Trấn áp càng khiến Putin nhanh sụp đổ

Lilia Shevtsova, The Moscow Times

Nhất Phương (dịch)

Kremlin không bỏ phí thời gian chuẩn bị đối phó với làm sóng biểu tình tiếp theo. Luật pháp và công lý bị lợi dụng làm công cụ của quyền lực được tư nhân hóa. Tay chân của ông ta đang cuống cuồng thông qua một lô đạo luật trấn áp để hợp pháp hóa sự cưỡng bức trong tương lai. Putin nay đã biến các tòa án nô bộc thành nền tảng cho sự cai trị của một người.

Năm 2003, việc bắt giữ Mikhail Khodorkovsky CEO của Yukos đã báo hiệu sự chuyển hướng sang tư bản nhà nước. Năm nay, việc truy tố và bỏ tù ban nhạc Pussy Riot cho thấy chủ nghĩa độc đoán đã được biến thành quyền lực được tư nhân hóa với tiềm năng thu gom các thành tố của chế độ độc tài.

Liệu Krelin có thành công trong việc duy trì quyền lực khi sử dụng sức mạnh có lựa chọn, hay sử dụng tất cả bạo lực?

Chết dưới tay Trung Quốc, Phần IV, Chương 12

Peter Navarro và Greg Autry

Nhóm Lê Minh Thịnh dịch

Phần IV

Tài liệu hướng dẫn cho người đi quá giang đến trại tù cưỡng bách lao động Trung Quốc

Chương 12

Ngày mệnh chung cho Hành tinh lớn:

Bạn có muốn bị chiên vào ngày tận thế không?

Các vấn đề môi trường của Trung Quốc đang gia tăng. Sự ô nhiễm nước và khan hiếm nước sạch đang đè nặng lên nền kinh tế, mức độ ô nhiễm không khí gia tăng đe dọa sức khỏe của hàng triệu người Trung Quốc, và nhiều vùng đất đang nhanh chóng biến thành sa mạc.

  Foreign Affairs

Cáo bạch của trang Bauxite Việt Nam về bài báo ngày 9 tháng 3 năm 2013 của báo Đại Đoàn Kết

Đây là bản cáo bạch ngắn của trang Bauxite Việt Nam nhằm trả lời bài viết trên báo Đại đoàn kết số ra ngày 9 tháng 3 năm 2013 gọi những chữ ký của bà con nông dân ký nối tiếp chữ ký của 72 nhân sĩ trí thức là sự ngụy tạo có chủ đích.

Trang BVN xin trịnh trọng tuyên bố như sau:

1/ Tất cả các hoạt động phản biện chính trị – xã hội và khoa học do trang BVN khởi xướng, hoặc được trang BVN hưởng ứng với những hoạt động yêu nước khác, đều nhằm nâng cao nhận thức của mọi công dân Việt Nam trước nguy cơ, hiểm họa xa gần của đất nước.

Đó là công việc hết sức hệ trọng, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm rất cao, đặc biệt là phải quan tâm đến sự đúng đắn trong từng việc làm nhỏ nhặt.

Chẳng nhẽ độc quyền cả nói dối hay sao?

Hoàng Xuân Phú

Chúng ta đang chứng kiến các cuộc tấn công vào "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992" và những người ghi tên ủng hộ. Chương trình thời sự ngày 20/3/2013 của VTV là một ví dụ điển hình. Nó công bố kết quả "điều tra sự thật" ở Thái BìnhHà Tĩnh. Ngay trong câu mở đầu, người xem đã có thể nhận ra thái độ của VTV đối với bản kiến nghị đó:

"Thưa quý vị và các bạn, thời gian gần đây, trên một số trang mạng đã xuất hiện cái gọi là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do một nhóm người soạn thảo và sau đó bản kiến nghị này được cho là đã có nhiều người ký tên ủng hộ, trong đó đông nhất là ở Hà Tĩnh và Thái Bình."

Nếu phỏng theo phong thái của VTV thì có thể mở đầu bài đáp lễ như sau:

Thưa "cái gọi là" VTV, "cái gọi là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992" không chỉ "xuất hiện" "trên một số trang mạng", mà đã được một đoàn đại diện gồm 15 người (không đến nỗi vô danh) chính thức trao cho ông Lê Minh Thông, là Phó Chủ tịch Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và Phó Trưởng Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, vào sáng ngày 4/2/2013 tại Văn phòng Quốc hội, 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội. Đó là một hoạt động công khai, với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao, hưởng ứng đợt lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đang được tổ chức trên toàn quốc. Sự kiện trao kiến nghị ấy đã được dư luận rất quan tâm và được báo chí "chính thống" đưa tin, ví dụ như báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh và báo Dân trí. Đặc biệt, báo Người lao động đã tường thuật với tiêu đề trang trọng: "Cơ hội tạo sức mạnh dân tộc". VTV không thể không biết sự kiện ấy, và lẽ ra phải đưa tin để "phản ảnh kịp thời ý kiến đóng góp của nhân dân", như đã viết trong Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Thế nhưng, cái "được cho là" "đài truyền hình quốc gia" và mang tên là "Đài Truyền hình Việt Nam" lại tỏ ra không hay biết, khi đó thì không hề đưa tin, và nay lại nhắc đến một cách miệt thị.

Nghĩ về hai chữ vai trò

Nguyễn Khắc Mai

Gần đây hai chữ “vai trò” được nói tới rất nhiều. Tuy thế ý nghĩa của nó thế nào cũng nên bàn. Chẳng phải vì muốn chẻ tóc làm tư, mà là muốn học theo Trần Nhân Tông, khi người nói trong bài phú Cư trần lạc đạo: “Cùng nơi ngôn cú”. Nghĩa là việc chữ nghĩa, tư duy, nhận thức, lý luận thì cái chỗ dừng lại của nó là cố gắng đến tận cùng.

“Vai trò” là chữ ban đầu dùng trong sân khấu, chỉ về những vai trong một trò diễn. Về sau, nó được dùng để chỉ một hành vi chức năng nào đó của một người, một cộng đồng, một thực thể. Ví dụ vai trò cái cây trong vườn, nó có tàng xanh, cho bóng mát, cho vẻ đẹp, cho ốc xy, cho hoa trái… Như thế, nó có vai trò kép, đa dạng, khi thế này, khi thế khác, không cố định. Lại có lúc thể hiện vai trò nào đó tốt hay không tốt. Con người cũng thế. Như một người có vai trò làm cha thì vai trò ấy thể hiện rất khác nhau trong suốt cuộc đời một người con. Ban đầu là vai trò sinh thành, rồi nuôi dưỡng, rồi giáo dục, tạo công ăn việc làm… Mà có khi những thể hiện khác nhau của vai trò làm người cha không phải lúc nào cũng tử tế tốt đẹp. Có những người cha giàu có, quyền thế cho con sung túc nhưng không cho con được giáo dục nên người!

Từ nỗi buồn của một đảng viên

PV Quốc Doanh

Một đồng nghiệp quốc doanh của tôi kể, ông vừa bị cuộc họp chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam chất vấn việc viết bài đăng ở trang Bauxite Việt Nam. Nội dung bài viết chê công tác lý luận của Đảng lạc hậu, tốn tiền, vô tích sự. Một đảng viên đọc bài viết trên trang Bauxite Việt Nam và chất vấn, tại sao đảng viên không phát biểu trên các phương tiện thông tin chính thống mà ở trang mạng không chính thống? Ông ta lấy bản thân để nêu ví dụ làm gương, là ông từng phát biểu ý kiến thẳng thắn trong một cuộc họp có cấp trên dự.

Bài viết của đồng nghiệp quốc doanh đăng hồi năm 2010. Đồng nghiệp quốc doanh của tôi kể tiếp, định hỏi lại ông đảng viên kia hai câu: Ông từng dám phát biểu thẳng thắn, thật tuyệt vời, nhưng kết quả đến đâu? Tại sao ông lại đọc trang mạng không chính thống, và còn nhớ bài viết từ năm 2010?

Sự đoàn kết hiệp đồng giữa các thế hệ trong cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước trên tầm chiến lược

Tiêu Dao Bảo Cự

Sự khác biệt, mâu thuẫn, xung đột giữa thế hệ già và trẻ là điều bình thường trong các xã hội dân chủ. Tình trạng thế hệ trẻ phục tùng thế hệ già chỉ là một dấu chỉ của sự trì trệ, bảo thủ trong các chế độ phong kiến và độc tài.

Việc lên tiếng của Nguyễn Đắc Kiên trong bài viết “Trách nhiệm với chữ ký” có phần phê phán thái độ của ông Nguyễn Đình Lộc và cả ông Nguyễn Huệ Chi sau vụ ông Lộc “lên Tivi” để nói về chuyện Kiến nghị 72 là một sự kiện đáng chú ý, một dấu chỉ của xã hội dân chủ bắt đầu trưởng thành. Chưa kể đến ý kiến của Nguyễn Đắc Kiên phê phán Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng, dẫn đến phong trào Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do, nằm trong sự đối lập giữa người dân với nhà cầm quyền, việc sau này có thể nói diễn ra giữa những người đấu tranh cho dân chủ.

Hãy "giải mã" bằng cách tôn trọng những người đã và đang hy sinh tranh đấu cho dân tộc

Nguyễn Chánh

Bài viết của một người con gởi cho bố sau khi được bố gởi cho đọc bài "Góp ý giải mã một thế hệ dấn thân". Nếu thấy có thể được, xin quí vị phổ biến cho mọi người đọc để cùng nhau suy nghĩ.

Kính,

Nguyễn Ngọc Minh

From: Chanh Nguyen <XXX@gmail.com>

To: Minh Nguyen <XXX@sbcglobal.net>

Subject: Re: "Giải mã" một thế hệ dấn thân

Thưa Ba,

Hà Sĩ Phu là ai vậy Ba? Tình cờ con thấy được T. K. T. trên Facebook, không ngờ nhà văn nhi đồng trước 75 này vẫn còn sống để viết về kỷ niệm cũ và chê xã hội bây giờ. Hay nhưng không tích cực như ông Hà này mà con đoán qua bài này là người miền Nam một thời "thân Cộng"?

Không hiểu

Trần Thị Nga

Đến giờ này tôi vẫn chưa hiểu lý do vì sao mà bộ máy Công an, An ninh và chính quyền Việt Nam lại đề cao chúng tôi, những nạn nhân của tệ nạn buôn bán nô lệ đến thế. Họ đề cao rồi dùng mọi thủ đoạn để ngăn cấm, chia rẽ, hãm hại chúng tôi.

clip_image002

Tình cảm chân thành giúp đỡ nhau khi hoạn nạn thế này mà Công An Việt Nam ngăn cấm gặp nhau chia sẻ và gửi lời cảm ơn tới những người đã chăm sóc giúp đỡ mình khi hoạn nạn.

Sửa luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp như thế nào?

Thái Bình

Hiện Bộ Tài chính đang trình dự thảo sửa đổi luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Có nhiều nội dung của luật được sửa đổi, nhưng cộng đồng doanh nghiệp và dân doanh quan tâm nhất là phương pháp nộp thuế cũng như thuế suất dự kiến giảm từ 25% hiện nay xuống 23%.

Với mức thuế suất như dự thảo sửa đổi đại đa số ý kiến cho rằng vẫn còn cao. Đại diện bên soạn thảo Bộ Tài chính cho rằng mức thuế suất đó là phù hợp với tình hình thực tế trong nước cũng như khu vực các nước quanh ta. Đại diện bên thu muốn thu cao, cộng đồng doanh nghiệp muốn nộp thấp. Nhưng nên thu bao nhiêu cách thu ra sao cho phải đạo, người nộp chấp nhận, người thu không khiên cưỡng, thu để có nghĩa vụ với ngân sách nhưng quan trọng hơn là khuyến khích phát triển sản xuất đồng thời nuôi dưỡng nguồn thu, đó mới quan trọng và cần phải bàn luận.

Thống kê lộ trình cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ta thấy thuế suất giảm dần qua các con số sau: 32%, 28%, 25%, dự thảo sửa đổi 23%.

Vấn đề sở hữu đất đai – lời bàn góp của một nông dân

Đức Thành

“Tấc đất tấc vàng”. Đó là câu nói truyền đời của tổ tiên ta dạy các thế hệ sau phải biết nâng niu, gìn giữ tôn tạo khai thác sử dụng sao có hiệu quả nhất. Nhờ câu nói này mà một dân tộc nơi đầu sóng ngọn gió, kẻ thù ngàn đời xâm lược lúc chiến tranh, nhòm ngó lúc hòa bình, vẫn kiên cường phát triển xây dựng nên một nền văn minh lúa nước rực rỡ rất đỗi tự hào.

Gia đình tôi thoát được nạn đói năm 1945 cũng là do “tấc đất tấc vàng” và nhờ có sở hữu tư nhân của “chế độ cũ” mặc dù số lượng sở hữu không lớn. Ông cha tôi thường dạy chúng tôi rằng “phải quí lấy đất, đất sẽ không phụ người”.

Nay nhân chuyện sửa đổi Hiến pháp, vấn đề sở hữu đất đai lại được nhiều người đặt ra.

Dưới nhãn quan của một người nông dân tôi xin có mấy ý kiến như sau:

Một là: Về thực trạng, hậu quả của sở hữu toàn dân về đất đai:

-Đất đai được quốc hữu hóa toàn diện ngay sau khi kết thúc chiến tranh đã gây ra khủng hoảng sâu sắc về kinh tế xã hội. Người nông dân bị đói ăn trên chính đồng ruộng quê hương mình khiến Đảng, Nhà nước phải điều chỉnh theo phương thức “giao đất cho người dân”: dân có quyền sử dụng nhưng không có “quyền sở hữu”. Thực chất điều đó chỉ nhằm che chắn thứ độc đoán của Đảng và Nhà nước trong vấn đề đất đai. Về khách quan, đó là chính sách không muốn nông dân phát huy trí tuệ năng lực của mình trên đất, mà chỉ muốn nông dân bị Đảng chăn dắt như trâu ngựa, bảo ăn là ăn bảo làm là làm… và khi thu hồi muốn trả bao nhiêu dân cũng phải chịu, như đã thấy trong suốt thời gian qua.

Không phải thay đổi là rối loạn xã hội

BS Nguyễn Quang Bình Tuy

Tướng Tô Lâm đã lập luận nếu “đặt vấn đề Hiến pháp mới quy định phi chính trị hóa lực lượng vũ trang” thì sẽ mắc phải “các âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng việc góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng, gây bất ổn định chính trị, xã hội của đất nước”. Tôi xin phản biện ý của Tướng Lâm chung quanh vấn đề “thay đổi”.

Thay đổi từ trên cao xuống là thay đổi khôn ngoan nhất, không đổ máu và không gây rối loạn xã hội như người ta lo sợ. Myanmar là một thử nghiệm thành công, nên theo cách của họ. Đừng chủ quan rồi khư khư giữ lấy ghế của mình, để đến khi mất kiểm soát mới tính tới nhượng bộ (như Syria, Lybia thì đến độ không có đường lui để giữ mạng sống, buộc phải giữ “tới cùng”) thì không phải là cách làm khôn ngoan. Không một người dân nước nào muốn sống trong xã hội bị rối loạn, bất ổn, bạo lực, chiến tranh… Nhưng nếu bị buộc phải làm điều đó để có một tương lai tươi sáng hơn, thì họ sẽ làm, dù biết rõ phải hy sinh, nhưng khát vọng “tương lai tươi sáng hơn” giúp họ có nhiều nghị lực hơn gấp nhiều lần để làm bất cứ điều gì. Minh chứng cho điều này là các cuộc đánh giặc ngoại xâm, mà gần nhất là Pháp, mặc dù Pháp có cả trăm năm đô hộ với vũ khí hiện đại, nhưng cũng không làm họ nhụt chí. Chẳng phải họ muốn có một tương lai tươi sáng hơn cho không chỉ con cháu họ mà cho dân tộc Việt Nam mai sau hay sao? Họ hy sinh cả cuộc đời, hy sinh nhiều người trong gia đình, cũng là mong có được “tương lai tươi sáng hơn” cho con cháu, chứ bản thân họ cũng đâu có sống được bao lâu sau chiến tranh?

Thư Sài Gòn 1

Vũ Ngọc Tiến

Anh Huệ Chi kính mến!

Em vẫn thắc thỏm không yên tâm về Dự án Bauxite Nhân Cơ, muốn đi thị sát một lần nữa. Thật tình cờ em lại có dịp đi Bù Gia Mập (Bình Phước) – cửa ngõ vào Tây Nguyên. Như anh đã biết, từ nhiều năm nay, em cùng một vài nhà văn, nhà báo, cựu chiến binh vẫn thường xuyên hỗ trợ các cháu trí thức trẻ trong Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho gia đình liệt sĩ (MARIN) thuộc Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo (VIJUSAP) và trang Web nhantimdongdoi.org của các cháu. Cuối năm 2012 Trung tâm MARIN đã tiếp nhận được khá nhiều dữ liệu về 14 liệt sĩ thuộc C26, E33, Quân khu 7 quê ở Hà Tây cũ. Các liệt sĩ này vì phải bảo toàn lực lượng và khí tài cho trung đoàn nên khi bị Mỹ bao vây chặt trong suốt một tháng rưỡi, họ đã không hề đánh lại, chờ lệnh.

DANH SÁCH NGƯỜI KÝ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 28)

Kính thưa quý độc giả,

Để bảo vệ cho những người tham gia ký tên, hạn chế việc chính quyền sử dụng các thông tin cá nhân để làm phiền, gây áp lực lên người ký tên, Bauxite Việt Nam chỉ đăng tải tên, nghề nghiệp và tỉnh/thành phố nơi cư trú, vì vậy có rất nhiều người trùng tên trong cùng một địa phương, những trường hợp đó chúng tôi xin được đánh số thứ tự sau tên.

Mặc dù chỉ đăng hạn chế thông tin như vậy, nhưng nhiều trường hợp vẫn bị chính quyền phát hiện và gây áp lực, một số trường hợp đã thông báo cho BVN biết, một số trường hợp không chịu được sức ép phải xin rút tên.

Xin quý độc giả thông báo cho chúng tôi biết nếu bị làm phiền bởi chính quyền do ký tên vào Kiến nghị góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 được đăng trên BVN.

Bauxite Việt Nam

Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ kiennghisuadoihienphap2013@gmail.com , ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.

Danh sách dưới đây đã được rà soát để loại bỏ trùng tên.

Bauxite Việt Nam

    Trách nhiệm với chữ ký

    Nguyễn Đắc Kiên

    Nhận được bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên do một bạn đọc gửi tới, bày tỏ những suy nghĩ cá nhân nhân phát biểu của ông Nguyễn Đình Lộc trên VTV tối 22-3 về việc ông ký vào Kiến nghị 72 cũng như việc ông nhận vai trò “trưởng đoàn” trao Kiến nghị 72 cho Quốc hội, và bài trả lời phỏng vấn BBC của GS Nguyễn Huệ Chi trong ngày 23-3 xoay quanh sự việc ấy, BVN xin trân trọng đăng lên để bạn đọc tham khảo. Trước khi đăng, chúng tôi có trao đổi với GS Nguyễn Huệ Chi mong ông viết cho mấy lời đề dẫn, vì bài viết có liên quan đến ông. Dưới đây là những câu trả lời qua thư điện tử của người điều hành BVN:

    Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc

    Nguyễn Trọng Vĩnh

    Cũng như một ông gì trước đây, mới rồi, để bảo vệ cho Điều 70 trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, ông Tô Lâm nói: “Đảng Cộng sản lập ra và rèn luyện các lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản, vậy Điều 70 ghi Lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng”.

    Vậy hãy thử đưa thực tế ra để xem ông Tô Lâm nói đúng hay sai.

    Sau khi về nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lập ra Mặt trận “Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là “Việt Minh” và trong khu rừng Trần Hưng Đạo ở Cao Bằng, chính Người lập ra Đội Võ trang tuyên truyền giải phóng quân gồm 34 người và giao cho đồng chí Văn (tức Võ Nguyên Giáp) chỉ huy; Người không nhân danh Đảng Cộng sản, Người cũng chưa lấy tên Hồ Chí Minh, nhân dân gọi Người là “Ông Ké”.

    Bauxite Tây Nguyên chợt nghĩ và chợt lo

    Vũ Ngọc Tiến

    Chiều 16/3, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 12 của Trung Quốc, các đại biểu đã bầu ông Quách Thanh Côn làm Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an. Việc ông Quách Thanh Côn được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công an thực sự gây bất ngờ đối với giới truyền thông không chỉ trong lục địa Trung Quốc mà cả giới truyền thông quốc tế bởi ông không phải "con nhà nòi".

    clip_image001

    Ông Quách Thanh Côn (trái) và người tiền nhiệm Mạnh Kiến Trụ (phải)

    Hoang tưởng quyền lực

    Thiền Lâm, gửi RFA từ Việt Nam

    clip_image002

    Công an Hà Nội ngăn cản người dân biểu tình chống Trung Quốc hôm 09/12/2012. AFP

    Chứng nhận hình ảnh những công an viên và dân phòng nghênh ngang hoạt náo trước tượng chúa Jesus trong nhà thờ, khối tín đồ Công giáo thành kính mới có thể nhận chân vì sao chính nhóm nhân viên công vụ nhiệt thành ấy, chứ không phải ai khác, mới vươn tới xác tín “lòng tin chở được núi lớn” nhanh chóng đến thế.

    Có phải phát biểu bị lợi dụng?

    Mặc Lâm, biên tập viên RFA

    clip_image001

    Ông Nguyễn Đình Lộc nói về bản ‘Kiến nghị 72’ trên VTV. Hình chụp từ youtube

    Truyền hình nhà nước đêm 22 tháng 3 đã phát hình buổi vận động góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong đó có phần phỏng vấn nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc.

    Thư bạn đọc – Nỗi sợ hãi trong tôi

    Thanh Tâm

    Phải thú nhận là trong lúc này đây tôi tim tôi đang đập loạn nhịp vì cái cảm giác hồi hộp, lo lắng, sợ sệt như thể đang làm một điều phi pháp và tội lỗi.

    Có lẽ phải kể qua một chút về bản thân, không lại bị ai đó chụp mũ rằng tôi chỉ là nhân vật ảo.

    Tôi là Đảng viên, ngụ tại tại Việt Trì, Phú Thọ, năm nay 33 tuổi, vào ĐCS tháng 12 năm 2003, trình độ Cử nhân, đã đi làm được 10 năm. Về thành phần gia đình: Bố là kỹ sư, 44 năm tuổi đảng; Mẹ là công nhân, cả 2 đã nghỉ hưu 20-25 năm rồi. Tôi hiện công tác tại một đơn vị sự nghiệp có thu cấp tỉnh, công việc nhẹ nhàng, thu nhập (lương, thưởng không có mầu) ổn định bình quân 5 triệu/tháng, vợ bán thuốc tây, con lớn 4 tuổi rưỡi, con nhỏ 6 tháng, đã có nhà xây 1 tầng 1 tum diện tích sử dụng gần 100 m2. Tóm lại là không giàu cũng chẳng nghèo, có chút vị trí trong xã hội vì dẫu sao cũng là một viên chức nhà nước của cơ quan đầu ngành ở tỉnh thuộc Chính phủ.

    Tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam

    Mặc Lâm, biên tập viên RFA

    2013-03-24

    VIETNAM-CHINA-ASIA-DIPLOMACY-FISHING

    Ngư dân Lý Sơn đang chuẩn bị tàu cá ra khơi. AFP photo

    Sau một thời gian im ắng tàu Trung Quốc lại bắn trực tiếp vào một tàu cá Việt Nam khi chiếc tàu này đánh bắt cá trong vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Ông Nguyễn Đình Lộc bị sức ép'

    Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, đồng chủ trì trang mạng Bauxite Việt Nam nói với BBC có thể cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc đã chịu sức ép khi đưa ra các bình luận của ông về "Kiến nghị 72," trong đó về sự kiện ông nhận làm "trưởng đoàn" ở phút cuối.

    Việt Nam gia tăng áp lực lên những người khởi xướng kiến nghị sửa đổi Hiến pháp

    Thanh Phương

    clip_image001

    Hiến pháp

    Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.

    Cãi nhau mà làm gì?

    Nguyễn Văn Thạnh

    1. Sự kiện và truyền thông

    Câu chuyện thầy bói xem voi cho ta một chiêm nghiệm thú vị về lĩnh vực sự kiện và truyền thông. Mỗi thầy bói đã truyền thông cho mọi người biết con voi nó thế nào? Thầy thì cho rằng con voi như cái quạt nan, thầy cho như cái cột đình, thầy cho như cái chổi xuề,….và tất nhiên các thầy đều nói thật. Hoàn toàn các thầy không có động cơ gian dối chi phối. Vậy tại sao một con voi mà có nhiều hình dạng vậy? Bỡi vì mỗi thầy có một cách “nhìn” và cảm nhận khác nhau.

    Con voi là một sinh vật hữu hình, tuy bị truyền thông chưa đúng nhưng con người vẫn biết các thầy muốn nói đến cái gì, và con voi đầy đủ như thế nào. Nếu “con voi” là một “vật” vô hình, rộng lớn như hiện tượng xã hội thì người ta chỉ có thể cảm nhận nó qua truyền thông và sự suy luận logic, kết nối các vấn đề mà thôi. Do vậy, nếu một bên có ưu thế truyền thông mạnh thì có thể tác động lên nhận thức xã hội. Xã hội có thể lầm tưởng rằng đó là cả “con voi”. Ví dụ một thế lực muốn bêu xấu “con voi”, họ chỉ cần zoom thật gần ống kính truyền thông vào đít “con voi”, và truyền thông hình ảnh đó phủ khắp xã hội. Khi đó cả xã hội sẽ ngộ nhận mà cho rằng “con voi” là một cái gì đó rất xấu xí, ghê tởm. Họ đâu biết rằng dù đó là sự thật chân thực nhưng là một phần vô cùng nhỏ của “con voi”.

    Không có gì phải ngạc nhiên

    Tô Văn Trường

    Một số tờ báo chính thống của Nhà nước đưa thông tin được nhiều người cho là bất ngờ, ngạc nhiên về việc Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng ngày 15 tháng 3 năm 2013 tại cuộc họp thông qua Báo cáo cuối kỳ về nghiên cứu lập Dự án đường sắt tốc độ cao các đoạn Hà Nội - Vinh và TPHCM - Nha Trang diễn ra tại Hà Nội khẳng định hủy bỏ dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam để nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

    Biết lắng nghe, nhận biết sai và có quyết tâm dám sửa sai là điều đáng hoan nghênh chứ không phải là điều đáng chê trách vì nhận thức là cả quá trình. Trong cuộc đời, có ai mà không có khuyết điểm? Vấn đề là phải biết nhận sai và sửa sai. Người lãnh đạo giỏi là biết chọn lọc sử dụng các tham mưu đúng người, đúng việc. Các nhà khoa học, các nhà tư vấn luôn đứng trước nhiều ý kiến khác nhau, nhiều phương án khác nhau và phải trả lời câu hỏi nên chọn ý kiến nào, phương án nào? Đặc điểm của những người này, cũng là của giới trí thức nói chung, là họ đều có khả năng nhận biết các quy luật khách quan để có sự tự thích ứng. Sự tự thích ứng đó, về cơ bản, là sự vận dụng các quy luật khách quan đó vào điều kiện cụ thể của mình và, trong chừng mực nhất định, phụ thuộc vào lợi ích của mình.

    Báo cáo xây dựng 1.004 tủ sách, kế hoạch xây dựng 1.200 tủ sách trong 2013 và tóm lược lộ trình sách hóa nông thôn

    Nguyễn Quang Thạch

    clip_image002

    Anh Nguyễn Quang Thạch là một con người say mê công việc. Dĩ nhiên đó phải là thứ công việc chắc chắn có tác dụng chấn hưng văn hóa cho dân tộc ta – Công việc xây dựng tủ sách của anh.

    Anh làm việc không vì vụ lợi cá nhân. Nếu chỉ cần lương cao, anh đã không xin thôi việc kiếm được cả ngàn đô-la Mỹ một tháng, để nhịn đói chạy đi lập ra những tủ sách dòng họ, những tủ sách trường học, những tủ sách của làng. Mải mê đến độ bị cái "một nửa" của anh không chịu nổi sự đam mê quá đáng ấy đã bỏ cái "một nửa" mê mải tủ sách này lại mà bay bổng phương xa. Đây không phải chuyện tò mò người nổi tiếng, nhưng đúng là ngay từ khi gặp anh cách nay ba năm, tôi đã dự kiến rằng đó sẽ là kết cục giữa "hai nửa" ấy.

    Nhưng không sao!

    Thạch từng ghé tai tôi giảng giải: "Bắt đầu bằng dòng họ, và từ dòng họ lan vào nhà trường, lan ra xóm làng thôn xã có những dòng họ khác...". Hóa ra nhà trường cứ ngỡ là nơi làm lan tỏa sách, nhưng lại đi sau dòng họ. Tại sao? Thôi thì xin nhường các nhà xã hội học phân tích.

    Riêng tôi, người chỉ biết là mình có thiện cảm lớn với anh Nguyễn Quang Thạch, mình mê cái nhiệt tâm của anh, và mình phục cái viễn kiến của anh: một khi SÁCH đặt chân vào được lòng người sống nơi làng quê, đó sẽ là con đường thênh thang dân chủ hóa cái miền khó dân chủ hóa nhất, vì nhiều lẽ, thôi thì lại nhường các nhà xã hội học phân tích tiếp nữa vậy.

    Mình thì chỉ biết hô to: Hoan hô Nguyễn Quang Thạch! Tiến lên! Cười to lên! Ha ha ha ha ha...

    Phạm Toàn

    Ai xóa bỏ Đảng?

    Đức Thành

    Đảng, Nhà nước kêu gọi toàn dân đóng góp ý kiến xây dựng sửa đổi Hiến pháp, tất nhiên xảy ra những ý kiến đóng góp trái chiều. Những ý kiến trái chiều thể hiện sinh động một sự dân chủ trong xây dựng, góp ý sửa đổi Hiến pháp. Chúng ta nên chấp nhận những ý kiến trái chiều này để xem xét một cách khách quan những mặt ưu khuyết điểm để mà vận dụng vào bản Hiến pháp mới. Nếu có thời gian công sức thì tìm hiểu kỹ động cơ mục đích rồi hàm lượng chất xám trong các ý kiến trái chiều đó sẽ thấy họ là những người nặng lòng với dân tộc đất nước và với đảng CSVN chứ không phải như một số bình luận trên truyền thông nhà nước hiện nay.

    Dưới đây là những điểm cơ bản, chứng minh cho việc này. Xin lấy bản kiến nghị 7 điểm được 72 nhân sĩ trí thức đầu tiên ký và đã trình ủy ban soạn thảo sửa đổi hiến pháp của Quốc hội cùng bản Hiến pháp do nhóm luật gia có uy tín soạn thảo được giới thiệu để tham khảo làm đại diện cho các ý kiến đóng góp trái chiều này.

    Tom và Jerry: Cười để đừng khóc

    André Menras (Hồ Cương Quyết)

    Phạm Toàn dịch

    Tôi đọc được bài trên báo Dân trí và Tiền phong [1, 2] về tình cảnh ngư dân miền Trung Việt Nam đối mặt với quân Tàu, nào Hải quân, Hải giám, Ngư chính và cả những nhóm tàu đánh cá lưới rê của họ… Tôi khâm phục những chiến công như của nghệ sĩ nhào lộn với biết bao hiểm nguy của các ngư dân Việt Nam. Tôi sung sướng thấy báo chí dòng «theo đuôi cấp trên» lại bắt đầu ca tụng ngư dân Việt Nam. Đúng là vấn đề này lại sẽ làm nóng chuyện thời sự đây, vì đã sắp tới thời kỳ đơn phương cấm đánh bắt cá do ông anh Tom áp đặt. Nhưng nỗ lực của những nhà báo đã đem lại được một khoảnh khắc cho người ngư dân lên tiếng không phải là không đáng ngợi khen. Biết đâu chẳng là một cú xoay 180 độ đến từ «cap tren» (tức «cấp trên», tác giả viết cap tren trong nguyên văn – ND). Chẳng còn biết đường nào mà lần nữa… Ờ, mà cũng biết đâu đấy…

    Nếu chúng ta không biết rằng phương tiện sinh sống của hàng chục nghìn gia đình phần nhiều là nghèo khó mà cuộc sống thực sự của hàng nghìn ngư dân và danh dự của cả một quốc gia đều phụ thuộc vào đấy cả, thì những tình tiết trong các bài báo đó hẳn có thể làm đề tài cho một bộ phim mới về các cuộc phiêu lưu của Tom và Jerry xứng với các trường quay của hãng Walt Disney hoặc ít nhất cũng bằng một trò chơi video.

    Tiếng kêu cứu từ Buôn Triết, xã Dur KMăl - Krong Ana, Đắc Lắc

    Đôi lời

    Đây không phải chuyện suy luận lung tung. BVN nhận được lá đơn sau đây và đương sự nhờ BVN công bố. Nhờ một trang mạng yếu đuối cứu giúp, chắc là đương sự đã cảm thấy mình đến bước đường cùng rồi chăng? May mà đương sự chưa nổi nóng chống cự quyết liệt như gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Nói là “may”, vì đương sự tránh được việc bọn giết người có súng ống, có kế hoạch tiến quân khả dĩ viết thành giáo trình (lời viên đại tá Ca) và do đó tránh được việc bị quy vào tội giết người (dù chưa giết nổi ai).

    Xin được đăng giúp đương sự, và xin cho trang BVN gửi lời an ủi chân tình. Buồn ghê gớm!

    Bauxite Việt Nam

    Trẻ em ở Nga bị ngược đãi là chuyện thường ngày

    Yulia Latynina[i]

    Thời báo Moscow (the Moscow Times)

    Nhất Phương dịch

    Duma quốc gia đang cố trả đũa Luật Magnitsky bằng cách thông qua dự luật cấm người Mỹ nhận con nuôi Nga. Tương tự như phát biểu của Louis Antoine de Bourbon, việc này “Xấu hơn tội ác; đó làm một sai lầm”. Sai lầm này chia rẽ hàng ngũ giới cai trị – chứ không phải xã hội – sâu sắc hơn vụ bỏ tù mấy cô ca sỹ nhóm Pussy Riot gây ra. Người chịu trách nhiệm hai vụ này không ai khác ngoài Tổng thống Putin. Sự khác nhau giữa hai vụ này là lần này Putin không thể nấp đằng sau Giáo chủ Kirill.

    Theo nhiều thông tin, có từ 50 đến 90% trẻ em lớn lên trong các trại mồ côi trở thành kẻ nghiện ma túy hoặc nghiện rượu và tự tử. Các trại mồ côi ở Nga về cơ bản đưa ra sản phẩm là những đứa trẻ chịu Hội chứng Mowgli[ii] – tức là què quặt và không thể hành xử bình thường được trong xã hội ở bất cứ phương diện nào.

    Phân tích và nhận xét dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    Vũ Ngọc Yên

    Tính chính danh dân chủ và ý nghĩa pháp quyền của Hiến pháp

    Hiến pháp (HP) là văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng quy định cách tổ chức và điều hành những định chế cơ bản của quốc gia, bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội và chủ quyền quốc gia.

    Một bản Hiến pháp có chính danh dân chủ sẽ tùy thuộc:

    - Mức độ tham gia và đồng thuận của các tầng lớp nhân dân vào việc làm và ban hành hiến pháp.

    - Nội dung HP phải có các điều khoản rõ ràng quy định đảm bảo các quyền tự do và nhân quyền của công dân cũng như xác định tính độc lập và thẩm quyền của các định chế dân chủ và pháp quyền của quốc gia.

    Sự bỉ ổi này thuộc về ai?

    Bauxite Việt Nam

    Một kẻ tự xưng là Bần vừa mới đây đưa lên Facebook một lời tiết lộ, rằng y đã lập ra một danh sách giả mạo gồm 22 tên người, có nghề ngiệp là nông dân, cư trú ở Tiền Giang, và gửi đến địa chỉ ký Kiến nghị 72 thông qua thư điện tử giả mạo mang địa chỉ tinhtran257@gmail.com. Khi làm việc này Bần khoe rằng mình muốn thử nghiệm “tính trung thực” của 72 vị nhân sĩ trí thức đã khởi xướng Kiến nghị 72 (và cũng đã chân thành cử đại diện mạng Kiến nghị này trao tận tay Ban sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội). Tất nhiên, bộ phận tiếp nhận chữ ký đâu có biết lá thư của Bần là đểu cáng, vì thế đã nghiêm chỉnh tiếp nhận và đưa lên Danh sách ký Kiến nghị 72 đợt 25, đánh số từ 10333 đến 10354.

    Đợi cho Danh sách đã nằm yên vị trên BVN đâu vào đấy rồi cái tên Bần này mới cười hô hố và rêu rao rằng mình đã “chơi trò ma mị” mà các vị nhân sĩ trí thức vẫn bị mắc lừa, không biết gì cả. Và anh ta đắc chí: “có thể kết luận là có rất nhiều “ma” trong bản Kiến nghị 72”.

    “Hội đồng chuột”!

    Tô Văn Trường

    Trong bài “Bàn về sự ấu trĩ” của tác giả Giản Tư Trung có đoạn bình luận: “Một biểu hiện của bệnh ấu trĩ ở những người có quyền là họ thường xuyên đưa ra những quyết sách tồi nhưng bản thân họ lại không nhận ra điều đó. Một nhà lãnh đạo giỏi có thể không cần phải biết tất cả mọi thứ, giỏi tất cả mọi việc nhưng sẽ biết ai là người mình nên lắng nghe và ai là người mình nên tin tưởng, sẽ phân biệt đâu là quân tử và đâu là ngụy quân tử, đâu là thực tài, đâu là ngụy tài. Nhà lãnh đạo ấu trĩ thường không có khả năng này bởi họ đã mất đi khả năng phân biệt ai là ai, cái gì là cái gì và mình là ai. Người có tiếng ấu trĩ không tự ý thức được cái “tiếng” mà mình có được là theo kiểu nào (danh tiếng hay tai tiếng)”.

    Theo tôi hiểu, công luận hiện nay có cụm từ khá phổ biến “Hội đồng lú lẩn” để chỉ về những người hay bàn và đưa ra các chủ trương đường lối chính sách phát triển của đất nước “không giống ai” gây tổn hại đến uy tín của hệ thống chính trị và tác động xấu đến cuộc sống của người dân. Đây cũng là cái yếu kém nhất của chế độ nào quá tùy thuộc vào con người lãnh đạo, cho phép nó thao túng bộ máy cầm quyền. May được người cầm đầu tốt thì còn đỡ, gặp những kẻ không ra gì thì cả nước khốn nạn. Đối với các Hội đồng thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật, nếu kết quả thể hiện sự bất lực, vô bổ do nguyên nhân khách quan và chủ quan, nó đều được gán cho cụm từ “Hội đồng chuột”! Suy cho cùng cả 2 dạng Hội đồng nói trên đều nằm trong phạm trù của Hội đồng khoa học công nghệ.

    Sự thật và tính vững bền của một Nhà nước

    Khánh Trâm

    Thế là đã giữa tháng Ba, ở Tây Nguyên là “mùa con ong đi lấy mật”, còn ở thành phố lớn nhất và đông dân nhất cả nước là TP HCM thì toàn dân đang “nô nức” đóng góp ý kiến cho Bản dự thảo hiến pháp của Quốc hội (được phát đến tận hộ gia đình, có yêu cầu ghi tên, số điện thoại và địa chỉ rõ ràng) và phải hoàn thành trong 1-2 ngày, khẩn trương như đi đánh giặc, trong khi thời hạn góp ý được gia hạn đến 30/9/2013.

    Tháng Ba năm nay chắc chắn sẽ được ghi vào lịch sử bởi những sự kiện bất thường:

    – Ngày 8/3/2013 trang điểm tin số 1 Việt Nam “Anhbasam.wordpress.com” bị hacker đánh sập.

    – Ngày 14/3/2013 – lần đầu tiên sau 25 năm – sự kiện quân đội Trung Quốc nã súng vào bộ đội hải quân Việt Nam TAY KHÔNG VŨ KHÍ, gây ra trận thảm sát Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa ngày 14/3/1988 được báo Nhà nước đưa tin.

    Thuyết phục hay khuất phục?

    Lưu Hà Sĩ Tâm

    Cái mốc ban đầu của 3 tháng, mà Đảng và Quốc hội dành cho nhân dân góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, đã sắp đến. Nhờ ý kiến từ nhân dân, cái mốc đã được cho phép dời đến hết tháng 9/2013. Chúng ta cảm nhận được sức mạnh tiềm ẩn từ những luồng ý kiến và thông điệp mới mẻ, xuất phát từ trong dân gửi đến Đảng và Quốc hội. Tính mới mẻ thu hút sự quan tâm chú ý, là bởi hàm lượng trí tuệ cao, tạo nên sự khác biệt trên diện rộng cũng như tầm cao về khoa học kinh tế - xã hội - công nghệ so với tư duy lý luận truyền thống, bởi sự thẳng thắn dũng cảm của từng cá nhân cũng như của các giới trong xã hội. Đó là nói về phía quần chúng mà Đảng vẫn đang lãnh đạo. Còn khi đã có rất nhiều ý kiến và thông điệp từ lòng dân, khác với ý Đảng, thì Đảng sẽ chọn “phương pháp cách mạng” nào đối với quần chúng: thuyết phục hay khuất phục?

    Trò trẻ con

    Hồ Ngọc Nhuận

    Trong mấy ngày qua nhiều nguồn tin cho biết: “Nhà cầm quyền đang ép dân ký đồng ý bản dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992”.

    Theo một bản tin thì anh Tùng ở Hóc Môn cho biết: “…Tôi không có ở nhà. Khi về, con gái tôi nói lại: Họ (Ủy ban) đưa cuốn sách in đối chiếu hai bản hiến pháp cũ và mới (dày 79 trang), rồi thêm một danh sách in sẵn đề nghị con bé xem rồi ký tên đồng ý vào Danh sách ký xong, họ mang đi luôn chỉ để lại cuốn sách in. Người thuê nhà của tôi ở quận 12 cũng vừa cho biết, nhà nước cũng đến bảo họ ký vào bản đồng ý, mà họ chẳng biết đồng ý thì như thế nào, mà không đồng ý thì như thế nào, vì họ có giờ đọc nó đâu”.

    Còn bạn Quang ở Bình Hòa, quận Bình Thạnh cũng gởi thư xin tư vấn: “Người ta đưa bản dự thảo sửa đổi hiến pháp đến từng nhà. Bây giờ con ghi là “không ý kiến” được không? Vì ghi đồng ý hay không đồng ý cũng không có tác dụng gì”.

    Góp ý về Hiến pháp

    (tọa đàm ngày 15/03/2013 tại Viện Nghiên cứu Lập pháp,

    về các vấn đề kinh tế xã hội trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992)

    Hoàng Tụy

    Tôi rất hoan nghênh chủ trương của Quốc hội kéo dài thời gian lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp đến hết tháng 9, đồng thời tổ chức tọa đàm rộng rãi trong giới trí thức xung quanh những vấn đề lớn đang có nhiều tranh cãi.

    Song sẽ là tốt hơn nếu trước đó không có những quy kết tùy tiện đối với những ý kiến trái chiều, dù những ý kiến này thật ra rất xây dựng và xuất phát từ những công dân chỉ có một tội là thiết tha với đất nước và ngày đêm trăn trở vì sự nghiệp độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân – hay theo cách nói sau này: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh – một sự nghiệp mà vì nó biết bao người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống và cả dân tộc đã chịu đựng biết bao hy sinh, nhọc nhằn trong mấy chục năm chiến tranh tàn khốc mà đến nay phần lớn mục tiêu vẫn đang còn ở phía trước. Sẽ là tôt hơn nữa nếu Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp chưa vội tuyên bố bảo lưu tất cả những điểm chính, vì như thế khác nào thừa nhận việc hô hào nhân dân góp ý chỉ là hình thức, và bao nhiêu thời gian, của cải, công sức, của dân bỏ ra để góp ý chỉ là một sự lãng phí vô trách nhiệm.

    Trước tình hình đó, những ai trăn trở về vận nước nguy vong làm sao không đắn đo suy nghĩ được. Tôi nghĩ vào lúc này, khi kinh tế lụn bại, xã hội nhiễu nhương, tham nhũng hoành hành, bờ cõi biên cương hải đảo đang bị uy hiếp nghiêm trọng, thì mọi người tử tế nên dẹp mọi suy tính cá nhân, cùng nhau vận dụng trí tuệ suy nghĩ tìm một lối ra ít đau đớn nhất cho dân tộc thay vì cố thủ trong những thành kiến, định kiến đã lỗi thời.

    Xã hội dân chủ: xu thế tất yếu của thời đại

    Trần Ngọc Thạch

    clip_image002Tưởng cũng không cũ khi nhắc lại luận cứ của Francis Fukuyama, cách đây hơn 23 năm, trong bài tiểu luận The End of History (Sự cáo chung của lịch sử) đăng trên tạp chí The National Interest (Hoa Kỳ) mùa hè năm 1989, trước khi sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ: "Điều chúng ta đang chứng kiến có thể không phải chỉ là sự chấm dứt của chiến tranh lạnh, hay sự trôi qua của một thời kỳ lịch sử hậu chiến nhất định, mà là sự chấm dứt của chính lịch sử: có nghĩa, điểm cuối của quá trình tiến hóa trong hệ ý thức của nhân loại và sự phổ quát của mô hình dân chủ tự do Tây phương như hình thức chính quyền cuối cùng của con người."[1]

    Góp ý sửa đổi Hiến pháp theo quan điểm của giáo huấn xã hội Công giáo

    Lm Giuse Maria Lê Quốc Thăng

    (Thư ký Ủy ban Công lý Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam)

    clip_image002Trong sứ điệp Mùa Chay 2013, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã khẳng định: “Mối tương quan với Thiên Chúa phải là ưu tiên hàng đầu, và bất kỳ sự chia sẻ đích thực về của cải nào khác, theo đúng tinh thần của Phúc Âm, phải được ăn rễ sâu trong đức tin” (Tiếp kiến chung 25-04-2012). Thực tế, đôi lúc chúng ta có xu hướng giản lược thuật ngữ “đức ái” xuống thành tình liên đới hoặc đơn giản chỉ là hoạt động trợ giúp nhân đạo. Thế nhưng, điều quan trọng cần nhớ rằng công việc bác ái lớn nhất chính là việc truyền giảng Tin Mừng, nghĩa là “sứ vụ Lời”. Không có hành động nào bác ái hơn và từ thiện hơn là hành động nuôi dưỡng tha nhân bằng Lời Chúa và sẻ chia với họ những tin vui của Phúc Âm, dẫn dắt họ đi vào mối tương quan với Thiên Chúa: rao giảng Tin Mừng chính là sự thăng tiến nhân bản cao cả nhất và đầy đủ nhất. Trong thông điệp Phát Triển Các Dân Tộc (Populorum Progressio), vị tôi tớ Chúa, Đức Phaolô VI viết rằng việc công bố về Đức Giêsu Kitô là sự đóng góp đầu tiên và quan trọng nhất cho sự phát triển. Chân lý căn bản về Tình Yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta, đã được minh thị và được công bố, là điều sẽ mở đời sống chúng ta ra đón nhận tình yêu này, và làm cho sự phát triển toàn diện của nhân loại và của mỗi người trở nên khả thi (x. Bác ái trong Chân lý, số 8)”.

    Chiếc áo giáp cho quỷ dữ

    Hoàng Anh

    Thoạt nhìn, chuyện đề xuất dự thảo cho phép công an được phép bắn vào người chống đối không ăn nhập gì với việc đặt ra chuyện “sửa đổi Hiến pháp”. Cũng có người nói đây là cách tung hỏa mù để người dân và dư luận bức xúc, đặng quên đi những chuyện lùng bùng xung quanh nỗ khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản. Dự đoán như vậy có thể đúng, cũng có thể chưa chuẩn. Nhưng cả hai việc, một ở tầm vĩ mô, một ở tầm cụ thể, đều thể hiện một điều hết sức rõ ràng: Trong một xã hội mà luật pháp không thực sự được coi trọng, luật chơi thường được quyết định bởi kẻ mạnh.

    Hiến pháp vốn dĩ không phải là thứ có thể tùy tiện đưa lên đặt xuống để thêm bớt vài điều theo ý chí và sự tùy hứng của một phe nhóm. Hiến pháp, về bản chất, là sự thể hiện quyền lực và lợi ích quốc gia, thể hiện ý chí của những chủ nhân của nó: Nhân dân. Quyền lực nhà nước, không gì hơn chỉ là một quyền phái sinh, một thứ chỉ có được khi những chủ nhân của quốc gia quyết định hy sinh từ quyền năng tự nhiên và tuyệt đối của họ một phần tự do để đổi lại sự bảo vệ trên cơ sở công bằng khỏi những sự tấn công bản năng. Có thể hình dung rằng: nhân dân là chủ nhân, là cha mẹ sinh ra quyền lực và phó thác nó vào một đứa con chung là Nhà nước. Do sự nhượng đắp của nhiều người, dĩ nhiên đứa con có tầm vóc và sức khỏe hơn mỗi cha mẹ của nó.

    Các nhà báo công dân Nga “lột trần” giới thân cận của Putin

    Tú Anh

    Đây không phải chuyện ngồi lê đôi mách.

    Đây là chuyện thiết chế quốc gia một khi bị lũng đoạn bởi ĐIỀU 6 và đàn em của nó là ĐIỀU 4. Cái điều 6 ngay cả khi tan rã thì cái bã của nó vẫn tìm cách dính bám lấy lợi quyền qua một viên tổng thống mắt gườm gườm, thói quen không sửa được của ngạch dò la thám báo. Bài báo dưới đây cho thấy thực chất của lời tự bạch “bỏ điều 4 là tự sát” hoặc “còn Đảng còn mình” – cái thực chất có thể tóm tắt cho dễ hiểu như sau: hết tiền hết quyền, hết quyền hết tiền. Có vậy đó thôi!

    Nhưng đây cũng còn là chuyện về sức mạnh của giới báo chí LỀ DÂN. Các nhà báo thời trước vẫn tự hào vì có MỘT Julius Fucik, viết báo đau khổ dưới một cái giá treo cổ. Dăm chục năm sau Fucik, cả triệu người dân viết báo vui vẻ tưng tưng. Internet đã khiến cho con người được tự do hoàn toàn. Dĩ nhiên, việc bóc trần thứ chủ nghĩa xã hội phong kiến lươn lẹo châu Á vẫn khó hơn việc lật tẩy thứ chủ nghĩa xã hội Nga ngố tồ tề ngộc nghệch châu Âu.

    Vui thì vui, đừng quên là đang có sự chuẩn bị dư luận cho việc chính thức có quyền nổ súng. (Ở Tiên Lãng và Văn Giang là vài thử nghiệm, thực tập, để đưa dần vào sách giáo khoa nghiệp vụ).

    Các nhà báo nhân dân, hãy cảnh giác khi ra đường hoặc đi gặp gỡ dân oan. Nhớ đội mũ bảo hiểm chính chủ và nhớ mặc áo che đạn không chính chủ (hè hè hè, ngày chủ nhật đố vui bạn đọc có thưởng hẳn hoi nha: Tại sao mũ thì chính chủ còn áo che đạn lại không chính chủ?).

    Phạm Toàn

    Cảm nghĩ của một tù nhân chiến tranh cũ về Việt Nam, bốn mươi năm sau

    John McCain (Thượng nghị sĩ bang Arizona), The Wall Street Journal

    Nguyễn Khoa Thái Anh dịch

    Tôi đã làm bạn với những kẻ cựu thù. Tiếc là họ chưa được hưởng các quyền tự do mà người Mỹ yêu quý.

    Bốn mươi năm trước, ngày 14 tháng 3, các bạn tù chiến tranh ở Bắc Việt và tôi – vận áo quần dân sự rẻ tiền, những bộ đã được cung cấp cho 108 lính không quân Mỹ trong dịp này – lên xe buýt đi ra sân bay Gia Lâm, ngoại ô Hà Nội. Một chiếc máy bay vận tải C-141 lớn Mỹ màu xanh lá cây đang chờ ở đó để đưa chúng tôi đến Căn cứ Không quân Clark ở Philippines.

    Tại sân bay, chúng tôi xếp hàng theo thứ tự ngày mình bị bắn rơi, đã cố gắng duy trì tác phong quân sự trong khi máy phim-ảnh quay rè và chụp xoèn xoẹt trước một đám đông người Việt đang nhốn nháo quan sát chúng tôi. Sĩ quan Mỹ và Việt ngồi ở một bàn, mỗi bên giữ một danh sách các tù nhân.

    Đại diện của cả hai quân đội gọi tên tù nhân để anh ta bước ra. Họ gọi tên tôi, và tôi cất vài bước về phía bàn và chào. Một sĩ quan hải quân Mỹ chào đáp lễ, mỉm cười và bắt tay tôi, rồi đưa tôi băng qua phi đạo, lên bục thang đưa vào máy bay.

    Đất đai thuộc sở hữu toàn dân là nguồn gốc đẻ ra khủng hoảng thị trường bất động sản

    Hà Huy Sơn

    Điều 17 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Điều 1 Luật đất đai năm 1993 quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.”

    Việc Nhà nước không thừa nhận quyền tư hữu về đất đai mà chỉ thừa nhận một hình thức duy nhất là “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” là nguồn gốc đẻ ra khủng hoảng thị trường bất động sản và hàng loạt các khủng hoảng chính trị, kinh tế, văn hóa, bất công xã hội.

    Do sở hữu toàn dân về đất đai làm cho nguồn cung về đất đai cho nhu cầu của xã hội bị hạn chế. Kinh tế tăng trưởng kéo theo nhu cầu đất đai cho sản xuất, xây dựng nhà xưởng, cơ sở sản xuất, xây dựng nhà ở… có nhu cầu rất lớn. Nhưng nguồn đất đai thuộc sở hữu phi Nhà nước để cung cấp cho thị trường lại là “con số không” vì không ai được quyền tư hữu về đất đai, mọi giao dịch mua bán về đất đai không được pháp luật thừa nhận.

    Ba lời với ông Vũ Huy Hoàng

    Vi Toàn Nghĩa

    Đã nghe ông trả lời trên ti vi về dự án bôxít!

    Tôi không còn cảm xúc nữa!

    Chủ trương của chúng ta bao giờ chẳng đúng!

    Hãy xem trẻ em Hà Giang ăn “đặc sản” thịt chuột, trèo vách đá đi học, lạnh thế mà chỉ có một manh áo mỏng manh. Cô phóng viên VTV1 nghẹn ngào làm tôi nghẹn ngào theo. Hãy để phóng sự ấy cạnh phóng sự ảnh dinh cơ của một cán bộ cũng ở Hà Giang – được Sầm Đức Xương (ích hay ét nhỉ) cho hạ cánh an toàn. Chủ trương của chúng ta bao giờ chẳng đúng!vì đây là BẢN CHẤT CHẾ ĐỘ mà.

    Thư ngỏ của cựu chiến binh Hoàng Đức Doanh gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    Thưa ông Nguyễn Phú Trọng,

    Lời đầu tiên kính chúc ông cùng gia quyến mạnh khỏe, an lành.

    Tôi tự giới thiệu: Tôi là Hoàng Đức Doanh sinh năm 1946, giới tính Nam, trú tại: Tổ 7 phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, Hà Nam, đã nghỉ hưu, đang sinh sống cùng gia đình – có vợ, có con, có cháu.

    Tiếp đến tôi cũng xác định rằng tôi không quen ông, chưa gặp ông lần nào, chỉ được xem ông trên truyền hình. Tuy vậy tôi cũng khẳng định tôi bình đẳng với ông ở mấy điểm: Cùng sinh thời (ông hơn tôi hai tuổi), cùng là đàn ông, cùng là người Việt Nam. Tôi cũng nhận thấy có sự khác nhau: Ông được học nhiều được giữ nhiều cương vị lãnh đạo, hẳn nhiên kiến thức của ông hơn tôi. Trong thời gian ông được ăn học thì là lúc tôi hành quân vào Nam chiến đấu, hòa bình thì tôi phải trực tiếp lao động sản suất làm ra của cải để sinh nhai nên kinh nghiệm thực tế tôi hơn ông. So về địa vị xã hội giữa ông và tôi thì là một trời một vực...

    Ông Mai Hoàng Kiên nói không thật

    Nguyễn Trọng Vĩnh

    Trong bài đăng trên báo Nhân dân ngày 8/3/2013, ông Kiên phê phán chế độ của nước Mỹ và “các nhà dân chủ” đòi đa nguyên đa đảng, đòi bỏ điều 4 trong Hiến pháp, đòi tam quyền phân lập để đảm bảo quyền dân chủ và công bằng… Tôi không quan tâm tranh cãi với ông về điều này, muốn nói ngược nói ngang thế nào là quyền của ông. Tôi chỉ muốn trao đổi với ông về hai điểm mà ông nêu: 1 - “Dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế độc đảng hay đa đảng mà phụ thuộc vào lý tưởng và bản chất chính trị của đảng cầm quyền”. 2 - “Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đất nước đã có những bước tiến vượt bậc về mọi mặt…”

    Viết tiếp về dự án Bauxite Tây Nguyên

    Lê Trung Thành

    Bài 5: NGHE BỘ TRƯỞNG TRẢ LỜI, THẢO DÂN KHÔNG CHỊU NỔI!

    Chiều tối chủ nhật, vợ chồng người bạn từ thuở thiếu thời mời tôi tới nhà. Bữa cơm cuối tháng 1 “ta” có món quốc hồn, quốc túy “R.T.C” do cô con dâu trưởng trổ tài nấu nướng. Vừa cụng ly rượu sâm, thì trên màn hình TV xuất hiện mục “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời”. Ông Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Bộ Công thương – “lên sóng lần thứ tư, trả lời những câu hỏi liên quan tới dự án bauxite Tây Nguyên”.

    Chúng tôi tạm dừng “sự sung sướng” để nghe ông nói. Thấy ông không nhìn vào giấy, thấy phong thái có vẻ tự tin… cánh già tôi bị ông “hút” vài chục giây đầu.

    Vài chục giây đầu thôi, bởi ngay sau câu hỏi đầu tiên của phóng viên VTV1, ông Vũ Huy Hoàng nói: Theo kết quả thăm dò, trữ lượng bauxite của Việt Nam là khoảng 10-11 tỷ tấn”… Tôi giật mình. Sao trữ lượng bauxite Việt Nam “lớn” nhanh như Phù Đổng vậy? Cách đây gần 6 năm trong quyết định của Thủ tướng phê duyệt “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007- 2015 có xét đến năm 2025” thấy ghi trữ lượng có 5,4-5,5 tỷ tấn, bây giờ tăng gấp đôi rồi?

    Chân lý luôn được phát hiện từ những mâu thuẫn được phản biện

    Vũ Thị Nhuận, Tokyo, Nhật Bản

    Tôi đang sống trong một trạng thái mâu thuẫn, bất an, lo lắng chưa từng có trong cuộc đời mình, nó diễn ra trong một tâm lý không rõ ràng xen lẫn những cảm giác ức chế. Cảm giác đó là tiêu cực (tôi cho là thế) khi mà đầu óc tôi không còn tập trung vào công việc chuyên môn được nữa. Tôi đã mất ngủ cả đêm qua để rồi ngày hôm nay, hiện thời là 14h10phút giờ địa phương, tôi vẫn chưa thể thoát mình khỏi những lo lắng ấy.

    Có thể tôi là một người phụ nữ rất yếu đuối, cả thể chất và tinh thần. Thế nhưng tôi vẫn thường thức đến 2 giờ sáng để đọc báo, viết lách hay làm việc và vẫn đủ sức khỏe tỉnh táo thức 7 giờ sáng một cách đều đặn 5-6 ngày trong tuần mà không hề mệt mỏi. Nhưng hôm nay lại là một ngày khác……

    Một nỗ lực để Hoàng Sa - Trường Sa luôn trong tim

    Đoan Trang

    clip_image002

    Đá Gạc Ma (Ảnh trích từ cuốn sách “Để đảo xa thành gần”)

    Ngày 14-3 năm nay sẽ là một ngày đáng nhớ đối với tất cả những người Việt Nam quan tâm đến quan hệ Việt-Trung và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta: Đó là ngày đánh dấu tròn 25 năm trận hải chiến Trường Sa (14-3-1988). Nhân sự kiện này, một nhóm các nhà nghiên cứu, nhóm Trúc Nam Sơn, sẽ công bố cuốn sách mới về Biển Đông, mang tựa đề “Để đảo xa thành đảo gần”.

    Không chỉ ở báo Đại Đoàn Kết

    Nguyễn Đình Ấm

    Blog Bùi Văn Bồng vừa đăng bài Chi bộ báo Đại Đoàn Kết cũng có “bộ phận không nhỏ”. Đó là tin buồn của các phóng viên báo Đại Đoàn Kết đang đấu tranh với những sai phạm của Tổng Biên tập Đinh Đức Lập.

    Từ hai năm nay các phóng viên đã gửi đơn tố cáo những sai phạm về nhiều mặt và thứ đạo đức thấp hèn của sếp báo này. Tôi tin những tố cáo của các đồng nghiệp trên là chính xác bởi nếu họ (dân đen) mà tố cáo sai cấp trên trực tiếp – là người được lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tin tưởng giao chức vụ thay cho anh Lý Tiến Dũng – thì những phóng viên tố cáo kia đã bị sa thải từ lâu rồi. Hơn nữa, hồi mới được bổ nhiệm chức vụ Tổng Biên tập báo Đại Đoàn Kết một cách tùy tiện, sai pháp luật, ông Tổng Biên tập này đã phát ngôn với đài BBC nhận xét (đại ý) tờ Đại Đoàn Kết thời gian qua “không hay”. Một người chưa có bằng cấp gì về báo chí, chưa thấy có bài báo nào, không có tên tuổi trong giới cầm bút mà dám khẳng định các tên tuối đã được giới báo chí kính trọng về tài năng, nhân cách, lòng dũng cảm như anh Lý Tiến Dũng (Tổng Biên tập), Đăng Ngọc (Phó Tổng Biên tập) như thế chứng tỏ con người đó là như thế nào.

    Bài phát biểu của blogger Huỳnh Ngọc Chênh tại buổi trao giải thưởng Netizen 2013

    clip_image001

    Ảnh: Seven Lives

    Thưa toàn thể quý vị.

    Tôi thật sự bất ngờ khi có mặt tại buổi lễ hết sức trân trọng này. Vì ở đất nước tôi nhiều quyền tự do được Hiến pháp công nhận nhưng vẫn bị nhà cầm quyền tìm cách này cách khác hạn chế. Trong vòng 2 năm trở lại đây có khá nhiều blogger không được phép đi ra nước ngoài để du lịch, để chữa bệnh, để dự hội thảo, hoặc để nhận các giải thưởng quốc tế như tôi mà không có lý do. Đó là các blogger Đào Hiếu, Người Buôn Gió, Nguyễn Hoàng Vi, J.B Nguyễn Hữu Vinh, Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Trọng Hiếu, Uyên Vũ, Lê Quốc Quân…

    Trữ lượng Bauxite, đừng nói vống lên để gây phấn khởi

    clip_image001

    TS Nguyễn Khắc Vinh

     

    Đó là khẳng định của PGS-TS Nguyễn Khắc Vinh, Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam, nguyên viện trưởng Viện Địa chất và Khoáng sản.

    - Tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng về trữ lượng bauxite của Việt Nam là 10-11 tỉ tấn có chính xác không, thưa ông?

    - TS Nguyễn Khắc Vinh: Tôi rất ngạc nhiên và phản đối kịch liệt việc Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng trữ lượng bauxite Việt Nam là 10-11 tỉ tấn và cũng không hiểu Bộ trưởng căn cứ vào tài liệu nào. Ở đây, phải phân biệt giữa tài nguyên và trữ lượng.

    Trữ lượng bauxite mà Bộ trưởng nói đến chỉ là tài nguyên, còn muốn mở ra ngành công nghiệp bauxite - nhôm thì phải khoan thăm dò chi tiết, tính toán nhiều yếu tố chứ không thể căn cứ vào dự báo tài nguyên để làm luận chứng kinh tế cho dự án bauxite Tây Nguyên.

    Hơn nữa, cho đến nay, trên các tài liệu đã công bố, Việt Nam chỉ có 6,9 tỉ tấn tài nguyên bauxite, còn Mỹ nhận định trữ lượng bauxite của Việt Nam chỉ có 2,1 tỉ tấn.

    Chết dưới tay Trung Quốc, Chương 11

    Chết dưới thanh kiếm laser của dòng họ Lưu:

    Mẹ ơi, có tàu vũ trụ Sát tinh (*) đang chiếu xuống Chicago

    Peter Navarro và Greg Autry

    Nhóm Lê Minh Thịnh dịch

    Chúng tôi cam kết chỉ dùng không gian với mục đích hòa bình và sẵn sàng mở rộng hợp tác với các nước khác. – Chủ tịch Hồ Cẩm Đào

    Nếu những ai muốn biết những gì mà Nhật Bản đã dự định làm trong những năm 1930, thì chỉ cần đọc các kế hoạch và các tài liệu huấn luyện của họ. Các kế hoạch này sau đó đã được thực hiện trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhiều người ở Hoa Kỳ [lúc đó] đã coi những tuyên bố về mối đe dọa ngày càng tăng của quân đội Nhật Bản là vô lý bởi vì Nhật Bản đã cam kết phát triển hòa bình. Trung Quốc cũng tuyên bố phát triển hòa bình như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ lực lượng vũ trang và vũ khí của mình. Bây giờ chỉ cần xem xét kỹ các chính sách và học thuyết của Quân đội Giải phóng Nhân dân... đối với các khả năng và sức mạnh vũ khí không gian cũng như kế hoạch của họ để đối lại với ưu thế vũ trụ của chúng ta. – Christopher Stone, Space Review

    Chỉnh sửa Hiến pháp, hay là vét đáy ngăn kéo các thế lực bảo thủ?

    Hồ Cương Quyết - André Menras

    Phạm Toàn dịch

    Áp lực của những con ó Bắc Kinh vào lúc đang cơn bành trướng và xâm lăng Việt Nam và các nước láng giềng đã đặt Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vào một vị thế càng ngày càng quá sức chịu đựng. Thấy rõ rành rành một bên là các lợi ích của người Tàu được ĐCSVN bênh vực trên thực tế và một bên là các lợi ích của người Việt Nam chẳng được ĐCSVN bênh vực tẹo nào, bởi lẽ trong cái đường lối đã được áp đặt thì hai phía lợi ích hoàn toàn trái ngược nhau. Kẻ thù bên trong là nạn tham nhũng trong “một bộ phận không nhỏ” các cán bộ của ĐCSVN đã được Bắc Kinh sử dụng rộng rãi làm tay trong [nguyên văn: làm con ngựa thành Troie] nhằm đào sâu thêm cái hố đã vô cùng sâu người Việt Nam phân chia ra, một bên là các lợi ích quốc gia dân tộc và một bên là lợi ích của những cá nhân và những nhóm đang béo múp lên nhờ trực tiếp hoặc gián tiếp ăn theo vào công việc hợp tác kinh doanh với người anh lớn phương Bắc.

    Ngày sinh một bông hoa đẹp của đất nước

    Lê Thăng Long

    Từ đầu năm đến giờ phong trào đấu tranh cho quyền con người và dân chủ của Việt Nam đã tạo nên được những dấu ấn quan trọng nhờ hình ảnh rất đẹp của những người phụ nữ. Đầu tiên là Huỳnh Thục Vy đoạt giải Hellman Hammet. Kế đến là Tạ Phong Tần được vinh danh là Phụ nữ Quốc tế Can đảm. Và Nguyễn Hoàng Vi trở thành một trong bày phụ nữ tiêu biểu của thế giới về bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Những bước tiến của quá trình dân chủ Việt Nam có rất nhiều dấu chân quan trọng của phái yếu nhưng rất kiên cường của tổ quốc. Từ lúc ban đầu còn ít ỏi như Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên đến nay họ đã trở thành một lực lượng hùng hậu có mặt ở mọi lĩnh vực và ngóc ngách của cuộc sống. Họ thật đẹp, cả thể chất lẫn tâm hồn.

    Phản hồi bài viết “Khi phản biện xã hội được sử dụng như một chiêu bài”

    Ts Vũ Thị Nhuận, Đại học Tokyo, Nhật Bản

    Bài viết này là bài phản hồi của cá nhân tôi tới tác giả Huỳnh Tấn với bài viết Khi phản biện xã hội được sử dụng như một chiêu bài, đăng trên báo Nhân Dân điện tử có tuyên ngôn “CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN VIỆT NAM”.

    Thưa ông/bà Huỳnh Tấn

    Tôi đọc bài viết của ông/bà được giới thiệu là bài viết trong mục bình luận phê phán của trang báo Nhân Dân điện tử, đã làm cho tôi không khỏi bức xúc. Trong phần mở đầu của bài viết có nói: “Ngày nay, có thể nói mạng internet đã tạo cơ hội để con người có nhiều hơn một khuôn mặt. Chưa có thời kỳ nào khuôn mặt con người lại đa dạng đến thế… Ở đó, họ dễ dàng hành xử như một người vô danh, hoặc bỗng nhiên nhờ vào thế giới ảo mà trở thành nổi tiếng” được trích dẫn của tác giả Nguyên Anh trong bài viết “thế giới mạng và sinh mạng thứ hai”, ngay lập tức tôi đã tìm tên tác giả hay bút danh của Nguyên Anh và của ông/bà, Huỳnh Tấn; thế nhưng hình như cả hai cái tên hay bút danh này chỉ xuất hiện một lần trong bài viết đã đề cập ở trên (hay sự tìm kiếm của tôi có phần không chính xác????). Vậy nếu ông/bà là người có chuyên môn làm báo thì dễ dàng hiểu, chính hai cái tên trên hình như cũng đang mang một khuôn mặt khác hay “mang nhiều hơn một khuôn mặt” và “hành xử như một người vô danh”.

    Sáng lập:

    Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

    Điều hành:

    Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

    Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

    boxitvn.online

    boxitvn.blogspot.com

    FB Bauxite Việt Nam


    Bài đã đăng

    Được tạo bởi Blogger.

    Nhãn