Câu chuyện Myanmar

Nguyễn Trung

Tướng Thein Sein nhậm chức tổng thống Myamar chưa đầy hai năm. Dưới quyền ông, Myanmar từ bóng tối của chế độ quân phiệt đẫm máu đang bước ra ánh sáng của một thể chế chính trị dân chủ. Bạn bè gần xa của Myanmar đến hôm nay vẫn chưa hết ngỡ ngàng về bước phát triển này.

Bóng tối vừa qua ở Myanmar bắt đầu từ cuộc đàn áp đẫm máu ngày 08-08-1988 do nhóm các tướng lĩnh trong Hội đồng Quốc gia phục hồi Luật pháp và Trật tự (SLORC) chỉ huy quân đội thực hiện, nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân đòi dân chủ. Hàng trăm sinh viên, các nhà sư và những người chống đối khác đã bị giết, hàng nghìn người bị cầm tù. Bất chấp tình hình này, bất chấp lãnh tụ của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) – bà Aung San Suu Kyi – đã bị giam giữ tại nhà từ tháng 7-1989, đảng NLD trong cuộc bầu cử 05-1990 do chính quyền của SLORC tiến hành, vẫn giành được 329/491 ghế trong Quốc hội. SLORC đã ra lệnh hủy bỏ kết quả bầu cử này và trực tiếp chiếm quyền.

Nhóm lợi ích khủng

Nguyễn Trung Chính

Góp ý hay phản biện

Không phải ngẫu nhiên mà đề nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 được nhiều giới phản biện – rõ ràng là phản biện chứ không phải góp ý. Lần đầu tiên từ khi “Đảng được “lịch sử (?)” giao cho nhiệm vụ lãnh đạo đất nước và dân tộc”, Bản kiến nghị bảy điểm, tập trung một số vấn đề quan trọng, với nhiều đề xuất cụ thể do 72 người đề xướng đã được hơn 5.000 người ký tên ủng hộ, trong đó, cũng là lần đầu tiên, có đủ mọi thành phần, từ nông dân, công nhân, cựu quân nhân hai miền, sinh viên học sinh, trí thức trong cũng như ngoài nước.

Ông Bùi Đức Lại, nguyên là chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương, người có một số bài viết thường đăng trên các báo chính thống, nhưng đến bài “Sửa đổi Hiến pháp: Mấy điều nghĩ ngợi“ thì không báo chính thống nào dám đăng nên phải gửi đăng trên các “phương tiện thông tin đại chúng” (Cùng viết Hiến pháp). Trong bài báo này ông viết:  “lãnh đạo Đảng nhìn tổng thể, thì tư duy vẫn lạc hậu khá xa so với thực tiễn đất nước và thế giới. Chịu ảnh hưởng của tư duy cũ và bị ám ảnh về nguy cơ “mất ổn định” nên trong việc sửa Hiến pháp lần này có vẻ khuynh hướng bảo thủ vẫn chiếm ưu thế. Biểu hiện của nó là chỉ muốn sửa Hiến pháp một cách “nhẹ nhàng”, né tránh động chạm đến những vấn đề cơ bản. Trong khi đó, nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, xác đáng, nhưng khác với Dự thảo bị tiếp nhận một cách lạnh nhạt, nếu không nói là bị kỳ thị”.

Tổng Bí thư chưa nói gì mà sao Tổng Biên tập Giađinh.net cứ “cuống” lên thế?

Thanh Tùng

clip_image001

TBT Nguyễn Phú Trọng

Tình cờ, tối qua (26/02/2013) tôi lang thang vào trang TỄU – Blog, đọc được bài “VÀI LỜI VỚI TBT ĐẢNG CSVN NGUYỄN PHÚ TRỌNG” của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên – Báo Gia Đình & Xã Hội (Giadinh.net.vn). Tôi đọc nội dung bài viết của Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên thì thấy tác giả lấy “cảm hứng” từ phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Vĩnh Phúc, phát trên sóng VTV1, Chương trình Thời sự lúc 19h ngày 25/2/2013.

Tư liệu liên quan đến bản Kiến nghị 2009 (10 & 11)

Mười tháng sau cuộc tọa đàm khoa học Giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác và chế biến quặng bauxite ở Đăk Nông, hội nghị khoa học thứ hai mang tên tìm kiếm giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác, chế biến quặng bauxite, sản xuất alumin và luyện nhôm đến kinh tế - văn hóa xã hội và môi trường khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ do UBND tỉnh Đăk Nông, Tập đoàn TKV và Viện CODE cùng phối hợp tổ chức tại Đăk Nông trong hai ngày 22 và 23/10 năm 2008. Chúng tôi xin đăng lại tham luận của nhà văn Nguyên Ngọc và Báo cáo tổng hợp kết quả cuộc tọa đàm này.

Bauxite Việt Nam

Chết dưới tay Trung Quốc, Chương 10

Chết dưới tay tin tặc đỏ:

Từ “Hắc khách” (1) Thành Đô đến những con chip Mãn Châu

Peter Navarro và Greg Autry

Nhóm Lê Minh Thịnh dịch

Điệp vụ internet là yếu tố lớn để san bằng chênh lệch trong ngành săn tin. Các nước không còn phải chi nhiều tỷ đô-la để phát triển những vệ tinh phủ sóng toàn cầu nhằm thu thập tin tức tình báo cao cấp khi mà họ có thể thực hiện điều đó qua mạng Internet.

– Cái bóng trong đám mây (Shadow in the Cloud)

Viết tiếp về dự án Bauxite Tây Nguyên

Lê Trung Thành

Bài 2: TỔ HỢP BAUXITE NHÂN CƠ – CÁI BÁNH VẼ XƯƠNG XẨU?

…Cộng “tất tần tật” mấy khoản lớn ấy, chi phí một năm cho Tổ hợp Nhân Cơ xấp xỉ 7.000 tỷ đồng. Lúc ấy giá thành 1 tấn alumin sẽ… hơn 10 triệu đồng. Quy đổi ra USD, là gần 500 USD/tấn.

Cứ tạm cho lập luận của Vinacomin hôm nay là đúng (cho tương lai mấy năm nữa), giá 1 tấn alumin sẽ là 450 USD, thì Nhân Cơ vẫn lỗ 50 USD/1 tấn. Một năm, lỗ khoảng 30 triệu USD. Đã lỗ như thế Vinacomin tìm đâu ra tiền để trả nợ gốc???

Tư liệu liên quan đến bản Kiến Nghị 2009 (6) – Thư ngỏ số 3

Thư ngỏ số 3

Gửi các đại biểu Quốc hội khóa 12

Việt Nam ngày 17 tháng 05 năm 2009

Vì tính cấp bách của vấn đề mà tiếp theo Thư Ngỏ số 2, thư ngỏ này lại được gửi tới quý vị ngay trước kỳ họp ngày 20 tháng 5 năm 2009 này.

Cùng với bản Kiến nghị mang hơn một nghìn tám trăm chữ ký và những lá thư ngỏ trước, Thư ngỏ này chỉ mong thêm một lần gợi ý với quý vị: sẽ đến họp không chỉ với một tinh thần quán triệt nhiệm vụ xây dựng một Nhà nước Pháp quyền, mà còn có trong tay những bằng chứng cụ thể về nguyện vọng và ý chí của đông đảo người dân Việt trước vấn đề nóng bỏng của đất nước, giúp quý vị thực thi quyền hạn của mình trong khung khổ pháp luật Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tư liệu liên quan đến bản Kiến Nghị 2009 (7) – Thư phản hồi của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Thư phản hồi của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Về Thư của 135 trí thức Việt Nam gửi kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên

Sau khi được sự ủy thác của 135 trí thức đầu tiên tự nguyện ký tên vào bản kiến nghị ký ngày 12/04/2009, ngày 17/04/09, GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Phạm Toàn và GSTS Nguyễn Thế Hùng cùng đi với dịch giả Dương Tường đến các địa chỉ để chuyển thư. Tại Văn phòng Quốc hội thì diễn tiến cuộc tiếp xúc được kể lại như sau:

"Còn khi đến Văn phòng Quốc hội ở 35 Ngô Quyền thì chúng tôi được tiếp đón ân cần, trọng thị, tại phòng làm việc của ông Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa Giáo dục Nguyễn Minh Thuyết và phòng ông Phó Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Sĩ Dũng, qua đó chúng tôi không chỉ gửi được bản Kiến nghị cho ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội, mà còn gửi thêm ba bản đến ba vị Phó Chủ tịch, một bản đến toàn thể Ban thường vụ Quốc hội, một bản nữa đến toàn thể các thành viên Quốc hội, và một số bản đến các vị Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Quốc phòng An ninh, Kinh tế và Chủ tịch hội đồng dân tộc, cùng một số cá nhân đại biểu thường có nhiều ý kiến phản biện trong các kỳ họp trước đây. Cả hai người nhận thư đều hứa chắc: nội trong ngày 17 tháng Tư thư sẽ đến tận tay người nhận".

Tư liệu liên quan đến bản Kiến Nghị 2009 (4)

THƯ NGỎ (SỐ 2)

GỬI QUÝ VỊ LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Việt Nam ngày 7 tháng 5 năm 2009

Kính gửi:

–   Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCN ViệtNam;

–   Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội và toàn thể thành viên Quốc hội nước CHXHCN ViệtNam;

–   Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng và toàn thể thành viên Chính phủ nước CHXHCN ViệtNam

Góp phần “giải mã” một thế hệ dấn thân

Hà Sĩ Phu

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sáng 19-2-2013 đọc báo mạng thấy trang Anhbasam có điểm hai bài tương phản: “Tiêu Dao Bảo Cự: Từ Ngô Kha, soi rọi và giải mã một thế hệ dấn thân (Diễn Đàn); Blogger Caubay Thiem có bài phản biện lại bài này bên Facebook”.

Mặc dù tôi mới ở bệnh viện về, tình trạng mắt được bác sĩ yêu cầu hết sức hạn chế đọc và viết, tôi vẫn phải “đánh liều” viết đôi điều ngắn gọn về chuyện “xung đột” âm ỉ từ lâu này (nếu có thể gọi như thế), giữa những người đáng kính, vì mấy lẽ sau đây:

- Thế hệ dấn thân theo con đường cộng sản như nhà văn TDBC bao hàm nhiều người (ở miền Bắc còn nhiều hơn miền Nam), trong đó số đã thức tỉnh ở những mức độ khác nhau, đang cố gắng làm những điều nhằm sửa lại hay chống lại thực tại sai lầm của ĐCS cũng ngày càng nhiều thêm, nhưng việc tự đánh giá giai đoạn quá khứ của mình xem chừng chưa có gì nhất trí, ổn thỏa, thanh thoát, như có những tâm trạng uẩn khúc bên trong nên phải đặt vấn đề “giải mã”.

Hứa hẹn của Mùa Xuân Á Rập

Sheri Bernard, Foreign Affairs, January/March 2013

Trần Ngọc Cư dịch

(Trong phát triển chính trị, không thành quả nào mà không gian khổ)

Người ta dễ dàng cảm thấy bi quan về Mùa Xuân Á Rập, nếu chỉ nhìn vào tình trạng nhiễu nhương hậu cách mạng mà vùng Trung Đông đang trải qua. Nhưng các người chỉ trích quên rằng các nền dân chủ mới mẻ cần phải có thời gian để vượt qua quá khứ độc tài của chúng. Như lịch sử phát triển chính trị tại các nơi khác cho thấy, nhất định tình hình sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

SHERI BERNARD là Giáo sư Khoa Chính trị tại Barnard College, Đại học Columbia, Hoa Kỳ.

Foreign Affairs

Tư liệu liên quan đến bản Kiến Nghị 2009 (1)

Kể từ hôm nay, chúng tôi xin lần lượt đăng lại một số tư liệu, bài viết liên quan đến bản Kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác Bauxite ở Việt Nam (từ đây gọi tắt là Kiến nghị 2009).

Bauxite Việt Nam

Kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác Bauxite ở Việt Nam (12/04/2009)

Danh sách chữ ký 123456789

Kính gửi:

– Ông Nguyễn Minh Triết Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ;

– Ông Nguyễn Phú Trọng cùng toàn thể Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam ;

– Ông Nguyễn Tấn Dũng cùng các thành viên Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây, lo lắng trước vận mệnh nước nhà về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên, xin kính gửi quý cơ quan bản kiến nghị này.

Tư liệu liên quan đến bản Kiến Nghị 2009 (2)

Phạm Toàn kể chuyện chấp bút và đi nộp "bản kiến nghị có ý nghĩa tày trời"

Sau này, nghĩa là ngay cả bây giờ, nếu có ai hỏi tôi về kỷ niệm trong buổi đi nộp bản kiến nghị có ý nghĩa tầy trời này, tôi sẽ kể lại như thế nào?

Thong thả sáng chủ nhật

Một tháng qua là những ngày cực kỳ mouvementé đối với Toàn. Ba tài liệu dịch song song, gồm một tập truyện ngắn cho nhà Nhã Nam, một cụm bốn tập truyện trẻ em cho nhà Đông A, và một cuốn tiểu luận của nhà văn Ba Lan Milosz được NN cho, một cuốn sách nói về sự cầm tù của tư tưởng, La pensée captive, đã nghĩ thầm trong đầu về việc dịch cái tên – Ngục trung tinh thần – định đọc xong rồi sẽ làm một bài điểm sách công phu, công việc cũng gần mất công như dịch cả cuốn sách. Bên cạnh đó? Bên cạnh đó, còn ơi ới đòi những bài báo về giáo dục, và còn quan trọng hơn nữa bên cạnh đó là công việc Toàn vừa mới khởi động và đang điều hành ba nhóm soạn sách giáo khoa tiểu học (bí mật nhé!). Công việc cuối cùng này mới cần, vì Toàn đã cảm nhận được sự xúc động của các cộng sự: họ nghèo nhưng đều đồng tình làm không công, không có dự án, không có tài trợ, và chưa chắc đã được "nghiệm thu", nhưng vẫn phải làm nhanh, làm đẹp, làm tử tế cho ba tập đầu của cả ba bộ sách được ra kịp trước năm học mới; đối với trẻ em, mất một ngày có khi là mất một năm học, và có khi là mất cả đời người… Nào đã hết! Nhà thơ tám mươi tuổi TVP lại giục sớm sớm in một tập thơ nữa mới chết người ta chứ!

Tư liệu liên quan đến bản Kiến Nghị 2009 (3)

THƯ NGỎ GỬI CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 2009

Thưa các đại biểu Quốc hội khóa 12,

Hơn một ngàn cử tri và không phải cử tri (sinh sống ở nước ngoài) đã ký tên vào bản Kiến nghị gửi các cơ quan Nhà nước về dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, một lần nữa viết thư ngỏ này chân thành gửi gắm lòng tin vào những nhà lập pháp đương thời, coi như một kiến nghị bổ sung, mong quý vị xem xét.

Thưa quý vị,

Gần đây, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra bản Kết luận về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Đó không là một bản Chỉ thị, mà là một bản Kết luận, điều đó thể hiện một thái độ cầu thị, tôn trọng dư luận, một hành động giao tiếp với công luận. Tất cả những ai có thiện chí đều nhận ra điều đó.

Giới thiệu blog Sinh viên – Cựu sinh viên Luật Việt Nam kiến nghị Hiến pháp

BVN mới nhận được một tin vui từ các bạn cựu sinh viên Luật có tên dưới đây, trong đó, hai bạn đứng đầu danh sách là admin của trang sinhvienluat.vn và trang blog mới có tên http://hienphap.kiennghi.net":

1. Trần Ngọc Cảnh - Luật gia.

2. Trịnh Hữu Long - Phóng viên.

3. Trần Duy Bình - Luật gia.

4. Hoàng Duy Tiến

5. Nguyễn Hùng Cường

6. Trần Long

7. Phạm Công Trình

8. Trương Thị Thu Hà

9. Nguyễn Như Chính

Dưới đây là Thư Ngỏ và Kiến Nghị của các bạn chủ trang blog. Xin mời bạn đọc BVN nhất là các bạn đọc trẻ cùng theo dõi.

Bauxite Việt Nam

PGS. TS. Hà Nguyên Cát, PGS. TS. Nguyễn Thanh Tú và Thiện Văn “xúi” Đảng đánh cắp “quyền lực” của Dân?

Thanh Tùng

Có lẽ chưa bao giờ dư luận lại “nóng” với việc góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 như hiện nay, đặc biệt là từ khi Chủ nhiệm UB Pháp luật QH Phan Trung Lý, Trưởng ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định với báo giới: Không có điều gì cấm kỵ khi Nhân dân góp ý sửa Hiến pháp.

Nhiều người góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cũng là dấu hiệu của sự cởi mở, dân chủ và phản ánh trình độ hiểu biết, nhận thức của người Dân. Một khía cạnh khác không thể không nhắc tới, đó là sự tự tin, bản lĩnh vượt qua sự “ngại ngùng” để tham gia bàn thảo một vấn đề mà từ trước đến nay mọi người cho là “nhạy cảm, kiêng kỵ”, đó là chính trị, mà cụ thể là đề cập đến việc xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 1992 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Vì nhận thức được sự “thiêng liêng” của bản Hiến pháp của một quốc gia, dân tộc nên tôi rất quan tâm và đọc khá nhiều bài góp ý cả trên các báo chính thống và mạng xã hội. Từ góc nhìn của một chú “ếch ngồi đáy giếng”, tôi có cảm nhận, có lẽ là Đảng và Dân chưa hiểu nhau…

Con “chuột bạch” khốn cùng!

Tô Văn Trường

Có một loạt việc tày đình được quyết định rất ẩu và khoác một cái vỏ bọc an toàn là ”thí điểm” để có thể thành công hay không thì kẻ phạm tội vẫn có cửa thoát thân. Nếu coi những chuyện lớn như vậy là thí điểm thì quả là người ta đã mang đất nước ra để làm trò đùa. Thí điểm tập đoàn nhà nước, hút hết máu của nền kinh tế thì là chuyện thật chứ còn thí điểm gì nữa. Thí điểm 2 nhà máy bô xit, đây là đầu tư thật cả tỷ đô la và kéo theo một loạt các hạ tầng phụ trợ , lại là thí điểm. Nếu công luận không sớm lên tiếng thì quy mô khủng có thể bắt đầu ngay chứ đâu chỉ giới hạn ở 2 nhà máy.

Tàu cao tốc không làm xuyên Việt được thì cũng dự định “thí điểm” ở một đoạn để thúc đẩy phát triển du lịch miền Trung. Tới đây, không biết nhà máy hạt nhân có thí điểm không? Mà nói rộng ra đi lên Chủ nghĩa xã hội mà chẳng ai biết rõ nó là cái gì thì cũng lại là một cuộc thí điểm nhiều đời hết ông đến cha, giờ đã đến cháu chắt rồi. Ai là người đam mê “thí điểm” và tự cho mình có quyền “thí điểm” nhiều và với quy mô như vậy? Cơ thể của đất nước, xã hội có thể chịu đựng nổi bao nhiêu lần thí điểm nữa đây?

Hiến pháp nào cho Việt Nam?

Chúng tôi nhận được bài viết dài 44 trang về vấn đề thay đổi hiến pháp Việt Nam của Giáo sư Toán học Nguyễn tiến Dũng (Đại học Toulouse – Pháp).

Vì bài viết rất dài không phù hợp với đăng trên trang mạng, nên xin được để đường link để bạn đọc download về tham khảo.

Bauxite Việt Nam

Đường link download bài viết “Hiến pháp nào cho Việt Nam?”: Constitution_VN

Thông báo của Nhóm soạn thảo và ký đầu tiên Kiến nghị 72 về công văn trả lời của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Ngày 18 tháng 2 năm 2013

Ngày 4-2-2013, một đoàn 15 người, đại diện cho 72 người đã ký ngày 19-1-2013 bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 (xin được gọi tắt là Kiến nghị 72) và cho hơn 2000 người đến thời điểm đó đã ký ủng hộ Kiến nghị 72, do Tiến sĩ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn, đã gặp đại diện của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (dưới đây gọi tắt là Ủy ban) và trao bản Kiến nghị 72 cùng với một Dự thảo Hiến pháp mới (dưới đây gọi tắt là Dự thảo Hiến pháp 2013). Đoàn đã được Ủy ban tiếp đón trọng thị và tiếp nhận Kiến nghị có 72 chữ ký cùng với Dự thảo Hiến pháp 2013. Một số phóng viên báo đến dự và sau đó một số báo trong đó có báo in đã đưa tin về cuộc gặp này.

Chúng tôi đã nhận được công văn trả lời số 227/UBDTSDHP, ngày 7-2-2013 của Ủy ban do ông Phan Trung Lý, ủy viên Ủy ban, Trưởng Ban Biên tập ký, gửi tới ông Nguyễn Đình Lộc. Chúng tôi cảm ơn Ủy ban đã sớm trả lời và xin trân trọng thông báo văn bản này (đính kèm) tới tất cả những người ký Kiến nghị 72 và đồng bào trong, ngoài nước.

Lễ kỷ niệm 40 năm ký hiệp định Paris: một số mẩu chuyện và suy nghĩ cởi mở

Hồ Cương Quyết – André Menras

Nguyên Ngọc dịch

Tôi đã có thể thực hiện các cuộc trao quà cứu trợ và các cuộc gặp gỡ để trù tính các dự án tương lai mà tôi đã báo cáo trong bài viết trước nhờ có lời mời của Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình.

Tôi xin chân thành cám ơn ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Hiệp hội đã tiếp đón chúng tôi hết sức nồng nhiệt. Cám ơn hai cháu Cương ở Hà Nội và Thắng ở Sài Gòn đã chăm sóc chúng tôi thật chân tình. Tôi rất vinh dự được tham gia đoàn đại biểu quốc tế gồm 50 người, được có những khoảnh khắc đầy xúc động và giàu khám phá. Hơn nữa Hiệp định Paris còn in sâu mãi trong máu thịt tôi vì chính nó đã đánh dấu thời điểm tôi được kết thúc hai năm rưỡi bị tù ở khám Chí Hòa, và cũng lập túc mở ra cho tôi một giai đoạn đấu tranh mới vì hòa bình.

Thư ông Phùng Liên Đoàn gửi ông Nguyễn Trung

Ngày 20 tháng 2, năm 2013

Thưa anh Trung:

Tôi đã đọc thư ngỏ của anh gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam, và tôi thấy thấm thía từng câu từng chữ trong thư đó.

Hôm trước tôi có dịp đi Bangkok vài tuần. Tôi đã đi bộ trên 30 cây số và đi xe điện, taxi, đi thuyền trên vài trăm cây số khắp thành phố Bangkok từ đông sang tây, từ bắc xuống nam, từ bến thuyền số 1 tới bến thuyền số 31. Tôi cũng có đi trên đường Wireless và nhìn thấy Đại sứ quán Việt Nam nằm gần các đại sứ quán Thụy Sĩ, Hà Lan, Nhật, Mỹ... Tôi nhớ anh đã từng đại diện nước Việt Nam làm việc tại đó, nhớ tới lần gặp anh tại Hà Nội và đọc những bài viết rất tâm huyết của anh. Xin có vài nhận xét:

Bauxite Tân Rai, đôi điều chất vấn và kiến nghị

Vũ Ngọc Tiến

Từ những nghi ngờ và chất vấn trên, người viết thấy rằng, không chỉ dừng ngay nhà máy Nhân Cơ (Đắc Nông) mà ngay cả nhà máy Tân Rai (Lâm Đồng) cũng nên dừng lại. Có người sẽ hỏi lại: “Đã lỡ đầu tư nay kiến nghị dừng cả 2 nhà máy thì lãng phí tiền dân hay sao?”. Thưa rằng, không dừng còn thiệt hại khủng khiếp gấp nhiều lần hơn thế. Mặt khác, người viết trong nhiều bài viết trước đây từng gợi ý có thể qua vài năm, thậm chí 10 năm sau, nếu điều kiện cho phép ta vẫn có thể chuyển toàn bộ dây chuyền thiết bị từ Tây Nguyên ra Bắc xây dựng nhà máy ở Tam Lung – Lạng Sơn…

Giương cao lý luận trộm cắp, cơ hội cá nhân

PV Quốc Doanh

Các vị đang lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, đang lãnh đạo hệ thống cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam có nhận thấy gần đây, những “nhà lý luận của Đảng” phát biểu tư tưởng trộm cắp, cơ hội cá nhân?

Bài “Niềm tin” của ông Hà Đăng, đăng trên Tuần Việt Nam vào Mồng Một Tết, ngày 10-2-2013, kêu gọi cần có niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bài, ông Hà Đăng khoe đã 65 năm tuổi Đảng, từng dự Hội nghị Paris 1973, thì biết ông là nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Ông dẫn dắt việc cần có niềm tin bằng cách vào đầu bài, kể câu chuyện về một kẻ trộm. Nguyên văn ông viết: “Một lần, Hasan đi lạc trong sa mạc, khi ông tìm đến một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả, chỉ một người còn thức, đang khoét vách một căn nhà trong làng. Hasan hỏi người đó xem có thể tá túc ở đâu, "Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm", người kia bảo. Hasan nán lại đó hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm tên trộm bảo: "Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!". Mỗi khi anh ta trở về, Hasan  đều hỏi: "Có trộm được gì không?", và anh ta đáp: "Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ". Hasan chưa bao giờ thấy tên trộm ấy trong tình trạng tuyệt vọng, anh ta luôn hạnh phúc. Nhiều năm sau, có lúc Hasan rơi vào tình trạng tuyệt vọng, nghĩ rằng phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa của cuộc sống. Nhưng ngay sau đó, ông chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết "Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ". Thông điệp Hasan nhận được từ tên trộm, nói đúng hơn, từ cuộc sống, mà ông rút ra thành triết lý sống là không được đánh mất niềm tin và đừng bao giờ tuyệt vọng”.

Suy ngẫm dưới chân tượng Đức Thánh Trần

Tương Lai

Vẫn bức tượng uy nghi và trầm mặc gần bến Bạch Đằng quận I ấy mà sao hôm nay lại có sức lay động lòng người đến vậy. Chọn nơi đây, dưới chân tượng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, một lựa chọn tối ưu để dâng hoa tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống xâm lược cách nay 34 năm. Ngày ấy, 17.2.1979, hơn sáu chục vạn quân xâm lược đồng loạt tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc.

Và rồi, đúng ngày này, các tờ báo chính thống, những tờ báo in đậm các Huân chương cao sang trên “măng sét” để tự phong là tiếng nói của dân đều câm lặng không một lời nói đến những người đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc, trừ tờ Thanh Niên có bài của Thiếu tướng Lê Văn Cương, một tiếng nói hiếm hoi cất lên trong cái biển im lặng đáng sợ của một chủ trương nhất quán, được chỉ đạo sít sao, tuyệt vời bạo liệt và triệt để.

Nhân chuyện Bôxit Tây Nguyên: “Trí tuệ” của đất nước ta chỉ có vậy thôi sao?

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Và đây là con số cụ thể: “nếu tính chi phí tiêu thụ (vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt) khoảng 25 USD/tấn và thuế xuất khẩu theo quy định là 20% thì mỗi tấn alumin sẽ lỗ khoảng 124 USD nên tính ra, Vinacomin sẽ lỗ 74,4 triệu USD/năm”.

…Cũng tương tự, một dự án chủ trương lớn” là Dung Quất đã có kết quả là “Đầu tư ở Dung Quất : Lỗ 120 triệu đô mỗi năm”. Chỉ riêng hai dự án “chủ trương lớn” này, mỗi năm dân ta tha hồ nộp thuế để bù vào đó 200 triệu đôla. Đọc những con số hiệu quả của các Dự án này, người ta có cảm giác rằng Chính phủ Việt Nam ăn chơi còn gấp vạn lần câu chuyện Công tử Bạc Liêu, đốt tiền dân còn hơn đốt vàng mã ở đền Bà Chúa Kho những ngày đầu năm.

Hệ lụy của một dự án thiếu tầm nhìn và không tỉnh táo

Bauxite Việt Nam

Ngày 18/2/2013, trang Bauxite Việt Nam đăng tải bài “Có chút hy vọng mong manh nào cho alumina Tân Rai” của nhà báo Lê Trung Thành – tác giả của phóng sự 6 kỳ mang tựa đề “Chuyện chưa biết nhiều về Dự án bauxite Tây Nguyên” đăng trên BVN trong tháng 11/2011.

Bài báo phân tích chân xác sự suy thoái của ngành công nghiệp nhôm toàn cầu, giá nhôm giảm liên tục mấy năm nay ảnh hưởng đến các tập đoàn sản xuất nhôm một thời lừng lẫy. Sản phẩm alumin của Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) ở Tổ hợp bauxite Tân Rai chuẩn bị chào hàng ra thị trường thế giới ngay lập tức phải hứng chịu thảm cảnh giá nhôm tuột dốc thê thảm. So sánh giá thành xuất xưởng tại Tân Rai và giá chào bán cho Trung Quốc và Malaysia, một tấn alumin sẽ bị lỗ thấp nhất 40-50 USD.

Góp ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 1992

Nguyễn Văn Tuyến

1. Hiến pháp, một văn kiện cơ bản nhất của một quốc gia. Mỗi lần thay đổi đều phải xuất phát từ thực tiễn biến động lớn trong nước và quốc tế.

Hiến pháp phải khẳng định được những vấn đề cốt lõi: định vị, định hình, định hướng phát triển của dân tộc, của con người, của từng cộng đồng cụ thể trong cuộc sống.

2. Với đặc điểm thực tiễn của nước ta và mối quan hệ quốc tế hiện nay, một việc rất cần làm là phải tổ chức giáo dục động viên tối đa nhằm nâng cao trình độ chính trị và phát huy cao độ truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn, tự trọng của dân tộc, của con người Việt Nam, đoàn kết, đùm bọc với nghĩa “đồng bào” cùng nhau góp phần tích cực khắc phục mọi tiêu cực tha hóa, băng hoại xã hội, chống cái ác, sự lừa đảo, dối trá đang lộng hành trong xã hội và nhất là sự không bình thường trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên mọi lĩnh vực.

Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có thực tâm tiếp thu ý kiến nhân dân?

Hồ Quang Huy

Sau khi 15 vị nhân sỹ trí thức đại diện cho nhóm soạn thảo kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp đồng thời đại diện cho hàng ngàn người dân đồng ký tên trao kiến nghị cho Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp (sau đây gọi là Ủy ban dự thảo), ngày 7/2/2013 Ủy ban dự thảo đã có Công văn số 227/UBDTSDHP phúc đáp với 3 nội dung.

Là một công dân luôn quan tâm đến hiện tình đất nước và vấn đề sửa đổi Hiến pháp, để rộng đường dư luận, tôi xin có ý kiến trao đổi với Ủy ban dự thảo và ông Phan Trung Lý như sau:

1. Trong công văn nói trên Ủy ban dự thảo đã từ chối 2 việc mà nhân dân kiến nghị. Việc thứ nhất là từ chối đăng bản dự thảo do người dân đề xuất gửi kèm kiến nghị với lý do bản dự thảo này không đúng Nghị quyết số 38/2012/QH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vì không dựa trên cơ sở bản dự thảo đã được Quốc hội thông qua. Việc thứ hai là từ chối kéo dài thời gian lấy ý kiến nhân dân vì cho rằng Nghị quyết số 38/2012/QH13 đã quy định thời gian lấy ý kiến của nhân dân, mặt khác sau đó nhân dân vẫn có thể góp ý cho dự thảo trước khi Quốc hội thông qua. Cả 2 việc nói trên đều không thuyết phục, bởi vì:

Tại sao những xã hội đã từng có thời thành công lại trở nên xơ cứng và suy tàn?

Victor Devis HANSON

Phạm Nguyên Trường dịch

Chia cái bánh ngày càng nhỏ hơn, rồi sau đó sụp đổ

Có hàng trăm lý do được đưa ra nhằm giải thích cho sự sụp đổ của La Mã và sự cáo chung của chế độ cũ ở Pháp vào thế kỷ XVIII. Từ lạm phát và chi tiêu hoang phí đến sự suy kiệt nguồn tài nguyên, rồi những cuộc xâm lăng của ngoại bang. Các nhà khoa học đã tìm cách giải thích sự sụp đổ bất thình lình của những vương quốc của người Mycenae (Hy Lạp cổ đại – ND), người Aztec (thổ dân ở Mexico – ND) và cả Hy Lạp đương đại nữa, như thế đấy. Theo các tác giả, từ Catullus đến Edward Gibbon, thì không phải là nghèo đói và tình trạng kiệt quệ mà chính là sự sung túc và nhàn cư – nhất là những người hưởng phần lớn cả hai thứ này – đã làm suy sụp nền văn minh.

Ai còn nhớ hay đã quên?

Thùy Linh

clip_image001

Tết này lại lên núi tìm tết. Tìm một cái tết không bị những chán ngán, đơn điệu, tẻ nhạt quanh quẩn.

Hóa ra không chỉ mình mà nhiều người lên núi tìm tết lắm, nhất là thanh niên. Họ đi từng đoàn bằng xe máy, ào ào như những cuộc đua xe lướt qua những cung đường ngoằn nghèo dốc núi.

Quyền cơ bản trong vương quốc dân chủ hàng đầu thế giới

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

Đan Mạch là một vương quốc, tức có Vua. Với tổng số dân non 5 triệu rưỡi chỉ chừng 1/16 Việt Nam, nhưng GDP gấp gần 3 lần Việt Nam; tính ra 1 người Đan Mạch làm bằng 43 người Việt Nam cộng lại. Được xếp thứ hạng dân chủ cao thứ 5 thế giới, nhưng thiết chế nhà nước họ không thuộc mô hình dân chủ mà là quân chủ “đặc biệt“. Vai trò nhà Vua vừa mang tính biểu tượng tinh thần như Thái Lan, “thiêng liêng bất khả xâm phạm“ (điều §13 Hiến pháp 1953), vừa thực quyền nắm cả lập pháp “cùng với Quốc hội“, lẫn trọn “ hành pháp“, được quy định tại điều §3. Nhưng khác Vua trong chế độ phong kiến ở chỗ: 1- “Toà án thực hiện quyền tư pháp độc lập (điều §3 câu 3) nghĩa là Vua không thể ra lệnh cho Toà, mà còn phải thừa nhận án quyết; 2- Quốc hội gồm Vua và tới 12 Đảng phái đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia, bình đẳng ý kiến với vua chứ không phải dưới quyền vua; 3- “Các bộ trưởng phải tự chịu trách nhiệm trong công việc điều hành của chính phủ“, (điều §13, câu 2) thường do Liên minh các đảng phái thắng cử nắm, do dân bầu chứ không phải Vua ban, nên không thể lấy uy hoặc đổ trách nhiệm cho Vua, 4- Đặc biệt, Vua không đứng trên Hiến pháp như trong chế độ phong kiến mà “phải tuyên thệ không được vi phạm Hiến pháp“ (điều §8). Vậy quyền cơ bản được Hiến pháp họ đưa ra những thước đo chuẩn mực quy tắc xử sự chặt chẽ như thế nào để chế tài được nhà Vua, bộ máy nhà nước, các đảng phái, bảo đảm cho dân họ đúng chủ nhân đất nước, chứ không phải Vua, nhà nước hay đảng phái ?

Ai giám sát các chi phí quốc phòng của Việt Nam?

Đoàn Hưng Quốc

Tăng cường sức mạnh quốc phòng để bảo vệ biển đảo là việc làm cần thiết, nhưng câu hỏi cần được đặt ra là Việt Nam đã có cơ chế giám sát hữu hiệu để những chi tiêu mua thiết bị cho quân đội không bị mất mát vào tham nhũng hối mại hay không?

Bài học từ các vụ Vinashin, Vinalines, tiền giấy polymer là bỏ khoán cho nhà cầm quyền quản lý chi tiêu quốc phòng mà không có cơ chế giám sát độc lập thật là không nên! Hiện không có tai tiếng gì lớn trong Quân đội nhưng tiền mua vũ khí nước ngoài cần được xem xét cẩn thận để được xử dụng hiệu quả mà không bị thất thoát.

Việt Nam là một trong những thị trường quốc phòng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và dự kiến ​​sẽ chi 18,8 tỷ USD vào các lực lượng vũ trang trong giai đoạn dự báo (2013-2017) [1]. Chỉ riêng đối với Nga, Việt Nam đã mua 1 tỷ USD vũ khí trong hai năm 2011-12 [2], và có thể sẽ trở thành khách hàng thứ ba chỉ sau Ấn Độ và Venezuala.

Thử lý giải tệ “bẻ hoa xả rác”

Đoàn Nam Sinh

Đọc trên nhiều trang báo Tết, thấy nói rằng “ý thức dân thủ đô hay giẫm hoa bẻ cành” trong những lần tổ chức phố hoa, nên đường hoa Xuân quanh Hồ Gươm tuy rộn ràng đào quất nhưng Hà Nội đã chọn sự bình lặng, êm ả. So với Sài Gòn xưa nay chẳng ai bẻ hoa, cướp hoa hay giẫm đạp lên hoa trên đường hoa Xuân; càng khó giải thích hơn với hàng dăm ba cây số toàn trồng hoa hồng trên đường phố Đà Lạt mà quanh năm chẳng ai xâm phạm.

Báo Tết cũng nhắc đến việc hái lộc “trụi lủi” cây cối ở đền chùa, ngân hàng, kho bạc dịp xuân sang. Đây là một tệ nạn nặng mê tín từ thời Bắc thuộc do đồng âm dị nghĩa, nhưng người dân vẫn tin chồi non/ lộc biếc của cây cối là Lộc, nên ra sức cưa cành đẵn nhánh vặt trụi chồi non để “rước lộc” về bàn thờ tổ tiên. Từ năm 1126 nhà Lý đã ra chiếu chỉ cấm chặt cây cối trong mùa xuân, nhưng nay thì tệ này lan vào Nam đến nỗi các sư phải truyền giảng rằng trên những cây lá quanh đền chùa đầy những oan hồn uổng tử, rước về chi thêm họa. Viện Nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người cũng lên tiếng về tệ hái lộc đầu năm là… phải tội.

TKV ngưng kế hoạch xây cảng Kê Gà

Văn Nam

clip_image001

Dự án xây dựng cảng Kê Gà đã ngừng triển khai - Ảnh minh họa: Bình Nguyên

(TBKTSG Online) - Sau nhiều lần dự định khởi công, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cuối cùng đã ngừng triển khai kế hoạch xây dựng cảng nước sâu tại khu vực Kê Gà thuộc tỉnh Bình Thuận.

Thư ngỏ

Hà Nội, ngày 19-02-2013

Kính gửi

- Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,

- Toàn thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,

- Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Kính thưa,

Tôi là Nguyễn Trung, 78 tuổi, trú tại 10(60A) ngõ 45A, phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Với tư cách là một trong những người tham gia Kiến nghị của 72 nhân sỹ trí thức về việc sửa đổi Hiến pháp[1] (gọi tắt: Kiến nghị 72), xin được phép trình bày một số suy nghĩ của tôi liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp đang được lấy ý kiến nhân dân cả nước

Hình thức, giả vờ – hệ lụy của Hiến pháp tồi – lối thoát

Lưu Hà Sĩ Tâm

Tuổi thơ có cái hạnh phúc là được người lớn cho quà gì cũng sung sướng, cho được hưởng dịch vụ gì thì cũng khoái chí lắm (như được đi tắm biển ở bãi tắm, nghỉ trong khách sạn…), không cần biết các hàng/dịch vụ ấy có chất lượng hay không, cứ đến lớp khoe vung vít với bạn bè. Ngoài giờ đến lớp, chúng chơi đồ hàng với nhau, đứa này giả vờ làm bà, đứa kia giả vờ là cháu…, bà cháu giả vờ nhưng lại quan tâm và chăm sóc nhau rất thật, rất chu đáo... nên chúng chơi cực kỳ say sưa, chúng chưa cần gọi các trò chơi ấy là đóng giả. Nhưng lớn lên theo năm tháng, con người ta mới có cái ý thức về chất lượng và tính hợp pháp của hàng hóa hay dịch vụ, nên bên cạnh niềm vui mua sắm và thụ hưởng, có khi còn buộc phải trải qua các cảm giác phiền muộn, bực tức, cáu giận,… với nhiều cung bậc khác nhau, khi không may phát hiện mua phải hàng giả, hàng chất lượng kém và trở thành nạn nhân của những người làm ra chúng.

Những câu trả lời lạc hướng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

clip_image001

Vietnamnet ngày 29 tháng 12 năm 2012

 

Bức thư được công bố trên trang mạng Bauxit Việt Nam do ông Phan Trung Lý ký tên gửi cho nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc trả lời về bản kiến nghị Dự thảo Hiến pháp năm 1992 cho thấy quan điểm của Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp tỏ ra rất khập khiễng khi thực hiện việc thu thập ý kiến của người dân mà ở đây là 72 nhân sĩ trí thức cùng với hơn 4 ngàn người đồng ký tên.

Nói một đằng làm một nẻo

Điều 1 của bức thư ghi rõ: Ý kiến đề nghị Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 công bố dự thảo Hiến Pháp do ông Lộc và một số công dân soạn thảo là không đúng với quy định tại Điều 1 của Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội ghi rằng “Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 công bố.

KHÔNG CHẤP NHẬN ĐƯỢC

Đỗ Như Ly

TÔI KHÔNG CHẤP NHẬN!

Đấy là suy nghĩ đầu tiên của tôi khi được đọc thư của ông Phan Trung Lý thay mặt cho Ủy ban Dự thảo sửa Hiến Pháp 1992 gửi trả lời ông Nguyễn Đình Lộc. Tôi bỏ qua chi tiết đề tên trên bao thơ gửi cho ông Nguyễn Đình Lộc, nhưng nghĩ ra thì có lẽ cái hình thức ấy nó phản ánh cái thực chất bên trong là vậy!

Có lẽ ông Phan Trung Lý cho rằng sự việc đưa Kiến nghị vừa qua chỉ là việc riêng của ông Nguyễn Đình Lộc nên trên bao thơ và ngay dòng đầu tiên trong thơ mới ghi đơn giản như vậy? Lẽ nào ông Phan Trung Lý không đủ kiến thức để hiểu lời đáp của ông trước Kiến nghị là trả lời 15 vị khi trao, là trả lời 72 vị khởi xướng, là trả lời hơn 2000 người dân lúc đó (đến nay đã hơn 4000 người) tham gia trực tiếp ký hưởng ứng Kiến nghị, đâu có phải là trả lời riêng cho ông Nguyễn Đình Lộc? Đấy là điểm thứ nhất TÔI KHÔNG CHẤP NHẬN!

SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP: QUYỀN LỰC CỦA NHÂN DÂN PHẢI TRẢ LẠI CHO NHÂN DÂN

Hồ Quang Huy

Hiện nay Quốc hội đang tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Sau đây tôi xin có đôi lời tâm tư về hiện tình đất nước và kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền để góp phần xây dựng hiến pháp thật sự do dân, vì dân.

Việc sửa đổi hiến pháp lần này theo tôi tuy quá muộn nhưng rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển, bảo vệ Tổ quốc và phục vụ nhân dân. Nói như vậy là bởi lẽ chưa bao giờ đất nước ta lại đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức lớn, nhiều yếu kém và nhiều điều bất hợp lý như hiện nay, cũng như để đối phó với sự biến động của thế giới và khu vực. Trước khi đi vào nội dung kiến nghị, tôi xin điểm qua một số nguy cơ, yếu kém và điều bất hợp lý sau đây để thấy sự cần thiết cải cách sâu rộng chính trị mà trước hết phải từ hiến pháp:

Có chút hy vọng mong manh nào cho Alumin* Tân Rai?

Lê Trung Thành

Vào đầu thế kỷ XXI, nhiều loại sản phẩm công nghiệp lên cơn sốt do kinh tế thế giới đang tăng trưởng mạnh mà nhôm là một mặt hàng chiến lược dùng trong công nghiệp sản xuất ô tô, máy bay, đồ hộp, xây dựng… được đẩy giá lên từng ngày ở khắp các châu lục. Trên đất Trung Hoa, nhu cầu nhôm trở nên cấp thiết và mức độ tiêu thụ tăng trưởng từ 3% (năm 1980) đã vọt lên 34% vào năm 2008. Các tập đoàn công nghiệp khai thác bauxite và chế biến nhôm như Rio Tito, BHP Billton, Alcoa, Un Rusal, Chalco… phát triển nhanh chóng nhờ lợi nhuận thu về hàng tỷ đô la Mỹ mỗi năm, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tăng vùn vụt.

Thế nhưng, khi nền kinh tế toàn cầu suy thoái, nhu cầu tiêu thụ nhôm giảm mạnh từ giữa cuối năm 2008 đến nay đã gây hậu quả nghiêm trọng cho ngành kinh tế quá nóng này. Giá nhôm giảm 15-20%, hàng tồn ứ trong kho hàng triệu tấn khiến cho các tập đoàn phải đua nhau cắt giảm sản lượng nhằm giảm lỗ và cố gắng duy trì mức giá bán cao nhưng giá than, giá điện, giá nhân công, giá sản phẩm phụ … cũng tăng nên nhiều công ty nhỏ phải ngưng hoạt động.

Chúng tôi tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Trung Cộng

Hoàng Hưng

Ảnh minh họa: PV Bauxite Việt Nam

clip_image002

Gặp nhau tay bắt mặt mừng

Tối qua, được cú phôn của Lưu Trọng Văn: “Ngày mai 8 giờ tại tượng Trần Hưng Đạo…”. Cảm ơn anh đã nhắc. Không phải ai cũng nhớ ngày này 34 năm trước (17/2/1979) triều đình Trung Cộng đã xua nửa triệu quân bất thần xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta. Không nhớ ngày ấy, tôi cũng đáng trách y như nhiều người chúng ta đã bị những chuyện vụn vặt hàng ngày che lấp mối nguy vẫn đe dọa độc lập, chủ quyền của đất nước trong suốt ngàn năm. Vô cùng cảm ơn các vị nhân sĩ, trí thức luôn ý thức nhắc nhở toàn dân về mối nguy đó, cũng như về lòng tri ân các liệt sĩ, lòng yêu thương những đồng bào đã ngã xuống trong các cuộc chiến mà bọn Trung Cộng tham tàn gây ra chống lại nhân dân ta. Chỉ vì sự quên lãng này mà những người lãnh đạo quốc gia đã đưa cả dân tộc dấn sâu từng bước vào cái thòng lọng “16 chữ vàng” đang ngày càng siết chặt cổ họng mình. Chỉ vì sự quên lãng này mà bao nhiêu người dân chỉ vì món lợi nhỏ mọn trước mắt đã vô tình tiếp tay cho bọn bành trướng áp đảo nền kinh tế non yếu, thôn tính cả đời sống văn hóa của nước nhà.

ĐỀ NGHỊ KÉO DÀI THỜI GIAN GÓP Ý VÀ TỔ CHỨC TRANH LUẬN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

Bình Định ngày 6/2/2013

Kính gửi : Các vị lãnh đạo đảng CSVN và Nhà nước CHXHCNVN

Tôi tên Nguyễn Văn Thinh là một nhà báo và cũng là công dân, xin đề nghị quý vị lãnh đạo đảng và Nhà nước cho thực hiện mấy đề xuất trong khi tiến hành việc sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 như sau:

1/ Hiến pháp năm 1980 và 1992 được hình thành trong hoàn cảnh đất nước và thế giới so với hiện nay là rất khác xa; vì vậy ,việc sửa Hiến pháp lần này không thể làm qua loa cho có lệ nhằm cơ bản giữ nguyên Hiến pháp cũ mà cần có nội dung theo kịp thời đại: Đó là thời đại toàn thế giới đi vào dân chủ. Dư luận nhiều anh em cán bộ đảng viên ở quê tôi rất muốn được kéo dài thời gian đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp ít nhất đến hết tháng 9 hoặc cho cả năm 2013 mới có thể thu thập được nhiều ý kiến đóng góp cần thiết.

Lại một ngày 17/2 im lặng

Đức Thành

 

Bảo vệ vẫn đút tay vào túi nhìn tên côn đồ bóp cổ Trương Văn Dũng – Blog người buôn gió

 

Hằng năm cứ đến ngày này tôi lại lặng lẽ theo dõi xem báo chí chính thống mà cụ thể ở đây là các tờ báo lớn như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân… có nhắc gì tới sự kiện quân đội Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Việc nhắc lại không phải để gây thù hằn mà để nhắc nhở chúng ta phải tri ân những nạn nhân vì cuộc chiến rồi từ đó rút ra được những bài học gì về bang giao, về quân sự, về đối nhân xử thế để ít nhất, hướng nhân dân có kinh nghiệm hơn, chủ động hơn trong những tình thế bất ngờ như đã từng xảy ra vào ngày này của 34 năm về trước.

Trên các trang báo lớn đó tuyệt nhiên chẳng thấy dòng tin nào, khiến chúng ta không khỏi băn khoăn đến hoang mang rằng không biết rồi đây chúng ta nói như thế nào với mọi người chúng ta, trước án hương để nói với tiền nhân; nói với con trẻ, những thế hệ sau, tương lai của chúng ta, ta ăn nói như thế nào với các đoàn khách quốc tế, các nhà văn hóa, nhà Việt Nam học nước ngoài rồi khách nước ngoài tham quan du lịch khi họ hỏi chúng ta về việc vì sao ta lại im lặng không đả động gì tới cuộc chiến này? Liệu đây có còn là chiến thắng vinh quang của một dân tộc hay đây là chiến thắng trong nhục nhã… nên không xứng đáng để tự hào?

Quyền cơ bản, hiến pháp cho mới có?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

(Đây là nguyên bản của bài đã được biên tập đăng trên Tia sáng trong dịp Tết)

Xếp theo tổng số điều khoản đề cập, thì Hiến pháp Nga 1993 có 48 điều về “quyền và tự do của con người và của công dân“. Hiến pháp Việt Nam năm 1992 có 44 điều về “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân“. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Việt Nam năm 1992 hiện nay (DTHP) có 38 điều về “quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân“. Hiến pháp Trung Quốc 1982, sửa lần cuối 2004 có 33 điều. Hiến pháp Liên Xô 1977, sửa lần cuối năm 1991 có 31 điều. Hiến pháp Đức chỉ có 19 điều. Hiến pháp Mỹ, quyền cơ bản chỉ liên quan tới chừng 10 điều khoản tu chính. Quyền cơ bản được coi là đặc trưng của một nhà nước dân chủ, và nếu hiểu do Hiến pháp cho mới có, thì Nga sẽ là nước dân chủ nhất, thứ nhì là Việt Nam, tiếp theo là Trung Quốc, Liên Xô, Đức và Mỹ cuối bảng.

Dưới làn đạn Trung Quốc ở Lạng Sơn

Hồ Ngọc Nhuận

(Trích quyển “ĐỜI, hay chuyện về những người tù của tôi”, bản thảo năm 2000-2001)

…Lại nhớ hồi đầu năm 1979, khi tôi ra dự hội nghị Trung ương Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội rồi xin đi Lạng Sơn, vô trung tâm thị xã, để chụp mấy tấm hình. Đạn Trung Quốc bắn ào ào, xối xả phía trên đầu mà tôi cứ tỉnh bơ lo bấm máy ảnh: tôi cứ tưởng đạn của phía mình, làm như với đạn phía mình thì không chết! Nếu không có một lính trinh sát của ta bị thương, ngoắc xe tôi lại đưa anh ra ngoài, chắc tôi đã ở lại thị xã lâu hơn. Để rồi biết đâu đã chẳng nằm lại như anh Takano, phóng viên báo Cờ Đỏ của đảng Cộng sản Nhật Bản?

Mấy tấm hình đăng báo, khi tôi về lại Sài Gòn, và bài tôi khóc Takano trên Tin Sáng, làm tôi không nhớ, sau lúc thoát khỏi lửa đạn ở Lạng Sơn, tôi có nghĩ lại mà giựt mình hay không. Nhưng tôi không thể nào quên cái lần đầu tôi kể chuyện này cho đám con tôi. Hơn hai mươi năm qua rồi mà mọi việc như cứ rành rành trước mắt…

Sau hội nghị Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, giữa lúc chiến trận biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam đang tiếp diễn ác liệt, tôi nằng nặc xin đi Lạng Sơn, lấy cớ là nhà báo Sài Gòn duy nhất có mặt, không ra chiến trường săn tin e bà con độc giả Sài Gòn chê trách. Phải mất vài ngày chờ đợi, nghe ngóng… Ông Xuân Thủy sau cùng dàn xếp cho đi, cấp một xe bộ đội loại nhỏ hiệu Liên Xô, với đầy đủ lương thực ăn đường và một cán bộ tháp tùng. Khi chuẩn bị lên đường tôi mới biết có hai ông Nguyễn Ngọc Trân, nay là Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, và Nguyễn Văn Ngọc, nay là Phó Trưởng ban Tôn giáo Chánh phủ, cùng đi. Tôi nói "cùng đi", chớ kỳ thật không biết chừng nhờ có hai ông mà tôi mới được đi, vì hai ông là đảng viên, và vì dọc đường tôi thấy ông Trân thỉnh thoảng trình giấy giới thiệu với địa phương mà không biết giấy nói gì…

Vài chủ đề đầu năm Quý Tỵ trên trang Bauxite Việt Nam

Nguyễn Huệ Chi

Trong mười ngày nghỉ Tết, bài viết của bạn đọc gửi tới chúng tôi rất nhiều, và có thể nói đều là những ý kiến muôn màu muôn vẻ. Chính vì thế, sau một ngày “lại mặt”, xin được thay mặt Ban biên tập giãi bày một vài chủ định, về những cụm bài chọn lọc đưa lên mạng từ hôm qua đến hôm nay.

Cụm bài đầu tiên muốn gửi tới quý bạn là những tiếng nói nhắc nhở truyền thống chống xâm lược của dân tộc chúng ta. Cụ thể ở đây là chống kẻ thù truyền kiếp, bọn Đại Hán phương Bắc mà hình thù hiện nay là tập đoàn Trung Cộng Trung Nam Hải vô cùng hiểm độc, vừa đem miếng mồi “ý thức hệ” ra nhử chúng ta, làm tê liệt sức đề kháng của những người lãnh đạo Việt Nam; vừa giăng mọi thứ bẫy tinh vi (và tất nhiên bẩn thỉu) về kinh tế để đánh sập thế mạnh kinh tế của nước ta, hòng làm cho nền kinh tế nước ta trên nhiều phương diện công, thương, hay nông nghiệp... vốn đang non yếu, đều không ngóc đầu lên được, khiến nước ta ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc; lại vừa trắng trợn dùng vũ lực bao vây, đánh chiếm biển đảo, cướp quần đảo Hoàng Sa, một phần Trường Sa và nhiều vùng ven biên giới phía Bắc, ngăn chặn ngư dân chúng ta ra hành nghề trên biển, đặt chúng ta trong tình trạng lúc nào cũng không yên ổn để xây dựng cuộc sống hòa bình.

LỜI KÊU GỌI NHÂN NGÀY 17.2

17.2.1979 là ngày quân xâm lược Trung Quốc theo lệnh của Đặng Tiểu Bình, trắng trợn trở mặt, phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chúng đã huy động 9 quân đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng phụ trợ khác ước tính hơn nửa triệu quân với hơn 500 xe tăng, hơn 2000 khẩu pháo, tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, sát hại dân lành, đốt phá nhà cửa, cầu, đường, cướp bóc tài sản. Quân và dân ta đã ngoan cường chiến đấu, chống trả quyết liệt, đánh những đòn quyết định buộc chúng phải tuyên bố rút quân, kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược nhục nhã, hàng chục ngàn chiến sĩ ta đã dũng cảm hy sinh.

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc ngày 17.2.1979 đi liền với cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam do Pôn Pốt phát động, về thực chất là thực hiện đòn hiểm của Trung Quốc nhằm làm suy yếu Việt Nam khi mà những vết thương chiến tranh trong cuộc chiến kéo dài chống thực dân và đế quốc chưa kịp hàn gắn, đời sống của nhân dân ta cực kỳ khó khăn. Hai cuộc chiến tranh này đã bộc lộ rõ quyết sách lâu dài của Trung Quốc là ngăn chặn một Việt Nam lớn mạnh, để Trung Quốc trở thành thế lực mưu đồ bành trướng về phía Nam, thực hiện mộng siêu cường bá quyền của chúng.

Chỗ đứng của Nhân dân trong Hiến pháp

Hoàng Xuân Phú

Hội chợ Leipzig trở thành hội chợ hàng mẫu đầu tiên trên Thế giới vào năm 1895. Đối với Cộng hòa Dân chủ Đức (CHDC Đức, tức Đông Đức xã hội chủ nghĩa, 1949 – 1990), Hội chợ Leipzig là một trong những nơi giao tiếp quốc tế quan trọng nhất. Chính quyền Đông Đức coi hội chợ này là nơi trưng bày thành quả kinh tế và chính trị của CHDC Đức. Nhân dân Đông Đức tận dụng hội chợ này để tiếp xúc với kỹ thuật và văn hóa của các nước tư bản phát triển. Hàng năm, khoảng 600.000 người đổ về hai kỳ hội chợ, được tổ chức vào tháng ba và tháng chín. Trong hơn mười năm sống ở Leipzig, tôi đã từng hòa mình vào dòng người ấy, thăm khoảng 20 kỳ hội chợ, mỗi kỳ dành ra khoảng 3 ngày, và đã học được bao điều mới lạ, trong đó có nhiều kiến thức về công nghệ.

Tại hội chợ hàng mẫu, người ta không bán hàng, mà chỉ trưng bày hàng mẫu, để các doanh nhân xem xét, trao đổi và ký kết hợp đồng. Các nhà trưng bày thường phân phát tài liệu quảng cáo, được in rất đẹp. Người đi xem, nhất là cánh trẻ, thấy đâu đông cũng xếp hàng, mọi người lấy cái gì thì mình cũng vơ cái đó. Nhiều khi đến tối mới có thời gian để đọc, mới biết thành quả kiếm được trong ngày là gì. Và tất nhiên là phần lớn số tài liệu xa lạ đó được bàn giao cho thùng rác.

Góp ý và ký Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 có vô ích không?

Nguyễn Thị Từ Huy

Hai ngày sau khi gửi cho Quốc hội văn bản «Góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992» (đã được công bố trên trang Bauxite), tôi đã ký Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 do 72 trí thức Việt Nam khởi xướng,

Trong văn bản góp ý của mình, tôi phân tích một số điểm để chứng minh rằng Quốc hội và Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đang trên đường đi tới việc hợp hiến hóa một văn bản không phải là Hiến pháp đúng nghĩa, một văn bản, thay vì thực hiện mục đích bảo vệ quyền con người thì lại trở thành một công cụ hỗ trợ cho những người nắm giữ quyền lực vi phạm quyền con người. Do đó bản Dự Thảo của Quốc hội tạo cơ sở để đẩy cả cộng đồng vào tình trạng không có Hiến pháp, đẩy cả xã hội vào tình trạng hỗn loạn, bất công, vô nhân đạo, đẩy an ninh quốc gia vào tình trạng nguy hiểm…

CẢM NGHĨ và NỖI LO

Nguyễn Huy Canh

Nhân đọc bài “Thử tìm cơ chế đặc thù cho ban nội chính...” trên trang n/v Phạm Viết Đào của ông mang bút danh Trường Sơn nào đó, những suy nghĩ miên man về thực trạng của đất nước, về cấu trúc và bản chất của thế chế chính trị nước nhà, và những quyết tâm đầy sắt đá của đảng trong cuộc chiến chống tham nhũng do ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu của đảng làm chủ thuyết, cứ chảy dài ra trong nỗi lo âu...

Tôi suy nghĩ về một số đời Tổng bí thư của đảng. Bắt đầu từ ông Lê Duẩn. Chẳng hiểu trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và thống nhất đất nước, ông đã có những công trạng gì với dân, với đảng. Nhưng trong công cuộc xây dựng và chấn hưng đất nước, ông đã đẩy đất nước này vào thảm trạng vô chủ và đói nghèo đến kiệt quệ bởi tư tưởng và phạm trù “làm chủ tập thể”, “chuyên chính vô sản” do mấy ông lý luận gia cao siêu của đảng nhưng lại mù lòa xui dại như ông Hoàng Tùng, Nguyễn Đức Bình... Trong ý nghĩa ấy, ông và những kẻ a tòng với ông là có tội với đất nước, với dân tộc đầy dũng cảm, thông minh và cần cù này.

Để thay thế một bản báo cáo gửi bạn bè

Hồ Cương Quyết, André Menras

Nguyễn Ngọc Giao dịch

clip_image002Vì mẹ già của tôi phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, tôi phải khẩn cấp trở về Pháp trước ngày dự định. Thành ra chuyến này tôi chỉ ở Việt Nam được hai tuần, trong đó 11 ngày đi trong phái đoàn những bạn bè quốc tế tham dự lễ kỷ niệm chính thức 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris. Song, mục đích thực sự (đối với tôi) của chuyến đi này đã được thực hiện: nhiệm vụ mà hàng trăm bạn bè và Việt Kiều ở Châu Âu, hàng chục đồng bào ở Thành phố Hồ Chí Minh (gia đình người bạn tôi là chị Trần Tố Nga) và bạn bè của họ ở Úc và Mỹ đã hoàn thành. Trong dịp tết, tôi đã thay mặt họ, trao 385 triệu đồng cho 50 gia đình ngư dân Bình Châu và Lý Sơn (Quảng Ngãi), 30 học bổng (sáu tháng) cho con em ngư dân nghèo. Thông điệp mà các bạn ấy gửi về không thể rõ ràng và thắm thiết hơn: «Bà con ngư dân! Bà con không cô đơn, chúng tôi ở bên cạnh bà con. Bà con hãy bám biển, bám đảo, hãy tiếp tục chiến đấu vì gia đình, vì quê hương, Tổ quốc. Chúng tôi rất tự hào vì bà con». Nhiều tờ báo chính thức, trong đó có những tờ rất chính thức, đã đưa tin về chuyến đi thăm ngư dân của tôi với tư cách «người đưa thư». Các bạn đã quyên góp hẳn sẽ hài lòng trước tiếng vang của báo chí. Điều đó có nghĩa là đóng góp vật chất và tinh thần của các bạn đã được chính thức thừa nhận và biểu dương, bất luận vị trí xã hội, tín ngưỡng và chính trị của người đóng góp. Nói rõ hơn: việc làm của chúng ta đã được đón nhận, và chính quyền mặc nhiên thừa nhận đó là một hành động nhân đạo và yêu nước. Đối với tôi, đó là điều cơ bản và khích lệ.

Những món quà đầu xuân Quý Tỵ

Vào ngày 30-1-2013, BVN đã hân hạnh công bố bức ảnh chụp chữ ký của ngài Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Hà Nội, ký trực tiếp vào bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992, vốn được đăng trên BVN từ ngày 21-1-2013 và trong ngày 4-2-2013 đã được một đoàn đại biểu gồm 16 người mang đến trao tận tay Ban Soạn thảo Hiến pháp của Quốc hội. Tính đến hôm nay, mồng 7 Tết, con số ghi danh vào bản kiến nghị này đã lên đến 4088 người. Đó là món quà thứ nhất xin gửi đến đồng bào.

Cũng nhân dịp tái ngộ bạn đọc đầu xuân Quý Tỵ, BVN xin trân trọng gửi tiếp đến đồng bào hai món quà quý khác: Một bức ảnh chụp chữ ký thứ hai của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt, ký vào Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp (Lời kêu gọi này cũng đã được đăng trên BVN từ ngày 18-12-2012), và một con số tuy khiêm nhường nhưng cũng đáng để chúng ta hy vọng: 3738 người ghi danh tính đến hôm nay.

clip_image002

BVN kính mong bà con xa gần hãy noi gương ngài Ngô Quang Kiệt, thông báo cho nhau ký tên thật nhiều vào cả hai bản Kiến nghịLời kêu gọi đã nói, theo địa chỉ dưới đây:

Loikeugoi2012@gmail.com để ủng hộ Lời kêu gọi thực thi quyền con người theo Hiến pháp Việt Nam

Kiennghisuadoihienphap2013@gmail.com để ủng hộ Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992

Kính chúc đồng bào một mùa xuân nỗ lực vượt khó, chia sẻ mọi nhọc nhằn với những ai còn nhiều đắng cay trên mảnh đất hình chữ S thân yêu.

Bauxite Việt Nam

DANH SÁCH NGƯỜI KÝ LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 24)

Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ loikeugoi2012@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.

Danh sách dưới đây đã được rà soát để loại bỏ trùng tên.

Bauxite Việt Nam

Hiến pháp CHXHCN Việt Nam: một vài đối chiếu

Phạm Vĩnh Cư

Hiện giờ, Quốc hội nước ta đang lấy ý kiến của nhân dân về bản dự thảo Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi 2013). Sau khi đọc kỹ bản dự thảo ấy và nhận thấy về nhiều mặt nó chưa đáp ứng ý nguyện của cá nhân tôi cũng như của rất nhiều công dân khác của nước ta, tôi đã ký tên vào bản “ Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992” gồm 7 điểm, hiện đang được công luận hưởng ứng. Tôi cũng đã tìm hiểu bản “ Dự thảo Hiến pháp 2013” do một số chuyên gia luật trong nước soạn thảo và thấy đây là một trong những dự thảo hiến pháp “dân lập” đáng được bàn thảo rộng rãi. Nhằm cung cấp thêm tư liệu cho cuộc thảo luận tối cần thiết ấy, theo gợi ý của một vài bạn bè, tôi viết bài này đưa ra vài đối chiếu các bản Hiến pháp nước ta với các bản Hiến pháp của hai nước xã hội chủ nghĩa đàn anh ảnh hưởng nhiều đến lịch sử hiện đại của nước ta: Liên Xô xưa kia và Trung Quốc ngày nay. Xin trình bày theo thứ tự 7 điểm kiến nghị tôi đã ký tên.

Ngày cuối năm Tết Quý Tỵ 2013

Ngô Thị Hồng Lâm

clip_image002

Chiều cuối năm Nhâm Thìn với Tô Lão bối. Ảnh: NTHL

Năm nào cũng vậy, ngày 30 tháng Chạp tôi thức dậy sớm dọn dẹp nhà, chưng bông hoa bàn thờ để cúng tất niên đón ông bà về ăn Tết. Buổi chiều tôi dành để đi thăm và chúc Tết các anh em bạn bè cùng chí hướng.

Đảng Cộng sản Việt Nam thiếu độc lập sáng tạo

PV Quốc Doanh

Đầu năm mới, tôi suy nghĩ về Đảng Cộng sản Việt Nam như một lẽ đương nhiên, vì tôi là đảng viên của Đảng. Năm nay, càng suy nghĩ tôi càng thấy, Đảng của tôi hoá ra rất thiếu độc lập sáng tạo trong đường lối, nhất là về xây dựng đất nước, không phải như một số vị lãnh đạo Đảng thường nói “Đảng ta độc lập sáng tạo”.

Trước tiên, dù hơi dài dòng nhưng tôi xin trích dẫn bài viết của GS Phạm Duy Hiển đăng trên Vietnamnet vào năm 2006. GS Hiển viết: “Còn quá ít bài báo quốc tế có địa chỉ Việt Nam. Hiện nay, hàng năm ước tính có đến 800.000 bài báo thuộc 21 ngành KH&CN được công bố trên gần 6.000 tạp chí quốc tế […]. Đứng đầu là Mỹ, khoảng 300.000 (vì con số quá lớn nên không thể thống kê thật chính xác), sau đó đến Nhật (75.000), và các nước tiên tiến có nền khoa học lâu đời như Đức (66.000), Anh (59.000), Pháp (47.000) hoặc đông dân như Trung Quốc (57.000).

Dân lập Hiến và Bốn quyền phân lập

KS Doãn Mạnh Dũng

Với yêu cầu của Quốc hội đóng góp xây dựng Hiến pháp, tôi dành những phút thanh bình nhất sau giao thừa Quý Tỵ viết đôi dòng khai bút đầu năm.

Trường tiểu học Phi Khanh bên đường sắt chợ Bàn Cờ đã từng gắn bó với tôi một thời thơ ấu. Nhờ vậy tôi sớm biết khi ông Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt, ông Nguyễn Trãi theo tiễn cha đến mục Nam Quan. Khi vĩnh biệt con, ông Phi Khanh khuyên con quay về trả thù nhà đền nợ nước. Ông Nguyễn Trãi nghe lời cha theo giúp vua Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh và viết Bình Ngô đại cáo. Với công trạng trên, vẫn không giúp ông Nguyễn Trãi thoát cảnh bị tru di tam tộc trong vụ án oan Lệ Chi Viên.

Tại sao BÊN THẮNG CUỘC?

Nguyễn Thị Hoàng Bắc

Cuối tháng 11 năm 2012, tôi có cái may mắn được một người bạn thân gửi tặng bản ebook tập Một, Bên thắng cuộc của Huy Đức với lời nhắn “đọc để đón Tết Tây” và đến tháng 12 lại nhận tiếp, cũng từ người bạn ấy, tập Hai, Bên thắng cuộc, với lời chúc “để lai rai đọc đón Tết ta”.

Cần cơ chế đặc thù nào cho Ban Nội chính Trung ương?

Trường Sơn

Người bạn trẻ đang học tập ở xa Tổ quốc này có gửi về cho chúng tôi một bài góp ý rất chi tiết về cung cách tổ chức và điều hành Ban Nội chính TW mà anh tỏ ra hết sức tin tưởng rằng đây là chủ trương có ý nghĩa đột phá, nhiều khả năng thành công của Đảng CS Việt Nam. Anh cũng đặt hết niềm tin vào người đứng đầu Ban Nội chính vừa được Đảng CS Việt Nam đề bạt: ông Nguyễn Bá Thanh với cách ví von không chút ngập ngừng là “một Triệu Tử Long phò ấu chúa” của thời đại mới.

Chúng tôi chưa chuẩn bị cho mình đầy đủ một tâm lý để tin như vậy, chỉ vì trong suốt cuộc đời, có lẽ từng trải nhiều hơn anh, đã tận mắt nhìn thấy quá nhiều thứ màu sắc lóng lánh của những bong bóng xà phòng. Tuy nhiên, tự đặt cho mình tư cách một cơ chế truyền thông dân chủ trên mạng, cần tôn trọng những tiếng nói khác nhau, vì thế xin trân trọng đăng lên để cổ vũ mọi tâm huyết đối với đất nước, nhất là đối với các ý kiến phân tích kỹ lưỡng, thấu đáo, mạch lạc, chứng tỏ người viết rất có trách nhiệm trước bạn đọc đối với vấn đề mình đặt ra, dù chưa tiên liệu được bản thân vấn đề thiết thực đến chừng nào cho dân cho nước.

Bauxite Việt Nam

Nhật nhật tân, hựu nhật tân & Vì sao tôi ký Kiến nghị…”72” (1)

Nguyễn Phạm Kim Sơn

Biết ai có thể cưỡng lại quy luật tự nhiên? “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Thành hay bại, còn tùy Đạo Trời (L’homme propose, Dieu dispose). Đạo Trời, ở đây là: ý Dân.

Bất luận ở đâu trên quả đất, trong một đất nước pháp quyền, Dân đẻ ra: các tổ chức chính trị, các đảng chính trị, chính quyền...→ là để PHỤC VỤ cho Dân.

Không thể và không được: con-đẻ-của-Dân “quay lại” cai trị Dân.

Công dân VN = Dân tộc VN

Đảng CS = một tổ chức = một đảng chính trị = một bộ phận 3% của Dân tộc VN

Vai trò của tư bản Việt Nam trong tiến trình dân chủ

Đoàn Hưng Quốc

Cuộc khủng hoảng tài chánh năm 1997 tại Á Châu đã làm lật đổ nhà độc tài Suharto của Indonesia, đồng thời chấm dứt các chế độ toàn trị tại Đài Loan và Nam Hàn. Ba quốc gia này sau đó phục hồi và đứng hàng đầu trong vùng Đông Á. Trái lại Thái Lan là nước đầu tiên rơi vào khủng hoảng nhưng nhiều biến động chính trị kéo dài sau đó đã khiến nền kinh tế không thể khởi sắc.

Từ hai bài học đó, tạm rút ra, mỗi lần khủng hoảng kinh tế đều có thể trở thành cơ hội để cải tổ chính trị và xã hội nếu khuynh hướng độc lập với nhà nước có tổ chức để đẩy mạnh tiến trình dân chủ; ngược lại khi cả giới cầm quyền và đối lập đều suy yếu tất sẽ dẫn đến tình trạng mất an ninh triền miên khiến sức phát triển bị kềm hãm lại.

Nhu cầu sinh hoạt đa đảng tại Việt Nam ngày càng tăng vì dân chúng đã nhìn thấy sự bất lực của nhà cầm quyền trong việc lèo lái nền kinh tế, giải quyết nạn tham nhũng và đối phó với ngoại xâm. Phong trào dân chủ đang có những thuận lợi nhờ tập hợp được nhiều nhân sĩ trí thức uy tín trong nước. Bài viết này muốn phân tích thêm một khía cạnh là sự trưởng thành về ý thức dân chủ trong tầng lớp tư bản tại Việt Nam. Điều này quan trọng vì họ có thể trở thành nguồn tài chánh tài trợ cho tiến trình dân chủ (xin nhấn mạnh chữ có thể).

Trao bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992

Sáng thứ Hai 4-2-2013, lúc 10 giờ, 15 nhân sĩ, đại diện cho hàng ngàn người ký tên vào bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban. Ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Ban Biên tập dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và các cán bộ trong Ủy ban, đã tiếp đoàn nhân sĩ.

clip_image002

Lai rai Câu đối Tết

Hà Sĩ Phu

======================

Bài thứ 5

                     Câu đối Mừng Xuân Quý Tỵ

                                                                    Hà Sĩ Phu kính chúc

clip_image001

Câu đối 1:

* RẮN độc cuốn vòng hai số Tám, chặn lối nhân quyền!                                                    

    * RỒNG thiêng bay tạc một chữ Đồng, phá vòng nô lệ! [1]                                                       

                                                                      Hà Sĩ Phu

   -----------------------------------------------------------------------------------------------

[1] Kính tặng Lời kêu gọi thực thi Quyền Con người theo Hiến pháp tại Việt Nam

với ngót 4 ngàn chữ ký, yêu cầu Quốc hội Việt `Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự về “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam

 

 

Câu đối 2:

- Nhâm Thìn nở rộ  In-tờ-nét” !

- Quý Tỵ phơi trần “Sí-hảo-lin” !

  (Sí hảo lin = tứ hảo lân = 四好鄰 = láng giềng 4 tốt)

                clip_image003

 

 

 

Câu đối 3:

- Chuyện Rồng-Rắn lên mây, thầy thuốc ấy đòi công ba(từng) khúc ruột!

- Tình Việt-Trung xuống dốc, bạn vàng đây xiết nợ một (cả) sơn hà?

               clip_image003

Câu đối 4:

- Thắng đã thua chưa, “Bên thắng cuộc” nổi lên… “Đồng Chí Ếch” (X)?

- Thành hay bại nhỉ, “Cuộc Thành đô” dẫn xuống… “Quảng Nam Khu”!

(Quảng Nam khu sẽ sánh vai cùng Quãng Đông, Quảng Tây)

                clip_image003

Câu đối 5:

- Điệu La Thăng mà Giáng mà SI, sinh quái vật “xe không chính chủ”!

- Dáng Hiền Đức vừa Nhân vừa Dũng, diệt mãng xà “sở hữu toàn dân”!

                clip_image003

Câu đối 6:

*   Cái không nhỏ lộ hàng coi dễ sợ !

* Thằng rất to thoái hóa nghĩ mà kinh !

               clip_image003 

Câu đối 7:

- Thấy Rồng đen lộn xộn mà ghê, trần trụi lột nhau, mt thưng cấp

lộ hàng coi dễ sợ!                                                                                        

- Nghe Rắn hổ phì phì cũng tởm, ngang nhiên cướp đất, khố dân nghèo xơ xác nghĩ mà thương!

                  clip_image003

Câu đối 8:

- Giặc 4 tốt vả mồm quân bán nước!

- Cờ 6 sao lột mặt lũ buôn dân!

clip_image005clip_image007clip_image009                clip_image003 

    

     

                                              Mời đối  

Xuất đối 1

* Vận nước chẳng lo, rượu Rắn cứ say tràn quý tỵ!

(Thành ngữ tràn quý tỵ do nạn lụt lịch sử năm Quý Tỵ 1893, nước tràn lênh láng khắp nơi, có thể chở thuyền trong đường phố, dân chết rất nhiều).

 

Xuất đối 2

 * Rắn độc cuộn vòng hai số Tám, khóa chặt Nhân quyền?

 

Xuất đối 3

 * Đầu xuân quan Ếch (X) vi hành, Ếch đi kiệu Ếch không sợ Rắn!

     (dưa hành và dưa kiệu là hai món không thể thiếu trong ngày Tết, kiệu vừa là cái kiệu vừa là bước ngựa đi thủng thẳng ung dung)

 

Xuất đối 4

 *Thắng đã thua chưa, “Bên thắng cuộc” nổi lên…“Đồng Chí Ếch” (X)?

 

Xuất đối 5

* Ếchtha” cổ Rắn ra đồng, ẾchthaRắn, Rắn không “thaẾch?

      (lưu ý chữ THA hai nghĩa ngược nhau)

 

Xuất đối 6

* Xuân Quý Tỵ, quý vị tỵ nhau, ngôi thấp ngôi cao, đồng chí Rắn tỵ đồng chí Ếch!

 

Nhân Tết Con Rắn xin có mấy câu xuất đối nôm na, mong được các thi hữu cho lời xướng họa để thêm phần vui vẻ ngày xuân, có điều gì sơ xuất xin rộng lòng lượng thứ.                                                                     

HÀ SĨ PHU

Trân trọng

 

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

 

 

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn