Cọ xòe ô che nắng / râm mát đường em đi” (Đi Học – Minh Chính)

Có những bài hát, những câu văn đã in đậm trong ký ức con người; đến nỗi, chỉ cần nghe ai đó nhắc lại vài chữ hoặc cất lên lời hát là có thể đem đến cho ta cả một trời thơ ấu.

Tôi dám cá rằng không có một người miền Nam nào mà không bồi hồi xúc động mỗi lần nghe ai đó nhắc đến câu văn sau của Thanh Tịnh: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường…” Cái cảm giác sợ sệt, bỡ ngỡ ngày đầu tiên đến trường và đôi mắt âu yếm cùng vòng tay dịu dàng chở che của mẹ làm chúng ta nhớ đến suốt đời cái buổi ban mai ấy!

Người dân miền sông nước cũng có câu ru tuyệt vời về tình mẹ, về cây cầu ván, cầu tre, hàng ngày mẹ đưa bé đến trường. Dù cầu có lắt lẻo, có gập ghềnh, có khó đi đến đâu thì mẹ vẫn dắt tay con từng bước, từng bước một. Con đi trường học mẹ đi trường đời; trong bối cảnh xã hội VN ngày nay, cả hai ngôi trường này đều khắc nghiệt và gian truân như nhau! Tuy nhiên, chắc rằng cũng hiếm có một người mẹ nào dám để đôi chân non bụ bẫm kia bước lên cái thảm thủy tinh của Ts. Phan Quốc Việt. Bởi tâm hồn trẻ thơ tinh khiết như một tờ giấy trắng, người ta nâng niu nó và muốn viết trên trang giấy ấy những điều yêu thương, ngọt ngào tốt đẹp nhất.

Việt Nam chắc phải khác Zimbabwe

Cụ cố Võ Chí Công khi làm Chủ tịch nước cũng đã ngoại bát tuần, cũng chỉ kém cụ cố Tổng thống Mugabe mấy tuổi. Vì chỉ kém mấy tuổi nên cái nhầm của cụ cố người Việt cũng bé hơn cụ cố người Phi chút đỉnh: cụ không đọc nhầm diễn văn mà chỉ “xài” luôn cả lời chua thêm trong diễn văn của thư ký hướng dẫn cụ để cụ khỏi nhầm (ví dụ, thư ký chua: dừng đọc, vỗ tay hoặc vẻ mặt đau khổ, rút khăn mùi xoa lau nước mắt thì cụ đọc luôn cả đoạn chua này thay cho việc dừng lại vỗ tay và lấy mùi xoa lau nước mắt). Nhưng phục nhất vẫn là cụ cố Đ.M, dù đã bách niên nhưng mọi thứ ở con người cụ Đ.M vẫn hoành tráng đến mức cụ còn có con được với một người đàn bà, nghe đồn là đáng tuổi cháu cụ. Phục hơn nữa là thỉnh thoảng cụ Đ.M lại chỉ đạo toàn đảng toàn dân ta phải làm thế nào để chủ nghĩa xã hội mau “lên đỉnh”.

Phục một cụ cố châu Phi Mugabe một thì phục các cụ cố Việt Nam mười, mà phục nhất là ở chỗ các cụ sống lâu hơn cả... rùa.

Bauxite Việt Nam

Tránh can thiệp sâu để bảo đảm tự do báo chí

Chung Hoàng

- Lần đầu trình dự thảo luật Báo chí sửa đổi được đưa ra lấy ý kiến trước UB Thường vụ QH hôm nay.

Tránh can thiệp sâu

Thẩm tra dự luật, UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng QH nêu 12 điểm còn bất cập cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh.

Căn cứ điều 25 Hiến pháp quy định “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí”, UB này không đồng tình việc dự thảo luật phân biệt quyền tự do báo chí dành cho cơ quan báo chí và nhà báo, còn quyền tự do ngôn luận trên báo chí thì dành cho công dân.

Giải trình điểm này, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son dẫn Tuyên ngôn 1948 của LHQ - mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, bày tỏ quan điểm, bao gồm quyền tự do quan điểm mà không bị ai xen vào, quấy rối, tự do tìm kiếm, thu thập và quảng bá tin tức, tư tưởng trên mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới - để cho thấy Hiến pháp 2013 và dự thảo luật Báo chí sửa đổi hoàn toàn thống nhất, không mâu thuẫn, đều là quyền tiếp cận thông tin và biểu đạt thông tin.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn