Đảng Cộng sản Việt Nam Không thuộc Kinh Thánh của mình

Nguyễn Cam.

Có hai điều xin thưa trước. Một là hai chữ “cộng sản” đã dịch sai cả trăm năm nay vẫn chưa đính chính. Đúng ra phải dịch là “cộng đồng chủ nghĩa”. Hai là tôi gọi Bản Tuyên ngôn Cộng sản (Cộng đồng) mà hai ông Mác và Ăng ghen đã công bố năm 1848 là Kinh Thánh của các đảng cộng sản (cộng đồng)

Nói không thuộc Kinh Thánh của mình, là bởi trong bản Tuyên ngôn ấy, mà tất tật các đảng “cộng sản” đều coi như bộ cương lĩnh gốc của mình, có những điều xem ra trái khoáy với hiện thực. Ví dụ trong bản tuyên ngôn ấy hai nhà sáng lập chủ nghĩa cộng đồng từng có dự báo và lên án cái gọi là chủ nghĩa ”cộng sản” phong kiến. Thế mà những người “cộng sản” theo khuynh hướng đệ tam, dựng lên cái mô hình Xô viết rất gần với cái chủ nghĩa phong kiến dù đã đặt một cái tên khác, chủ nghĩa xã hội hiện thực. Cái quan niệm đất đai chẳng khác gì quan niệm phong kiến: phổ thiên chi hạ mạc phi vương thổ. Nghĩa là đất ở dưới gầm trời đâu cũng là đất của nhà vua! Hoặc như ban lãnh đạo trước sau đều thành vua tập thể. Hoặc như Chương IV của bản tuyên ngôn ấy có ghi rõ: ”Thái độ của những người “cộng sản” đối với các đảng đối lập”.

Quân đông, tướng nhiều, sao khó bắt tham nhũng?

Lê Kiên – Báo Tuổi Trẻ

Lâu lâu đọc được một bài báo “lề chính thống” đi đến gần sự thật như thế này cũng mừng. Thích câu vặn hỏi Thứ trưởng Công an của ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội: “Tội phạm về an ninh quốc gia rất tinh vi, phức tạp, có tổ chức mà các đồng chí vẫn khám phá ngon lành. Vậy tại sao các đồng chí cứ nói tội tham nhũng tinh vi, ẩn nên khó phát hiện? Cứ thử bí mật đặt camera ở các khu vực có cảnh sát giao thông, thử đến các nơi phụ huynh xin học cho con vào trường điểm xem nó có ẩn hay không?” và lời bình của bà Trần Thị Quốc Khánh - ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường: “Đảng và Nhà nước rất coi trọng công an, chế độ chính sách cho lực lượng này ngày càng ưu đãi. Các đồng chí có nhiều tướng hơn, con em các đồng chí cũng được quan tâm hơn. Nhưng các đồng chí đã hoàn thành trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước chưa? Công tác phòng chống tham nhũng trong nội bộ đã được chú trọng chưa?”

Khoảng cách trí tuệ

Alan Phan

Khi bàn về sự ổn định cần thiết cho xã hội Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng rủi ro nguy hiểm nhất đến từ khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng sâu rộng. Một ước đoán là khoảng 2-3% dân số đang nắm ít nhất là 24% tài sản tư nhân. Thu nhập của 2 triệu người này trung bình khoảng 6,300 USD một năm một người; trong khi tổng số dân còn lại chỉ có thu nhập khoảng 1,010 USD. (Tất cả các con số này là một ước lượng năm 2011 từ luận án của một nghiên cứu sinh DBA nhờ tôi bảo trợ. Theo tôi, cách định lượng dựa trên vài số liệu thống kê không đạt chuẩn; nhưng tôi nêu lên đây để chúng ta có một khái niệm).

Khoảng cách giàu nghèo này có thể tạo những bất ổn xã hội đáng kể qua nạn cướp giật, lừa đảo, tranh chấp lao động…nhưng cá nhân tôi cho rằng bàn tay sắt của hệ thống an ninh khá hữu hiệu trong việc đối phó.

clip_image002[6]

Sự vặn vẹo của công lí – Ngải Vị Vị nói về phiên tòa thế kỉ ở Trung Quốc

Ngải Vị Vị

Phạm Nguyên Trường dịch

Phiên tòa xử Bạc Hi Lai vừa kết thúc sẽ được nhớ đến như cột mốc chính trị quan trọng nhất trong lịch sử đương đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhiều năm sau khi Mao Trạch Đông mất vào năm 1976, những phiên tòa có tính trình diễn là chuyện bình thường. Do vai trò của họ trong Cách mạng Văn hóa, “bè lũ bốn tên” bị quy kết và kết án đơn giản là “hoạt động chống Đảng”. Nhưng bây giờ, một vụ án chính trị phải xem xét nhiều yếu tố hơn.

Khi Trung Quốc gánh vác vai trò quan trọng hơn trong các hoạt động quốc tế và quảng bá về sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của mình trong suốt 30 năm qua, giới lãnh đạo đất nước này tìm cách tạo cho mình uy tín trong việc trị quốc theo tinh thần pháp trị. Với phiên tòa xử Bạc Hi Lai như một phép thử, ban lãnh đạo mới đã nỗ lực giữ ảo tưởng đó và để có thể xuất hiện một cách cởi mở và tự tin trước nhân dân nước mình. Nhưng cuối cùng, cố gắng của họ đã thất bại.

Sự “tương đối” ở đời

Nguyên Thuy

Nhân đọc bài Nghĩ về tính “đa nguyên” trong thế giới sự sống của Th.S T. đăng trên BVN thấy có đoạn nói về cách ăn uống của người Việt ở bên nhà như sau (trích): “Trong các món ăn hằng ngày, người Việt Nam thường phối hợp các thứ thuộc về “âm” với các thứ thuộc về “dương”. Ví dụ ăn cá, tôm, cua (máu lạnh, thuộc âm) thì phải ăn kèm các gia vị cay nóng (thuộc dương), nếu không dễ bị đau bụng.”

Thật là ngẫu nhiên vì ngày hôm trước tôi cũng nhận được email của một người bạn Pháp đang ghé chơi Canada, bạn cũng mách tôi cách  tương tự mà anh ta gọi là phương pháp theo Lão tử. Có điều là, theo như anh ta viết thì tôm thuộc nhóm thức ăn nóng tức dương trong khi  Th.S. thì xếp tôm thuộc nhóm lạnh tức là âm, thành không biết ai đúng ai sai. Anh nói khi về Pháp sẽ chuyển cho tôi  thêm chi tiết. (trích): “Sent: 24 août 2013 : Bonjour Thuy, …Quand je serai de retour en France je vais te scanner et t'envoyer la classification des aliments (approche taoïste) : peut être que comme moi tu manques d'aliments chauds tels que : le poivre, les crevettes, etc.. et que tu prends trop d'aliments froids qui perturbent ta digestion…”

Gửi Tuyên bố phản đối Nghị định 72 lên Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ

1. Gửi Ủy ban Pháp luật của Quốc hội ngày 28-8-2013

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--oo0oo--

Kính gửi: Ủy ban Pháp luật

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thay mặt 599 người đã ký tên vào bản Tuyên bố về Nghị định 72 của Chính phủ, xin gửi đến Ủy ban Pháp luật của Quốc hội bản Tuyên bố này để quý ngài cứu xét các vấn đề mà chúng tôi đặt ra trong đó, cũng như những yêu cầu cụ thể của chúng tôi đối với Quốc hội trong việc rà soát lại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9/2013.

Kính chào trân trọng

Ngày 28-8-2013

Người gửi

clip_image002

 

 

GS Nguyễn Huệ Chi

Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp

Hoàng Xuân Phú

cũng chỉ là con dân

mà xưng là thiên tử

Có lẽ không điều khoản nào của Hiến pháp 1992Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lại được bàn cãi nhiều bằng Điều 4. Một bên thì cương quyết bảo lưu, bên kia lại muốn loại bỏ nó ra khỏi Hiến pháp. Nội dung mà hai bên thường đề cập là duy trì hay không việc hiến định quyền lãnh đạo đương nhiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Nhưng đấy mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Để tìm hiểu thêm phần tiềm ẩn, ta hãy đọc lại Điều 4 Hiến pháp 1992 và cùng nhau suy ngẫm:

Mấy ý kiến về tham vọng bành trướng Trung Hoa (tiếp theo)

Nguyễn Thái Nguyên

II- Những quốc sách lớn để thực hiện mục tiêu bành trướng

Bây giờ ta thử xem chiến lược cũng như sách lược mà TQ đang làm đối với các khu vực khác nhau, các trình độ phát triển khác nhau, cũng như mức độ “hữu nghị” khác nhau đối với các nước để thấy rõ hơn độ nguy hiểm trong “chính sách giúp đỡ” của TQ ra sao. Chúng ta có nên có những cách thức điều tra, tổng kết để sớm ngăn chặn những di họa mà các dự án của TQ đã và đang triển khai trên đất nước ta như cách mà nhiều nước đang làm?

Xóa bỏ Hiến pháp 1946 và tinh thần Khởi nghĩa Tháng Tám là đánh mất chính nghĩa Dân tộc

Nguyễn Cam

Cuộc Khởi nghĩa Tháng Tám 1945 ghi một mốc son trong Lịch sử Dân tộc. Mặc dầu hồi ấy chỉ một ít người Việt biết đến Cương lĩnh Việt Minh mà cụ Hồ diển ca thành 10 điều, nhưng ai nấy đều tâm niệm “Việt Nam Độc lập muôn năm” và “Tiến lên nền Dân chủ cộng hòa”. Dân chủ là gì cũng chưa biết, nhưng cứ Độc lập, nghĩa là không còn cảnh áp bức, đè đầu cưỡi cổ của thực dân và quan lại hào lý là được rồi. Một niềm tin đơn giản nhưng sâu sắc, đầy trực cảm.

Khởi nghĩa xong, có hai việc được coi là đạo nghĩa và pháp lý của Dân tộc. Một là Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh đọc ở Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945. Hai là bản Hiến pháp được Quốc hội thông qua năm 1946, gọi tắt là HP 46.

Bản Tuyên ngôn Độc lập, đúng như thế, chỉ tuyên ngôn duy nhất một điều: Việt Nam Độc lâp. Việt Nam có quyền (mặc nhiên và thiêng liêng) được hưởng quyền tự do và độc lập. Kết thúc Bản Tuyên ngôn đó khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.” (Đây là câu mà sau này những người nhại giọng cụ Hồ thường đọc cho đồng bào nghe trong các sinh hoạt tập thể).

Những người chiến sĩ trong thời bình

Khánh Trâm

Ngày 18 tháng 3 năm 1979 khi nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố trước thế giới rút quân khỏi biên giới phía Bắc nước ta, kết thúc 30 ngày đêm của thứ chiến tranh lấy thịt đè người, lớn bắt nạt bé (mà ông Đặng Tiểu Bình ngang nhiên tuyên bố là “dạy cho Việt Nam một bài học”), và những trận đánh cảm tử mà nổi bật là trận chiến Lão Sơn-Hà Giang (1984) hay trận chiến Gạc Ma ngoài biển Đông (1988), kể từ đó tiếng súng chiến tranh không còn vang lên trên lãnh thổ nước ta và từ đây Việt Nam mới thực sự bình yên (nói một cách tương đối) để bắt tay xây dựng đất nước. Tính ra suốt từ những năm 60 của thế kỷ XIX cho đến những năm 80 của thế kỷ thế kỷ XX, thời gian chỉ hơn một thế kỷ thế mà cái mảnh đất bé nhỏ hình chữ S này liên miên ngập tràn trong các cuộc chiến rất tang thương để rồi hơn 5 triệu người thiệt mạng (bằng dân số Phần Lan hiện nay). Trong thời chiến, vũ khí của những người lính và nhân dân là súng đạn, là lòng can đảm, là mưu trí, là tình yêu tổ quốc quê hương.

Về tiểu thuyết “Đại gia” của Thiên Sơn

Việc đình chỉ phát hành một tác phẩm văn học là chuyện quen thuộc ở nước ta, chỉ cần theo lệnh của Cục Xuất bản chứ không do Toà án phán quyết như ở các nước “dân chủ chỉ bằng 1/ triệu (hay 1/vạn…) lần”. Đáng lưu ý là lý do mà Cục XB đưa ra cho việc đình chỉ: “Việc phản ánh hiện thực xã hội và đề cập đến một số vấn đề “nhạy cảm” hiện nay với tính chất cường điệu quá mức, cùng với những nhận định, đánh giả chủ quan, một chiều của tác giả sẽ ảnh hưởng không tốt cho bạn đọc và gây bất lợi cho xã hội”.

BVN xin cung cấp cho bạn đọc những thông tin bước đầu liên quan đến cuốn tiểu thuyết bỗng thành “nổi tiếng” nhờ quyết định đình chỉ trên.

Bauxite Việt Nam

Suy nghĩ về bài viết "Suy nghĩ"

Đoàn Hưng Quốc

Bài viết "Suy nghĩ" của ông Lê Hiếu Đằng đã khuấy động lên một làn sóng tranh cãi và chất vấn đối với nhà cầm quyền về tính cách hợp pháp để thành hình một đảng chính trị tại Việt Nam - kết quả dù chưa biết thế nào nhưng tự việc làm đã là một bước đột phá trong tiến trình dân chủ hoá đất nước.

Người viết xin nhập đề rất thẳng thắn: các ông Lê Hiếu Đằng, Hồ Ngọc Nhuận tuổi đã cao, sức khoẻ yếu kém nên không thể xây dựng và điều hướng một đảng chính trị lớn mạnh trong thời buổi năng động hiện tại; các ông không phải là các đảng viên cao cấp và nòng cốt trong hệ thống; quá khứ của các ông cũng đã lấm bùn nên không thu hút được quảng đại quần chúng; thành phần đảng viên mà ông quen biết và kêu gọi có lẽ đa số thuộc cùng thế hệ, vì ít nhất theo ghi nhận của người viết vốn đang ở nước ngoài thì ông cũng không thu hút được nhiều đảng viên cộng sản ở lớp tuổi trẻ hơn.

Hãy tuân theo quy luật để tồn tại và phát triển

Hà Huy Sơn

Lịch sử đấu tranh của nhân loại không ngoài mục đích vì quyền con người, quyền ấy phải ngày càng được đáp ứng đầy đủ và thỏa mãn ở mức cao hơn. Để đạt được điều này thì chỉ có một phương cách không thể phủ nhận là mỗi xã hội phải tự thiết lập nên một thể chế dân chủ cho chính mình. Thể chế dân chủ là ở đó người dân có quyền tham gia quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Mà cốt lõi của thể chế dân chủ là một nhà nước “của dân, do dân, vì dân”. Đây là tiêu chí cơ bản phân biệt giữa thể chế dân chủ và thể chế toàn trị. Nhưng các thể chế toàn trị lại luôn tự nhận đây là đặc trưng của riêng họ, chỉ có điều ở thể chế toàn trị không có nguyên lý vận hành một nhà nước “của dân, do dân, vì dân”.

Nhà nước là cơ quan quyền lực của xã hội, là công cụ của người dân. Do điều kiện vật chất thực tế nên người dân chưa thể thực hiện được quyền “dân chủ trực tiếp” mà phải thông qua cơ chế “dân chủ đại diện”. Dân chủ đại diện có nghĩa là người dân không thể trực tiếp phúc quyết các dự luật, các vấn đề tổ chức, nhân sự của bộ máy nhà nước, các chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia…

Mấy ý kiến về tham vọng bành trướng Trung Hoa

Nguyễn Thái Nguyên

I- Thử bàn về “Lý luận Đặng Tiểu Bình” và truyền thống bành trướng Trung Hoa

Lâu nay, mỗi khi nói đến thói bành trướng của Trung Quốc, ta thường gán cho hành động này chữ “Đại Hán”, gọi chung là “Bành trướng Đại Hán”. Về bản chất, cách khái quát đó không sai, nhưng có lẽ chưa đủ, chưa thật chính xác.

Thật ra, không kể những triều đại tù mù, khó tin trong sử sách TQ như thời Ngũ đế, trong đó có Nghiêu-Thuấn-Vũ mà “Trung quốc lịch đại kỷ nguyên biểu” đưa ra niên đại từ 21-30 thế kỷ trước công nguyên! Thậm chí đến Hạ, Thương, Chu cũng khó nói đó là nước Trung Hoa cổ đúng nghĩa vì chỉ có một vùng nhỏ bé phía Tây-Tây Bắc ngày nay thôi, mà mấy ông này nếu có thực thì đâu phải người Hán. Tôi tính từ lúc Tần Thủy Hoàng lên ngôi Hoàng đế, thống nhất TQ vào năm 246 TCN đến nay thì “người Hán” nắm thực quyền cai trị đất nước Trung Hoa chưa đầy 1.000 năm mà thôi, còn lại là những tộc người “không phải Hán”. Tư tưởng bành trướng được hình thành trên nền tảng văn hóa đại bá chủ thiên hạ ít nhất có từ thời Khổng tử (551- 479 TCN) với chủ thuyết “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Nhân bản

Phạm Thị Hoài

clip_image002Trên Quân đội Nhân dân ngày 18-8-2013, trong bài mở đầu đợt phản công lời kêu gọi thành lập một đảng dân chủ xã hội của ông Lê Hiếu Đằng, một tác giả Trọng Đức nào đó lập luận như sau: “Trên thực tế, dân chủ không phụ thuộc vào chế độ độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào bản chất chế độ cầm quyền phục vụ giai cấp nào”. Hai ngày sau, một thạc sĩ Phạm Văn Thiết cũng phát biểu gần nguyên xi như vậy, cũng trên tờ báo này. Nhưng nguyên vẹn câu này thì đã được một PGS TS Nguyễn Mạnh Hưởng diễn đạt trong bài “Vì sao Việt Nam không cần đa đảng”, đăng trên trang tin của Đài Tiếng nói Việt Nam từ hơn hai năm trước, ngày 18-1-2011. Song đó cũng không phải là hồ sơ gốc của trị số tư tưởng này vì trước đó, ngày 8-8-2010 cũng trên Quân đội Nhân dân, một TS Lê Văn Bảo đã viết hệt như vậy trong bài “Dân chủ phụ thuộc vào bản chất đảng cầm quyền”, còn theo tường thuật của báo Công an Nhân dân ngày 03-6-2013 thì Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp cũng đưa ra kết luận như thế. Tài sản tuyên huấn của bộ máy tư tưởng chính thống ở Việt Nam hẳn là sở hữu trí tuệ tập thể, nhiều người có thể cùng là tác giả của một câu, giống nhau đến từng chữ.

Tường thuật buổi gặp gỡ của đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam với Tòa Đại sứ Đức tại Hà Nội

Mạng lưới Blogger Việt Nam

clip_image001

Vào sáng nay, thứ Tư, 28/8, một số đại diện của Mạng lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) sẽ có một buổi tiếp xúc và trao đổi với Đại sứ quán Đức. Đây là tiếp nối nỗ lực của MLBVN trong việc vận động quốc tế quan tâm đến bản Tuyên bố 258, yêu cầu nhà nước Việt Nam hủy Điều 258 BLHS, trong bối cảnh Việt Nam đang tranh cử để trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Hành trình của Tuyên bố 258

Đặng Bích Phượng

Là một trong những người ký vào bản Tuyên bố 258, đương nhiên tôi nhận lời tham gia trao Tuyên bố này cho sứ quán Đức vào sáng ngày 28/8. Thú thực, tuy các cuộc trao Tuyên bố 258 trước đó cho các sứ quán Thụy Điển, Úc, Mỹ đều diễn ra bình thường, nhưng tôi vẫn khá hồi hộp. Tôi chỉ nghĩ duy nhất về một điều: làm thế nào để đến được đó?

Sáng 28/8, tôi vẫn vào mạng bình thường. Vừa vào facebook đăng một status xong thì đọc được một tin khác, rằng quanh sứ quán Đức hiện có rất nhiều công an, an ninh, dân phòng.

Tim tôi đập thình thịch một cách vô thức. Chứng kiến hôm sứ quán Mỹ cho xe đến đón luật sư Nguyễn Văn Đài bất thành, tôi nghĩ chẳng có gì đảm bảo là họ sẽ không chặn chúng tôi ngay từ vòng ngoài. Tôi bắt đầu tính toán xem đi bằng phương tiện gì? Mặc thế nào để che được cái áo có logo 258? Rốt cuộc, tôi chọn phương án đi taxi, và mặc trùm ra ngoài cái áo 258 bằng một cái áo khác.

Bản tiếng Anh của Tuyên bố về Nghị định 72

Người dịch: Nhóm Hương Nguyên

Người hiệu đính: Nam Việt

STATEMENT ON THE DECREE NO. 72/2013/ND-CP, A VIOLATION OF THE CONSTITUTION OF VIETNAM AND OF INTERNATIONAL CONVENTIONS TO WHICH VIETNAM IS A SIGNATORY

We:

- Citizens of the Socialist Republic of Vietnam, especially those who use the Internet as a means to enrich knowledge and awareness, to be updated with domestic and international information in order to live, to learn and to work with human dignity in a civilized and modern society;

- Vietnamese people who are residing abroad and concerned about the destiny of Vietnam, about the freedom and democracy of the compatriots inside the country;

Tuyên bố của Marie Harf, Phó Phát ngôn viên: Tuyên bố chung của Liên minh Tự do Trực tuyến về Nghị định 72 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Văn phòng Phát ngôn viên

Dành cho đăng tải ngay

Ngày 26 tháng 8 năm 2013

2013/2034

Liên minh Tự do Trực tuyến quan ngại sâu sắc về Nghị định 72 mới công bố của Việt Nam, theo đó sẽ áp đặt thêm những hạn chế đối với cách thức truy cập và sử dụng Internet ở Việt Nam khi nghị định có hiệu lực ngày 1 tháng 9. Ví dụ, Nghị định 72 hạn chế luồng thông tin trực tuyến và giới hạn việc chia sẻ một số loại tin tức và ngôn luận khác. Nghị định 72 dường như không phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam đối với Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các cam kết của họ đối với Tuyên ngôn Nhân quyền.

Đàng hoàng hơn

Hồ Ngọc Nhuận

Trên thế giới ai cũng biết: một nền dân chủ pháp trị đích thực, với một Nhà nước pháp quyền đích thực, là một nền dân chủ đặt luật pháp lên trên hết, trên mọi người và trên mọi quyền bính, tất nhiên và trước hết là trên người lãnh đạo cầm quyền, vì phải làm gương. Trừ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, vì Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo ở đây tự vẽ ra Hiến pháp, cầm điều 4 HP làm bùa chủ đạo, để ngồi xổm trên luật pháp.

Trong một nền dân chủ pháp trị ai cũng biết: “Điều gì luật pháp không cấm thì người dân có quyền làm”.

Nhưng trước hết, người dân còn phải làm những điều luật pháp kêu làm.

Như làm ăn thì luật pháp kêu phải đóng thuế. Làm trai thì luật pháp kêu phải thi hành nghĩa vụ quân sự. Làm người chiến sĩ trong quân đội thì phải trung thành với Tổ quốc… Ở đâu cũng vậy.

Mục nát thì phải phá bỏ, thưa ông Nguyễn Chơn Trung!

Hà Văn Thịnh

Lâu lắm rồi tôi không viết, vì nhiều lẽ, nhưng cái chính là do tiêu cực, tham nhũng, cái ác, cái xấu của quan chức nhiều quá; sự dốt nát, lộng hành, khinh dân - kiêu binh... của các cấp lãnh đạo nhiều quá (chẳng hạn: hơn 50.000 văn bản sai quy phạm pháp lý, đến mức như những trò hề)..., thành thử, nếu viết sẽ lại trùng, lại lặp, bởi động đến cái gì cũng có “tham gia” rồi (tôi đã từng có bài “Viết cái gì và viết thế nào đây”)...

Thế nhưng, hôm nay đọc bài của ông Nguyễn Chơn Trung – Sáu Quang , tự thấy rằng không thể im lặng...

Tới luôn Bác Đằng

Trần Khải

Luật gia Lê Hiếu Đằng sau khi phổ biến bàì viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh...” bỗng nhiên rơi vào giữa một giao lộ (có thể là ngã tư, ngã sáu, hay ngã bảy) và nằm mai phục khắp các ngã đường là nhiều tay súng bắn tỉa (và dĩ nhiên, có cả đại pháo, cà nông). Vấn đề chúng ta có thể thấy l, bất kỳ đảng viên nào công khai kêu gọi lập đảng đối trọng như ông Lê Hiếu Đằng đều phải lãnh đạn bắn từ mười phương tám hướng.

Chuyện báo chí chính thống như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân... viết bài chỉ trích ông Lê Hiếu Đằng là chuyện dễ hiểu. Vì có rất nhiều người muốn gìn giữ sổ hưu cho nặng ký, bất chấp đất nước này có trôi tuột theo Biển Đông (nói về chính trị, khi Bắc thuộc thêm lần nữa) hay là sẽ bị ngập nước triều cường như Sài Gòn ngày mưa lớn (nói về kinh tế, khi các quả đấm thép của chính phủ giộng vào mặt nhân dân thêm nhiều quả nợ xấu)...

Cũng có nhiều người nghi ngờ lòng ông Lê Hiếu Đằng bất trắc (hay là chụp mũ? Cũng là sương mù khó hiểu). Nhưng thực sự, ông Lê Hiếu Đằng cũng mấp mé 80 tuổi rồi. Lòng ông có bất trắc là bất trắc với ai?

Những điều nổi bật trong chuyến thăm Mỹ của ông Trương Tấn Sang

Trọng Nghĩa

Về chuyến công du Hoa Kỳ của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang - với đỉnh cao là cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 25/07/2013, đã có rất nhiều nhận định. Nhưng giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales) đã có nhận xét về một số điểm ít được lưu ý, liên quan đến Biển Đông, quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt cũng như phản ứng của Trung Quốc trước đà tăng cường quan hệ giữa Washington và Hà Nội.

clip_image002

Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng hôm 25/07/ 2013. REUTERS/Yuri Gripas

Vì sao hai thủy điện "lạ" (Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A) cứ dây dưa?

Nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (SCT)

Chỉ là một dự án bình thường mà sao hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A (ĐN 6&6A) gây rắc rối kéo dài không đáng có cho các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các tỉnh, các tổ chức, cộng đồng địa phương và cho chính khổ chú là doanh nghiệp?

Tới đây, hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) sẽ tổ chức thẩm định lần thứ ba sau khi yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị tư vấn sửa chữa theo Công văn Số 2059/TCMT-TĐ ngày 06/12/2012 của Bộ TN&MT.

Sự tàn bạo muôn năm!

Blogger Người Buôn Gió

Ngày bé tôi nghe các đàn anh kể những chuyện khốc liệt trong nhà tù. Những trận đòn, biện pháp hành hạ, tra tấn và khủng bố của các tù nhân với nhau. Thường là tù trách nhiệm (một dạng tù chỉ huy do cán bộ trại giam chỉ định ) với các tù nhân khác, đôi khi là trực tiếp quản giáo tham gia cuộc đánh đập.

Và những thủ đoạn tra tấn muôn vàn màu sắc như trói treo phơi nắng hè, ngâm mình dưới ao mùa đông. Đòn đánh vào hai bên mạng mỡ hoặc hai bên hông thắt lưng để om thận, đòn úp bàn tay vỗ vào tai cho chấn thương âm màng nhĩ. Kiểu ngồi bó gối dẫn đến tê liệt chân....

Những câu chuyên đó không phải ở thời kỳ nhà tù thực dân, mà thời mà cách mạng đã thành công, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại vinh quang đời đời. Chuyện như thế xảy ra ở nhà tù Phong Quang, Quyết Tiến, Cổng Trời, Yên Hạ, Kế, Phú Sơn, Lam Sơn, Thanh Lâm, Thanh Cẩm, Kỳ Sơn, Thanh Chương, Tân Lập, Thanh Xuân, Văn Hòa, Kim Chi, Thủy Nguyên... những nhà tù mà sau này tôi đã đến, đã ở, đã đi qua tùy trong hoàn cảnh khác nhau.

Vì sao Trung Đông luôn ở trong tình trạng căng thẳng

Nguyễn Thái Nguyên

Tôi không phải là người chuyên nghiên cứu về Trung Đông, mà chỉ xuất phát từ việc nghiên cứu các triết lý của đạo Phật rồi so sánh với các tôn giáo khác như đạo Hồi, đạo Cơ đốc, đạo Do Thái ở mức độ có thể. Rồi như một gã lang thang phiêu bạt, cứ thế mà đọc, mà kiếm tìm khắp những thứ mình thấy cần, thấy thiếu, nên mới có được ít nhiều thông tin liên quan đến các nước Trung Đông và Bắc Phi. Nay thấy tình hình Syria đang đứng trước nguy cơ chuyển từ cuộc nội chiến thành một cuộc chiến tranh quy mô lớn, tôi xin cung cấp một số thông tin để các bạn đọc tham khảo thêm.

Trung Đông là một vùng đất rất đặc biệt xét về cả khía cạnh địa chính trị cũng như “phong thủy”. Nó đặc biệt về những kỳ tích của những nền văn minh rất sớm, về vị trí địa lý, về những nguồn tài nguyên lớn ẩn giấu trong lòng đất và đặc biệt cả về những tư tưởng tôn giáo bắt nguồn từ đây. Cũng bởi những lẽ rất đặc biệt ấy mà ở đây thường xuyên xảy ra các va đập, các cuộc đụng độ bằng vũ lực phức tạp và liên miên, từ chủ quyền lãnh thổ, tư tưởng tôn giáo đến lợi ích kinh tế. Thậm chí việc tranh chấp nguồn nước cũng xảy ra chiến tranh mà theo tôi, tương lai xa hơn thì nước sẽ quan trọng hơn cả dầu mỏ ở vùng này.

Thư ngỏ của ông Lê Hiếu Đằng

TP HCM, ngày 26 tháng 8 năm 2013

Kính gửi: - Các ông Giám đốc Đài Truyền hình Trung ương, TP HCM

- Tổng biên tập các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đại đoàn kết, Công an Nhân dân, Sài Gòn Giải phóng và các báo do sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương đã và sẽ đăng bài phê phán bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi.

Thưa các ông/bà,

Sau khi trang mạng Bauxite Việt Nam và các trang mạng khác đăng bài Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi thì Đài Truyền hình Trung ương và TP HCM cùng nhiều tờ báo, trong đó có báo của quý ông/bà, dồn dập đưa tin hoặc đăng nhiều bài phê phán bài viết của tôi và chắc chắn trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều tờ báo nữa vào cuộc “đánh đòn hội chợ” này.

Rất cần thiết có đảng đối lập

Phương Quỳnh

Mấy hôm nay, trên mạng xã hội dồn dập có nhiều ý kiến phản biện lại bài viết trên tờ Quân đội Nhân dân của tác giả Trọng Đức về bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…” của nguyên Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP HCM Lê Hiếu Đằng.

Còn nhiều bài khác (Màn tung hứng vụng về, Kiến nghị lỗi thời nhận thức sai lệch), cũng trên tờ Quân đội Nhân dân, phê phán ông Lê Hiếu Đằng, tựu trung các tác giả muốn duy trì sự độc đảng toàn trị. Các tác giả này cũng đã nhận được nhiều phản biện khác.

Sau đây tôi có vài suy nghĩ về vấn đề liên quan tới đảng đối lập mà ông Lê hiếu Đằng nêu ra.

Theo tôi, việc có đảng đối lập (đối thoại ôn hòa, bất bạo động) để giám sát quyền lực, chỉ ra những sai lầm của đảng cầm quyền, là vô cùng cần thiết.

Việt Nam: các kịch bản thời sự sắp tới

Phạm Chí Dũng

Gửi cho BBC từ Sài Gòn

Một “triển vọng” đang ngày càng rõ dần là bối cảnh xã hội Việt Nam đang gần hoàn tất giai đoạn vận động thứ hai của nó, nếu lấy mốc từ thời điểm mở cửa kinh tế những năm 1990.

clip_image002

Trước đó, giai đoạn vận hành đầu tiên kéo dài từ năm 1975 đến hậu khủng hoảng giá - lương - tiền.

Không thể tuyên truyền cho Điện Hạt nhân bằng cách “mà mắt” đồng bào dân tộc như thế này!

Thục Quyên (SAVEVIETNAM’S NATURE)

Đọc bài bài "Nâng cao nhận thức của người dân về phát triển điện hạt nhân" của diễn đàn Nangluongvietnam đăng ngày 24/08/2013

http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-hat-nhan-nang-luong-tai-tao/nang-cao-nhan-thuc-cua-nguoi-dan-ve-phat-trien-dien-hat-nhan.html và được các báo VN phổ biến hoặc đưa tin, tôi thấy mình có bổn phận lên tiếng phản đối lập tức việc làm hết sức sai trái, phản khoa học, của những người tuyên truyền cho sự an toàn của Dự án Điện Ninh Thuận như thế này: “Để những người có uy tín trong đồng bào dân tộc hiểu rõ hơn về điện hạt nhân, trong 2 ngày 23 - 24/8, Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức cho 130 đại biểu - những người có uy tín của cộng đồng 35 dân tộc anh em trong 125 thôn của tỉnh Ninh Thuận đến thăm lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.”

Những người tổ chức sự kiện trên thực sự vô ý thức, trình độ hiểu biết quá kém hay cố tình “mà mắt” đồng bào dân tộc khi đem Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt với công suất nhiệt 500 KW hay 0,5 MW để làm bằng chứng cuội cho sự an toàn của 2 lò hạt nhân 4000MW mà tập đoàn Rosatom sẽ xây dựng tại Ninh Thuận?

Thư thứ ba của các hộ dân bị cưỡng chế thu hồi đất làm khu Liên hợp Bình Dương gởi Bộ Chính trị BCHTƯ Đảng CSVN

Ông Thái Văn Dậu ở KP 3, P. Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương gửi cho BVN lá thư của 32 hộ dân bị cưỡng chế thu hồi đất gửi Bộ Chính trị Đảng CSVN tố cáo chính quyền địa phương không giải quyết thoả đáng khiếu nại của họ. Đây là lá thư thứ ba các hộ này gửi cho Bộ Chính trị. BVN xin đưa hình ảnh một số trường hợp cụ thể được kèm theo lá thư nói trên trong số những người khiếu nại do ông Thái Văn Dậu cung cấp.

clip_image002

Loạn thủy điện nhỏ

Tô Văn Trường

Để phát triển kinh tế xã hội bền vững, ngành điện cần đi trước một bước. Trong bài toán năng lượng của nước ta, thủy điện luôn được đánh giá cao vì giá thành tương đối rẻ, năng lượng sạch có khả năng tái tạo, dễ điều chỉnh nên thường được sử dụng để chạy cho bài toán phủ đỉnh trong sơ đồ điện. Bởi thế, hầu hết các công trình thủy điện lớn và vừa đã và đang được khai thác triệt để ở nước ta là điều dễ hiểu.

Báo Người Lao Động và báo Tuổi Trẻ mới đưa thông tin về vụ xẻ vườn quốc gia làm dự án thủy điện Ea K’tuor nằm trong vườn quốc gia Chư Yang Sin. Dự án này nằm trong quy hoạch dự án thủy điện vừa và nhỏ đã được UBND tỉnh phê duyệt và được Bộ Công Thương cho phép nghiên cứu đầu tư xây dựng. Vì vậy, các sở - ngành đồng ý điều chỉnh công suất từ 7,5 MW xuống 5 MW để chủ đầu tư tiến hành các thủ tục tiếp theo.

Đảng ta hơn ở chỗ vẫn còn nhiều người tốt?

Blogger Gò Cỏ May

clip_image001

Dạo này nhận job (việc) mới, bận tối ngày. Nên cũng có phần sao nhãng việc đàn sáo (gõ phím). Nhưng hôm nay, tình cờ vào Quê Choa đọc được Chuyện mấy cái phong bì của Phan Chi khiến mình lại tủm tỉm cười và có hứng loạn bàn chút cho đỡ “nhạt miệng” (chữ của NQL). Chứ cái thá vô công dồi nghề như mình, hơi đâu mà mua dây buộc cho nhọc lòng…

1- Thời còn ở làng, hàng năm cứ đến lễ Hội chùa Thày (7/3 âm lịch) là mình hay cơm nắm muối vừng theo các anh chị đi trẩy hội. Nhớ dạo đó tinh đi bộ chứ làm gì đã có đủ xe đạp mỗi người một chiếc mà đi. Từ nhà đến núi Thày, đi tắt qua bãi Giá cũng phải tới mươi cây số. Nhưng cứ nghĩ tới cảnh được trèo lên các tảng đá tai mèo chênh vênh mà ngắm xuống khung cảnh chùa chiền, làng mạc và cánh đồng bên dưới là lòng mọi người lại háo hức một cách lạ kỳ. Không biết nhà thơ nổi tiếng xứ Đoài - Quang Dũng (quê Đan Phượng) thời ở làng có giống tâm trạng của tôi không? Nhưng khi đọc tới cái câu “Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn/ Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng” trong tuyệt phẩm nổi tiếng Đôi mắt người Sơn Tây thì tôi tin cái đẹp hoang sơ của tuổi ấu thơ ở một vùng đầy ca dao cổ tích như xứ Đoài, người nào kinh qua chả cảm nhận được.

Nghĩ về tính “đa nguyên” trong thế giới sự sống

Đào Tiến Thi

Từ hôm ông Lê Hiếu Đằng và ông Hồ Ngọc Nhuận đưa ra vấn đề đa đảng, mấy tờ báo chính thống, đặc biệt là tờ Quân đội nhân dân, ra đòn phản bác liên tiếp. Trong bài này, tôi chưa bàn về sự đúng sai của những bài viết ấy. Trước hết, tôi cảm nhận trong đó một tâm lý sợ hãi, tức tối và lớn tiếng doạ dẫm của các tác giả đối với những người đối lập. Từ bao giờ đã hình thành ở nước ta, rằng chỉ có chính thống mới là đúng, còn thì tất cả đều là sai, đều là “phản động”? Ấy thế mà nhiều khi trong lúc cùng, để cứu nguy, thì chính những lãnh tụ của chính thống lại chấp nhận, thậm chí cổ suý cho những điều mà họ từng bài bác, kết tội. Ví dụ gần đây nhất là việc chấp nhận kinh tế thị trường, chấp nhận mở cửa với tư bản nước ngoài, điều chưa hề có trong lý luận Mác-xít và suốt một thời gian dài là chuyện tuyệt đối cấm kỵ.

Góp lời bàn ngắn về nông thôn nông nghiệp

Nguyễn Thái Nguyên

Lâu nay, thi thoảng tôi có viết vài trang ngắn về chuyện này chuyện nọ thì cũng mang tính thông tin là chủ yếu, không có tham vọng trình bày cái gì. Cũng có người hỏi tại sao không thấy tôi viết gì về nông thôn nông nghiệp, một lĩnh vực tôi gắn bó rất lâu và cũng rất sâu nặng? Vâng, nói như Phạm Tiến Duật, “không có kính không phải vì xe không có kính…”. Tôi thấy khó để viết gì nếu mình không có cơ hội nào đằm mình trong cái biển mênh mông ấy và… đây lại là lĩnh vực không chỉ khó mà còn rất nhạy cảm.

Gần đây thấy đang dấy lên một “phong trào” mới là bàn nhau chuyển đổi cơ cấu, nôm na là bớt đất trồng lúa chuyển sang trồng cây khác mà thấy có một số vị lên tivi nói như là một lối thoát mới theo tinh thần Nghị quyết của đảng: Tái cơ cấu!

Những nông dân đang bị Đảng cướp bóc

Đức Thành

Những ngày này truyền thông “lề dân” đang sôi nổi, phấn khởi khi luật gia Lê Hiếu Đằng đề nghị nên thành lập đảng “Xã hội dân chủ” của để cùng cạnh tranh với đảng Cộng sản Việt Nam ngõ hầu tiến tới làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh trên đất nước ta. Cái thấm thía là đây lại là lời đề nghị của người đã từng sống chết theo đảng. Một số luật sư cũng đã tìm khía cạnh pháp lý về việc thành lập một chính đảng ngay sau khi bài viết trăn trở suy nghĩ của luật gia về thành lập một đảng mới, ngõ hầu giúp đông đảo nhân dân hiểu và giúp đỡ để ý nguyện của luật gia thành hiện thực. Ngược lại giới truyền thông lề Đảng lại ra sức la ó phản đối và đưa ra những lý luận “cùn” nhằm bảo vệ sự độc quyền lãnh đạo của một đảng đã thối nát.

Trên bình diện cả nước ắt có lẽ sẽ có những vụ việc nổi cộm hơn, gây bức xúc hơn, nhưng là một nông dân và đứng dưới giác quan của một nông dân tôi xin công bố một sự thật về việc Đảng đã ăn chặn của nông dân quê tôi như thế nào, giúp cho những cái nhìn lệch lạc và đầy hằn học giai cấp tỉnh táo nghĩ suy mà sớm qua cơn ngủ mê quay trở về với dân tộc với nhân dân.

LS Trần Vũ Hải gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bản Dự thảo Ý kiến về Thành lập và Tham gia đảng phái

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–*****—–

ĐỀ NGHỊ  CHO Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ

THÀNH LẬP VÀ THAM GIA MỘT ĐẢNG NGOÀI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Kính gửiỦy ban thường vụ Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng)

Khi dân Sài Gòn chịu chơi

Thiện Tùng

Không chỉ thích, phải nói tôi rất thích cách “ăn ngay nói thẳng”, không cần biết chết là gì của 2 anh Đằng, Nhuận, không chỉ hiện thời mà cả trong quá khứ trước 1975. Hai anh luôn xứng danh là những “kiện tướng” ở Nam bộ nói chung, Sài Gòn nói riêng, vì đại nghĩa xả thân không vụ lợi.

Nằm trên giường bịnh, chết đến nơi mà còn nghĩ và viết bài luận bàn chuyện nước non, quả là không hổ danh Lê Hiếu Đằng thời chiến, thời bình, lúc trẻ, khi già. Còn anh Hồ Ngọc Nhuận luôn ở tuyến đầu, vì đại nghĩa xem cái chết tợ lông hồng. Thời chiến phía Việt Nam Cộng hòa liệt anh vào nhóm người “Ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản”.

BÁO QĐND “ĐÓI ĂN VỤNG, TÚNG LÀM LIỀU”?

Thanh Tùng

clip_image002

Ông Lê Hiếu Đằng

Trong những ngày vừa qua, trên các phương tiện truyền thông (từ lề trái, lề phải trong nước cho đến báo chí nước ngoài) đã “dậy sóng” chỉ bởi 7 chữ: “SUY-NGHĨ-TRONG-NHỮNG-NGÀY-NẰM-BỆNH” của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM. Vậy 7 chữ trên chứa chất những nội dung gì mà có sức kích thích mạnh mẽ khiến dư luận “dậy sóng” lên như vậy, đặc biệt là cây bút “lề phải” có tên Trọng Đức, qua bài viết: "Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bịnh"”, đăng trên qdnd.vn ngày 18/08/2013. Chưa dừng đó, ngày 20/08/2013, qdnd.vn lại tiếp tục đăng bài: “Kiến nghị lỗi thời, nhận thức sai lệch”, với lời dẫn: “Dư luận phê phán tác giả Lê Hiếu Đằng” lại một lần nữa khiến cho các cây bút phản biện “dậy sóng” trên các diễn đàn uy tín: BVN, basamnews, bolapquechoa, xuandienhannom…

Phải thừa nhận rằng, hầu hết các cây bút như Vũ Thị Phương Anh, GS. Nguyễn Văn Tuấn (Úc), Đỗ Như Ly, nguyenhuuvinh, Trung Nghĩa… đều đưa ra các căn cứ và lập luận bằng những lý lẽ thuyết phục mà khó ai có thể bác bỏ. Tuy nhiên, theo tôi, những tác giả trên đã chưa “khách quan” với qdnd.vn, bởi họ chỉ biết “bóc trần trụi sự thật” đang diễn ra mà qdnd.vn và các tờ báo chính thống không dám đụng tới, mà không nhìn nhận công trạng của qdnd.vn, là đã dũng cảm “tố cáo” thực trạng ngành giáo dục Việt Nam hiện thời.

Các nước đang phát triển có nên du nhập thể chế pháp quyền của phương Tây không?

Niall Ferguson

Đỗ Kim Thêm dịch

clip_image002

(Lời người dịch) Nguyên tác Anh ngữ của bản dịch là The Landscape of Law, Chương III trong tác phẩm The Great Degeneration - How Institutions Decay and Economies Die, Allen Lane, 2012 của Niall Ferguson. Tác giả đặt vấn đề là Trung Quốc và các nước chậm tiến dù có đủ loại luật lệ nhưng không thể áp dụng nghiêm minh vì thiếu một bối cảnh luật pháp thích hợp và để cải cách luật pháp cần học ở phương Tây. So sánh hai truyền thống luật La Mã và Anh ngữ, tác giả chứng minh hệ thống luật Anh ngữ là mô hình về thể chế pháp quyền thích hợp hơn, nhưng mọi sự cóp nhặt thiếu chọn lọc khôn ngoan sẽ phản tác dụng trong tiến trình du nhập.

Với The Great Degeneration Ferguson cảnh báo là thể chế của phương Tây đang tàn lụn vì bốn trụ cột nền tảng là dân chủ đại nghị, kinh tế thị trường, thể chế pháp quyền và xã hội dân sự không còn đứng vững mà suy trầm kinh tế, nợ công chồng chất, dân số lão hoá và thái độ vị kỷ của con nguời là nguyên nhân.

Đôi điều với tác giả của "Đôi điều với tác giả ..." (các phần còn lại)

Vũ Thị Phương Anh

Phần 2

Đây là phần 2 của bài viết nhiều kỳ của tôi nhằm trao đổi với ông/bà Trọng Đức về bài viết của ông/bà ấy trên tờ QĐND (ở đây: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/257875/Default.aspx). Ai chưa đọc phần trước của bài này, xin đọc ở đây:http://bloganhvu.blogspot.com/2013/08/oi-ieu-voi-tac-gia-cua-oi-ieu-voi-tac.html.

----------------

Thưa ông/bà Trọng Đức,

Hôm qua tôi đã viết Note đầu tiên để trao đổi với ông/bà về bài viết của ông/bà trên tờ QĐND ngày Chủ nhật 18/8 vừa qua. Như tôi đã viết trong bài trước, tôi muốn ông/bà quan tâm đến những trao đổi của tôi để bài viết của ông/bà có tính thuyết phục và hiệu quả cao hơn trong việc làm thất bại diễn biến hòa bình như tên gọi của mục báo trên trang QĐND đã nêu rõ.

Con đường “xã hội dân chủ”

Hà Sĩ Phu

Bài 4

Hai phép Cộng-Trừ dễ mà khó!

Nhân có ý kiến của các ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận về “đảng Dân chủ- Xã hội” chúng tôi đã giới thiệu lại những ý kiến từ năm 2005 cũng về chủ đề này. Tám năm đã trôi qua, đòi hỏi về dân chủ ở trong nước đã ngày càng mạnh hơn, nguy cơ Hán hóa ngày càng rõ rệt, và các nước theo con đường Dân chủ-Xã hội cũng có những điều chỉnh để thích nghi với cuộc khủng hoảng toàn cầu, nên những bài viết cũ không tránh khỏi có một số nét cần được cập nhật cho kịp tình hình, song về cơ bản, chúng tôi nghĩ các bài viết ấy không chỉ thích hợp cho những cuộc thảo luận ngày hôm nay mà có thể còn hữu ích lâu dài trước nhu cầu xây dựng một xã hội đa nguyên đa đảng...

KHÔNG THỂ LỪA NHÂN DÂN MÃI

Hồ Quang Huy

Ngày 18/8/2013, trên báo mạng Quân đội nhân dân, ở mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” có bài viết tiêu đề “Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bịnh”” của tác giả Đức Trọng. Bài báo này đã công kích quan điểm của Luật gia Lê Hiếu Đằng về việc lập đảng đối lập được thể hiện trong bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh”.

Bài viết này cũng như rất nhiều bài viết khác của báo QĐND nhằm bảo vệ chế độ nhưng luận điểm thiếu thuyết phục, bất chấp lẽ phải và sự thật. Sự thật vẫn là sự thật và chỉ có một, người dân bây giờ có nhận thức nên không phải lừa dễ như cách đây vài chục năm trước.

Bài viết cố tỏ ra chân thành và xây dựng, nhưng không thể che dấu tính chất ngụy biện.

Biểu tượng Phương Uyên

Tương Lai

Đôi mắt sáng ngời sau cặp kính cận, nét mặt thùy mị nhưng kiêu hãnh nhìn thẳng vào chủ tọa phiên tòa, hình ảnh cô nữ sinh viên mặc áo trắng có phù hiệu nhà trường đứng trước vành móng ngựa xuất hiện trên các trang báo mạng, báo viết trong và ngoài nước có sức lay động mạnh mẽ xúc cảm và lương tri của nhiều người.

Liệu đã đến thời điểm để có thể viết: lay động xúc cảm và lương tri của người Việt Nam, của công luận quốc tế? Công luận quốc tế thì có thể! Nhưng “lương tri của người Việt Nam” thì không biết phải diễn đạt sao đây cho “phải đạo”, cho dù chỉ nói về lương tri của người cầm bút!

Thì đấy! Tất cả các báo “lề phải”, tức là “báo chính thống”, “báo nhà nước”, “báo quốc doanh” chỉ đăng vỏn vẹn mấy dòng với chỉ dẫn “theo TTXVN” về tội trạng của “đối tượng tuyên truyền chống nhà nước”! Không một báo nào dám đưa hình ảnh cô gái tuyệt vời ấy, trong khi báo mạng “lề trái” và các tờ báo lớn của quốc tế (báo giấy, báo mạng, báo hình) thì cơ man là tin, là hình ảnh, là bình luận. Họ dư sức, rỗi việc à? Không.Tuyệt đối không! Mà vì họ tỉnh táo chứ không “hôn mê”, “để vuột khỏi tay họ điều được gọi là lương tâm nghề nghiệp” như cách nói của nhà báo Phạm Chí Dũng về các báo chí “nhà nước” tội nghiệp và đáng xấu hổ.

Sợ giả danh Nhà báo, hay sợ lộ mặt những kẻ giả danh đầy tớ?

J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Giám đốc Công an Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - phát động cuộc thi 'Công an Hà Nội vì nhân dân phục vụ - Vì thủ đô bình yên' và đã tìm được các bức ảnh để trao giải về “hình ảnh đẹp của công an”.

image Tác phẩm “Phân luồng giao thông” của tác giả Ngô Lịch đoạt giải nhất. Ảnh: CAND

Một chiếc xe ben

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Sẽ có hàng trăm, và rồi đây hàng ngàn đảng viên cộng sản đồng loạt khước từ độc tài toàn trị, thành lập chính đảng mới để đấu tranh công khai với Đảng Cộng sản cầm quyền.

Hồ Ngọc Nhuận

Khi bệnh tật người ta thường yếu đuối. Ông Lê Hiếu Đằng lại khác. Trong “những ngày nằm bệnh” vừa qua, nhân vật này bỗng chợt cảm thấy có sự “thôi thúc ... phải thanh toán, tính sổ lại tất cả... những trải nghiệm cay đắng mà” mình “cùng nhiều bạn bè nữa trong phong trào học sinh sinh viên trước 1975 đã chịu đựng... sau hơn 45 năm chiến đấu trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam, với 45 tuổi Đảng”.

Tuổi đảng của Lê Hiếu Đằng, rõ ràng, không ngắn. Tuổi đời của ông chắc chắn, cũng hơi dài. Và những trải nghiệm cay đắng, tất nhiên, không ít. Qua hàng chục trang giấy ghi lại những “suy nghĩ miên man” của Lê Hiếu Đằng, tuy thế, độc giả vẫn tìm được “một kỷ niệm” mà ông mô tả là “khó quên” và (tương đối) cũng ... ngọt ngào:

Đảng mới phải xuất hiện cái đã. Nhưng thời cơ đến chưa?

Đỗ Thúy Hường

Một đảng mới nếu xuất hiện công khai sẽ bị đảng Cộng sản dìm chết sớm nhất.

Đảng CS còn muốn dìm chết cả ý đồ lập đảng mới.

Không thể mơ hồ, ngây thơ chuyện này.

Từ xưa tới nay là thế.

Đảng của cụ Hoàng Minh Chính là như vậy. Một nguyên nhân là ra đời quá sớm, tình thế chưa cho phép. Thời cơ chưa chín.

Nhưng từ nay về sau lại chưa hẳn thế.

Nỗi hổ thẹn của báo chí nhà nước

Phạm Chí Dũng

Hôn mê

Gần hết trong hơn 700 tờ báo nhà nước ở Việt Nam vẫn như đang hôn mê trong nỗi hổ thẹn từ tiềm thức đến vô thức, trong bối cảnh chưa bao giờ xã hội lại cần đến tiếng nói phản biện của báo chí như hiện tình.

Với gần hết đội ngũ tổng biên tập và cả phó tổng biên tập đã được “cơ bản tái cơ cấu”, không có mấy phóng viên nhiệt thành nào lèn được bài viết phản ánh thực tồn xã hội ngổn ngang lên mặt báo.

Cách đây không lâu, báo Thanh Niên suýt bị khởi tố vì mạo phạm Ngân hàng nhà nước qua bài “Rửa vàng”. Còn trước đó, việc bắt và xử tù phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ đã gần như đặt dấu chấm hết cho lớp nhà báo muốn phanh phui câu chuyện “núp lùm” của cánh cảnh sát giao thông.

Trao đổi với Giáo sư Vũ Minh Giang: Cơ sở pháp lý cho phép việc thành lập các chính đảng mới ở Việt Nam

Đào Tiến Thi

Trong trả lời BBC mới đây, GS. Vũ Minh Giang nói: “Hiện chưa thấy có cơ sở pháp lý nào để cho phép việc thành lập các chính đảng mới ở Việt Nam”.

GS. Vũ Minh Giang dùng chữ “cho phép” như trên khiến nhiều người cảm thấy phản cảm, vì liên hệ ngay đến cái cơ chế “xin cho” tồn tại lâu nay trong chế độ XHCN ở Việt Nam. Chính vì thế GS. Ngô Đức Thọ và nhà văn Phạm Đình Trọng đã phản ứng tức thời.

Lẽ dĩ nhiên Đảng CSVN chẳng bao giờ muốn một lực lượng khác bên cạnh mình. Nhưng muốn là một chuyện, còn điều muốn đó có hợp thức hay không, tốt xấu thế nào lại là chuyện khác. Bởi vì Hiến pháp hiện hành cũng như Điều lệ Đảng hiện hành đều ghi nguyên tắc của Đảng: “hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Cho nên muốn kết tội tổ chức nào đó “bất hợp pháp” thì, về mặt chính danh (chỉ nói mặt chính danh thôi, chứ nếu bất chấp thì không có gì để bàn), cũng không thể qua mặt Hiến pháp và pháp luật.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn