Marx và Engels quả thật đã "tự diễn biến"? Cung cấp chứng cứ cho bài viết của Tống Văn Công

Vũ Thị Phương Anh

Trong Bản kiểm điểm không đạt yêu cầu đăng trên Bauxite Việt Nam ngày hôm qua (27-2-2014), Tống Văn Công viết: “Ngày 6-3-1895, Engels viết lời tựa cho quyển sách “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, trong đó có đoạn như sau: “Lịch sử chứng tỏ chúng ta mắc sai lầm. Quan điểm của chúng ta hồi đó chỉ là một ảo tưởng. Lịch sử còn làm được nhiều hơn, không những xóa bỏ những mê muội của chúng ta mà còn thay đổi điều kiện đấu tranh của giai cấp vô sản. Phương pháp đấu tranh năm 1848 đã lỗi thời về mọi mặt”.

Cũng trong bản kiểm điểm này, ông lại cho biết: “[P]hát biểu với quần chúng ngày 8-9-1872 ở Amsterdam (Hà Lan), Marx công nhận các nước như Mỹ, Anh, Hà Lan… công nhân có thể đạt được mục đích của mình bằng biện pháp hòa bình.”

Một số bạn đọc ngỡ ngàng viết cho chúng tôi, đặt câu hỏi: “Lẽ nào hai ông tổ của chủ nghĩa cộng sản lại “tự diễn biến” như thế?”.

Chúng tôi cho đăng hai trích dịch sau đây do Vũ Thị Phương Anh chuyển ngữ, để thấy Tống Văn Công viết có chứng cứ.

Bauxite Việt Nam

Bài viết của F. Engels (Introduction to Karl Marx’s The Class Struggles in France 1848 to 1850. Nguồn: marxists.orghttp://www.marxists.org/archive/marx/works/1895/03/06.htm)

But history has shown us too to have been wrong, has revealed our point of view at that time as an illusion. It has done even more; it has not merely dispelled the erroneous notions we then held; it has also completely transformed the conditions under which the proletariat has to fight. The mode of struggle of 1848 is today obsolete in every respect, and this is a point which deserves closer examination on the present occasion.

---------

With this successful utilisation of universal suffrage, however, an entirely new method of proletarian struggle came into operation, and this method quickly took on a more tangible form. It was found that the state institutions, in which the rule of the bourgeoisie is organised, offer the working class still further levers to fight these very state institutions. The workers took part in elections to particular diets, to municipal councils and to trades courts; they contested with the bourgeoisie every post in the occupation of which a sufficient part of the proletariat had a say. And so it happened that the bourgeoisie and the government came to be much more afraid of the legal than of the illegal action of the workers’ party, of the results of elections than of those of rebellion.

For here, too, the conditions of the struggle had changed fundamentally. Rebellion in the old style, street fighting with barricades, which decided the issue everywhere up to 1848, had become largely outdated.

-------

The irony of world history turns everything upside down. We, the “revolutionaries”, the “overthrowers” — we are thriving far better on legal methods than on illegal methods and overthrow. The parties of order, as they call themselves, are perishing under the legal conditions created by themselves. They cry despairingly with Odilon Barrot: la légalité nous tue, legality is the death of us[463]; whereas we, under this legality, get firm muscles and rosy cheeks and look like life eternal. And if we are not so crazy as to let ourselves be driven to street fighting in order to please them, then in the end there is nothing left for them to do but themselves break through this dire legality.

Nhưng lịch sử đã chứng minh chúng ta quá sai lầm, cho thấy quan điểm của chúng tôi tại thời điểm đó chỉ như một ảo ảnh. Thậm chí, lịch sử còn đã làm nhiều hơn thế; nó không chỉ đơn thuần xua tan những khái niệm sai lầm mà chúng tôi đã giữ trong đầu lúc ấy, mà nó cũng đã thay đổi hoàn toàn những điều kiện mà trong đó giai cấp vô sản phải chiến đấu. Phương pháp đấu tranh của năm 1848 ngày nay đã lỗi thời trên tất cả mọi khía cạnh, và đây là điểm mấu chốt mà lúc này chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng.

--------------

Tuy nhiên, với sự thành của công việc áp dụng phổ thông đầu phiếu, một phương pháp đấu tranh hoàn toàn mới của giai cấp vô sản được đưa vào hoạt động, và phương pháp này nhanh chóng được áp dụng thường xuyên hơn. Có thể thấy rằng các cơ quan nhà nước, nơi giai cấp tư sản được tổ chức việc cai trị của mình, lại cũng là nơi cung cấp cho các tầng lớp lao động những đòn bẩy để chống lại chính các cơ quan nhà nước này. Người lao động đã tham gia vào cuộc bầu cử theo cách riêng phù hợp với mình, tham gia hội đồng thành phố và các tòa án thương mại, họ tranh cử cùng với giai cấp tư sản trong mỗi vị trí ở các ngành nghề mà trong đó có sự hiện diện và tiếng nói mạnh mẽ của giai cấp vô sản. Và do đó, giờ đây giai cấp tư sản và chính phủ trở nên e ngại hoạt động hợp pháp của đảng của giai cấp công nhân còn hơn cả những hành động bất hợp pháp; và họ cũng sợ kết quả của các cuộc bầu cử hơn là những vụ nổi loạn.

Bởi vì chính ở đây, các điều kiện của cuộc đấu tranh cũng đã thay đổi về cơ bản. Nổi loạn là cách làm đã cũ, những cuộc đấu tranh trên đường phố với các rào chắn đấu với rào chắn, phương cách đã giúp giải quyết vấn đề vào năm 1848, giờ đây hâu như đã hoàn toàn lỗi thời.

-------

Sự trớ trêu của lịch sử thế giới đã làm đảo lộn tất cả. Chúng tôi, những "nhà cách mạng", các "người lật đổ" – chúng tôi đang phát triển tốt hơn nếu sử dụng các phương pháp hợp pháp hơn là các phương pháp bất hợp pháp và lật đổ. Các bên thuộc cái trật tự chung, như họ tự gọi mình, lại bị tổn hại dưới các điều kiện pháp lý do chính mình tạo ra. Họ kêu khóc tuyệt vọng: sự hợp pháp đã tạo ra cái chết của chúng ta [463], trong khi đó đối với chúng tôi, chính sự hợp pháp này lại làm cho chúng tôi có được cơ bắp săn chắc, đôi má hồng và dường như một sự sống đời đời. Và nếu chúng ta không quá ngu đến nỗi cứ lao ra đường chiến đấu để làm cho họ vui lòng, thì thực ra cuối cùng họ sẽ bị hủy diệt bằng chính cái tính hợp pháp thê thảm kia.

Bài viết của K. Marx (La Liberté Speech. Nguồn: marxists.org)

In the 18th century, the kings and the potentates were in the habit of meeting at The Hague to discuss the interests of their dynasties.

It is precisely in this place that we wanted to hold our workers' meeting, despite attempts to arouse apprehensions among us. We wanted to appear amid the most reactionary population, to reinforce the existence, propagation, and hope for the future of our great Association [International Working Men's Association].

When our decision became known, it was rumored that we sent emissaries to prepare the ground. Yes, we do not deny that we have such emissaries everywhere, but they are mostly unknown to us. Our emissaries in The Hague were the workers whose labor is as toilsome as that of our emissaries in Amsterdam, who are likewise workers, laboring 16 hours a day. Those are our emissaries; we have no other; and in all the countries where we recruit we find them prepared to receive us with open hearts, because they understand immediately that we strive to improve their lot.

The congress at The Hague has brought to maturity three important points:

It has proclaimed the necessity for the working class to fight the old, disintegrating society on political as well as social grounds; and we congratulate ourselves that this resolution of the London Conference will henceforth be in our Statutes.

In our midst there has been formed a group advocating the workers' abstention from political action. We have considered it our duty to declare how dangerous and fatal for our cause such principles appear to be.

Someday the worker must seize political power in order to build up the new organization of labor; he must overthrow the old politics which sustain the old institutions, if he is not to lose Heaven on Earth, like the old Christians who neglected and despised politics.

But we have not asserted that the ways to achieve that goal are everywhere the same.

You know that the institutions, mores, and traditions of various countries must be taken into consideration, and we do not deny that there are countries -- such as America, England, and if I were more familiar with your institutions, I would perhaps also add Holland -- where the workers can attain their goal by peaceful means. This being the case, we must also recognize the fact that in most countries on the Continent the lever of our revolution must be force; it is force to which we must some day appeal in order to erect the rule of labor.

The Hague Congress has granted the General Council [London-based administrative body of IWMA] new and wider authority. In fact, at the moment when the kings are assembling in Berlin, whence are to be issued new and decisive measures of oppression against us by the mighty representatives of feudalism and of the past -- precisely at that moment, when persecution is being organized, the congress of The Hague considered it proper and necessary to enlarge the authority of the General Council and to centralize all action for the approaching struggle, which would otherwise be impotent in isolation. And, moreover, where else could the authorization of the General Council arouse disquiet if not among our enemies? Does the General Council have a bureaucracy and an armed police to compel obedience? Is not its authority entirely a moral one, and does it not submit its decisions to the judgment of the various federations entrusted with their execution? Under such conditions -- without an army, without police, without courts -- on the day when the kings are forced to maintain their power only with moral influence and moral authority, they will form a weak obstacle to the forward march of the revolution.

Finally, the congress of The Hague has moved the headquarters of the General Council to New York. Many, even among our friends, seem to have wondered at such a decision. Do they then forget that America will be the workers' continent par excellence, that half a million men -- workers -- emigrate there yearly, and that on such soil, where the worker dominates, the International is bound to strike strong roots? Moreover, the decision of the congress gives the General Council the right to employ [in Europe] any members whose collaboration it considers necessary and useful for the common welfare. Let us trust its prudence and hope it will succeed in selecting persons who will be capable or carrying out their task and who will understand how to hold up the banner of our Assocation in Europe with a firm hand.

Citizens, let us think of the basic principle of the International: Solidarity. Only when we have established this life-giving principle on a sound basis among the numerous workers of all countries will we attain the great final goal which we have set ourselves. The revolution must be carried out with solidarity; this is the great lesson of the French Commune, which fell becaue none of the other centres -- Berlin, Madrid, etc. -- developed great revolutionary movements comparable to the mighty uprising of the Paris proletariat.

So far as I am concerned, I will continue my work and constantly strive to strengthen among all workers this solidarity that is so fruitful for the future. No, I do not withdraw from the International, and all the rest of my life will be, as have been all my efforts of the past, dedicated to the triumph of the social ideas which -- you may be assured! -- will lead to the world domination by the proletariat.

Vào thế kỷ 18, các vị vua cùng các quần thần có thói quen họp tại The Hague (Hà Lan) để thảo luận về lợi ích của các triều đại của mình.

Và đây cũng chính là nơi chúng ta quyết định tổ chức cuộc họp công nhân, bất chấp những nỗ lực tạo ra sự ngờ vực đối với chúng ta. Chúng ta muốn xuất hiện ngay trong tại nơi mà người dân có tư tưởng phản cách mạng nhất, để củng cố cho sự tồn tại, lan truyền, và niềm hy vọng cho tương lai của Hiệp hội vĩ đại của chúng ta [Hiệp hội những người lao động quốc tế].

Khi mọi người biết về quyết định của chúng ta, có tin đồn rằng chúng ta đã gửi sứ giả đến để chuẩn bị dư luận từ trước. Có, chúng ta không phủ nhận rằng chúng ta có các sứ giả như vậy ở khắp mọi nơi, nhưng đa số những người này chính chúng ta cũng không biết. Sứ giả của chúng ta ở The Hague là những người lao động với những công việc cũng cực nhọc như các sứ giả ở Amsterdam, vốn cũng là những công nhân, lao động đến 16 giờ một ngày. Đấy, sứ giả của chúng ta là như thế, chúng tôi không có những sứ giả nào khác, và trong tất cả các quốc gia mà chúng ta đang chiêu mộ, chúng tôi đều thấy họ đã sẵn sàng để tiếp nhận chúng ta với trái tim rộng mở, bởi vì ngay lập tức họ hiểu rằng chúng ta đang nỗ lực để cải thiện số phận của chính họ.

Đại hội tại thành phố The Hague lần này cho thấy những điểm sau đây đã thực sự chín muồi:

Đại hội khẳng định sự cần thiết của việc giai cấp công nhân phải đấu tranh chống lại cái xã hội cũ đang tan rã dựa trên những lý do chính trị cũng như xã hội, và chúng ta có quyền tự chúc mừng chính mình rằng quyết nghị này của Hội nghị London từ nay về sau sẽ nằm trong Điều lệ của chúng ta.

Đã có những người trong chúng ta kêu gọi những người lao động từ bỏ các hoạt động chính trị. Chúng tôi đã tự thấy mình có trách nhiệm phải tuyên bố rằng những nguyên tắc ấy thật nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của sự nghiệp mà chúng tôi theo đuổi.

Một ngày nào đó giai cấp công nhân phải nắm lấy quyền lực chính trị để xây dựng tổ chức mới của những người lao động, họ phải lật đổ cái nền tảng chính trị cũ mà trên đó những thể chế cũ được duy trì, nếu như họ không muốn để vuột mất thiên đường trên trái đất, như những người Kitô hữu cũ vốn đã bỏ quên và coi thường chính trị.

Nhưng chúng tôi không khẳng định rằng cách để đạt được mục tiêu nói trên là giống nhau ở khắp mọi nơi.

Các bạn đều hiểu rằng các thể chế, tập tục và truyền thống của các quốc gia khác nhau cần phải được xem xét, và chúng tôi không phủ nhận rằng có một số quốc gia – chẳng hạn như Mỹ, Anh, và nếu tôi hiểu rõ hơn về các định chế của các bạn thì có lẽ tôi cũng có thể thêm cả Hà Lan vào danh sách này – mà ở nơi ấy các công nhân có thể đạt được mục tiêu của họ bằng biện pháp hòa bình. Và dù hiểu rõ điều này, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế là tại hầu hết các nước tại Châu Âu thì đòn bẩy của cuộc cách mạng của chúng ta phải là bạo lực; bạo lực là cái mà chúng ta sẽ có ngày phải sử dụng đến để thiết lập được sự cai trị của người lao động.

Đại hội Hague đã trao cho Đại hội đồng [cơ quan quản lý có trụ sở đặt tại London của HHNNLĐQT] thẩm quyền mới với phạm vi rộng hơn. Trong thực tế, tại thời điểm này khi các vị vua chúa đang tập hợp tại Berlin, nơi sẽ phát ra các biện pháp đàn áp mới mang tính quyết định để chống lại chúng ta từ những kẻ đại diện hùng mạnh của chế độ phong kiến ​​và của quá khứ – thì ngay chính tại thời điểm đó, khi người ta đang chuẩn bị cho việc đàn áp, Đại hội The Hague nhận thấy việc mở rộng thẩm quyền của Đại hội đồng và tập trung tất cả hành động cho cuộc đấu tranh đến gần là một điều thích hợp và cần thiết, vì nếu không thì chính Đại hội đồng sẽ bị bất lực trong sự cô lập. Và, hơn nữa, còn ai khác có thể băn khoăn về việc trao thêm quyền cho Đại hội đồng nếu không phải là chính những kẻ thù của chúng ta? Đại hội đồng có tồn tại một bộ máy hành chính và cảnh sát vũ trang bắt buộc mọi người vâng lời hay sao? Chẳng phải là quyền lực của nó chỉ hoàn toàn là quyền lực đạo đức sao, và chẳng phải các quyết định của nó đều phải trải qua sự phán xét của các liên đoàn khác nhau mà nó đã ủy thác để thực hiện hay sao? Trong điều kiện như vậy – hoàn toàn không có quân đội, không có cảnh sát, không có tòa án – vào cái ngày mà các vị vua chúa buộc phải duy trì quyền lực của họ, thì chỉ với ảnh hưởng và thẩm quyền về đạo đức, họ sẽ trở thành một trở lực yếu ớt trên con đường tiến về phía trước của cuộc cách mạng.

Cuối cùng, Đại hội The Hague đã chuyển trụ sở của Hội đồng đến New York. Nhiều người, trong đó có cả những người bạn của chúng ta, có vẻ như đã thắc mắc tại sao lại có một quyết định như vậy. Những người đó hẳn đã quên rằng nước Mỹ rồi sẽ là một lục địa ưu tú nhất của người lao động, nơi hàng năm có đến nửa triệu người – đều là công nhân – di cư đến, và cũng quên rằng trên vùng đất đó, nơi người lao động chiếm đa số, Quốc tế sẽ bén rễ mạnh mẽ, hay sao? Hơn nữa, quyết định của Đại hội đã trao cho Đại hội đồng quyền sử dụng [ở châu Âu] bất kỳ thành viên nào mà sự hợp tác của họ được xét là cần thiết và hữu ích cho lợi ích chung. Chúng ta hãy tin tưởng vào sự thận trọng của Đại hội đồng và hy vọng nó sẽ thành công trong việc lựa chọn những người có khả năng thực hiện nhiệm vụ, cũng như những người biết cách làm thế nào để giương lên các biểu ngữ của Hiệp hội ở châu Âu với đôi tay vững chắc.

Hỡi các công dân, chúng ta hãy nghĩ đến nguyên tắc cơ bản của Quốc tế: Đoàn kết. Chỉ khi chúng ta đã thiết lập nguyên tắc sống còn này trên một nền tảng vững chắc giữa những người lao động trên tất cả các nước thì chúng ta mới mong đạt được mục tiêu cuối cùng tuyệt vời mà chúng ta đã thiết lập cho chính mình. Các cuộc cách mạng đều phải được thực hiện với tinh thần đoàn kết, đây là bài ​​học lớn của Công xã Pháp, vốn đã sụp đổ vì không ai trong số các trung tâm khác – Berlin, Madrid, v.v. – phát triển được phong trào cách mạng có quy mô lớn tương đương với các cuộc nổi dậy vĩ đại của giai cấp vô sản Paris.

Về phần tôi, tôi sẽ tiếp tục công việc của mình và không ngừng phấn đấu để tăng cường tình đoàn kết giữa tất cả các công nhân để có được kết quả tốt đẹp cho tương lai. Không, tôi không rút khỏi Quốc tế, và tất cả phần đời còn lại của tôi, cũng như tất cả nỗ lực của tôi trong quá khứ, sẽ luôn hiến dâng cho ngày chiến thắng của các ý tưởng xã hội mà một ngày nào đó – vâng, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng điều này – sẽ dẫn đến sự thống trị của giai cấp vô sản trên toàn thế giới.

Dịch giả gửi trực tiếp cho cho BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn