Góp ý trước thềm phán quyết - sửa đổi Hiến pháp 1992

PGS. Đào Công Tiến

Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam

Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ

Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Kính thưa Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và quý vị Đại biểu Quốc hội khóa 13

Chương trình nghị sự đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13 đã qua “vòng 1” – nghe giải trình và thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Việc còn lại của sự lựa chọn và phán quyết đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là công việc hết sức quan trọng, nhưng vô cùng khó khăn vì còn nhiều khoảng cách khác nhau cho sự lựa chọn đó, đòi hỏi Đại biểu Quốc hội tiếp tục suy tư, trăn trở để xác định lời giải cho mình về những vấn đề lớn của dân của nước đặt ra đối với sửa đổi Hiến pháp.

“CÁI GIÁO PHÁI” NÀY LÀ GIÁO PHÁI GÌ?

Bài 1: Những cái nhất của “cái giáo phái”

Hồ Ngọc Nhuận

“Cái giáo phái” này viết trong ngoặc kép và với chữ “cái” đứng đầu.

Để phân biệt nó với các giáo phái thông thường.

“Cái giáo phái” này nó không tự nhận ra mình là một giáo phái. Mà nếu có ai nhận ra thì chắc nó phải lộn gan lên đầu.

Nó lại tự nhận là một tổ chức chánh trị. Nhưng người dân dứt khoát không ai coi nó là một tổ chức chánh trị đúng nghĩa. Bởi không có một tổ chức chánh trị nào xứng đáng với tên gọi này, trong một nền dân chủ đáng gọi là dân chủ, mà lại vỗ ngực tự phong mình là lãnh đạo tuyệt đối toàn diện vĩnh viễn một nhân dân lẽ ra phải đứng trên đầu mình. Lại bắt người dân ngày đêm phải nuốt những giáo điều do nó tụng, phải hứng những đòn phép ác liệt nó giáng xuống nếu trái mệnh.

Bài bào chữa của luật sư Hà Huy Sơn cho Đinh Nhật Uy và bản Kết luận điều tra của Công an tỉnh Long An

Bài bào chữa:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________

Long An, ngày 29 tháng 10 năm 2013

BÀI BÀO CHỮA CHO ĐINH NHẬT UY TẠI PHIÊN TÒA HSST 29/10/2013

về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân ” theo khoản 1 Điều 258, BLHS

Không có kinh tế nhà nước, già yếu ai lo?

TS Võ Trí Hảo (Khoa Luật, Đại học Kinh tế TP.HCM)

clip_image001Vậy ở những quốc gia có an sinh, phúc lợi xã hội tốt nhất trên thế giới, họ có cần đến "kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo"?.

Khắp nơi, trên các mặt báo, lúc nào chúng ta cũng bắt gặp một góc dành riêng cho những câu chuyện thương tâm. Bệnh nhân hiểm nghèo, chờ chết vì không có tiền chữa bệnh, đang kêu gọi lòng hảo tâm của các độc giả, là hình ảnh cô đọng nhất về phúc lợi an sinh xã hội. Vì đâu? Kinh tế nhà nước ở đâu?

Vì: an sinh xã hội đã được kinh tế nhà nước lo. Nhưng, cách hiểu này cũng cần được trao đổi lại để làm rõ thêm ở một số điểm.

Lần theo kế hoạch lâu dài của Trung Quốc

Jacqueline Newmyer Deal (National Interest, tháng 9-10 năm 2013)

Phạm Nguyên Trường dịch

clip_image002Giới thiệu tác phẩm Của cải và sức mạnh: Cuộc trường chinh của Trung Quốc vào thế kỉ XXI (Wealth and Power: China’s Long March to the Twenty-First Century), (New York: Random House, 2013), 496 tr., của Orville Schell và John Delury.

Từ những năm 1990 chính sách của Mĩ đối với Trung Quốc được hình thành trên giả định rằng Trung Quốc càng giàu có và địa vị quốc tế của nước này càng gia tăng thì sẽ dẫn tới quá trình tự do hóa ở trong nước. Đầu thập kỷ trước, chính quyền của Tổng thống Bush cũng đã từng hy vọng rằng Trung Quốc sẽ trở thành một "thành viên có trách nhiệm" trong cộng đồng quốc tế. Trong những năm qua, sức mạnh kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc đã gia tăng đáng kể, nước này đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Các nhà lãnh đạo của nước này tự gọi là "cường quốc", bên cạnh Hoa Kỳ. Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn giữ độc quyền về chính trị, và kể từ thời gian chuẩn bị cho Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, nhà nước đảng trị này đã tăng cường đàn áp những nhà hoạt động nhân quyền, các luật sư và người ủng hộ cải cách tự do ở trong nước. Còn ở nước ngoài, Trung Quốc gia tăng các nỗ lực quân sự nhằm khẳng định chủ quyền trên những vùng lãnh thổ đang tranh chấp, và còn sử dụng những công cụ kinh tế, trong đó có đe dọa ngưng hoặc ngăn chặn việc buôn bán một số loại hàng hóa nhất định. Nếu trước đây, giới tinh hoa chính trị Trung Quốc còn nói tới những giá trị của chế độ dân chủ và các chuẩn mực quốc tế thì bây giờ họ chủ động chào bán mô hình của họ, như là món hàng thay thế cho cái gọi là hệ thống của phương Tây. Làm sao mà nhiều thế hệ các nhà hoạch định chính sách của Mỹ lại hiểu làm Trung Quốc đến như thế?

Chính phủ nợ Vinashin?

Phạm Chí Dũng

Bảo lãnh nợ = Nhận nợ

Sau một thời gian lắng tiếng canh chừng, giới lãnh đạo chính phủ đã lần đầu tiên hé lộ một xác nhận về mối liên đới nợ nần với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam: Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho công cuộc phát hành trái phiếu có giá trị 600 triệu USD của Vinashin, hầu mong thu ngoại tệ trả nợ cho con tài đắm này.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng Chính phủ chỉ bảo lãnh nợ chứ không phải “nhận nợ”.

Nhưng dưới góc nhìn đa chiều của dư luận xã hội, xác nhận như vậy của một quan chức cao cấp trong Chính phủ vẫn luôn bị xem là biểu hiện hoàn toàn không bình thường giữa cơ quan điều hành cao nhất quốc gia với con nợ bị xem là “hại dân hại nước”.

Về với dân

Phạm Đình Trọng

Nhà văn Phạm Đình Trọng vừa gửi tới Bauxite Việt Nam bài viết “Về với dân” và cho biết: đây là bài ông nhận “đặt hàng” của BVN ngay khi có tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần (chiều 4/10/2013), nhưng vì một số lý do, hôm nay ông mới gửi đăng. Ngoài những nhận định cá nhân về con người và sự nghiệp của vị Tướng đã ra đi, nhà văn Phạm Đình Trọng, người từng có thời gian làm việc tại Ban Ký sự lịch sử quân sự, còn đề cập và phân tích về một vài nhân vật lịch sử hàng đầu có liên quan đến cuộc đời tướng Giáp. Tuy nhiên, từ đó, phần viết này lại mở ra những vấn đề rất lớn của lịch sử Việt Nam đương đại còn chưa được soi tỏ, đáng để tìm hiểu, mổ xẻ một cách khách quan, công bằng. Vì thế, mặc dù đã chính thức tuyên bố chấm dứt các bài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ ngày 15/10/2013, hôm nay BVN xin giới thiệu bài “Về với dân” của nhà văn Phạm Đình Trọng như một ngoại lệ, tất nhiên, những gì nhà văn cung cấp được viết với bút pháp và quan điểm của ông.

Bauxite Việt Nam

“Thế là xong, miễn bàn!” không có nghĩa là bó tay

Tô Văn Trường

GS Nguyễn Văn Lung thân mến,

Chúng ta cùng là thành viên trong Hội đồng Thẩm định Nhà nước về báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án thủy điện Đồng Nai 6-6A và Dự án cảng Lạch Huyện nên hiểu rõ nội tình rất phức tạp.

Dự án thủy điện Đồng Nai 6-6A đã được Chính phủ và Bộ Công thương chính thức đưa ra khỏi quy hoạch thủy điện. Ở đây cần rạch ròi, những hạng mục nào là lỗi do chính quyền gây ra thì phải có chính sách đền bù cho chủ đầu tư.

Cách đây ba năm tôi đã viết mail gửi trực tiếp đến Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải báo động “Loạn thủy điện” ngay sau đó anh Hải trả lời sẽ cho rà soát để báo cáo thường trực Chính phủ. Tiếc rằng cơ chế và sự phối hợp hành động ở nước ta dù có cảnh báo sớm nhưng đều “nước đến chân mới nhảy”!

“Làm cách gì để đo được lòng dân?”

Minh Nguyễn

Đó là lời bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc hội phát biểu ở tổ Quốc hội đang họp, đăng trên báo Tuổi trẻ ngày 25-10. Tôi cũng vừa đọc bài “Vì sao lòng dân chưa an” của ông Tương Lai trên trang viet-studies, sau khi ông đọc bài trích ghi ý kiến phát biểu của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm trên báo Tuổi trẻ nói trên. Hai bài báo đều đề cập “lòng dân” – một vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ, nhưng ngày nay dường như những người đương quyền các cấp chưa thật sự coi trọng. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm và ông Tương Lai thẳng thắn nêu những ý kiến xác đáng, những ai quan tâm đến vận nước và sự tồn vong của chế độ rất nên suy ngẫm!

Nói về “lòng dân”, từ xưa đến nay Đảng rất “coi trọng”: có biết bao chỉ thị, nghị quyết và “lời hay ý đẹp” của Đảng trên các diễn đàn về vấn đề này. Nhưng nói là một chuyện, làm là một chuyện khác! Tôi chỉ nói từ Đại hội VI năm 1986, Đảng nói như “đinh đóng cột” rằng “lấy dân làm gốc”, nhưng thực hiện quan điểm này như thế nào, mà đến nay người dân ngày càng giảm sút niềm tin đối với Đảng! Gần đây Đảng phải ra Nghị quyết Trung ương 7 về “Công tác dân vận trong tình hình mới”, nhằm tăng cường công tác vận động quần chúng trong hệ thống chánh trị, giúp Đảng thu phục lòng dân, củng cố niềm tin người dân đối với Đảng! Thế nhưng, Nghị quyết Trung ương 7 đề ra các nhiệm vụ, giải pháp công tác dân vận với những khái niệm trừu tượng, chung chung, xa rời thực tế cuộc sống, tôi nghĩ sẽ không thực hiện được.

Kỳ Anh – Một yếu địa, hãy cảnh giác!

Hữu Quả (Nhà báo - TTXVN - đã nghỉ hưu)

clip_image002Kỳ Anh là huyện nằm về phía Đông Nam của tỉnh Hà Tĩnh, vốn là một huyện nghèo, nơi từng ví “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, sản xuất và đời sống luôn gặp nhiều khó khăn khắc nghiệt. Những năm gần đây, Kỳ Anh hình thành vùng kinh tế cảng Vũng Áng, và hoạt động kinh doanh du lịch, tương lai sẽ là một khu kinh tế tổng hợp, đa ngành đa nghề, tầm cỡ quốc gia, nếu nhìn thuần túy góc độ phát triển kinh tế, là một vùng có triển vọng đáng vui mừng cho huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh. Song, nếu nhìn ở góc độ quản lý xã hội và an ninh quốc phòng, thì đây là vấn đề rất đáng lo ngại, cần phải được cảnh báo sớm!

Từ khi Kỳ Anh hình thành vùng kinh tế cảng nước sâu Vũng Áng, giá đất ở đây tăng vọt; vùng quê yên tĩnh, đã nhộn nhịp hẳn lên. Người dân bán đất (thực chất mất đất), tuy trong tay có một khoản tiền, nhưng chưa biết kinh doanh buôn bán gì; trong khi đó, nhiều thanh niên là con em họ, dùng tiền bán đất, bị bọn người xấu ở xa mới đến, rủ rê, lôi kéo, ăn chơi sa đọa, hư hỏng, trên một dốc trượt không có phanh hãm; tệ nạn xã hội ở đây phát sinh phức tạp, với tốc độ nhanh trông thấy.

THÁNG 1O THAO THỨC - PHẦN 2:

clip_image002[6] SAO LẠI LÀ BÀI HÁT TRUNG HOA

Nguyễn Thượng Long

“Kính tặng Giáo sư - Nhà giáo

Nhân dân Nguyễn Đăng Mạnh”.

(NTL)

Những ngày này… người Việt Nam, đặc biệt là những người Việt Nam kính yêu Bác Hồ và tôn trọng sự thật đang vô cùng bâng khuâng… khi được biết dư luận xã hội đang trôi nổi câu hỏi: “Hồ Chí Minh lúc lâm chung, ông muốn được nghe câu hát nào? Câu hát Trung Hoa hay câu hát Việt Nam?”. Vào giai đoạn quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đang nồng nàn “hương ngải 16C và 4T” thì ra đáp án cho câu hỏi đó nay lại tréo ngoe nhau như thế này:

Văn hoá trách nhiệm (Kỳ 1)

Cách hành xử của chính phủ Nga và Rosatom: trường hợp Oyzorsk-Mayak-Kyshtym

Thục-Quyên

Bài thu thập các tài liệu quốc tế về chính sách cư xử của chính phủ Nga và tập đoàn Rosatom liên quan đến công nghệ hạt nhân trong những thập niên qua. Đây là một cố gắng thông tin cần thiết cho người dân Việt ý thức hiểm hoạ đang tiếp tục hình thành tại Ninh Thuận và còn là một đóng góp để đặt vấn đề với lương tâm và tinh thần trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội Việt Nam.

Tháng 5 năm 2010, tập đoàn Nga Rosatom được lựa chọn làm đối tác cung cấp công nghệ cho nhà máy điện hạt nhân I Ninh Thuận, với cam kết lâu dài sẽ hỗ trợ Việt Nam trong công tác quản lý và xử lý chất thải hạt nhân, đồng thời xây dựng một chương trình quốc gia về vấn đề này. Trước đó Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam,ông Kotun Andrei Grigorievich, đã khẳng định trong buổi hội thảo “Năng lượng nguyên tử và sự đón nhận của xã hội”“ ngày 13 và 14/ 04/2010, rằng phía Nga hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận I. (1)

Thư của Lê Trấn Gia

Hà Nội ngày 28 tháng 10, 2013

Kính gửi:  Ông Tổng bí thư

Đồng kính gửi: 175 ông bà ủy viên ban chấp hành TƯ Đảng CS Việt Nam

Thưa các ông các bà lãnh đạo đảng và nhà nước, các ông các bà có hiểu rằng nếu các ông các bà tiếp tục có thái độ thờ ơ với dân với nước như những ngày vừa qua thì chính người dân Việt Nam, trong đó có cả các đảng viên cộng sản như chúng tôi sẽ vùng lên, sẽ không để cho các ông các bà làm trò hề tổ chức đại hội đảng thêm một lần nữa, sẽ không có đại hội lần thứ 12 nữa đâu! Người dân Việt Nam sẽ không cho phép các ông các bà tiếp tục tham ô của quá khứ và ăn cắp của tương lai. Chúng tôi đã đều lớn tuổi, nhưng chúng tôi sẵn sàng hiến dâng phần đời còn lại của mình để giúp con cháu cùng hàng triệu người dân Viêt Nam anh hùng đứng lên quét sạch những loại rác rưởi của dân tộc, của đất nước! Trong tai chúng tôi bây giờ văng vẳng lời của bài hát diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi “Diệt phát xít, diệt bầy chó đê hèn của chúng, tiến lên nền dân chủ cộng hòa. Đồng bào tuốt gươm vùng lên…” Các ông các bà có tin là một cuộc cách mạng giống như cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 sẽ nổ ra rất sớm hay không?

Thế là xong, miễn bàn!

Tô Văn Trường

Nhiều người thúc giục, hỏi tôi, Quốc hội sắp đến hồi bấm nút sửa Hiến pháp và Luật Đất đai sao anh không viết mạnh như loạt bài hồi thảo luận về dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam? Cách đây khá lâu, sau khi viết bài “Hiến pháp của ai” với 4 câu hỏi còn bỏ ngỏ, tôi tự nhủ coi như mọi việc đã an bài!

Hầu hết các quốc gia trên thế giới có Quốc hội, các ông bà nghị sĩ đều biết lắng nghe, suy ngẫm hành động theo nguyện vọng chính đáng của cử tri để tranh thủ lá phiếu. Ở nước ta, trớ trêu là “Đảng cử - Dân bầu” nên phần lớn, người ta theo Đảng chỉ đạo hơn là lắng nghe, thấu hiểu lòng dân. Tuy nhiên, tại diễn đàn Quốc hội kỳ này, có một số vị đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn đề cập đến lòng dân đang bất an, cần đánh giá lòng tin của người dân, sự chia sẻ của dân với các chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Báo Trung Quốc: "Năm 2012 Việt Nam mua 30 triệu USD vũ khí từ Trung Quốc"

Mỗi người Việt Nam có giật mình không? Báo Trung Quốc bịa chuyện hay có thật? Trước một tin động trời như thế này, thì Chính phủ Việt Nam phải trả lời cho công luận rõ về tính xác thực của nó. Về quốc phòng, hiện nay Việt Nam có tranh chấp với nước nào? Câu trả lời duy nhất là: Trung Quốc! Nếu đây là tin chính xác, thì mua khí của chính Trung Quốc thì khác gì bán bí mật quân sự cho đối phương và hiệu quả của vũ khí ấy có giới hạn đến đâu thiết tưởng ai cũng thừa biết! “Nỏ thần vô ý trao tay giặc” thì sơn hà nguy biến đến đâu? Nhưng Mỵ Châu thì vô tình chứ Bộ Quốc phòng Việt Nam không thể vô tình.

Một vấn đề hệ trọng liên quan đến an ninh quốc gia, thử xem những đại biểu Quốc hội đang họp có ai dám chất vấn công khai cho cả nước biết hay không, phép thử sẽ xác định tư cách của quý vị trước dân chúng.

Bauxite Việt Nam

Khi kinh tế nhà nước “thay tên tráo họ”

TS. Võ Trí Hảo

clip_image001Khi không thể biện minh bằng tính ưu việt và phi thị trường của các DNNN sau các scandal như Vinashin, Vinalines..., người ta lại gán cho "kinh tế nhà nước" nghĩa mới.

Từ khi Hiến pháp năm1959 hiến định "vai trò chủ đạo" của kinh tế quốc doanh (về sau đổi thành kinh tế nhà nước - KTNN) đến nay, tuy chưa có một định nghĩa pháp lý nào về KTNN, nhưng người dân luôn hiểu khái niệm này khi đặt bên cạnh khái niệm kinh tế tư nhân (KTTN).

Theo cách hiểu lâu nay, những hoạt động nhà nước sử dụng các công cụ điều tiết nền kinh tế như thuế, lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, các quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm, quỹ bình ổn giá, quỹ trả nợ nước ngoài... mà không nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận thì không được hiểu là KTNN. Vì vậy những thiết chế này đứng độc lập, không mang ra so sánh, đặt cạnh kinh tế tư nhân.

Chả lẽ mất nước từng phần và tiếp tục bởi những mưu đồ đen tối của họ “Bành” phương Bắc?

Nguyễn Trọng Vĩnh

Tôi giật mình khi đọc một đoạn tin ngày 23/10/2013, dưới dòng tít Hà Tĩnh đầy ắp người TQ, nội dung như sau:

“Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vốn nổi tiếng là một huyện “chó ăn đá, gà ăn sỏi” trong những năm trước đây. Thế rồi, ngành du lịch phát triển, các điểm du lịch mọc lên dọc bờ biển Kỳ Anh, giá đất tăng vùn vụt… Đây đó cũng là lúc người Kỳ Anh đối diện với những nguy cơ, trong đó đáng kể nhất là nguy cơ đất đai lọt vào tay người TQ, và thanh niên bị nghiện ngập.

Lạm phát ở Việt Nam có gì đặc biệt

1/Lạm phát về kinh tế.

Nền kinh tế Việt Nam từ năm 2007-2012 lạm phát với tốc độ phi mã.Lạm phát đáng lo ngại đã trở thành căn bệnh trầm kha, nguyên nhân có nhiều khách quan có chủ quan có, nhưng nếu những nhà điều hành vĩ mô biết lường được khó khăn từ bên ngoài không nóng vội duy ý chí lấy chỉ tiêu tăng trưởng GDP cao làm động lực và hình như tăng trưởng bằng mọi giá.Điều này được minh chứng bằng báo cáo của người đứng đầu Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ VI vừa qua.Theo báo cáo của người đứng đầu Chính phủ

Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là trên 30%/năm giảm còn 12,5% năm 2011 và 22,5% năm 2012; 10,53% trong 9 tháng đầu năm 2013, ước cả năm khoảng 16%. Tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 33,3%/năm, giảm còn 14,45% năm 2011 và 8,85% năm 2012; 6,82% trong 9 tháng đầu năm 2013, ước cả năm khoảng 12%.

Vì sao lòng dân chưa an?

Nhân đọc phát biểu của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm, được trích đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 25.10.2013

Tương Lai

Quả thật đã khá lâu trên mặt báo “chính thống” mới thấy xuất hiện những ‎ý kiến thật lòng từ một người giữ trọng trách trong bộ máy cầm quyền nói về lòng dân đúng với nghĩa như nó vốn có. Chính vì thật lòng nên mới đặt ra được câu hỏi khá thiết thực ”làm cách gì để đo được lòng dân?”. Cũng vì thật lòng mà dám quyết liệt phê phán sự bằng lòng với kiểu đánh giá “trong nước kinh tế – xã hội ổn định, đó là một đánh giá đúng” nhưng xem ra đó lại là lẩn tránh sự thật, vì “không thấy được những yếu tố bất ổn ở trong lòng sự ổn định đó thì chúng ta sẽ giống như ngủ mê“. Người đánh thức sự “ngủ mê” ấy lại là bà Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc hội.

Không thể “ngủ mê” khi mà nền kinh tế của ta có nguy cơ tụt hậu so với cả Campuchia và Lào nếu không đổi mới quyết liệt như cảnh báo của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư. Trong khi tốc độ tăng trưởng của ta chậm lại thì một số nước trong khu vực ASEAN đã có sự cải thiện rõ rệt, Mianma là ví dụ nổi bật: tăng từ 5,6% năm 2011 lên 7,6% năm 2012. Ngủ mê sao được khi nguy cơ “vỡ trận tài chính” trong năm 2014 và rồi triển vọng trung hạn 2013-2015 cũng không mấy sáng sủa. Làm sao còn “mê ngủ” khi mà kinh tế của ta đang “mò đáy” và tê liệt vì các doanh nghiệp thi nhau phá sản hay đóng cửa từ 2011. Nạn thất nghiệp gia tăng vũ bão (tỷ lệ thất nghiệp được một số giới cho là trên 10% thay vì con số chính thức là 2%) gây ra các tệ nạn xã hội đáng báo động… Đó là những điều đã đặt ra tại hội thảo mùa Thu của Ủy ban Kinh tế Quốc hội (26-27/9/2013) ở Huế.

Nghĩ về đất nước những ngày này…

Thường Dân

Có thể nhiều người nghĩ rằng bài viết dưới đây là sự nhắc lại những điều “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Đúng vậy. Tuy nhiên, trong cơ chế hiện tại, bộ máy chấp chính tuyệt đối không thèm nghe bất kỳ lời góp ý chân thành nào của công dân; tai họ dường như điếc đặc nhưng tay thì rất khỏe, vẫn bám riết lấy những chiếc ghế quyền lực, dù phía dưới mình là cả một bộ máy đã rệu rã – chẳng hạn bộ máy điều hành ngành y tế – mà mục đích sâu xa là ngồi lỳ được ngày nào để nhóm lợi ích phía sau dựa vào đó tự tung tự tác thì hay ngày ấy; rồi còn xuất hiện trước công chúng với những trò diễn “nhăn mặt” “thở than”, “xin lỗi” khá vụng về... thì thiết tưởng nhắc lại những điều sơ đẳng nhất của con đường dân chủ hóa, xóa bỏ độc tài, thay đổi Hiến pháp theo hướng có lợi cho sự phát triển của đất nước, bảo đảm quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, quyết tâm xóa bỏ những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ đẩy nền kinh tế đến bờ vực phá sản, và đặt những viên gạch đầu tiên cho một nhà nước pháp quyền... là những lời cốt rót mãi vào tai cho cả cộng đồng đang bị bưng bít cũng như cho những kẻ cố tình làm đui làm điếc đến một lúc nào đó phải choàng tỉnh, thì có dù lặp đi lặp lại đến bao nhiêu lần cũng không bao giờ là thừa.

Bauxite Việt Nam

Những bài viết của LS Trần Vũ Hải nhân Kỳ họp 6 Quốc hội Khóa 13 (Bài 3)

Bình luận tiếp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sau đúng một năm tiếp thu, chỉnh lý (từ chương III đến hết Dự thảo)

Kết quả của một năm rầm rộ góp ý, chỉnh lý của Dự án sửa đổi Hiến pháp 1992 với chi phí chi phí ít nhất lên đến nhiều trăm tỷ đồng (đã có hàng chục triệu bản Dự thảo Hiến pháp được in để chuyển đến các hộ dân và có hàng trăm nghìn cuộc họp góp ý) là một bản Dự thảo 4 được trình ra Quốc hội với nội dung cơ bản như Dự thảo

1.

I/. Chương III (Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường)

1, Chương III của Dự thảo 1 đề ngày 18/10/2012 (“DT1”) có 16 điều từ điều 54 đến điều 69. Chương III của Dự thảo 4 đề ngày 17/10/2013 (“DT4”) có 14 điều từ điều 50 đến điều 63, rút ngắn 02 điều so với DT1. Sự khác biệt giữa hai Dự thảo này ở chương III chủ yếu do sự sắp xếp lại một số quy định của DT1 ở chương II vào chương III của DT4 và ngược lại. Tuy nhiên, liên quan đến chương III có một số điều chỉnh đáng kể được liệt kê dưới đây.

Sự nguy hiểm của Điều 258

Phạm Đức Khiêm và Đoan Trang

Lập luận căn bản mà một số người ủng hộ Điều 258 Bộ luật Hình sự đưa ra là: 258 là điều luật bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân; kẻ nào xâm phạm những giá trị ấy thì phải bị trừng phạt. Tuy nhiên, trái với lập luận căn bản này, 258 lại là một điều luật xâm phạm nghiêm trọng các quyền tự do của công dân, chứ không hề bảo vệ.

Nếu chỉ xét về khía cạnh tinh thần và lý tưởng lập pháp, Điều 258 Bộ luật Hình sự tỏ ra rất thuyết phục. Ta hãy xem:

Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

(1) Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

(2) Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”

Định nghĩa lại nhân dân trong hiến pháp

Tạ Dzu

Kể từ năm 1945 đến nay, nhà nước CSVN đã đưa ra bốn bản hiến pháp khác nhau nhưng chưa bao giờ người dân được quyền tham dự vào việc quyết định sinh mệnh chính trị của mình thông qua tiến trình phúc quyết hiến pháp. Nhân dân dưới chế độ cộng sản chỉ là công cụ và phương tiện phục vụ cho ý đồ cầm quyền của đảng. Nhân dân chưa bao giờ là đối tượng phục vụ, là thực thể lẽ ra phải là chủ nhân ông đất nước, có quyền lực thực sự.

Do đó, cần phải định nghĩa và đặt lại vai trò của nhân dân trong hiến pháp.

‘Dân’ trong Nhân dân

Dân, là người trong mỗi xã hội riêng biệt. Do phân bố địa lý, hòan cảnh lịch sử và văn hóa khác biệt, người dân tại mỗi quốc gia mỗi khác nhau. Do đó, ‘dân’ mang tính đa nguyên tương đối. Muốn thế giới ổn định, phải tôn trọng tính đa nguyên của (các) dân (tộc). Chủ nghĩa cộng sản đã hòan toàn sai lầm khi chủ trương xóa bỏ dân tộc để mơ ước tiến đến đại đồng quốc tế. Họ không nhìn ra và phá vỡ quy luật đa nguyên tương đối này. Trên bình diện quốc gia, chính quyền cũng phải tôn trọng tính đa nguyên giữa các giai tầng quốc dân. Chủ trương chỉ công nhận giai cấp công nhân hay những người được đảng cộng sản chấp nhận, cũng phá vỡ quy luật đa nguyên của dân.

Nhân vật lịch sử Phan Châu Trinh và những bài học cho hôm nay

Hà Sĩ Phu

Mấy lời viết thêm (26-10-2013) gửi Quốc hội đang họp tại Hà Nội:

Đọc lại những lời Phan Châu Trinh trước đây một thế kỷ mà tưởng như lời một Blogger hay một Trí thức phản biện của ngày hôm nay. Cứ như thể cụ Phan đang nói với kỳ họp Quốc hội lần 6 khóa 13 này, nói về Hiến pháp sắp được thông qua, phản đối chủ trương độc đảng và “sở hữu toàn dân”, phản đối việc cho đạo Khổng nô dịch dân Việt, yêu cầu phải thực thi tam quyền phân lập và đa đảng đa nguyên…

Đúng như nhận định của nhà văn hóa Nguyên Ngọc: Những vấn đề cơ bản nhất làm nền tảng cho độc lập tự chủ và phát triển dân tộc mà Phan Châu Trinh đã thống thiết nêu lên từ đầu thế kỷ XX… thì đến nay vẫn còn nguyên đấy”, “Đó là một nhiệm vụ, một món nợ mà lịch sử còn để lại cho chúng ta hôm nay”.

Đảng, Nhà nước và Quốc hội hôm nay chẳng những không giải quyết được những yêu cầu của dân tộc như cụ Phan đề xuất mà còn làm ngược lại và chống lại gần như trăm phần trăm!

Vậy: Nếu đã coi Phan Châu Trinh là nhà Ái quốc, nhà Văn hóa, nhà Cách mạng đầu tiên của Việt Nam (như đã viết trên báo Nhân dân - báo giấy)… thì những người, những chủ trương phản lại các yêu cầu ấy ắt phải coi là Phản quốc, Phản văn hóa, Phản cách mạng…! Lô-gích tự nhiên buộc ta phải kết luận như thế, làm sao khác được?

Đâu là sự thật của thác Bản Giốc?

Trương Nhân Tuấn

Từ những năm đầu thập niên 2000, tác giả đã vào Trung tâm Văn khố Hải ngoại của Pháp tại Aix-en-Provence (CAOM) để nghiên cứu vấn đề biên giới hai nước Việt-Trung. Năm 2003 có bài biên khảo công bố các dữ kiện địa lý, lịch sử và pháp lý liên quan đến chủ quyền thác Bản Giốc. Bài biên khảo này có lẽ vẫn còn đâu đó trong không gian internet. Thời gian tác giả dành cho việc tìm kiếm tài liệu, riêng cho thác Bản Giốc, tính ra gần một năm, với không biết bao nhiêu trang tài liệu, sách và bản đồ phải tham khảo. Nếu đây chỉ là một công tác « thuần túy nghiên cứu khoa học », thì mọi việc sẽ diễn ra hết sức dễ dàng. Người làm nghiên cứu tìm thấy được điều gì thì ghi nhận điều đó, hiểu tới đâu nói tới đó, sau đó tổng hợp lại các dữ kiện và đưa ra kết luận. Nhưng vấn đề tranh chấp biên giới Việt-Trung là một trường hợp hết sức tế nhị và phức tạp. Vấn đề tranh chấp đã tồn đọng từ hàng trăm năm trước, khi VN mới vào vòng lệ thuộc Pháp. Trong khi đó, nhiều tài liệu phát tán từ trong nước tố cáo các lãnh đạo CSVN «bán đất nhượng biển» cho TQ, sau khi hai bên VN-TQ ký kết lại hiệp ước biên giới trên đất liền năm 1999.

Tuyên bố của Mạng lưới Blogger Việt Nam về cáo trạng và phiên tòa xét xử Đinh Nhật Uy

clip_image002

Ngày 06 tháng 9 năm 2013, Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Tân An công bố bản cáo trạng đối với Đinh Nhật Uy và sẽ đưa Đinh Nhật Uy ra xét xử vào ngày 29 tháng 10 năm 2013. Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) có những nhận định về bản cáo trạng cũng như về phiên tòa sắp sửa diễn ra như sau:

Yêu cầu “thay đổi” không chỉ là đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống mà còn là mệnh lệnh của dân tộc!

Trần Ngọc Thạch

Hiện trạng kinh tế-xã hội Việt Nam

Nhận định từ bên trong:

Hiện trạng kinh tế Việt Nam đã được đưa ra mổ xẻ tại một cuộc hội thảo khoa học với tên gọi ‘Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015 và những điều chỉnh chiến lược’ hôm 23/9. Trong khi một số chuyên gia và quan chức Chính phủ cho rằng kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng chính từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì ông Khoan lại không đồng tình với ý kiến đó. Cựu Phó Thủ tướng được trích lời nói rằng ông không tin khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân chủ yếu vì ‘nhiều quốc gia cũng bị ảnh hưởng nhưng đâu đến nỗi như Việt Nam’. Ông Khoan cho rằng ‘sai lầm chủ quan dẫn tới bất ổn vĩ mô mới là nguyên nhân chính’. Tiến sỹ Trần Đình Thiên tán đồng quan điểm này[1].

Đánh giá từ bên ngoài (Nhóm tác giả thuộc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright):

Luận điểm chính xuyên suốt báo cáo này có thể diễn đạt ngắn gọn như sau: thể chế yếu kém chính là nguyên nhân sâu xa đã dẫn tới những bất ổn của nền kinh tế và nguy cơ suy thoái kinh tế hiện nay. Các nguy cơ về kinh tế, chính trị và xã hội ngày nay đều có thể lý giải được bởi những cuộc cải cách thể chế bị trì hoãn hoặc chưa được tiến hành triệt để trong quá khứ.”[2]

Tại sao Chính phủ PHẢI nhận nợ thay Vinashin và các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước (TĐKTNN) khác?

Phan Châu Thành

Mới đây Phó TT Vũ Văn Ninh vẫn tuyên bố: “Chính phủ không nhận nợ thay cho Vinashin, mà chỉ… nhận bảo lãnh khoản nợ”. Thật là nực cười khi một quan kinh tế hàng đầu nhà nước (cựu bộ trưởng tài chính, đương kim PTT phụ trách tài chính) lại coi thường và lừa bịp dân và “Cuốc hội” (trả lời phỏng vấn bên lề QH) thô thiển đến như thế!

Định không viết gì thêm về các khoản nợ không thể trả của các TĐKTNN đã đang và sẽ gây ra cho đất nước nữa, nhưng sự dối trá thô thiển như thế của ông Ninh khiến tôi không im lặng được. Quốc hội thì có thể im, và chắc chắn sẽ im, vì đảng chỉ đạo thế, con dân thì không thể im được mãi. Và tôi là dân như thế.

Bất kỳ sinh viên kinh tế nào, chưa cần là những người tham gia hoạt động thanh toán ngoại hối, đều biết Bảo lãnh nợ hay thanh toán là Cam kết trả nợ/thanh toán vô điều kiện bởi người Bảo lãnh (ở đây là chính phủ) thay người Được bảo lãnh (ở đây là Vinashin hay các TĐKTNN khác) cho chủ nợ hay người Thụ hưởng (các định chế Tài chính Quốc tế) bất kỳ khi nào người được bảo lãnh không thực hiện cam kết và trách nhiệm trả nợ và thanh toán của họ vì bất kỳ lý do gì

Phóng sự kèm theo hoạt đồ của báo New York Times về tranh chấp Phi-Trung tại Bãi Cỏ Mây

Quý độc giả xin bấm vào đường dẫn dưới đây để đọc bài phóng sự (kèm theo các phim ảnh và hoạt đồ) rất công phu do New York Times đăng ngày 24-10-2013. Người đọc sẽ thấy hình ảnh của 9 người lính thuỷ Phi Luật Tân sống cơ cực trên một chiếc tàu chiến cũ kỹ bị đánh chìm để dùng làm công sự quan sát và theo dõi các sinh hoạt của đối phương. Bên cạnh đó là những cơ sở to lớn và tối tân cùng hạm đội hùng hậu mà Trung Quốc đang xây dựng nhằm chiếm đóng toàn bộ biển Đông.

http://www.nytimes.com/newsgraphics/2013/10/27/south-china-sea/

--

Phóng sự này do ông Đoàn H. Quốc trực tiếp gửi cho BVN

29.10: Vụ án xử người dùng Facebook đầu tiên trên thế giới

Thụy Minh, VRNs

VRNs (24.10.2013) – Sài Gòn – Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới xử người sử dụng Facebook, vào ngày 29.10.2013, tại Tòa án nhân dân tỉnh Long An, số 116 Trương Định, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Với sự kiện này, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đầu tiên chỉ ra cho ông Mark Zuckeberg biết mạng xã hội nổi tiếng trên thế giới do ông đang điều hành có nguy cơ trở thành cái bẫy để đưa công dân Việt Nam vào tù.

Facebooker Đinh Nhật Uy đối diện với phiên tòa xét xử theo điều 258 của Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam. Theo bản cáo trạng thì những lý do khởi tố Đinh Nhật Uy hoàn toàn xuất phát từ mạng xã hội Facebook. Trong đó, (trang 3, Bản cáo trạng) liệt kê anh Uy ba tội: Một là có ba bài viết xâm hại Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), ảnh hưởng xấu đến thương hiệu, hiệu quả kinh doanh của tổ chức này. Tuy nhiên Bản cáo trạng không cho biết qua Facebook, anh Uy đã xâm hại cái gì của hai tập đoàn này? Hai tập đoàn này bị ảnh hưởng xấu về thương hiệu ra sao? Và nhất là hiệu quả kinh doanh giảm như thế nào? Đối tượng và các con số đánh giá dựa trên các cuộc khảo sát, lượng giá về các bài viết của anh Uy trên hai Tập đoàn này đều không có.

Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

2013-10-23

Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh vốn là một huyện nổi tiếng “chó ăn đá gà ăn muối” trong những năm trước đây. Thế rồi ngành du lịch phát triển, với địa hình tương đối cao ráo, có bờ biển chạy dọc quốc 1, cách mặt đường từ 700m đến 1km, một địa hình khá lý tưởng để phát triển du lịch.

Ngành du lịch vào cuộc, các điểm du lịch mọc lên dọc bờ biển Kỳ Anh, giá đất tăng vùn vụt… Đây cũng là lúc người Kỳ Anh đối diện với nhiều nguy cơ, trong đó, đáng kể nhất là nguy cơ đất đai lọt về tay người Trung Quốc và thanh niên bị nghiện ngập.

Hamvas Béla - Viết về Cách Mạng 1956 ở Hungary

Hamvas Béla

Nguyễn Hồng Nhung chuyển ngữ

Dịch giả gửi tới Dân Luận

(Kỷ niệm ngày Cách mạng 1956 của nhân dân Hungary chống lại chế độ đương thời theo chủ nghĩa độc tài Stalin và sự chiếm đóng của quân đội Xô Viết. Đây là một trong những sự kiện chấn động nhất của nhân loại thế kỷ XX, bắt đầu từ ngày 23.10.1956 kéo dài đến ngày 11.11.1956 tại Budapest-Hungary - Người dịch)

clip_image003

Ảnh AP

Sách Việt kiệu thư trong con mắt giới sử học đương đại

(Nhân những băn khoăn của ông Hồ Bạch Thảo, cũng nhân tin sắp thành lập Viện Khổng Tử ở Việt Nam)

Nguyễn Huệ Chi

Bài viết của tôi đăng trên tạp chí Diễn đàn có nhan đề Tiêu diệt tận gốc văn hóa Việt Nam: Thủ đoạn của Minh Thành Tổ trong cuộc chiến tranh xâm lược 1406-1407 (xem tại đây) sau đó đăng lại trên mạng BVN với nhan đề có thay đổi chút ít: Thủ đoạn tiêu diệt tận gốc văn hóa Việt Nam của Minh Thành Tổ trong cuộc chiến tranh xâm lược 1406-1407 (xem tại đây), thật ra vẫn chỉ là một phần trích từ thiên khảo luận Cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược Minh và văn học yêu nước thế kỷ XV cùng những bước nối tiếp về sau, được viết từ năm 1980 (không phải viết năm 2000 như ông Hồ Bạch Thảo nói) và in trong cuốn Văn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược do NXB Khoa học xã hội công bố năm 1981, gần đây in lại trong sách Văn học Cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật, NXB Giáo dục, 2013. Cũng vì thời gian cách nay đã trên 30 năm, bấy giờ mạng internet chưa ra đời, nên lúc viết tôi không có điều kiện tìm tòi thêm tư liệu khác của Trung Quốc. Muốn làm điều ấy chỉ có thể vào thư viện, mà thư viện chuyên ngành ở Việt Nam là Thư viện Khoa học Xã hội tiếp quản từ Viễn Đông bác cổ Pháp, thì số sách Trung Quốc còn tàng trữ, trừ Việt kiệu thư ra, hầu như rất hiếm những sách nói sâu về cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Minh. Tìm kiếm các bộ Minh sử, Minh thực lục... ở Hà Nội thời điểm đó cũng bằng như “ngậm ngải tìm trầm”. Những nhận xét của học giả Hồ Bạch Thảo về sự hạn chế tài liệu tham khảo trong bài quả tình xác đáng.

Thư của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gửi Quốc hội

Hà Nội, ngày 23/19/2013

Kính thưa Chủ tịch Quốc hội;

Kính thưa các vị đại biểu.

Nhân dịp Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp, tôi xin đề đạt mấy ý kiến về điều "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" như sau:

Nước ta là nước nông nghiệp, 80% dân số là nông dân.

Trong thời kỳ vận động cách mạng bí mật dưới ách thống trị của thực dân Pháp Đảng đã nêu khẩu hiệu "Độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cầy" nhân dân, nhất là nông dân tràn đầy hi vọng, theo sự lãnh đạo của Đảng làm nên cách mạng tháng 8/1945.

Không, tội thân ông, người đã chẳng ra đi thanh thản…

André Menras, Hồ Cương Quyết

Phạm Toàn dịch

Tôi tự cho phép mình trở lại với đám tang của vị Đại tướng vẻ vang của chúng ta. Tôi thấy thật phiền lòng phải làm công việc “nói thêm cho rõ” này, thế nhưng tôi chưa bao giờ khẳng định như người ta nói trong phần kết luận một bài viết trên VNExpress(1), cho dù bài viết quả tình cũng tôn trọng những gì tôi đã viết rằng Đại tướng “ra đi trong sự thanh thản” (tiếng Việt trong nguyên văn – ND).

Thực tâm tôi muốn Ông ra đi trong thanh thản, vì sau hơn một thế kỷ sóng gió, chúng ta chỉ còn có thể cầu chúc sự nhẹ nhõm sạch âu lo cho con người vĩ đại ấy, người đã cống hiến biết bao nhiêu cho đất nước ông và cho nhân loại. Nhưng tôi e rằng sự thanh thản lại chẳng hề có trong cảm nhận tinh tường của ông suốt những năm cuối đời. Có lẽ tôi muốn được tin rằng Đại tướng thân yêu của chúng ta được ra đi trong sự sáng suốt đến kinh hoàng, trong sự giận dữ và âu lo: phải giã biệt nhân dân mình vào đúng lúc dân tộc vẫn còn cần đến Đại tướng khi phải đương đầu với cuộc chiến đấu mới để bảo vệ tổ quốc và giải phóng xã hội. Bởi vì, là người dõi theo tin tức cập nhật hằng ngày, Đại tướng hẳn đã sống trong bất lực mà nhìn thấy rõ từ nhiều năm rồi sự đe dọa rành rành của kẻ thù bên trong và kẻ thù bên ngoài liên kết với nhau.

Một khi có biến đất nước sẽ nằm trong tay ai?*

(Toàn bộ Lãnh thổ Việt Nam đã an bài trong tay TQ)

Phan Châu Thành

Tôi có ông bạn học hiện làm cấp tướng trong hải quân VN, trong một buổi nhậu bạn bè với nhau ở Hà Nội cách đây đã gần năm, tôi hỏi hắn:

“Nếu bây giờ TQ tấn công trên biển, quân của cậu chống được bao lâu?” Hắn cười: “Chắc là chưa đến ba ngày?!”

Tôi ngạc nhiên: “Sao chết nhanh vậy?” Hắn lại cười: “Không phải chết, mà là chạy. Thời đại này ai dại gì chết cho ai?!”

“Đấy là cậu nói về lính hay sĩ quan các cậu?”

“Cả hai, nhưng sĩ quan chạy trước rồi lính mới chạy. Lính không dám chạy trước, chỉ trốn thôi. Sĩ quan mới chạy!”

Tôi thắc mắc: “Tại sao thế? Sĩ quan tinh thần cao hơn và phải làm gương cho lính cơ mà?”

“Ừ, nhưng sĩ quan lại biết mình toàn nói dối và thấy cấp trên cũng toàn nói dối, và ai cũng biết chết thì mình chịu, thắng thì là chiến công của sếp, tội gì chết thế!”

Trần Huỳnh Duy Thức với kỷ niệm của Điếu Cày

Trần Văn Huỳnh

Hôm Chủ Nhật 6/10 rồi, tôi cùng gia đình lại quày quả từ Sài Gòn đi Xuyên Mộc thăm Thức. Tình cảnh trớ trêu của những gia đình tù nhân lương tâm: người tù và người thân trong gia quyến sống cách xa nhau hàng trăm cây số. Thế nên mới có chuyện những người mẹ, người vợ, người con trên khắp dải đất hình chữ S này sẵn sàng bỏ cả công ăn việc làm, lặn lội nghìn trùng mặc nắng mưa, cốt để được nhìn thấy, được yên lòng, được tìm đến cái ôm lấp đầy nỗi trống vắng từ người con, người chồng, người cha thân thương. Dù chỉ là 30 phút chóng vánh, hay xót xa hơn là 5 phút trong cái chớp mắt. Bởi đơn giản đó là người thân máu mủ của chúng tôi.

Đó là điều dễ hiểu. Chắc rằng ai trong vị trí như chúng tôi cũng sẽ làm vậy thôi. Điều khó hiểu là vì sao lại có khoảng cách quá xa và không cần thiết như thế? Tôi mong sao người thân chúng tôi được đưa về gần nơi chúng tôi sống. Người có lương tâm nào cũng thấy sự cần thiết của yêu cầu này. Và tôi tin đó cũng là chính sách nhân đạo vốn luôn được Nhà nước khẳng định trong các tuyên bố và phát ngôn.

Lần thăm này, gia đình tôi chỉ được gặp Thức trong 15 phút. Tình cờ chúng tôi gặp cháu Na, vợ tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Cường, ở cổng trại giam. Cháu vừa trở ra từ buổi thăm chồng mình, đang chờ bắt xe ngược về Sài Gòn. Cháu Na cho biết chỉ được gặp Cường trong 15 phút, thế là tôi cùng mấy đứa con, đứa cháu cũng theo đó chuẩn bị tinh thần trong điều kiện thời gian rút ngắn. Có lẽ trong cùng cảnh ngộ con người ta dễ hiểu và cảm thông cho nhau hơn, nên cuộc trò chuyện với cháu Na như muốn dài thêm mãi. Có quá nhiều trăn trở, quá nhiều nỗi niềm, quá nhiều lo lắng trong lòng gia đình các tù nhân lương tâm. Còn với cháu Na, một trong những nỗi lo lúc này là sức khỏe tinh thần của chồng mình. Do bị biệt giam nhiều tháng liền không tiếp xúc với ai nên Cường đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu trầm cảm.

VN và TQ Một mô hình, hai tầm nhìn

Một chuyên gia người Việt trò chuyện với BBC về quá trình phát triển của Việt Nam trong ba thập niên qua.

Ông Vũ Minh Khương, tiến sỹ đại học Harvard và hiện là giảng viên Đại học Quốc gia Singapore, cũng giải thích lý do tại sao Việt Nam không thể đạt được những thành tựu như Trung Quốc dù hai mô hình kinh tế khá giống nhau, giải thích mối liên hệ giữa xã hội dân chủ và nền kinh tế, đồng thời chỉ ra đâu là hướng đi cho Việt Nam trong tương lai giữa bối cảnh đầy khó khăn hiện nay.

Chậm tiến vì chiến thắng

BBC: Vài thập kỷ sau 'Khai phóng', Trung Quốc đã vươn mình trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới và đang leo lên vị trí ngày càng cao trên chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam cũng là quốc gia đã trải qua một quá trình tương tự dưới tên gọi 'Đổi Mới'. Ông đánh giá thế nào về sự phát triển của Việt Nam so với Trung Quốc trong ba thập kỷ qua?

Những bài viết của LS Trần Vũ Hải nhân Kỳ họp 6 Quốc hội Khóa 13 (Bài 2)

Bình luận nhanh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sau đúng một năm tiếp thu, chỉnh lý (về Lời nói đầu, Chương I và Chương II).*

Dựa vào trang web duthaoonline.quochoi.vn, chúng tôi tìm hiểu Dự thảo 1 đề ngày 18/12/2012 (DT1)Dự thảo 4 đề ngày 17/10/2013 (DT4). Sau đây là một số nhận xét nhanh về 02 Dự thảo này:

I/. Về lời nói đầu và Chương I (Chế độ chính trị):

1, Lời nói đầu của DT4 về cơ bản như lời nói đầu của DT1 nhưng đã được rút ngắn bằng khoảng 2/3 so với DT1.

2, Các điều 1 và 2  DT4 về cơ bản được giữ nguyên ý như DT1 (điều 2 có bổ sung thêm đoạn “nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ”).

Hành trình tôi trở thành “phản động”

Lê Thu Hà

Tôi, một công dân đầu 8x, thế hệ mà người ta thường khôi hài, mỉa mai gọi đó là sản phẩm lỗi của xã hội, của nền giáo dục dưới một thứ chủ nghĩa hoang tưởng, phi thực tế. Tôi, như bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa, hồn nhiên lớn, hồn nhiên sống, hồn nhiên yêu đời, yêu quê hương với những lý tưởng sục sôi dưới mái trường XHCN.

Tôi, con nhà nòi cộng sản, ông bà nội ngoại, cô dì chú bác, và cả ba tôi đều cống hiến hết mình cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước vĩ đại. Ba tôi từng là Trợ lý Cục chính trị Quân khu 4, từng “tập kích” vào chiến trường B, tham gia chỉ huy những trận đấu ở Quảng Trị, và gặp mẹ tôi. Năm 1982, khi mẹ hạ sinh 2 anh em sinh đôi là tôi và anh trai, ba quyết định xuất ngũ với chế độ về hưu mất sức lao động. Tôi lớn lên với một niềm tin mãnh liệt và một niềm tự hào lớn lao về quê hương, xứ sở, về những chiến tích lẫy lừng của cha ông. Điều kỳ lạ là, từ khi tôi biết nhận thức cho đến ngày ba tôi mất, ông chưa hề một lần kể cho chúng tôi nghe về những chiến công hay những khó khăn gian khổ trong chiến tranh mà ông đã trải qua, cũng chưa một lần định hướng cho anh em tôi gia nhập vào đội ngũ của Đảng. Ông là người khá kín tiếng, mực thước, tinh anh, với vốn kiến thức uyên bác, có tầm nhìn rộng và những nhận định sắc bén về mọi vấn đề trong cuộc sống. Hàng xóm và người dân trong khu phố đều kính trọng ông. Những năm tháng còn học phổ thông, tôi để ý thấy ba hay theo dõi thời sự, và đặc biệt là ban đêm, ba tôi hay mở đài BBC, VOA và RFA để nghe, những đài mà với hiểu biết của tôi là phản động. Tôi thường thấy ba ngồi lặng lẽ ưu tư, trầm mặc. Nhưng hồi đó, với tuổi ăn tuổi lớn, tôi quên bẵng những ưu tư đó của ba và cứ thế hồn nhiên va vào cuộc sống.

Vụ án Xét lại (phần 2 và phần 3)

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Phần 2: Chống Đảng hay chống Tướng

B. Yegorov, V. Komarov, Le Duc Tho, K. Feokistov, Pham Van Dong

Từ trái sang: Thành viên của Bộ Chính trị Đảng Lao Động Việt Nam Lê Đức Thọ, phi hành gia Boris Yegorov, phi hành gia Vladimir Komarov, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng, và phi hành gia Konstantin Feokistov tại Nga ngày 01/1/1964. RIA Novosti photo

Việt Nam: Sửa đổi Hiến pháp để Bảo vệ Nhân quyền

Quốc Hội cần cải tổ hệ thống nặng tính đàn áp và tiếp nhận các tiêu chuẩn quốc tế

(New York, ngày 22 tháng Mười năm 2013) – Trong một văn thư vừa gửi tới Chủ tịch Quốc hội, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Quốc hội Việt Nam cần đảm bảo bản hiến pháp sửa đổi của Việt Nam đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Quốc hội Việt Nam đang xem xét và dự định sẽ bỏ phiếu về các nội dung sửa đổi hiến pháp trong phiên họp từ ngày 21 tháng Mười đến ngày 30 tháng Mười một năm 2013.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho rằng các nghị viên Quốc hội đang đứng trước một ngã rẽ lịch sử và, bất chấp các yêu cầu của Đảng Cộng sản đang cầm quyền, nên sử dụng thời cơ này để mang lại những thay đổi có ý nghĩa cho một hệ thống hiến pháp và pháp luật vốn đã cản trở người dân Việt Nam được hưởng các quyền cơ bản một cách có hệ thống. Lần gần đây nhất bản Hiến pháp Việt Nam 1992 được sửa đổi vào năm 2001.   

Xã hội dân sự kiểu Việt Nam

Huỳnh Thục Vy

Dịch sang tiếng Anh: Nguyen Khoa Thai Anh

Việt Nam không thực sự có các tổ chức xã hội dân sự cho riêng mình. Các hội đoàn ở Việt Nam không thực hiện đúng chức năng và mục đích tự thân của các hội đoàn dân sự như ở các quốc gia tự do dân chủ, mà chỉ là công cụ thực hiện chức năng giám sát mọi hoạt động của người dân và tuyên truyền cho Đảng Cộng sản.

Defend the Defenders

2

Vụ án xét lại chống đảng - phần 1

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

clip_image002

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Xô viết Nikolai Kosygin (bên phải), Chủ tịch Đảng lao động Việt Nam Đảng Hồ Chí Minh (giữa) và Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Phạm Văn Đồng (phải) tại Hà Nội ngày 06/02/1965. AFP photo

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn