Vụ Tiên Lãng: Anh, em ông Vươn được tại ngoại ăn Tết?

Kiên Trung

Đã quá một năm kể từ ngày ông Đoàn Văn Vươn cùng anh em và vợ con bị cường quyền ức hiếp bần cùng đã phải đứng lên chống trả và bị cường quyền giam giữ từ bấy đến nay.

Những điều tôi vừa nói hoàn toàn không hồ đồ. Chính ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có kết luận về những điều chính quyền huyện Tiên Lãng làm sai. Ông thủ tướng mà không có kết luận thì lũ Hiển, Liêm, Thoại, Ca, Thành … đã ăn tươi nuốt sống những người anh hùng họ Đoàn rồi.

Ai còn lạ gì!?

Phá nhà người ta xong, người tên Thoại bịa ra rằng “nhân dân phá nhà ông Vươn”… nếu cứ để hắn nói càn tiếp, thì “nhân dân” đã mang gông rồi.

Cả cái viên đại tá mặt như tướng cướp cũng lên giọng văn hoa khen “trận đánh đẹp có thể viết thành giáo trình” (cho loại trường học nghề gì đây?).

Còn cái bộ mặt người tên Hiền nữa! Chưa cần chứng cứ, chỉ cần lương tri tối thiểu cũng ngửi thấy mùi tanh, không phải mùi tanh thơm tho của thủy sản, mà mùi tanh tưởi tởm lợm của đồng tiền trên bộ mặt của kẻ tên là Hiền mà không hề hiền.

Hơn một năm loay hoay mà cả một bè đảng không lắp ráp xong các mưu mẹo để xử người vô tội sao cho yên!

Việc Chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ Tiên Lãng xin cho ông Đoàn Văn Vươn và anh em được bảo lãnh tại ngoại ăn Tết chẳng biết có gây xúc động cho những kẻ luôn mồm nói đạo đức vì dân không?

Đến nước cùng, tôi đây, một kẻ suốt đời chưa bao giờ lạy lục ai, lúc này cũng xin góp với Dân một tiếng kêu như sau:

Xin cắn rơm cắn cỏ van các ông các bà lắm quyền nhiều tiền ở nơi từng có tiếng trống Tiên Lãng khai sinh ra quyền lực của các người hôm nay, xin hãy nghĩ gần nghĩ xa mà chấp nhận lời thỉnh cầu để anh em ông Vươn được về ăn Tết dân tộc.

Kính mong những bậc làm cấp trên của đám Tiên Lãng, Hải Phòng hãy khuyên can cấp dưới biết suy nghĩ mọi mặt để Dân bớt khổ.

Phạm Toàn

Mẹ Lê Anh Hùng viết đơn đòi con

Bùi Thị Minh Hằng

Đơn đây! Mẹ Lê Anh Hùng yêu cầu trả con bà về ăn Tết nhá! Giờ muốn "đánh võng, đùn đẩy" gì nữa không? Cứ tiếp tục đi những kẻ TÀ QUYỀN. Các người hãy biết lấy khăn sạch mà chùi mặt chứ đừng cố làm những trò hạ tiện - dơ bẩn nữa. HÃY TRẢ LÊ ANH HÙNG VỀ VỚI MẸ! HÃY TRẢ LÊ ANH HÙNG VỀ CÙNG GIA ĐÌNH BẠN BÈ

B. T. M. H.

clip_image002

Nguồn: FB Bùi Thị Minh Hằng

Nhà văn Hoàng Tiến từ trần

clip_image002

LỜI CHIA BUỒN CỦA BAUXITE VIỆT NAM

Nhà văn Hoàng Tiến đã từ trần ngày 28-1-2013 tại Hà Nội. Sinh năm 1933 tại làng Văn Chương, huyện Thọ Xương, Hà Nội, nhà văn Hoàng Tiến từng tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là cây bút dũng cảm, dám lên tiếng phản đối cường quyền, hết lòng đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ.

Bauxite Việt Nam xin chia buồn với gia đình và cầu mong hương hồn nhà văn thanh thản nơi cõi vĩnh hằng.

Bauxite Việt Nam

Khi lãnh đạo và trí thức cùng nhìn một hướng

Trần Văn Thọ

Trí thức có thể đối lập với chủ trương của lãnh đạo nếu thấy chủ trương đó đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của đất nước, hoặc thấy không khoa học, không hợp với quy luật khách quan.

Thông thường trí thức là người hiểu biết, có trình độ văn hóa cao, có kiến thức chuyên môn, và không bị ràng buộc vào (hoặc có ý thức tránh xa) những lợi ích phát sinh từ quan hệ với lãnh đạo chính trị. Trí thức có thể đối lập với chủ trương của lãnh đạo nếu thấy chủ trương đó đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của đất nước, hoặc thấy không khoa học, không hợp với quy luật khách quan. Nhưng cũng không hiếm những trường hợp lãnh đạo và trí thức tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau và trí thức giúp lãnh đạo làm nên sự nghiệp cao cả, đưa đất nước vào thời đại xán lạn. Ngày xưa không thiếu những trường hợp minh quân gặp hiền tài và cùng làm nên nghiệp lớn. Lưu Bang gặp Trương Lương, Lê Lợi gặp Nguyễn Trãi là những ví dụ.

Cuối năm bàn về nuôi dạy con trẻ và chất lượng con người của xã hội ta

Lưu Hà Sĩ Tâm

Cuối năm âm lịch, tiết trời thường rét, mỗi đợt gió mùa về thường kéo theo những cơn mưa không lớn nhưng làm đậm hơn cái rét. Đám đàn ông dễ tìm nhau bên nồi nước chè tươi vừa nấu, ấm trà mới pha, phin café nhỏ tí tách, chén rượu gạo quê, điếu thuốc lá thơm hay bi thuốc lào đậm đà. Đám các bà các chị nhiều khi túm tụm dưới bếp, ngoài hiên, vừa làm đồ ăn gì đó cho mọi người, vừa rỉ rả câu chuyện. Những câu chuyện tìm đến chia sẻ cuối năm thường là về ước muốn trong năm qua đã đạt được những gì, cho cha mẹ ông bà, cho vợ chồng con cháu, cho anh em họ hàng, cho gia tộc làng xã, và cho con người và đất nước Việt Nam nữa.

Câu chuyện thường được nói đến có liên quan đến nuôi dạy đám con trẻ. Ước nguyện của ông bà cha mẹ là thời trẻ của chúng được đủ ăn đủ mặc, được học hành, lớn lên thì có chí hướng, có đủ điều kiện để góp phần phát triển mọi mặt, trước là cho gia đình làng xã, sau là cho quê hương đất nước. Hơn nửa thế kỷ qua, nhiều người đã rất tin, rằng bọn trẻ rồi thì sẽ dễ dàng đạt được những điều ấy. Vì toàn dân đã được Đảng, chính quyền và các đoàn thể làm cho hiểu, rằng muốn xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, thì trước hết phải “xây dựng” được “con người mới xã hội chủ nghĩa” đã. Đó là con người – như người ta mong ước – có nhân cách, có sức khỏe và tinh thần tốt, được phát triển toàn diện và tối đa. Nghĩa là con trẻ của ta luôn được đủ ăn, đủ mặc, được vui chơi tập tành, được dạy dỗ cho ngoan và có lý tưởng, cho chúng được phát triển nhiều năng lực cá nhân (toàn diện) trước đã, rồi thì phát hiện đứa nào giỏi cái gì hơn thì đào luyện cho nó phát triển nhiều cái đó, và xã hội sẽ đón nhận và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nó đóng góp nhiều nhất (tối đa). Thế thì tuyệt quá! Ông bà cha mẹ nào còn mong gì hơn nữa !

Các quan có giật mình không?

Nguyễn Quang Lập

Bài Để không giật mình của báo Thanh niên (tại đây) được bạn đọc hết sức hoan nghênh, nhiều trang mạng đã đăng lại, chuyện này ai cũng biết nhưng báo lề đảng lần đầu tiên nói ra, đặt vấn đề rất nghiêm túc: “Sau một bài viết về Hoàng Sa mới đăng tải trên Thanh Niên gần đây, chúng tôi đã một phen giật mình khi trong các phản hồi gửi về tòa soạn, không ít độc giả thổ lộ rằng bây giờ họ mới biết Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm từ gần 40 năm trước. Có bạn sinh viên cho biết mãi đến khi vào đại học thì mới biết được điều này.”

Việt Nam có định ngăn chặn kế hoạch phát triển “Tam Sa” của bành trướng Trung Quốc ?

Tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc hôm nay 28-1-2013 ngang nhiên đăng bài “Thành phố trẻ Tam Sa bận rộn chuẩn bị cho du lịch”.

Theo đó, trong phiên họp Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Nam hôm Chủ nhật, Xiao Jie, “thị trưởng” của cái gọi là thành phố Tam Sa đã tuyên bố trong vòng một năm sẽ kết thúc giai đoạn đầu tiên xây dựng các cảng mới của đảo Phú Lâm của Việt Nam, một nhà máy khử muối nước biển có công suất 1.000 mét khối nước biển một ngày, một nhà máy xử lý nước thải và một hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải. Một con tàu vận chuyển mới có tên gọi là Tam Sa 1, dài 120m, rộng 20m, trọng lượng 8.100 tấn sẽ được hoàn thành đầu năm 2014 để giúp vận chuyển các vật liệu cần thiết ra các đảo.

Đảng phải tự lột xác nếu không muốn bị lột xác

Hoàng Hưng

Xin nói ngay rằng, đầu đề trên tôi lấy từ một ý kiến “góp ý với Đảng” trên báo Lao Động Chủ Nhật cách đây 20 năm, lúc làn gió “Đổi mới” đang ào ào trên khắp đất nước (chưa bị Đảng chặn lại và cố thổi ngược sau đó). Lúc ấy, nhiều đảng viên cũng như trí thức các cỡ vẫn còn tin/hy vọng Đảng “đổi mới” thực sự và toàn diện.

Nhưng sau một lúc hoang mang trước khủng hoảng chính trị của cả phe XHCN và tạm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhờ đường lối tự do hóa, lại bấu chặt được vào kẻ thù chưa xa bỗng thành ra “bạn vàng” rất gần, Đảng trấn tĩnh lại và hạ quyết tâm chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị. Cho nên câu dự đoán táo bạo trên của một đảng viên tâm huyết tạm thời chưa đúng. Sau 20 năm, Đảng vẫn chưa bị lột xác, mà còn hăm hở lột xác ngày càng nhiều người bất đồng chính kiến.

Tái cơ cấu Vinashin – Thành hay bại???

Lê Trung Thành

Theo kế hoạch, ngày hôm nay, 28-1-2013, Chính phủ sẽ bắt đầu trình lên Bộ Chính trị đề án tái cơ cấu mới (lần thứ hai) Tập đoàn Vinashin. Tại sao lại phải “tái cơ cấu” đến lần thứ hai? Thế thì kết quả của tái cơ cấu lần thứ nhất trong hai năm qua của cái “Tập đoàn thép”... rỉ này như thế nào? Đấy là những câu hỏi mà bất kỳ ai từng theo dõi với tất cả ưu tư “sự cố dông bão Vinashin” cũng như số phận hiểm nghèo hiện tại của nó không thể không đặt ra. Chưa thấy báo chí nào có được một lời giải đáp thỏa đáng. Dưới đây BVN xin đăng bài viết của cộng tác viên Lê Trung Thành, kỹ sư và nhà báo trong ngành giao thông vận tải, người từng có cả một hệ thống bài phóng sự chấn động trên trang mạng chúng tôi về thực trạng của Tập đoàn đóng tàu Vinashin trong những năm tháng danh nổi như cồn của nó cho đến giữa năm 2010.

Bauxite Việt Nam

Người dân Đồng Nai hỏi về cầu La Ngà

Nhóm yêu quý và bảo vệ rừng Cát Tiên (SCT)

Mới đây, ngày 18/01/2013, UBND tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với TKV về việc vận chuyển than đá, hóa chất và alumin qua quốc lộ (QL) 20; QL51; tỉnh lộ ĐT769 thuộc tỉnh Đồng Nai. Tuyến vận tải này đáng lo nhất là cầu La Ngà (Km35+707) trên QL 20 chỉ cho phép xe có tổng trọng tải cao nhất đến 23 tấn đi qua. Tuy nhiên, đại diện TKV vẫn cho rằng về mặt kỹ thuật thì các xe vận chuyển trọng tải 40 tấn đều được.

clip_image002

Hình 1: Biển báo trọng tải đầu cầu La Ngà hướng từ Biên Hoà lên.

Thành kính phân ưu cùng gia đình nhạc sĩ Phạm Duy

clip_image001

Được tin nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy vừa tạ thế tại Bệnh viện 115, TP HCM vào hồi 14g30 chiều 27-1-2013, toàn thể anh chị em Biên tập viên BVN đều không ai ngăn được cảm giác bàng hoàng thương tiếc.

Là một nghệ sĩ tài năng thiên bẩm, Ông đã để lại cho đời hàng nghìn nhạc phẩm bất hủ, đau đáu tấm lòng vì quê hương đất nước và thao thiết tiếng réo cuộn của dòng sống dân tộc, đến nay rất nhiều trong số ấy vẫn chưa tỏa sáng hết.

Là người nếm trải một kinh lịch cực kỳ phong phú với những cuộc phiêu du bất tận, trải dài suốt ba phần tư thế kỷ XX vắt sang hơn mười năm đầu thế kỷ XXI, Phạm Duy còn để lại cho đời một tập Hồi ký 3 quyển ngồn ngộn chất sống, mở rộng cánh cửa giúp người đọc nhìn vào thế giới riêng tư của mình.

Năm 1994, tại nhà anh chị Đặng Tiến bên bờ con sông Loiret nước Pháp, GS Nguyễn Huệ Chi đã có dịp “vấn thoại” cùng nhạc sĩ Phạm Duy ở Hoa Kỳ qua một tấm bưu thiếp, nhắc đến mấy câu thơ ông nhớ từ thuở bé trong thời kháng chiến chống Pháp sau khi Phạm Duy đã về thành: “Anh Phạm Duy ơi / Đêm nay mưa ngoài trời / Chúng tôi hát bài Bà mẹ Gio Linh / Bà mẹ già cầm tay tôi hỏi/ Ai đặt bài ni rứa các anh?...”, được Phạm Duy trả lời rất sớm: Đó là thơ chuyền tay của Tố Hữu. Sau này, trong lần đầu tiên Phạm Duy được phép dẫn đầu đoàn nghệ sĩ trở lại biểu diễn nhạc Phạm Duy ở Nhà hát lớn Hà Nội vào năm 2009, cũng như trong lễ tang nhà thơ Hoàng Cầm vào năm 2010, người điều hành trang BVN đã hai lần diện kiến và tâm sự cùng Ông.

Trước nỗi mất mát không gì bù đắp của nền tân nhạc Việt Nam, của văn hóa Việt Nam, qua mấy dòng sơ sài, BVN xin kính cẩn gửi đến gia quyến Đại Lão Nghệ Sĩ những tình cảm buồn thương và ngưỡng mộ sâu sắc. Cầu mong hương hồn Ông tiếp tục phiêu du nơi cực lạc.

Bauxite Việt Nam

Lai rai Câu đối Tết

Hà Sĩ Phu

======================

Bài thứ hai: Rồng Rắn lên mây!

 

Năm nay Rồng sang Rắn, lòng lại bồi hồi nhớ những đêm trăng tuổi thơ, mấy đứa rủ nhau chơi trò Rồng rắn lên mây

Trò chơi đồng dao này chia làm bốn đoạn:

1/ Đoạn 1: Lên trời tìm thầy thuốc.

Đám trẻ túm eo nhau thành chuỗi như rồng rắn vừa đi quanh khoảng sân sáng trăng, vừa hát như gõ cửa nhà “thầy thuốc”:

Rồng rắn lên mây, có cây núc nác, có nhà điểm binh, thầy thuốc có nhà không? Thầy thuốc trả lời đi vắng (người nhà thầy thuốc trả lời thì đúng hơn) vì lý do gì đấy do lũ trẻ tưởng tượng ra. Cứ thế vài lần.

Chống tham nhũng là đồng minh của dân chủ

Hà Đình Sơn

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi (Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005).

Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

Chế độ độc tài là một thể chế nhà nước chuyên quyền mà ở đó nhà nước được cai trị bởi một cá nhân: kẻ độc tài (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

Lai rai Câu đối Tết

Hà Sĩ Phu

======================

                         

Bài thứ nhất: Khổ vì nói lái!

 

Ấy là cái Tết Kỷ Tỵ 1989, cũng năm Con Rắn, cách đây tròn hai giáp.

Chuẩn bị cho ngày Tết, ông Chủ tịch UBND thành phố mới nhậm chức muốn mở đầu nhiệm kỳ bằng một Hội chợ tưng bừng với nét văn hóa độc đáo khác những năm trước, bèn mời tôi đứng ra đảm nhiệm gian hàng Câu đối Tết. Ông Chủ tịch còn gợi ý cụ thể là tôi nên mặc lễ phục truyền thống, áo the khăn xếp, cầm bút “đại tự”, bày mực tàu giấy đỏ, trải chiếu viết câu đối như những cụ đồ năm xưa.

Việc phụ trách gian hàng Câu đối thì tôi nhường ông Huỳnh Trùm, một người khá quen biết với dân Đà Lạt, tôi chỉ nhận sẽ đóng góp vào phần nội dung.

Tôi thức gần trắng đêm để tự tay viết một bảng quảng cáo (hình 1). Toàn viết phóng bằng tay, vì hồi ấy chưa hề có sự hỗ trợ gì của những kỹ thuật vi tính.

Đừng để khi quá muộn

Minh Diện

clip_image002

Ông Ung Văn Khiêm, con trai thứ cụ Ung Văn Tre (*), quê huyện Chợ Mới, An Giang. Cụ Ung Văn Tre là người đầu tiên đến Chợ Mới khai khẩn đất hoang, lập trang ấp, người xưa gọi cụ là ông Chủ Tre.

Trong cuộc khởi nghĩa Trương Định 1862-1864, Chủ Tre đóng góp nhiều của cải và trực tiếp tham gia nghĩa quân chống thực dân Pháp. Cụ có người con trai nổi tiếng thông minh là Ung Văn Khiêm.

Với truyền thống yêu nước, Ung Văn Khiêm đã tham gia chống Pháp khi còn đang học ở trường Collège de Cantho. Dù là một công tử con nhà giàu, một trong hai học sinh giỏi nhất, được cấp học bổng toàn phần, nhưng Ung Văn Khiêm đã tổ chức bãi khóa và tham gia biểu tình biểu tình liên tục.

Năm 17 tuổi, ông theo thầy Châu Văn Liêm dấn thân hoạt động cách mạng. Ông đến với chủ nghĩa cộng sản, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, làm tới chức Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Ông từng bị Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và phe phái trù dập thẳng cánh, vu cho tư tưởng xét lại và những chuyện oan trái, gây bao nhiêu cay cực. Với tính khí nghĩa hiệp được truyền lai của “người mở đất” ông về làm dân không chịu cúi đầu.

Vài nét về Hiến pháp Mỹ

Hà Văn Thịnh

Cách đây 230 năm, năm 1783, cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành được thắng lợi – đây là thành công đầu tiên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của toàn thể loài người bị áp bức trong thời đại tư bản chủ nghĩa!

Một Hiến pháp có trước... nhà nước

Điều “lạ kỳ” là sau thắng lợi đó, những nhà cách mạng Mỹ không thành lập một chính quyền cho tương xứng với công lao của những người đã khai sinh ra nền độc lập; hầu như họ không quan tâm đến việc ai sẽ giữ chiếc ghế nào, “ăn chia” ra sao chiếc bánh lợi quyền béo bở mà phải mất bao xương máu, suốt 10 năm trời mới giành được (17.12.1773-4.9.1783): Cách hành xử của những nhà cách mạng Mỹ chưa hề có tiền lệ – ai về nhà nấy, sau khi đã làm trọn bổn phận công dân, không cần biết đến chuyện nên (phải?) khen thưởng ai, như thế nào đối với sự “có công với cách mạng”!

Hiến pháp là nền tảng, còn nền tảng của Hiến pháp?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

Thế giới hiện đại coi hiến pháp là nền tảng pháp lý cho mọi nhà nước tồn tại và vận hành, bất kể là nhà nước gì, hiển nhiên như bất cứ ngôi nhà nào cũng phải có nền móng. Tới lượt nền móng lại được xây dựng trên nền tảng địa chất nào đó; hiến pháp nước nào cũng vậy, được xây dựng trên những nền tảng nguyên lý nhất định quyết định bản chất hiến pháp đó, được khoa học pháp lý dùng làm tiêu thức phân loại ngót 200 quốc gia trên thế giới đặc trưng bởi hiến pháp quốc gia họ. Ở các quốc gia Hồi giáo như Afghanistan, Iran, Mauretanien, Sudan, Pakistan…, hiến pháp đều dựa trên nền tảng kinh Koran. Điển hình như Hiến pháp Iran năm 1979, sửa toàn diện lần cuối năm 1989, gồm 177 điều, mở đầu: “Hiến pháp Cộng hoà Hồi giáo Iran phấn đấu tạo dựng các định chế văn hoá, xã hội, chính trị và kinh tế Iran theo các nguyên tắc cơ bản và quy ước đạo Hồi; nó phù hợp với tâm nguyện của cộng đồng Hồi giáo”. Bản chất hiến pháp chính là bản chất mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và người dân do nó điều chỉnh; ở các quốc gia Hồi giáo trên, mối quan hệ đó thừa nhận ba chủ thể, với vai trò lãnh đạo tinh thần của giáo chủ, nhà nước nhân danh Hồi giáo quyết định trực tiếp mọi hoạt động văn hoá xã hội chính trị kinh tế, và người dân có bổn phận chấp hành, được bảo đảm bằng tín điều Hồi giáo, kinh Koran. Chính trị học phân loại những nhà nước quyết định trực tiếp mọi mặt hoạt động của người dân thuộc toàn trị, luôn phải phục tùng mệnh lệnh của một hoặc một nhóm người đứng đầu là độc tài; từ đó các quốc gia Hồi giáo trên bị tạp chí The Economist xếp chỉ số thứ hạng dân chủ dưới mức trung bình, đa phần thuộc nhóm chính thể chuyên chế.

Hành trình hiến pháp Việt Nam dưới góc nhìn khoa học

Trần Xuân Hoài

Ai bảo Toán học chỉ là khoa học tự nhiên?

Bởi tin rằng “Điều gì đã khắc ở trong tâm thì (nhất định) cũng bộc lộ thành lời (thành chữ)”, nên TSKH Trần Xuân Hoài đã thống kê tần suất những từ ngữ chính trị xuất hiện trong chuỗi các Hiến pháp Việt Nam từ 1946 đến nay, xem những con số, những biểu đồ toán học khô khan có nói lên quy luật gì hữu ích không?

Kết quả là, những con số cùng những gợi ý rất nhẹ nhàng và khách quan của tác giả, đã khiến ta dễ dàng đạt tới những nhận thức vô cùng thú vị:

1/ Tần suất những chữ ”Độc lập”, “Tự do”, “Bình đẳng” thì tương đối ổn định. Riêng từ “DÂN CHỦ” được nhấn mạnh trong HP 1946, nhưng sau đó thì liên tục “giảm mạnh” ! Đúng là Nhân quyền bị “teo dần trong Hiến pháp” (GS TS Hoàng Xuân Phú).

2/ Theo thời gian, sự giảm dần của yếu tố Dân chủ lại tương ứng với sự tăng dần của yếu tố Cộng sản và Chuyên chính thể hiện ở cách đặt tên nước, từ một nước dân chủ cộng hòa (1946), dân chủ nhân dân (1960), sang Nhà nước chuyên chính Vô sản (1980), Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân (1992), rồi Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa (2000, tu chỉnh). Ý thức hệ đúng là yếu tố “làm teo” Nhân quyền!

Từ Tòa thánh Vatican đến xứ sở sương mù

Phan Thành Đạt

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu phái đoàn Việt Nam, đang có chuyến thăm chính thức Châu Âu. Ông đã hội kiến và bàn bạc nhiều vấn đề với các chính khách quan trọng. Thực ra đây không phải là lần đầu tiên, ông đến Châu Âu, trước đây khi còn là Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội, ông đã có dịp đến thăm một loạt các nước Bắc Âu. Tôi còn nhớ rõ phóng sự của Đài Truyền hình Hà Nội tường thuật về chuyến thăm này. Ông Nguyễn Phú Trọng đứng bên cạnh ông Tây cao lớn và trao tặng bức tranh thêu có ảnh tháp Rùa. Ông nói với ông Tây: “Đây là tháp Rùa”. Ông Tây có vẻ hiểu ý gật đầu và cảm ơn ông cùng phái đoàn thủ đô Hà Nội. Chuyến thăm lần này, có ý nghĩa hơn nhiều, vì ông là nguyên thủ quốc gia đại diện cho Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.

GS Trọng dự buổi chất vấn thủ tướng Anh

Nguyễn Hùng

Đôi lời

Phải công nhận người Anh cực kỳ thông minh, vì thế mà họ vừa chặt chẽ về nguyên tắc sống và làm việc, song lại vừa lơi lỏng trong xử thế.

So với anh Cu Ba, người Anh khôn hơn và được việc hơn nhiều. Anh Cu Ba thực thà như đếm, cứ đinh ninh là thế gian này hình như vẫn còn cái bóng ma có tên Chủ nghĩa xã hội. Trong cơn lúng túng, anh Cu Ba mời nhà lý luận của thời đại tới giảng về chuyện có ma hay không có ma.

Người Anh thì khác. Họ biết tỏng là họ chẳng có gì đáng để học ai về lý luận và thực tiễn cách mạng. Nếu chỉ cần đón rước qua loa cho xong chuyện, hẳn họ chỉ cần mời giáo sư Trọng tới dâng hương đồng chí Karl Marx ở nghĩa trang Highgate.

Nhưng người Anh là người bạn chân tình và lịch duyệt. Họ biết nên dành cho người bạn từ phương xa tới một bài học gì. Họ làm điều đó thật khéo léo: mời đồng chí tới dự mười lăm phút – nhõn mười lăm phút thôi, không cần tới mười sáu (chữ vàng) nhai đi nhai lại muốn nhổ ra nhưng vẫn tiếc – nhưng sẽ là mười lăm phút để mà nhớ đời vì rất có thể đó sẽ là mười lăm phút thay đổi những cuộc đời.

Và nhớ nhất là điều này: chính trị và lý luận chính trị không phải là những câu nói ề à đệm chen vào những trích dẫn chứng tỏ mình có chỗ đứng trong đoàn quân mọt sách, mà là việc giải quyết những vấn đề của đời sống một cách thông minh nhất. Lý luận chính trị (và đủ kiểu lý luận khác cũng rứa thôi) là điều CON NGƯỜI ĐANG LÀM RA. Cái lý luận đó vĩ đại ở chỗ nó năng động chứ không bất biến.

Những điều thuộc về con người khi họ đang ăn đủ loại thức ăn để có một dòng máu tươi chảy trong huyết quản, hoàn toàn không phải là những món mầm đá treo trong cái nồi bảo tàng.

Chỉ mong các giáo viên người Anh nhớ cho điều này: nhà trường không bao giờ đem lại danh tiếng cho học trò, mà ngược lại mới đúng, bao giờ cũng là học trò mang lại thanh danh cho nhà trường.

Phạm Toàn

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ký Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Hôm nay 22/1/2013 Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – lão thành cách mạng, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc từ 1974 - 1987, đã đọc và ký tên vào Bản Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đăng tải trên trang Bauxite Việt Nam. Bài sau đây là một số nội dung mà Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lưu ý thêm.

Bauxite Việt Nam

Quyền tự do bất khả phân: Tự do cá nhân, tự do chính trị, tự do kinh tế

Douglas Bandow

Phạm Nguyên Trường dịch

Hầu như ai cũng ủng hộ tự do. Ít nhất là họ nói rằng họ ủng hộ tự do. Các chính trị gia hùng hồn khi nói về những quyền tự do của nước Mĩ nói chung. Không khó tìm những người ủng hộ quyền tự do ngôn luận và tự do dân sự. Các chiến sĩ nhanh chóng đứng lên chống lại những mối đe dọa đối với quyền riêng tư. Và hầu hết mọi người đều cảm nhận được bằng trực giác rằng những quyết định riêng tư của cá nhân và gia đình là những quyết định không liên quan gì tới chính phủ hết.

Nhưng khi nói về quyền tự do kinh tế thì nhiều người lại thay đổi ngay giọng điệu. Cứ như thể tự do kinh tế không đáng quan tâm vậy. Thực vậy, khía cạnh này của tự do dường như bị loại ra, dễ bị nhà nước kiểm soát và điều tiết. Một số người nồng nhiệt tuyên bố trung thành với tự do lại ngậm miệng khi thấy quyền sở hữu, quyền kinh doanh và tự do kí kết hợp đồng bị tấn công.

Vận nước nhìn từ Trường Sa

Sơn Văn

Tháng 1 năm 2013, Luật biển của nước nhà có hiệu lực thi hành. Thì cũng đúng dịp đầu năm 2013, lại có hàng chục thuyền ngư dân nước mình vào tránh bão ở Hoàng Sa của nước mình bị Trung Cộng xua đuổi khỏi nơi họ xâm chiếm trái phép đó từ năm 1974.

Trong bối cảnh như thế, liệu đầu năm 2013 này nên túm tụm họp mặt gượng gạo kỷ niệm 63 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Cộng, hay là nên nghiền ngẫm như tác giả Sơn Văn với bài viết Bauxite Việt Nam trân trọng giới thiệu tới bạn đọc ở đây: Vận nước nhìn từ Trường Sa.

Một bài viết chính luận cần lý giải nhiều nhưng vẫn hết sức súc tích, một bài viết với lập luận chặt chẽ mà không khô khan, vẫn toát lên tấm tình nồng nàn, hệt như người xưa, nửa đêm thức giấc nước mắt đầm đìa, ruột đau như cắt… để nghĩ đến vận nước.

Vận nước! Vận nước!

Nhìn cho rõ cái thời điểm nguy khốn của vận nước, đó là trí tuệ và tấm lòng mỗi người Việt Nam lúc này. Tác giả Sơn Văn trình bày tường tận cùng bạn đọc xem xét chi li thế tiến thoái để giữ được tổ quốc bình yên khi quốc gia hưng vong, khi vận nước không phép người Việt Nam yêu nước nào còn được ngồi yên.

Trường Sa – Hoàng Sa phải thành kinh nhật tụng của chúng ta. Đó là việc lâu dài. Còn việc trước mắt là: hãy nhìn cho rõ ta phải làm gì cho Trường Sa. Vì vận nước đang bắt ta phải nghĩ và phải làm ngay vì Trường Sa.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Bauxite Việt Nam

Nhân một phiên tòa, nói về sửa đổi Hiến pháp

Lê Thăng Long

Ngày này 3 năm trước (20/1/2010) đã diễn ra một phiên toà đình đám lần đầu tiên xét xử một vụ án bị cho là lật đổ chính quyền nhân dân bằng diễn biến hòa bình. Những người bị cáo buộc là Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định và Lê Thăng Long.

Cốt lõi của lập luận do bên công tố đưa ra là những người này đã lợi dụng Internet và sử dụng những thủ đoạn bất bạo động nhằm thay đổi các chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do hiến pháp 1992 quy định.

Những sự phi lý, bạo ngược và vi phạm luật tố tụng hình sự của phiên tòa này đã được nói nhiều, cũng giống như tất cả các phiên tòa xử các vụ án chính trị khác. Nhân lúc Đảng và Nhà nước phát động lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp, tôi muốn nói về một khía cạnh của vụ án này liên quan đến sự kiện này.

Thôi là yếu tố rủi ro

Phạm Kỳ Đăng

Cùng một lúc hiện đại hóa quân đội, thời gian qua Trung Quốc liên tục đe dọa và xâm lấn lãnh hải và địa phận lân bang. Lời nói và hành động của nhà cầm quyền Bắc Kinh tiền hậu bất nhất, dựa trên lối hành xử biến báo, như kế sách có giời biết đường nào mà lần của họ đã trở thành một thứ nguyên tắc, tựu trung đều phục vụ một dã tâm tham lam về của cải và quyền lực. Các nước ASEAN, dường như đuối sức đương đầu, cơ bản nhất, phân rã trong nỗ lực tìm tiếng nói chung ngăn cản cỗ máy càn Trung Quốc, đã hướng về người đồng minh đàn anh cách đó vài thập kỷ từng tung hoành ngang dọc ở Biển Đông.

LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM

Bản dịch tiếng Czech

Bản dịch tiếng Pháp

Bản dịch tiếng Anh

Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây kêu gọi chính quyền và toàn thể nhân dân thực thi những quyền con người đã được Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và những Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ghi nhận và bảo đảm. Trong những quyền đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo Điều 69 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001) và theo Điều 19, Điều 21, Điều 22 về những quyền dân sự và chính trị trong Công ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập năm 1982.

Trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh những quyền con người phổ quát được ghi trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, khẳng định “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Trên tinh thần đó, chúng tôi yêu cầu Quốc hội Việt Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam về “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam và Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 “quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”.

Phần tử cơ hội và kẻ cơ hội chính trị là ai và ở đâu?

Lưu Hà Sĩ Tâm

Trong dòng chảy của cuộc sống, con người quan tâm nhiều đến các cơ hội, vì cơ hội đến sẽ tạo tiềm năng gây chuyển biến nhanh (nhiều khi là đột biến) trong dòng chảy ấy. Tuy vậy, thuật ngữ “cơ hội” được dùng ở Việt Nam với nhiều sắc thái khác nhau, nhiều khi gây tranh cãi trong chính trường và cả ở ngoài đời.

Theo tôi, cơ hội là diễn biến của hoàn cảnh với những điều kiện thuận lợi, mà chủ thể (mỗi người/gia đình/tổ chức/quốc gia/toàn cầu…) cảm nhận được, rằng có thể thúc đẩy nhanh chóng sự chuyển biến cho việc tạo ra giá trị (kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, tinh thần…) với chi phí thấp hơn, và nếu nắm bắt kịp thời để hành động đúng cách thì sẽ đạt được mục đích mong muốn.

Ý kiến của Nhóm Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên (SCT) gửi trang Năng lượng Việt Nam

Ngày 14/11/2012, trang Năng lượng Việt Nam, tại mục Tranh luận có bài viết Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Chủ đầu tư công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường:

"Trên công luận đang rộ lên thông tin trái chiều về việc xây dựng nhà máy thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, theo các nhà khoa học, điều đó không có gì lạ, vì khi con người tác động vào tự nhiên đều có 2 mặt được và mất. Nhiệm vụ của những người ra quyết định là phải biết lắng nghe phản biện xã hội, tôn trọng các các ý kiến đa chiều, cân nhắc thận trọng để có quyết định hợp lý nhất. Tôn trọng ý kiến đề xuất của các chuyên gia, nhà khoa học và bạn đọc, Tòa soạn NangluongVietnam đưa vấn đề này ra tranh luận, với mong muốn có thêm những ý kiến phản biện khách quan, đa chiều, mang tính xây dựng cao và hài hòa các lợi ích: “năng lượng - môi trường” để các tổ chức xã hội, nghề nghiệp liên quan tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.

Xem lại phim thảm họa Chernobyl để lo cho Việt Nam trong tương lai nếu…

Ngày 08/01/2013 chúng tôi đã gửi phổ biến qua trang mạng Bauxite Việt Nam 3 tập video youtube của bộ phim phóng sự 8 tập về sự kiện thảm họa nổ NMĐHN Chernobyl.

Chỉ những ai đã đối mặt trực diện với thảm họa này mới cảm nhận được mối nguy hại vô cùng của tai nạn nhà máy điện hạt nhân.

Ngày 12 tháng 3 năm 2011, Thủ tướng Nhật Bản ông Naoto Kan chính mình đã phải đối mặt với thảm họa nổ NMĐHN Fukushima, tai họa này suýt đẩy cả nước Nhật Bản đến bờ vực thẳm của sự sụp đổ toàn diện. Với hành động sáng suốt và đầy quyết tâm của ông đã ngăn chặn được sự sụp đổ này. Sau đó, ngày 04/06/2012, trong lần ra điều trần trước Quốc hội ông đã khẳng khái tuyên bố trước công luận trong và ngoài nước về mối nguy hại của năng luợng hạt nhân là:cách tốt hơn cả là vứt nó đi”.

Quyết liệt vì Hoàng Sa

Đỗ Hùng

Đôi lời

Xin đừng nghĩ, chỉ ngày nay có cuộc cách mạng Internet, con người mới tự do trong việc tìm thông tin xác thực cho mình.

Ngày xưa… tức là trước cuộc cách mạng Internet tức là cách nay chừng vài bốn chục năm, một người bạn thân của tôi (nay đã qua đời) vẫn thường cùng tôi tuồn cho nhau đủ loại sách cấm.

Tôi còn nhớ bữa đó chúng tôi được đọc cuốn tiểu thuyết rất hay của nhà văn Arthur Koestler nguyên bản tác phẩm này viết bằng tiếng Đức, nhưng có bản dịch tiếng Pháp tựa đề là Le Zéro et l’infini (“Số không và vô cực”), và bản dịch tiếng Anh tựa đề là Darkness at Noon (“Đêm tối lúc ban trưa”).

Bạn tôi đọc trước, tôi đọc sau, thời hạn giữ sách một tuần, vì thế ngày nào gặp nhau anh không hỏi tôi đọc xong chưa, nhưng lại hỏi kèm theo cái nháy mắt tinh quái “Trình độ Toán của cậu thế nào rồi?”.

“Số không và vô cực” – câu chuyện kể về một nhà cách mạng chuyên nghiệp tên là Rubachoff, ông này lớ xớ ra sao lại bị TA bắt, bị TA hành hạ đủ kiểu, và cuối cùng chẳng có tội gì cũng phải nhận là có tội – con người cá nhân chỉ là con số không trong cái cuộc “cách mạng” trừu tượng và giả định ấy, nơi con người chỉ có giá trị nếu giả định một cách trừu tượng là khi nó có ý nghĩa xã hội. Cái “giá trị” nằm ở vô cực, ghi thành văn bản chắc sẽ là giá trị theo sở hữu toàn xã hội!

Đọc sách này, liên hệ vào thực tế, nhiều nhà nghiên cứu từng đặt ra câu hỏi nhưng chỉ hỏi thôi mà không bao giờ có được câu giải đáp thỏa đáng: vì sao những người anh hùng hoàn toàn không biết sợ kẻ thù bên ngoài nhưng lại hoàn toàn đầu hàng kẻ thù bên trong?

Tiếp theo Huy Đức, chắc là sẽ có và nhất định có nhà báo nghiên cứu về nỗi sợ và sự nhỏ bé của con số Zéro.

Trong lúc chờ đợi, thì tạm vượt nỗi sợ bằng cách dùng áo giáp. Bài viết vô cùng xúc động dưới đây ngay từ đầu đã khéo trương lên một cái áo giáp. Nín nhịn đấy, nằm gai đấy, nếm mật đấy, để có cơ hội vẽ lại cả một bức tranh lịch sử Hoàng Sa bi tráng, mà chỉ có thể là tay sai của Tàu Cộng mới không rơi nước mắt khi đọc.

Rơi nước mắt trong cảm phục trong xót thương trong đau đớn hướng về những đồng đội của anh Ngụy Văn Thà.

Tôi không dám viết dài thêm nữa.

Phạm Toàn

Về địa danh và vị trí VẠN LÝ TRƯỜNG SA - VẠN LÝ THẠCH ĐƯỜNG trên địa đồ hàng hải thời Minh ở Thư viện Đại học Oxford

Phạm Hoàng Quân

Qua bài viết ngắn “Về địa danh Vạn Lý Trường Sa” đăng trên BBC hôm 24/10/2012, chúng tôi thấy vấn đề địa danh Vạn Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường trên bức địa đồ cổ “The Selden Map of China” cần có thêm phần trích lục và phân tích các tư liệu liên quan. Một lý do khác là, sau khi viết xong bài “Về địa danh Vạn Lý Trường Sa”, chúng tôi được đọc thêm bài nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Giai Vinh, trong đó, Tiến sĩ Trần cho rằng các địa danh Vạn Lý Trường Sa và Vạn Lý Thạch Đường ghi trên “The Selden Map of China” thuộc hải phận tỉnh Quảng Đông thời Minh. Bài viết này không với mục đích tranh luận, chỉ nhằm để độc giả nắm vấn đề cụ thể hơn qua các tư liệu khách quan trong thư tịch cổ Trung Hoa, cũng có thể xem đây là bài viết mở rộng trên cơ sở bài viết “Về địa danh Vạn Lý Trường Sa”.

Phạm Hoàng Quân

Một phận người của bên thắng cuộc

Đức Thành

Gần đây trên các diễn đàn mạng bình luận nhiều về cuốn sách “Bên thắng cuộc” của tác giả Huy Đức với nhiều vẻ, khen chê nội dung cuốn sách rồi lại khen chê những cách nhìn nhận về cuốn sách.

Nhân chuyện cho một người bạn thân mượn xe đi tìm hài cốt của một cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, tôi xin hầu quý vị câu chuyện về người cán bộ tập kết này. Tuy là một câu chuyện nhỏ nhưng vẫn làm day dứt trái tim chúng tôi

Người cán bộ tập kết đó tên là Phạm Văn Cam, sinh năm 1935, nguyên quán: xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông đi làm cách mạng bí mật từ bao giờ cả gia đình không ai biết. Chỉ thỉnh thoảng qua nhà về đêm và hết sức bí mật. Ông nói với em gái ông, bà Phạm Thị Quýt lúc đó khoảng 12-13 tuổi rằng ông đang làm thuê bên Lào. Kể từ khi có Hiệp định Genève 1954 gia đình không biết ông ở đâu để mà đi tìm.

Phản biện như thế, nên đi chỗ khác chơi!

Hà Văn Thịnh

Nói rằng chưa đọc Bên Thắng Cuộc của Huy Đức là nói dối, bởi đã vương lụy với sử sách thì trách nhiệm của nhà sử học hay lều sử tập học đều phải đọc đủ các tư liệu từ nhiều phía – đây là vấn đề nguyên tắc, bởi sử học sẽ không còn là chính nó nữa nếu chỉ căn cứ vào thông tin một chiều. Tuy nhiên, hầu như chưa có nhà sử học nào chính thức bàn về Bên Thắng Cuộc. Chắc hẳn, không ít người hiểu rằng, để bàn luận cho thấu đáo một cuốn sách gây chấn động dữ dội như Bên Thắng Cuộc thì lại không hề đơn giản một chút nào, với rất nhiều lý do, trong đó, lý do quan trọng nhất là không đủ thời gian và chứng cứ để phân định cuốn sách đó sai ở chỗ nào về tư liệu, bịa đặt ra sao... Một khi không thể (chưa thể) nói nó sai hay đúng mà chê bai thì thành ra chính mình đang... sai. Thành thử, theo quan điểm sử học chính thống, chỉ có thể chê trách Huy Đức đã sai về quan điểm, lập trường, tư tưởng...; và sẽ không ai phản bác được. Đáng tiếc là các tác giả Song Huy – Ngọc Điệp không tìm cách phê phán Huy Đức theo con đường này mà lại CHỌN cách khó nhất: Chê bai cuốn sách theo cái gọi là “tinh thần khoa học, sự thật” bằng cách chối bỏ... sự thật và bao biện cho sự giả dối!

Ông Hoàng Trung Hải lại tiếp tục ca bài mị dân

Lê Anh Hùng

Tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2013 mới đây của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), PTT Hoàng Trung Hải đã khiến không ít người nghe “mát lòng” khi phát biểu: “Giá điện hiện nay không rẻ!”.

Tuy nhiên, nếu ai đó vội tin rằng ngài Phó Thủ tướng “phụ trách kinh tế ngành” có giải pháp thích đáng giúp hạ giá điện thì sẽ sớm thất vọng tràn trề.

Mười hai năm trước, khi mới rời vị trí Tổng Giám đốc EVN để đảm nhiệm cương vị Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, vị tân Thứ trưởng đã khẳng định chắc nịch: “An ninh năng lượng là vấn đề quốc gia nào cũng đặt lên hàng đầu. Mặc dù Trung Quốc, Campuchia, Lào có tiềm năng và đã sản xuất thủy điện rất lớn, nếu nhập điện từ họ có thể giá rẻ, nhưng chúng ta có thể sẽ mất cơ hội làm chủ công nghệ và mất cơ hội tạo công ăn việc làm trong nước và mất cả ngoại tệ”. Ấy vậy nhưng, suốt nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của cánh tay phải của Thủ tướng đương nhiệm, Việt Nam không chỉ nhập khẩu điện ngày càng nhiều từ Trung Quốc với giá cao (cùng những điều kiện hợp đồng ngặt nghèo), mà còn gần như dâng cả ngành điện lực, một ngành kinh tế trọng yếu của quốc gia, cho người láng giềng “4 tốt 16 chữ vàng” này[1].

Teo dần quyền con người trong Hiến pháp

Hoàng Xuân Phú

clip_image002

Trong thời gian qua, nhiều người mong muốn sửa đổi Hiến pháp 1992, để bỏ hoặc thay đổi một số quy định, ví dụ như quy định về quyền lãnh đạo (được hiểu là đương nhiên) của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với Nhà nước và xã hội (Điều 4), và quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý (Điều 17–18). Tôi không chia sẻ kỳ vọng đó, bởi không tin rằng giới lãnh đạo hiện nay có thể sớm chấp nhận thay đổi những điều mà họ khẳng định là bất di, bất dịch. Ngược lại, tôi thuộc số những người lo rằng việc sửa đổi Hiến pháp có thể bị lợi dụng để hạn chế hơn nữa quyền con người. Và bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã cho thấy nỗi lo đó không phải là vô cớ. Thậm chí, không ngờ họ lại có thể đi xa như vậy…

Trong Hiến pháp 1992, thuật ngữ "quyền con người" chỉ được nhắc một lần, tại:

"Điều 50: Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật".

Tức là "quyền con người" được đồng nghĩa với "quyền công dân". Vậy thì những người đang tạm thời bị tước "quyền công dân" sẽ không còn được hưởng "quyền con người". Hơn nữa, sau khi định nghĩa "Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam" (Điều 49), thì "quyền con người" sẽ không còn được áp dụng cho những người đang tồn tại trên đất Việt Nam, nhưng không hoặc chưa "có quốc tịch Việt Nam". Điều này cho thấy cách hiểu về "quyền con người" trong Hiến pháp 1992 phiến diện như thế nào.

Ban nội chính Trung ương: cá nhân và chế độ

Nguyễn Trung Chính

Hội nghị Trung ương 6 bác bỏ đề nghị "kỷ luật một đồng chí" của Bộ Chính trị đã làm tan biến hy vọng còn le lói trong một số người rằng Nghị quyết Trung ương 4, liều thuốc đắng dã tật, là một quyết tâm của Đảng, làm gương từ trên xuống dưới, trên trước dưới sau, để làm trong sạch đám cán bộ, đảng viên có chức có quyền tham nhũng đang tàn phá đất nước Việt nam.

Từ đó đến nay, mặc dù tốn kém tiền bạc của dân để tổ chức những hội nghị thực hiện nghị quyết này nhưng được làm hời hợt, chiếu lệ như thường lệ, không một con sâu to lớn nào bị phát hiện. Nghị quyết được xem là chấm dứt mặc dù TBT Nguyễn Phú Trọng nói phải làm đi làm lại nhiều lần, nhưng có làm thêm cũng vô ích, phí phạm thêm tài sản của đất nước. Liều thuốc đắng dã tật đã bị đánh tráo thành thuốc giả không công hiệu.

Gửi bạn Nguyễn Đức Hiển

Ngô Thị Hồng Lâm

Ở thời điểm đề nghị đưa vào áp dụng nghị định “người có vòng ngực dưới 70 cm không được điều khiển xe gắn máy”, tại blog “Bố cu Hưng” của bạn có bài viết “Vú trên bàn nghị sự” với cách viết dí dỏm, châm biếm phê phán những người phát minh ra những cái gọi là “sáng kiến” ruồi bu này. Rồi đến bài “Gửi em ở cạnh sông Hồng”, được viết dưới dạng một bức thư của một anh chàng gửi cho cô gái anh yêu, trong cái cảnh lụt liên tỉnh (từ Bắc vào Nam) mỗi khi có mưa bão mà nhà cầm quyền không có cách khắc phục đẩy lùi những cơn lũ lụt mang tính lịch sử đó. Tôi rất ngưỡng mộ những bài viết mang tính tích cực đứng về lợi ích dân sinh của bạn. Một hôm nhân có cuộc ngồi chơi cùng anh em giới văn nghệ sĩ, có ai đó nói về bạn đó là một thằng“bồi bút”, tôi không tin và đã bẻ lại họ bằng những bài viết vì lợi ích của con người của bạn.

Thay đổi Hiến pháp và nhu cầu của xã hội

Nguyễn Thị Hường

Nghiên cứu sinh khoa Luật Đại học Indiana, Bloomington, Hoa Kỳ

Nhìn vào những thảo luận nhiều chiều xung quanh chuyện sửa Hiến pháp đang diễn ra, có thể thấy sự cách biệt giữa ý thức hệ chính thống và dư luận tự do trong xã hội.

Một số người nhìn vào cách Việt Nam đang sửa Hiến pháp mà thấy nản: Những cuộc tổng kết trong nội bộ bộ máy nhà nước; Một hội đồng soạn thảo Hiến pháp gồm những chính trị gia chóp bu, luật gia chỉ là trợ lý; Một quy trình soạn thảo khép kín; Khi bản dự thảo được công bố, nhà cầm quyền chỉ nói đến "góp ý," chứ không đả động gì đến trưng cầu dân ý để nhân dân phê chuẩn bản dự thảo, một thủ tục còn được gọi là phúc quyết Hiến pháp.

Thế nhưng trong thời gian qua, phúc quyết Hiến pháp là một trong những đòi hỏi mạnh mẽ nhất trong các ý kiến sửa đổi Hiến pháp. Nhiều người cho rằng cần trở lại với quy trình tu chính hiến pháp dân chủ của Hiến pháp 1946.

Xin nói thật với Đảng và Nhà nước

Đức Thành

Nhân dịp Nhà nước công khai lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân về góp ý dự thảo hiến pháp 1992 sửa đổi, với tư cách là một công dân có trách nhiệm với dân tộc,với đất nước, thực lòng luôn muốn Đảng CSVN là chỗ dựa tin cậy để dân tộc phát triển, nhân dân thực sự tự do ấm no hạnh phúc, dân chủ bình quyền, là người từng trải những cay đắng ngọt bùi sống dưới chế độ được gọi là XHCN do Đảng khởi xướng kiến tạo và dẫn dắt, tôi xin mạnh dạn chia sẻ những suy nghĩ thật lòng với ban lãnh đạo của Đảng – BCH TƯ, BCT, TBT của Đảng.

Trước hết xin nói đôi chút về cá nhân: Tôi thuộc thế hệ sinh ra trong chiến tranh và trưởng thành khi đất nước đã sạch bóng quân thù kể cả kẻ thù bành trướng phương Bắc. Thế hệ cha anh chúng tôi, nhất là những người rời quân ngũ sang làm lãnh đạo thường nửa thực nửa đùa bảo “Chúng mày sướng nhất, không phải vào sinh ra tử, không biết hòn tên mũi đạn là gì, mà làm giàu cũng không xong”! (Ôi, một người bố choảng nhau với kẻ thù đến viên gạch cuối cùng của nhà mình, hết gạch nhà còn phải đi vay mượn. Kẻ thù thấy ý chí của nhà mình trường kỳ quá phải rút lui, giờ bố chỉ bảo bắt các con phải làm giàu khi mà hòn gạch ném chim không có, và lại phải luôn lo đối phó với ông bạn láng giềng xấu bụng cứ nhăm nhe lấn đất lấn ao nhà mình!).

Rừng khóc

Nhóm Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên gửi cho BVN “Rừng khóc” lấy từ trang Facebook của nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Luận, Sài Gòn. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Bauxite Việt Nam

Quan điểm của nhóm Nghiên cứu Chủ quyền Biển Đảo thuộc chương trình “Minh triết làm chủ Biển Đông” về những hành động bá quyền độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Trước tình hình Trung Quốc mưu đồ bá quyền lấn chiếm Biển Đông, Trung tâm Minh triết đã tìm thấy một dự báo chiến lược thiên tài của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585):

Biển Đông vạn dặm giang tay giữ

Đất Việt muôn năm vững thanh bình.

Nguyên văn :

Vạn lý Đông minh quy bả ác

Ức niên Nam cực điện long bình

Bài thơ Cự ngao đới sơn (Bạch vân am thi tập) Theo Lời dạy của Người xưa, Chúng tôi đã hình thành “Chương trình Minh triết làm chủ Biển Đông” tập hợp những nhà nghiên cứu, nhà quản lý, những bậc lão thành, những bạn trẻ… cùng mọi tầng lớp, mọi người dân yêu nước quan tâm đến những vấn đề hệ trọng của Quốc gia. Chương trình này nhằm cổ vũ những hoạt động nghiên cứu, những ý tưởng và hành động trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, phát triển kinh tế biển, phát triển khoa học và văn hóa biển.

Hiến pháp sao phải sửa?

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

(Bản gốc bài đã đăng trên Tia Sáng)

Hiến pháp không phải sản phẩm tự nhiên mà do con người tạo ra phục vụ lợi ích nó, tất phải thay hoặc sửa, một khi lợi ích đó đòi hỏi.

Gần đây nhất, như hầu hết mọi cuộc cách mạng xã hội, Ai Cập đã hủy bỏ Hiến pháp năm 1971 thay bằng Hiến pháp mới có hiệu lực từ ngày 26.12.2012, sau khi lật đổ chế độ Mubarak.

Hiến pháp là văn bản luật gốc làm nền tảng pháp lý cho một nhà nước, quy định bộ máy của nó, cùng các chuẩn mực, thước đo, quy tắc xử sự nhà nước phải tuân thủ, nên một khi chế độ bị lật đổ buộc phải thay bằng Hiến pháp mới, là tất yếu. Ở đây, Hiến pháp là hệ quả của cách mạng xã hội.

Khác với lật đổ chế độ ở Ai Cập, khoảng thập niên trước, các quốc gia thuộc Liên bang Xô viết và các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu đều thay Hiến pháp, việc này được cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cắt nghĩa “để xác lập chính thể mới phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm sửa cái lỗi hệ thống của họ. Một bài học quá đắt giá trong lịch sử nhân loại (Tuần Việt Nam)“.

Thư ngỏ gửi ông Phan Trung Lý

Nhà Báo Nguyễn Thượng Long

Ông Phan Trung Lý vừa có lời tuyên bố rằng góp ý cho Hiến pháp là không có ranh giới cấm kỵ. Không ai tin lời ông đâu, phải nói thật như thế, nhưng lời ông cũng là một căn cứ để BVN đăng tải những ý kiến nghiêm túc của bạn đọc cũng như cộng tác viên với tinh thần họ tự chịu trách nhiệm về ý kiến của mình. Trên một ý nghĩa khác, đó cũng chính là một cách thử nghiệm xem người nhà nước có nói thật hay không và có chút quyền hạn thực thi việc nói thật hay không, sau bao nhiêu năm nói những lời mà người dân lặng im vì biết rằng không thật. Bài viết của nhà báo Nguyễn Thượng Long mà chúng tôi trân trọng đăng sau đây, là một trong những thử nghiệm như vậy.

Bauxite Việt Nam

Ý tưởng cho một Hiến pháp mới

Nguyễn Khắc Mai

Hai văn bản chính thống, một là của TBT TƯ Đảng chỉ thị về tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về Hiến pháp, và Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề trên đều chỉ đưa ra những hướng dẫn có tính chất kỹ thuật, tuyệt không có nói gì đến một tư tưởng, một triết lý mới cho một Hiến pháp mới của Dân tộc trong một thế kỷ mới khi nhân loại đã bước vào một thời đại mới.

2/ Tiền đề cho một cuộc thảo luận dân chủ rộng rãi, với văn hóa biện luận văn minh, khoa học là phải vượt lên trên mọi suy diễn, áp đặt, khiến cho một cuộc thảo luận dân chủ, thu thập được các ý kiến khác nhau của mọi tầng lớp nhân dân có chính kiến khác nhau thật sự thành tâm mong có một Hiến pháp xứng tầm của Dân tộc trong thời kỳ mới, là phải vượt qua điều 88 luật Hình sự. Cần tuyên bố rằng mọi ý kiến trong thảo luận Hiến pháp mới không được lấy làm căn cứ để kết tội chống phá đường lối của Đảng, của Nhà nước. Có như thế cuộc trưng cầu ý kiến của nhân dân này mới thật “đàng hoàng tử tế” (chữ đàng hoàng là chữ của cụ Hồ).

Nguyễn Khắc Mai

Phác họa chân dung Nguyễn Bá Thanh

CÁNH CHIM BÁO BÃO

Vũ Lương

Kỹ sư và nhà báo Vũ Lương với tôi là chỗ thân tình, nhưng trước nay, không bao giờ vì sự thân tình mà anh ép tôi đồng nhất với quan điểm của anh trong các vấn đề thời sự xã hội được anh kỳ công viết và cho công bố. Việc Vũ Lương đánh giá ông Nguyễn Bá Thanh trong bài viết này xuất phát từ trải nghiệm thực tế riêng, do anh có những cuộc tiếp xúc đặc biệt với đương sự mà người khác không dễ có. Và niềm tin duy nhất ở người đọc đầu tiên là tôi, là sự chân thật của một ngòi bút biết tự trọng. Còn cách nhìn của chúng tôi thì cố nhiên không có cái cự ly của Vũ Lương, nên cũng không thể hay chưa thể nhìn được như anh.

Xin được nhắc lại ở đây những câu tôi từng viết trong lời đề từ cho bài “Hố sâu cũng tương ứng với tai ương đã dựng” của TS Tô văn Trường (http://www.boxitvn.net/bai/44174), nói lên những mối phân vân nhiều chiều mà cho đến lúc này vẫn chưa tìm ra được một đáp án sáng rõ:

“Việc đề cử hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào hai chức vụ Trưởng ban Nội chính và Trưởng ban Kinh tế của Đảng nhằm cứu nguy cho tình trạng bên bờ vực thẳm của ĐCSVN, đang làm cho dư luận hết sức “nóng” trong mấy ngày qua. Vương Đình Huệ thôi khỏi nói làm gì, một người chưa để lại dấu ấn, nhưng Nguyễn Bá Thanh thì gần như là một ẩn số với nhiều giải đoán trái ngược trên cả báo chính thống lẫn báo không chính thống – báo mạng.

Quan trọng hơn nữa là liệu một vài cá nhân như bóng cây trên sa mạc có vực lại được một cục diện mà quy luật “thành, trụ, hoại, diệt” của nhà Phật đã ứng hiện quá rõ? Hay là lần này may ra có hy vọng lội ngược dòng, thực hiện được câu ngạn ngữ Việt Nam “Thời thế tạo anh hùng”, mà một nhà phân tâm học hậu cấu trúc luận người Pháp Jacques Lacan (1901 - 1981) cũng nói gần tượng tự: “En chacun de nous, il y a la voie tracée pour un héros” (Trong mỗi một chúng ta đều có con đường được vạch sẵn cho một anh hùng)”?

Chỉ xin bổ sung thêm vào đây một ý nhỏ thôi, rằng ngạn ngữ Việt Nam còn có câu “Thứ nhất sợ kẻ anh hùng / Thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân”. Ở con người ông Nguyễn Bá Thanh phải chăng có sự trộn lẫn đến một chừng mực nào đó cả hai phẩm tính trong câu ngạn ngữ vừa dẫn? Chẳng thế mà ngay khi ông tỏ ra quyết đoán làm đến cùng việc này việc kia, ta vẫn thấy bộc lộ đó đây những nét “ương” và “thô” – thô đến dường như sống sượng – trong khu xử? Và khi quyền lợi của ông trực tiếp bị đụng chạm, chẳng hạn trong vụ Thiếu tướng Trần Văn Thanh đối đầu với ông mấy năm trước, thì cái “cố cùng” bỗng thắng cái “anh hùng”, cho đến đỗi đối thủ của ông thất điên bát đảo, đang đột quỵ cũng cứ phải thượng xe lăn trong tư thế nằm ngửa để xuất hiện trước tòa?

Một con người như vậy nếu được lịch sử trao cho sứ mệnh một “cánh chim báo bão”, thì khi cơn bão đi qua, liệu NHÂN DÂN có trụ được trong tư thế LÀM CHỦ hay không?

Nguyễn Huệ Chi

Bàn về con đường đi đến mục tiêu dân giàu nước mạnh

Lưu Hà Sĩ Tâm

Chúng ta đang được khuyến khích góp ý cho soạn thảo Hiến pháp mới, nên mọi người có thể bàn bạc từ những điều giản đơn đến những điều lý luận cao sâu. Tôi xin được góp bàn vài điều giản đơn, mà giới trẻ chúng tôi đã có bàn đến, vào mỗi dịp trà dư tửu hậu và lai rai chia sẻ mọi chuyện trên trời dưới biển.

Đã là người dân có nhiệt tâm với đất nước và gia đình, ai cũng thấy thật là tốt đẹp nếu dân tộc Việt Nam cùng nhau xây dựng được một quốc gia đạt tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Cương lĩnh của Đảng CSVN cũng đã tuyên bố với toàn dân mục tiêu này từ lâu. Nhiều người nghĩ, mục tiêu cao đẹp như vậy chỉ có thể xuất phát từ tấm lòng và tư tưởng của những người cộng sản Việt Nam. Điều chúng ta nghĩ, liệu đã đúng như vậy hay chưa?

Sau thảm họa nổ nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima: chính quyền Nhật Bản tiếp tục không thành thực về mức độ ô nhiễm phóng xạ với người dân?

Phóng sự về hậu thảm họa hạt nhân tại vùng Fukushima do đài truyền hình Đức - TV- ZDF vừa thực hiện đã phơi bày trước công luận sự không thành thực và cố tình bưng bít thông tin về những gì xảy ra tiếp sau thảm họa nổ và nóng chảy 3 lò phản ứng hạt nhân của Tập đoàn điện TEPCO.

Thư đầu năm của Lê Hiếu Đằng gửi nghệ sĩ ưu tú Kim Chi

Lê Hiếu Đằng

Kim Chi thân mến,

Anh (cho phép anh xưng hô như ngày nào chúng ta còn ở chiến khu, ở trên R gần 45 năm trước) vừa sửng sốt, vừa xúc động và cảm phục khi đọc thư Kim Chi gởi cho Hội Điện ảnh Việt Nam, từ chối việc báo cáo thành tích để được Thủ tướng khen thưởng với lý do: “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác mình bị xúc phạm”.

Nhân cách cao quý của người nghệ sĩ

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Câu chuyện vừa rồi của người nữ nghệ sĩ mang tên Kim Chi đã làm những người theo dõi các sự kiện trên Internet trong và ngoài nước sửng sốt và xúc động.

clip_image001

Hình do nghệ sĩ Kim Chi cung cấp. Nữ nghệ sĩ Kim Chi, ảnh chụp trước đây.

Chiếu phim "Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát" tại Erfurt (CHLB Đức)

Chánh Tâm

Ảnh: Chánh Tâm, TMT

(NguoiViet.de) Những ngày cuối năm, khi các thành phố tại châu Âu đã khoác lên mình những chiếc áo lộng lẫy chào đón lễ Giáng Sinh, tôi tranh thủ gọi điện chúc Tết bạn bè gần xa. Khi nói chuyện với André Menras (Hồ Cương Quyết), sau vài ba câu xã giao đã cảm được trong anh đang có nhiều suy tư. Không đề cập về Nöel bên Pháp ra sao, anh nói về Tết Nguyên Đán ở quê nhà đang đến gần… Hồ Cương Quyết cho biết, hạ tuần tháng Giêng anh sẽ về Việt Nam, rồi sẽ ra đảo Lý Sơn đón Tết cùng ngư dân. Anh cũng không quên nhắc lại ngày 17.01 năm nay, 39 năm trôi qua của trận hải chiến Hoàng Sa, cái ngày lịch sử khi Trung Quốc xua quân chiếm hoàn toàn quần đảo này. Đó là những gì mở đầu cho sự trở lại "chớp nhoáng" của bộ phim: Hoàng Sa Việt Nam - nỗi đau mất mát.

clip_image001

Đạo diễn Hồ Cương Quyết chụp ảnh chung với BTC và bà con Thành phố Erfurt

Tinh thần khai phóng

Nguyễn Thị Từ Huy

clip_image001

Bài viết này chia sẻ một vài suy nghĩ về một nền giáo dục khai phóng và một nền chính trị khai phóng – các điều kiện cho sự hình thành tinh thần khai phóng cho các thành viên trong xã hội.

Một nền giáo dục khai phóng

Muốn cho các thành viên trong xã hội có được tinh thần khai phóng thì điều kiện trực tiếp là phải có một nền giáo dục khai phóng.

Thời gian gần đây khái niệm “giáo dục khai phóng” được sử dụng nhiều. Có lẽ những người đầu tiên dùng nó đã mượn hoặc dịch từ khái niệm của Paulo Freire: “éducation libératrice”. Đây là một giả định, bởi muốn khẳng định phải có các khảo cứu cần thiết mà người viết bài này hiện tại chưa thực hiện được.

Khái niệm “éducation libératrice” được Freire tường giải trong cuốn Pédagogie des opprimés (tôi dựa vào bản tiếng Pháp, vì không có khả năng đọc bản gốc bằng tiếng Bồ Đào Nha). Ở đây tôi chỉ tập trung vào một vài điểm của cuốn sách.

Hai tử huyệt của chế độ

Hoàng Xuân Phú

Quy định trong Hiến pháp về quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội tưởng để đảng trường tồn, nhưng lại là điều khoản khai tử của ĐCSVN, khai tử khỏi lòng Dân và khai tử khỏi cuộc sống chính trị.

Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý như cỗ máy khổng lồ, từng phút từng giờ đùn ra hàng đống thuốc nổ, nén chặt vào lòng Dân. Nó giống loại ma túy cực độc, có thể thỏa mãn cơn nghiện tham lam vô biên của giới cầm quyền, nhưng cũng tăng tốc quá trình tự hủy diệt của ĐCSVN và chế độ do đảng dựng nên.

Vì vậy, nếu muốn bảo vệ ĐCSVN và chế độ này, thì cần phải nhanh chóng loại bỏ hai quy định đó ra khỏi Hiến pháp.

Hoàng Xuân Phú

Phải dân chủ hóa hay chết

(Tại sao ĐCSTQ phải cải tổ, nếu không sẽ đối đầu với cách mạng)

Yasheng Huang, Foreign Affairs, tháng Giêng/tháng Hai 2013

Trần Ngọc Cư dịch

Trong bản dịch sau đây, tôi cố tình sử dụng Pinyin cho nhân danh và địa danh Trung Hoa. Vì hai lý do: Một là, nguyên bản tiếng Anh dùng quá nhiều tên Trung Hoa mà tôi không thể phiên ra âm Hán Việt hết được. Nếu chỉ chuyển vài tên ra âm Hán Việt, nhưng để các tên khác dưới dạng Pinyin, thì thiếu tính nhất quán (inconsistency). Hai là, nếu ta phát âm đúng hay gần đúng tên người và tên đất Nước Lạ thì càng tốt, chứ không nên kéo dài truyền thống dùng âm Hán Việt chỉ vì để nghe cho được êm tai, nhưng khi đi ra khỏi dải đất hình chữ S, mà nói đến các tên ấy thì không ai hiểu hết. Cô con dâu của tôi người Đài Loan, nhưng khi tôi hỏi Tưởng Kinh Quốc là ai, thì cô không hiểu mô tê gì hết, mà phải nói là Chiang Ching-quo thì cô mới thốt lên hai tiếng "à a!". Những tên người, tên đất Trung Hoa bằng âm Hán Việt, mà chúng ta đã quá quen thuộc, thì tôi vẫn giữ nguyên, hoặc để trong ngoặc đơn.

Dịch giả

Cảm nhận Myanmar

Dương Đình Giao

Các vị sáng lập chủ nghĩa Marx đã có một cách dùng ví von rất hay để nói đến mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản – họ gọi đó là “bóng ma”. Vào những năm đầu thế kỷ XXI này, nếu nhìn lại chủ nghĩa cộng sản như một thực thể đã từng hiện diện trong gần suốt một thế kỷ rồi lần lượt biến đi, chúng ta có thể bổ sung thêm vào cách gọi của Marx và Engels – chủ nghĩa cộng sản trong thế kỷ XX không phải là một “bóng ma” nữa mà đã là một loài ma cà rồng thực sự, hoành hành khắp từ Âu đến Á khiến nhân loại phải trả giá trên 100 triệu nhân mạng, một cái giá không hề nhỏ.

Xuất phát từ một ý tưởng cứu vớt loài người rất thiện lương thế mà có ai ngờ lại đưa đến hệ quả đau lòng như thế, chứng tỏ trong lý thuyết của nó, chủ nghĩa cộng sản đã tiềm ẩn những căn cốt phi nhân bản đáng sợ, để cho những kẻ độc tài khét tiếng lợi dụng và đẩy các nhân tố ấy đến cực đoan, mặt khác cũng tìm cách vô hiệu hóa những thành tố thật sự tốt đẹp mà chủ nghĩa đó chứa đựng ngay khi mới khai sinh, nhờ thế nó mới lôi cuốn được tầng lớp tinh hoa trên thế giới trong một thời gian dài, chủ yếu là khoảng những thập niên cuối thế kỷ XIX đến vài thập niên đầu thế kỷ XX.

Bây giờ thì nói đến cái chủ nghĩa đang tàn lụn trong đời sống thực tiễn của trái đất hôm nay, người có lương tri dù ở đâu cũng không thể lên tiếng bênh vực gì nó được nữa, bởi dưới sự thống trị của hai ông vua độc tài họ Xít và họ Mao, một nửa nhân loại đã bị dày vò, bóp méo và sản sinh ra hàng loạt thế hệ không còn chất người nguyên vẹn. Và đó chính là sự vô phúc cho bất kỳ dân tộc nào trót sa chân vào cái lò luyện đan của hai kẻ phù thủy đó – sự hồn thuần trong bản tính dân tộc thế nào cũng có đổi thay, mặt chất phác nguyên sơ như một đặc tính di truyền không sao còn bảo lưu được đầy đủ, con người đối xử với nhau tàn bạo, bất lương hơn, và sự nô lệ ý thức hệ cũng khủng khiếp hơn bất kỳ thứ nô lệ nào trong lịch sử – nó bắt buộc người ta phải xuôi tay đầu hàng, giống như một loại gène đã trải qua một quá trình tác động của con người khiến gây nên những đột biến sinh học.

Duyệt lại vài điều sơ lược như trên chỉ để nhấn mạnh rằng, vào đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI có ngờ đâu cả thế giới lại có được một nỗi hoan hỷ khôn tả khi cảm nhận một cách thấm thía điều may mắn lạ kỳ của một quốc gia như Myanmar. Ở đó bàn tay lông lá của lũ quỷ Trung Cộng đã thò vào nhưng may thay, chúng vẫn chưa làm được cái gọi là “xuất cảng cách mạng”, một kiểu tác động đặc thù của chủ nghĩa cộng sản làm cho “gene người” của người dân Miến Điện đột biến không tài gì cưỡng. Hỏi có hạnh phúc nào lớn bằng hạnh phúc của nhân dân Myanmar?

Bauxite Việt Nam

Cải chính

Hôm qua tôi vào trang Bùi Văn Bồng mở bài “Kiềng mặt” ra xem, bỗng giật thột cả mình vì không biết chủ nhân trang này lấy ở đâu ra một đoạn văn khá dài, trong đó, để đề cao nghệ sĩ điện ảnh Kim Chi, tác giả đã dè bỉu giới văn nghệ sĩ hiện nay là “đám háo danh”, “nghệ sĩ nọ chạy vạy để được giải thưởng, nhà thơ kia luồn lách bằng đầu gối để được kết nạp vào hội kia”… và gán ghép tên tôi – với màu xanh đậm – làm tác giả trích đoạn đó. Trong khi đó, cũng trong bài này, một đoạn văn do tôi đích thân viết ra thì người viết lại chuyển bản quyền sang cho... anh Ba Sàm. Những việc này có lẽ chủ trang mạng không cố ý, mà vì vội nên trong thao tác đã bị nhầm lẫn .

Nhầm lẫn cũng là thường, tuy vậy không nên để độc giả hiểu sai, bởi “văn là người” vốn là điều chúng ta thường nói.

Vì thế, tôi đã nhanh chóng gửi e-mail nhờ anh Bùi Văn Bồng sửa giúp, gửi xong rồi lại gửi lại một lần thứ hai. Vậy nhưng sau hai lần gửi khẩn thiết, cho đến tận trưa ngày 13/1/2013 khi vào trang Bùi Văn Bồng thì vẫn thấy bài “Kiềng mặt” sờ sờ những lỗi như trên. Xin bạn đọc xem đây: http://bvbong.blogspot.com/2013/01/kieng-mat.html

Kế sách cứu nước – xây dựng nội lực đất nước hùng cường thế kỷ XXI của Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã gửi quý lãnh đạo đất nước cùng thanh niên Việt Nam ở trong và ngoài nước

TS Nguyễn Nhã gửi đến BVN lá thư ngỏ văn xuôi dưới đây cùng với một bài hát nói và 408 câu thơ lục bát được ông chia thành 12 phần, ông gọi là 12 “hiền kinh quốc đạo”, hy vọng được sử dụng trong ngày giỗ vua Hùng hàng năm. Do khuôn khổ và tính chất của một trang mạng không chuyên văn thơ, chúng tôi xin trân trọng đăng lá thư và bài hát nói của ông, còn 12 “hiền kinh quốc đạo” thì đề nghị ông chuyển thẳng đến Ban tổ chức ngày giỗ vua Hùng để họ nghiên cứu sử dụng.

Bauxite Việt Nam

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn