Kiến nghị dừng triển khai và rút khỏi quy hoạch hai Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- - - - - - - - - -

Ngày 30 tháng 10 năm 2012

KIẾN NGHỊ

Về việc:

1. Dừng triển khai hai Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A, và rút khỏi Quy hoạch

2. Khẩn trương có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tiến đến quản lý và phát triển bền   vững phức hợp Vườn Quốc gia Cát Tiên

Kính gửi:

- Văn phòng Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

- Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

- Ủy ban Khoa học Công nghệ & Môi trường của Quốc hội.

- Ban chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia.

Múa “vụng” nên bị “lộ” hàng!

Tô Văn Trường

Trên diễn đàn Quốc hội trong kỳ họp lần thứ tư khóa XIII, khai mạc ngày 22/10 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, thừa nhận có lỗi với Dân, Quốc hội, Đảng trong công tác quản lý điều hành là điều dễ hiểu. Ngoài các khuyết điểm của cá nhân người đứng đầu Chính phủ đã được thừa nhận, trong cơ chế còn nhiều khuyết tật của hệ thống chính trị, Thủ tướng cũng có thể làm tốt hơn nhưng rất tiếc ông đã không làm được. Trong đó, còn có nguyên nhân nhiều cộng sự của Thủ tướng thiếu hẳn khả năng kỹ trị, điển hình như các ông Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Bình… càng làm cho người dân mất lòng tin vào sự điều hành của Chính phủ.

Cách đây không lâu, tôi viết bài “Không chuẩn cần phải chỉnh” phê bình phát ngôn của ông Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đăng trên trang nhất báo Thanh Niên. Báo đã được in phát hành rộng rãi nhưng đến buổi trưa, người ta thương lượng với nhau xin rút bài báo ấy trên online vì ngại ảnh hưởng lớn đến uy tín vị thượng thư “tay hòm, chìa khóa” của đất nước. Mới đọc thông tin ông Vương Đình Huệ báo cáo trước Quốc hội cho biết, do ngân sách năm 2013 khó khăn, Chính phủ đề nghị hoãn việc tăng lương tối thiểu cho 22 triệu công chức và người làm việc trong khu vực Nhà nước! Thế là mọi oán giận của người dân lại được dịp trút lên đầu ông Thủ tướng.

Việt Nam kết án tù 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh ''tuyên tuyền chống Nhà nước''

Thanh Phương / Trọng Thành

Hôm nay, 30/10/2012, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa tuyên án 4 năm tù giam và 2 năm quản thúc đối với nhạc sĩ Việt Khang và 6 năm tù giam và 2 năm quản thúc đối với nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình. Cả hai đều ra toà với tội danh «tuyên truyền chống Nhà nước», vì là tác giả những bài hát thể hiện lòng yêu nước, phản đối những hành động xâm lấn của Trung Quốc.

clip_image001

Hai nhạc sĩ Việt Khang (phải) và Trần Vũ Anh Bình (trái)

Trung Quốc và chiến lược «lãnh địa hóa» Biển Đông

Trọng Nghĩa/RFI

Ngày 16/10/2012, một cuộc hội thảo khoa học về tình hình Biển Đông đã mở ra tại Paris với chủ đề "Biển Đông phải chăng là một không gian khủng hoảng mới ? – Mer de Chine méridionale: nouvel espace de crise?". Do Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp IRIS phối hợp với Quỹ Gabriel Péri đồng tổ chức, cuộc hội thảo đã tập hợp được nhiều chuyên gia tên tuổi ở Pháp và châu Âu, cũng nhu thu hút đông đảo những người quan tâm đến dự thính và thảo luận.

clip_image001

Tướng Daniel Schaeffer tại Hội thảo về Biển Đông ở Paris ngày 16/10/2012

Cáo lỗi cùng thế giới: Những gì xảy ra ở Bắc Kinh SẼ KHÔNG giới hạn tại Bắc Kinh

Minxin Pei, The Diplomat, 22 tháng Mười 2012

Trần Ngọc Cư dịch

Minxin Pei là một giáo sư môn Chính phủ tại Đại học Claremont McKenna và là một nhà nghiên cứu thâm niên không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Công trình nghiên cứu của ông đã được đăng trên các tạp chí Foreign Policy, Foreign Affairs, The National Interest, Modern China, China Quaterly, Journal of Democracy và trong nhiều sách được biên tập. Nhiều bài xã luận của ông đã xuất hiện trên các báo Financial Times, New York Times, Washington Post, Newsweek International, và International Herald Tribune, cũng như nhiều nhật báo quan trọng khác.

The Diplomat

Một trong những câu hỏi ám ảnh đầu óc của hầu hết các nhà quan sát tình hình Trung Quốc (TQ) hiện nay là, Bắc Kinh sẽ ứng xử thế nào với thế giới bên ngoài khi chính quyền này phải đối diện với một tình hình nội bộ khó khăn hơn nhiều? Trong những thách thức rõ nét mà Trung Quốc sẽ đối phó trong những năm sắp tới có những vấn đề như tính năng động kinh tế đang suy giảm, một cơ cấu làm quyết sách với quyền lực bị tản mác và thiếu ổn định, chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy, những đòi hỏi cải tổ chính trị ngày càng gia tăng, và nỗi bất bình của dân chúng đối với nguyên trạng (the status quo) đang lan rộng [The status quo còn được dịch ra tiếng lóng là “Vũ Như Cẫn”, ND].

Việt Khang ‘không hoạt động chính trị’

Nhạc sỹ Việt Khang, người sẽ ra tòa tại thành phố Hồ Chí Minh vào thứ Ba ngày 30/10 về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật hình sư đã nói với luật sư bào chữa của ông rằng ông ‘không hoạt động chính trị’.

clip_image001

Nhạc sỹ Việt Khang bị lôi đi biệt tích nhiều ngày qua

Ông Trần Xuân Hoà, chủ tịch hội đồng thành viên Vinacomin – Bôxít Tân Rai: “Chưa tính được đến năm nào thì có lãi”

Chí Hiếu (thực hiện)

clip_image002

Đường vào nhà máy bôxít Tân Rai. Ảnh: Vĩnh Hòa

 

SGTT.VN - “Vì đây là dự án bôxít đầu tiên mà chúng tôi làm, nên phải làm đã thì mới biết đến năm nào thì có lãi. Còn nếu đòi hỏi năm đầu tiên mà dự án phải có lãi ngay thì không nước nào trên thế giới tính thế cả, bởi phải tính cho cả đời dự án”, Chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) Trần Xuân Hoà nói vậy khi trả lời câu hỏi của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị.

Sau nhiều lần trì hoãn vận hành thử nhà máy Tân Rai, tại cuộc họp đầu tháng 10 vừa qua, Thứ trưởng bộ Công thương Lê Dương Quang đã yêu cầu Vinacomin và ban quản lý dự án bôxít Tân Rai “chốt” mốc cuối cùng chạy thử nhà máy alumin vào ngày 1.11, vậy đến thời điểm này có thể khẳng định nhà máy sẽ chạy thử đúng thời gian nói trên không, thưa ông?

Dự án đang phải đợi pha mầm (hydrat) cho đảm bảo, sau 20 ngày kể từ ngày pha mầm mới ra sản phẩm, lúc đó mới quyết định thời điểm chạy thử.

Tức là vẫn chưa biết được ngày nào thì dự án sẽ đưa vào vận hành thử nghiệm?

Phản biện lại phản biện đã có văn hóa hơn?

Huỳnh Ngọc Chênh

Một

Còn nhớ hồi tiến sĩ sinh học Hà Sĩ Phu viết bài "Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ". Bằng lý luận khoa học sắc sảo, ông đã vạch ra rằng động lực phát triển của xã hội là trí tuệ chứ không phải là đấu tranh giai cấp như luận điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin mà hàng triệu tín đồ cộng sản trên thế giới đang mê muội tôn sùng.

Theo lời kể của nhà thơ Bùi Minh Quốc, sau khi viết xong, TS Hà Sỹ Phu đã nhờ ông Thuận Hữu lúc đó là trưởng đại diện báo Nhân Dân tại Đà Nẵng lén đánh máy và photo bài viết ấy ra chừng chục bản. Và chục bản photo lòe nhòe đó đã gây ra cơn chấn động mãnh liệt làm dậy sóng giới lý luận đầu não của đảng CSVN.

Nhật Bản: Thủy sản gần nhà máy Fukushima có độ nhiễm phóng xạ cao

Thanh Hà

Theo tạp chí Khoa học Science của Mỹ số đề ngày 26/10/2012, mức độ nhiễm xạ cao của các loài thủy sản đánh bắt chung quanh khu vực Fukushima là dấu hiệu cho thấy nhà máy điện hạt nhân Daichi vẫn bị rò rỉ.

clip_image001

Phái đoàn Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tới kiểm tra khu nhà máy điện hạt nhân Fukushima, ngày 07/10/2012. REUTERS

«Học giả» Đài Loan và Trung Quốc kêu gọi hai bên hợp lực khai thác dầu khí tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông

Trọng Nghĩa

Theo nhật báo Đài Loan Taipei Times, vào hôm nay, 28/10/2012, một nhóm học giả Đài Loan và Trung Quốc lại vừa khuyến cáo chính phủ của họ tăng cường hợp tác để quản lý tốt vấn đề Biển Đông, mà cả hai bên đều tranh giành chủ quyền cùng với 4 láng giềng Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.

clip_image001

Đảo Ba Bình / Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan chiếm giữ (nguồn: unc.edu)

‘Bảy người Tạng tự thiêu trong một tuần’

clip_image001

Người Tạng ngày càng phản kháng quyết liệt sự cai trị của Trung Quốc

Tổng cộng đã có bảy người Tạng đã tự thiêu trong suốt tuần qua để phản đối điều mà họ gọi là ‘sự cai trị mạnh tay’ của Trung Quốc đối với khu tự trị Tây Tạng, theo thông báo của một nhóm nhân quyền phát đi vào chiều tối thứ Bảy ngày 27/10.

Các bài học Munich và những nơi khác: đẩy lùi nỗi sợ để cứu đất nước

André Menras Hồ Cương Quyết

Nguyên Ngọc dịch từ nguyên văn tiếng Pháp

clip_image002

Nhiều đồng bào Việt kiều Đức của chúng ta đã tường thuật trên Internet: cuộc biểu tình ở Munich ngày 20 tháng mười, chống bành trướng Trung Quốc, các buổi chiếu ở Munich và Nurnberg bộ phim tài liệu «Hoàng Sa Việt Nam, Nỗi đau mất mát» – vẫn luôn bị cấm ở Việt Nam – đã thật sự thành công.

Bàn về những nghịch lý giữa quản lý đào tạo với nhu cầu xã hội

Vũ Cao Đàm

Ngày 26/10/2012 vừa qua, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức hội thảo bàn về các giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo với nhu cầu xã hội trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Nhà giáo Vũ Cao Đàm đã được mời trình bày Báo cáo đề dẫn. Tư tưởng của báo cáo đề dẫn cho rằng, cái khoảng cách giữa đào tạo có một phần do nhà trường và các thầy/cô giáo, nhưng quan trọng là nghịch lý giữa triết lý quản lý đào tạo với nhu cầu xã hội. Bài đăng sau đây là bài viết dựa theo tinh thần cơ bản của Báo cáo đề dẫn đã trình bày trong Hội thảo.

Việc Hội nghị BCHTW 6 không ra được nghị quyết về giáo dục là rất đáng suy nghĩ. Hy vọng Bản báo cáo đề dẫn của nhà giáo Vũ Cao Đàm sẽ góp phần vào công việc nghiên cứu cải cách hệ thống giáo dục ở nước ta.

Các ông Cục trưởng, Viện trưởng nói chuyện “tiếu lâm” về dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận!

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng

“Quan điểm của Việt Nam là: Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam nên cần thực hiện hết sức chặt chẽ. Việc chuẩn bị đầu tư và đầu tư phát triển các dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 phải bảo đảm được ba yêu cầu cơ bản là: Bảo đảm an toàn, an ninh cao nhất. Thực hiện đúng quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về đầu tư xây dựng và phù hợp với tài liệu hướng dẫn của IAEA. Yêu cầu thứ ba là dự án phải có hiệu quả kinh tế”.

Đó là ba yêu cầu của lãnh đạoViệt Nam trước khi đi đến quyết định có nên phát triển dự án nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam hay không, được nêu ra trong bài phóng sự của phóng viên Hồng Vân, báo Nhân Dân ngày 25/10/2012.

Thử xem dự án điện hạt nhân Việt Nam có bảo đảm thỏa mãn ba yêu cầu cấp thiết và rất quan trọng này không.

Vấn đề ‘hình ảnh’ của Trung Quốc tại châu Phi

Richard Aidoo, The Diplomat, 25 tháng Mười 2012

Trần Ngọc Cư dịch

Chính sách “không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác” của Bắc Kinh từng được sự ủng hộ của các lãnh đạo châu Phi, vốn tìm cách phát triển kinh tế mà không chấp nhận những điều kiện tiên quyết về chính trị. Hiện nay, tình hình chính trị châu Phi đang thay đổi, liệu chính sách này của Trung Quốc có trở thành lỗi thời hay không?

clip_image002

Uy tín và khóc mừng!

Nhân Hòa

Khác với đảng ở các quốc gia văn minh, đảng Cộng sản Việt Nam có cách tranh đoạt uy tín rất độc đáo.

– Bước một: sáng tạo ra một chiêu trò gì đó thật trái đạo, trái tự nhiên, trái ‘KHÁCH QUAN’. Ví dụ như Cải cách ruộng đất, Cải tạo thương nghiệp tư bản, hợp tác xã nông nghiệp, quyết ăn thua sống mái với Mỹ (nói tắt là chiến Mỹ), cắt máu ăn thề với Tàu (nói tắt là ái Tàu), Thủ tướng làm Trưởng ban chống tham nhũng v.v. và v.v. Rầm rộ tuyên truyền, chém gió như đinh đóng cột rằng ‘đảng ta rất anh minh sáng suốt, nhân dân cần TUYỆT ĐỐI tin tưởng sự lãnh đạo của đảng’.

– Bước hai: ‘BIỆN CHỨNG’ là, mọi chiêu trò trái đạo trời sẽ dẫn đến sụp đổ. Lo sợ dân trị tội, sau sân khấu, súng lên nòng, ngoài sân khấu, KHÓC! Ăn năn!

Chống tiêu cực + “hồn nhiên” = “Tiêu” và “Cực”

Thanh Tùng

Mới đây, vào ngày 18/10/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói với cử tri Quận 4 TP HCM về những vấn đề mà các cử tri quan tâm, đặc biệt là tham nhũng, trong đó có câu: “Tôi đề nghị cô bác, anh chị nào phát hiện thì chỉ cho chúng tôi những vụ tham nhũng lớn, những cán bộ nào to liên quan đến cấp Trung ương tham nhũng… Những vụ tham nhũng đã xử rồi mà thấy chưa thỏa đáng thì cũng nên bày tỏ chính kiến”.

Việc các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước làm công tác “an dân” là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, câu nói trên của Chủ tịch nước cứ làm tôi trăn trở hoài, bởi sự “hồn nhiên” đến “dễ thương” của một vị nguyên thủ quốc gia. Mà, sự hồn nhiên là thuộc về một thời thơ trẻ của mỗi người, cùng lắm là của những “đứa trẻ sống lâu năm” mang “chức danh Nhân dân đã trưởng thành” khi hăng hái đấu tranh chống tiêu cực…

clip_image002

Cử tri: Phải làm sao để dân tin vào quyết tâm chống tham nhũng

Vấn đề lương thực và hình thức Thực Dân Mới

Nguyễn Toàn (Tổng hợp)

Trong những năm gần đây, một số quốc gia có nhiều tiền dự trữ như Ả Rập, Trung Quốc, Hàn Quốc và Âu Châu đã triển khai những chương trình đầu tư mua, thuê đất nông nghiệp dài hạn tại các nước đang phát triển vùng châu Phi, châu Á để canh tác thực phẩm hay cây công nghiệp cần thiết cho kỹ nghệ. Đối với họ, đây là một chương trình đầu tư với tầm nhìn xa, mang lại nhiều lợi tức: sự cố biến đổi khí hậu hoàn cầu sẽ làm giảm diện tích đất nông nghiệp trong khi dân số thế giới càng ngày càng tăng, như vậy thực phẩm sẽ trở nên khan hiếm và đắt đỏ .

Theo tường trình của Tổ chức Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UN-Agrar-Organisation) và Quỹ Nông nghiệp Quốc tế (Internationaler Agrarfond) về tình trạng điển hình tại 5 nước châu Phi: Uganda, Ethiopa, Sudan, Madagascar và Mali, chỉ cần tính riêng những hợp đồng mua, nhượng trên 1000 hecta, thì đã có 2,5 triệu hecta đất nông nghiệp bị đổi chủ vào tay các nhà đầu tư ngoại quốc, tiêu biểu như một dự án 450.000 hecta đất để trồng cây công nghiệp tại Madagasca hay dự án 100.000 hecta cho công trình dẫn thủy tại Mali. Để có ấn tượng về tầm qui mô của các dự án đầu tư này, chúng ta có thể so sánh: Với một diện tích trồng cà phê khoảng 500.000 hecta, năm 2012 Việt Nam đã thu hoạch được 1,6 triệu tấn cà phê trị giá 3 tỷ US đô la, vượt qua Brazil để trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới.

Từ Burma đến Myanmar và ngược lại?

Jaswant Singh

Phạm Nguyên Trường dịch

Dù ít dù nhiều, châu Á vẫn tiếp tục sống với di sản đầy ô nhiễm của chủ nghĩa đế quốc. Xin xem xét cuộc tranh luận đang diễn ra ở Myanmar – hay Burma. Vì những người thực dân thấy khó phát âm từ Myanmar, những người chủ thực dân Anh liền đổi tên nước này thành Burma (cũng như vẽ lại đường biên giới của nó).

Cái tên mới gắn liền với đất nước này cho đến khi chế độ quân phiệt cai trị đất nước trong hàng chục năm khôi phục lại tên cũ vào năm 1989. Nực cười là lực lượng đối lập vừa giành được quyền lực lại muốn trở về với tên cũ là Burma, họ coi Myanmar là biểu tượng của chế độ độc tài mà họ muốn xóa bỏ.

Nhưng không thể nào xóa sạch được quá khứ. Thậm chí ngay cả Mao Trạch Đông, với sự điên cuồng được tháo cũi sổ lồng trong cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, cũng không xóa bỏ được Bốn Cái Cũ (phong tục cũ, văn hóa cũ, thói quen cũ và tư tưởng cũ). Dù có gọi thủ đô của Myanmar/Burma là Yangon hay Rangoon thì đấy vẫn là địa điểm mà một nhà văn người Anh là Norman Lewis từng mô tả là “mang phong cách đế chế và thẳng… được xây dựng bởi những người không chấp nhận thỏa hiệp với phương Đông”.

Bàn về nguyên lý tổ chức của một tổ chức xã hội mô hình trực tuyến

Hà Đình Sơn

Một tổ chức xã hội tổ chức theo mô hình trực tuyến có một số đặc trưng cơ bản: Là một tập hợp nhiều cá thể và được phân chia thành những đơn vị theo những tầng cấp; quan hệ giữa các tầng cấp theo hình tháp. Tổ chức xã hội trực tuyến theo nguyên tắc tầng dưới chọn lọc ra tầng trên, cứ như vậy cho đến đỉnh tháp là một cá thể hoặc một tập thể cá thể. Quyền lực thì theo chiều ngược lại là cá thể hoặc tập thể cá thể trên ra lệnh xuống cho đến tập thể cơ sở và cá thể cơ sở phải có nghĩa vụ thực thi. Ngoài những đặc trưng riêng của một tổ chức xã hội trực tuyến thì nó cũng những đặc trưng chung của một tổ chức xã hội đó là tính mục tiêu và tính tư tưởng hệ hay nhân sinh quan của tổ chức.

Tình thế cấp thiết

Nghiện Sơn

Bộ Luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam số 15/1999/QH10 quy định ở điều 16:

Tình thế cấp thiết

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Để có một nền giáo dục – khoa học hiện đại, cần một nền văn hóa khai phóng

Phạm Xuân Yêm

GS Phạm Xuân Yêm là nhà khoa học vật lý lý thuyết mà tên tuổi quen thuộc với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới từ mấy chục năm nay; ông cũng là một cộng tác viên gần gũi của BVN. Gần đây, tạp chí Văn hóa Nghệ An có bài phỏng vấn ông về những điều kiện để phát triển văn hóa và khoa học của một nước, nhân Hội nghị 6 của BCH trung ương ĐCSVN vừa kết thúc. Tinh thần chung của bài trả lời mà chúng tôi nắm được là: văn hóa và khoa học, bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, bao giờ cũng là một lĩnh vực đòi hỏi phải có tự do và dân chủ để phát huy sáng tạo, nó chống lại mọi sự áp đặt bởi độc tôn, chuyên quyền. Thể chế hiện nay ở Việt Nam không có những điều kiện đó nên văn hóa, giáo dục và khoa học đều đang trong tình trạng lẹt đẹt thậm chí có mặt sa sút so với chặng đường trước, và đó là một thực trạng vô cùng đáng tiếc cho một dân tộc lẽ ra đã có thể cất cánh sánh vai cùng nhiều nước trong khu vực.

BVN hân hạnh được tác giả gửi cho bản gốc bài trả lời trên VNHA, xin trân trọng công bố để bạn đọc xa gần tham khảo.

Bauxite Việt Nam

Khi trái núi đẻ ra... "một đồng chí"

Nguyễn Ngọc Giao

Sau này bất luận thế nào, có lẽ 15.10.2012 sẽ được ghi là ngày Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - và tập thể 174 đồng chí ủy viên trung ương của ông - đi vào lịch sử bằng cổng sau. Hai tháng chuẩn bị thực hiện "Nghị quyết 4" (về phê và tự phê), 3 tháng họp 4 đợt, rồi 15 ngày liên tục "Hội nghị Trung ương 6" (trong đó 5 ngày tập trung về NQ4), để rồi quyết nghị đầu voi đuôi chuột: "không kỷ luật" cả Bộ chính trị lẫn "một đồng chí ủy viên Bộ chính trị". Ngôn ngữ chính trị Việt Nam từ nay được làm giàu với những cụm từ "một đồng chí", mà mấy ngày sau, chủ tịch Trương Tấn Sang gọi là "đồng chí X". Đồng chí không được/bị nêu tên ấy, mọi người đều biết, chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người trực tiếp thành lập và chỉ đạo 18 tập đoàn kinh tế (Vinashin, Vinalines...) đang nợ như chúa chổm, và đã phung phí không biết bao nhiêu tài nguyên của đất nước. Ông Sang đã từng nói nạn tham nhũng không chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh" mà là cả "một bầy sâu". Lần này, ông nói tới "tập đoàn" sâu. Dùng chữ "tập đoàn" (tuy không nói rõ con số 18), chắc ông Sang không vô tình lỡ lời.

clip_image002

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang và "đồng chí X" (ảnh AFP)

In tiền để tăng lương?!

Nguyễn Vạn Phú

Tuần qua, vấn đề tăng lương lại nóng lên khi được đưa ra bàn trước Thường vụ Quốc hội. Theo lộ trình cải cách tiền lương, từ ngày 1-5-2013, lương tối thiểu sẽ tăng từ 1,05 triệu đồng lên mức 1,3 triệu đồng/tháng. Thế nhưng Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết không thể bố trí nguồn ngân sách để thực hiện lộ trình tăng lương, trừ phi Thường vụ Quốc hội đồng ý cho in thêm tiền”.

Phải nói thẳng, đây là một tuyên bố không nghiêm túc!

Việc tăng lương nằm trong lộ trình đã định từ trước, có nghĩa ngân sách 2012 và 2013 đã chuẩn bị trước các nguồn tiền để thực hiện. Nay ngân sách không kham nổi thì Bộ trưởng Tài chính phải chịu trách nhiệm giải trình vì sao, hụt thu ở nguồn nào, cách giải quyết ra sao trước khi loại bỏ một mục chi lớn đã được phê duyệt. Ngân sách nhà nước cũng không phải là chuyện nhỏ để muốn tăng chi ở một mục nào đó thì chỉ cần Thường vụ Quốc hội đồng ý cho in thêm tiền. Đây là một cách nói dễ gây hiểu nhầm rất tai hại. Quốc hội là nơi thông qua ngân sách hàng năm, kèm theo đó là mức bội chi được phê duyệt chung. Nhiệm vụ của Chính phủ là thuyết trình vì sao cần tăng thêm bội chi, cho khoản mục nào, cách bù đắp sau đó sẽ ra sao để thuyết phục đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua. Không hề có chuyện Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền cho in thêm tiền để tăng lương! Vậy mà cũng chẳng thấy các quan chức trong Thường vụ Quốc hội nói lại cho rõ.

Bóng bể, ngân hàng kẹt vốn vì nợ xấu

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

Trong phiên họp Quốc hội vào sáng thứ Hai 22, giới lãnh đạo kinh tế Việt Nam xác nhận những khó khăn và nguy cơ trì trệ kinh tế kéo dài của xứ này.

clip_image001

Ngân hàng Tiên Phong, một ngân hàng thương mại cổ phần. Ảnh minh họa. AFP photo

Bài học tồn vong từ thảm họa

Hoàng Xuân Phú

Mọi giàu sang vô nghĩa

Nếu dân tộc diệt vong

Đối với đất nước mặt trời mọc, 05/05/2012 là một ngày đặc biệt: Lò cuối cùng trong số 54 lò điện hạt nhân của Nhật Bản ngừng hoạt động. Một số lò phải ngừng vĩnh viễn. Một số lò đang được kiểm tra an toàn. Số còn lại đã qua kiểm tra an toàn, nhưng vẫn chưa được hoạt động trở lại, vì còn bị nhân dân và chính quyền địa phương phản đối. Như vậy, sau 46 năm kể từ khi dòng điện hạt nhân đầu tiên được hòa vào lưới quốc gia, mạng điện Nhật Bản lại sạch điện hạt nhân[1].  Hàng ngàn người Nhật đã tuần hành trên đường phố Tokyo để chào mừng sự kiện này[2].  Họ đại diện cho đông đảo người dân Nhật có xu hướng chống lại điện hạt nhân. Khảo sát của GlobeScan cho thấy: Tỷ lệ chống xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới tại Nhật Bản đã tăng từ 76% vào năm 2005 lên 84% vào cuối năm 2011[3].  Nhưng niềm vui của họ kéo dài không lâu. Sau một thời gian vận động ráo riết, trong cuộc họp với một số bộ trưởng chủ chốt sáng ngày 16/06/2012, Thủ tướng Yoshihiko Noda đã công bố quyết định cho khởi động lại hai lò phản ứng số 3 và 4 của nhà máy điện hạt nhân Oi tại tỉnh Fukui vào đầu tháng 07/2012[4].  Quyết định này đã làm đa số người dân Nhật Bản thất vọng. Theo thăm dò dư luận của Mainichi, 71% số người được hỏi ý kiến chống lại việc vội vã tái khởi động nhà máy điện hạt nhân Oi, trong khi chỉ có 23% là đồng tình ủng hộ[5]. Vậy là thiểu số lại thắng đa số. Còn lẽ phải thì thuộc về ai? Để trả lời câu hỏi này, và quan trọng hơn là để trả lời câu hỏi có nên xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam hay không, ta hãy cùng nhau đúc kết một số bài học từ thảm họa Fukushima.

Bao che, dung túng cho bọn tham nhũng, đồng lõa với tội ác, quyết không phải là ổn định chính trị

Lê Đỉnh

Tham nhũng ở xứ ta từ lâu đã trở thành quốc nạn và cứ càng ngày càng phát triển, càng trầm trọng thêm, khó có khả năng chống đỡ. Ung thư đã di căn vào giai đoạn cuối, thuốc chữa không công hiệu, không đủ liều, chỉ tổ làm cho con bệnh thêm nhờn.

Vũ khí phê bình và tự phê bình chỉ có ý nghĩa ở thời kỳ đầu, nó chỉ chữa được khi mới là mâu thuẫn nội bộ, nhưng khi đã phát triển mà không ngăn ngừa, phòng chống tốt, biến thành mâu thuẫn đối kháng, thành quốc nạn thì chỉ có thể giải quyết bằng mổ xẻ, cắt bỏ khối u, dùng hóa chất xạ trị may ra mới cứu thoát.

Cái gọi là tình “thương yêu đồng chí” liệu có đủ sức lay chuyển được khối tài sản khổng lồ, ăn chơi nhảy múa đến mấy đời con cháu không hết của bọn cướp ngày, đang làm suy yếu đất nước, tiếp tay cho “nước lạ” từ lâu đã có dã tâm xâm lược nước ta?

Hàng trăm dân Văn Giang lại tập trung trước văn phòng Quốc hội

RFA-24-10-2012

Sáng hôm nay 24 tháng 10 hàng trăm người dân của Văn Giang và Dương Nội tập trung trước Văn phòng Quốc hội tại số 35 Ngô Quyền Hà Nội để trao đơn khiếu nại đòi giải quyết đất đai của bà con.

clip_image001

Mặc dù trời mưa, sáng nay 24/10/2012 hàng trăm dân oan Văn Giang, Dương Nội lại tiếp tục mặc áo đỏ đến văn phòng Quốc Hội tại Ngô Quyền kiến nghị về những oan ức của mình. Courtesy Blog Lê Hiền Đức

Phương Uyên bị bắt vì “chống nhà nước”

Liên quan đến việc Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm, bị công an bắt, hiện có tin tức rằng Uyên bị bắt vì tham gia rải truyền đơn ‘chống nhà nước’.

Sinh viên Phương Uyên, quê ở tỉnh miền Trung Bình Thuận, đã bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt đi biệt tích đã 10 ngày nay mà không rõ nguyên do. Công an chỉ mới thừa nhận bắt giữ cô Uyên dù trước đó họ phủ nhận.

Trước đó bạn học của Phương Uyên cho biết rằng khi công an tràn vào phòng trọ bắt cô hôm 14/10 họ nói lý do là ‘để điều tra về các truyền đơn chống Trung Quốc’ mà cô bị cáo buộc đã phát tán.

‘Thông báo khẩn’

Một số trang mạng lưu truyền thông tin Phương Uyên là một thành viên của một câu lạc bộ có tên là Tuổi trẻ Yêu nước có hoạt động chống chế độ.

Theo đó, bốn ngày trước khi Phương Uyên bị bắt, nhóm Tuổi trẻ Yêu nước đã ‘gài truyền đơn bên hông thành cầu An Sương’.

Nuôi án

Blogger Người Buôn Gió

Nuôi án thường có trong các vụ án hình sự. Người ta muốn có chiến công, thành tích nên khi phát hiện những đối tượng có  manh nha phạm tội thì họ lặng lẽ theo dõi. Không bắt bớ, ngăn chặn ngay. Thậm chí họ còn cài đặc tình vào thúc đẩy việc phạm tội lớn hơn. Nuôi án hay có trong các vụ như mại dâm, buôn ma tuý, cờ bạc, buôn lậu,... đặc điểm của những '' án nuôi '' là có tổ chức, có sự phát triển theo thời gian.

Nhiều đối tượng bán lẻ ma tuý, chứa cờ bạc, cầm lô đề, cho vay lãi, bảo kê hoành hành được thời gian. Nghĩ mình lo lót hết, nhưng một ngày đẹp trời bỗng nhiên bị thộp cổ. Bọn nhỏ thì nhiều vô kể, còn bọn lớn thì như Khánh Trắng, Năm Cam.

Thật ra về số má giang hồ về đao búa, cái  thang tính điểm của anh chị giang hồ thì cả Năm Cam, Khánh Trắng đều không có. Nhưng do được che chở của thế lực nào đó, từ một người đạp xích lô trở thành tay anh chị trùm bến bãi, lúc có vị trí rồi thì lúc đó không muốn thì cũng không thể làm ngơ nếu bị kẻ khác xúc phạm. Có lẽ Khánh Trắng chết một phần là do hắn, còn phần nữa là những kẻ đã dựng hắn lên. Nói thế mới chính xác. Cuộc đời Khánh Trắng nếu không một ngày gặp một vị đỡ đầu, thì giờ đây theo đà cuộc sống từ đạp xích lô, vợ bán hoa quả cứ chăm chỉ làm ăn. Khánh Trắng đã ngồi an nhàn uống bia hơi đầu Ô Quan Chưởng, vất xe tải cho một gã lái thuê nào đó. Chỉ việc điều hành chở hàng. Còn bà vợ thì ngồi một sạp hàng hoa quả chỉ đạo vài cô gái trẻ giúp việc cân đo, bó buộc hàng cho khách. Cuộc sống tương đối khá giả, bình bình. Sự thật thì nhiều anh chị ngang hàng Khánh Trắng thậm chí còn số má hơn lúc mà Khánh Trắng đạp xích lô giờ đây đã có cuộc sống như thế.

Đảng tự thua

Hy Văn

Tiếng vỗ tay dòn giã của “các thế lực thù địch”, cái khua tay của quần chúng nhân dân, tiếng nấc nghẹn ngào của ngài Tổng bí thư hay sự cau có của một hệ thống. Nhưng nếu chú ý kỹ xem, có một nụ cười bí hiểm, cái nhếch mép ấy làm bao trái tim cộng sản chân chính tan nát. Đảng đang thua, thua với chính mình.

Lỗi hệ thống

Bấy lâu nay, có một thằng chủ quan nhưng được người ta lắt léo như một thực thể khách quan: lỗi hệ thống. Tuy nhiên hệ thống đó lỗi ra làm sao, thì quanh quẩn vấn là thủ tục hành chính phiền phức này nọ, có một lỗi mà không phải ai cũng đặt nó ra bàn nghị sự, đó chính là quyền lực không được kiểm soát.

Vụ “bắt cóc” Nguyễn Phương Uyên: chỉ có thể là “bọn phản động”, xã hội đen hoặc “lực lượng thù địch”?

Thanh Tùng

Trong khi dư luận (trên mạng internet) bàn luận xôn xao về vụ Công an phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú (TP HCM) bắt em Nguyễn Phương Uyên sinh viên Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh vào ngày 14/10/2012, thì tôi vẫn không tin đó là sự thật. Bởi lẽ, chỉ có những băng nhóm xã hội đen chuyên đi bắt cóc người để tống tiền, để hiếp dâm mới có thể hành động như thế, chứ không thể nào lại là các chiên sĩ Công an Nhân dân Việt Nam – công an của một nhà nước mà các vị lãnh đạo cao cấp luôn nói là: “Nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân” được?

CÔNG AN VIỆT NAM THÌ KHÔNG THỂ “BẮT CÓC” NGƯỜI NHƯ THẾ!

Sau khi đọc những thông tin trên một số trang mạng: vào lúc 11 giờ ngày 14/10/2012, em Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Sài Gòn đã bị khoảng 10 chiến sĩ công an phường Tây Thạnh và Công an quận Tân Phú (TP.HCM) ập vào phòng trọ dẫn đi nói là để xác minh một số vấn đề về truyền đơn chống Trung Quốc xâm lược do Phương Uyên dán, tôi nghĩ ngay: nếu nhóm người ập vào nhà trọ của Phương Uyên và bắt cô đi như thế, không phải do bọn xã hội đen, bọn tội phạm hình sự thì chỉ có “bọn phản động” hay “lực lượng thù địch” giả danh công an để thực hiện nhằm bôi xấu, làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân Việt Nam.

Đơn gửi: Quý vị đại biểu Quốc hội khóa 13 về luật đất đai

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

clip_image001

Hải Phòng, ngày 22 tháng 10 năm 2012

Đơn gửi:

Quý vị đại biểu Quốc hội khóa 13 về luật đất đai

Tên tôi là: Bùi Như Thuỷ – 85 tuổi. ở số nhà 18 gác 2 Phạm Bá Trực, phường Quang Trung, quận Hồng Bàng. Điện thoại: 031.3745961

Tôi đã có 21 lá đơn gửi Quốc hội về Điều 116 Luật đất đai 2003.

Quốc hội đẻ ra Luật khiếu nại tố cáo bắt dân thực hiện, chứ Quốc hội không tôn trọng luật. Đến nay là 7 năm, mà Quốc hội chưa trả lời cho đương sự theo Điều 36 – 37 của Luật khiếu nại tố cáo.

Bốn “trọng bệnh” của nền giáo dục Việt Nam

Hội nghị BCH Trung ương lần thứ sáu đã xem xét, thảo luận về đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và đề án phát triển KH&CN. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với  GS-TSKH Trần Ngọc Thêm - Chủ tịch Hội đồng KH – ĐT Đại học Quốc gia TPHCM, Uỷ viên Hội đồng Lý luận T.Ư - về hai nội dung trên.

clip_image001

Việc đổi mới giáo dục và đào tạo một cách căn bản và toàn diện là một nhu cầu cấp bách. Ảnh: Hải Nguyễn

Đôi điều cần nói thêm về bản Hiến pháp 1946

MAI THÁI LĨNH

Cuộc trao đổi ý kiến xung quanh chủ đề “Hiến pháp 1946” đáng lẽ đã dừng lại, vì những điều đã trình bày cũng đủ cho độc giả nắm vững được vấn đề. Tuy nhiên, vì trang Bauxite Vietnam lại đăng tiếp bài “Bàn thêm về bản Hiến pháp 1946” của ông Phan Thành Đạt, trong đó tác giả đã nêu ra một số ý kiến có thể gây ra hiểu lầm, ngộ nhận, tôi thấy cần phải trình bày thêm một số điểm trước khi dừng cuộc tranh luận.

1) Về “di sản tệ hại nhất của Hiến pháp 1946”

Ông Phan Thành Đạt viết: “Tác giả Mai Thái Lĩnh cho rằng: «Hiến pháp năm 1946 là di sản tệ hại nhất mà cả dân tộc phải thừa hưởng từ tinh thần cốt lõi của nó» vì theo ông mọi chính sách đều được Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương quyết định trong bóng tối”.

Đây là sự suy diễn của tác giả. Bởi lẽ nếu so sánh với các bản hiến pháp khác (1959, 1980 và 1992), Hiến pháp 1946 không phải là “di sản tệ hại nhất”. Như tôi đã nhiều lần nhận xét, Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp khá nhất trong số 4 bản hiến pháp do Đảng cộng sản làm ra. Cho nên nếu cần xác định “di sản tệ hại nhất” thì phải chọn một trong các bản hiến pháp ra đời sau, ví dụ một bản hiến pháp có quy định “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” chứ không thể chọn Hiến pháp 1946.

André Menras gửi từ Đức

Bauxite Việt Nam

Theo tin của tạp chí Hương Việt: Ngày 20.10.2012 tại thành phố München (Munich, CHLB Đức) người Việt Nam đã xuống đường biểu tình tuần hành khẳng định lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Cuộc biểu tình khởi đầu lúc 13.00 giờ tại Geschwister-scholl-platz, tuần hành trong trung tâm thành phố München đến Senlinger Tor và kết thúc lúc 16.00 giờ tại Geschwister-Tor-platz. Sau khi biểu tình tuần hành kết thúc, đông đảo bà con đã cùng xem Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam: nỗi đau mất mát” và cùng giao lưu với đạo diễn phim Andre Menras đến từ Pháp.

Sau đây là thư và ảnh do André gửi từ Đức nói về cuộc biểu tình và buổi chiếu phim:

Thêm một người Tây Tạng tự thiêu

Thanh Hà

Tổ chức Tây Tạng Tự Do - Free Tibet - vừa cho biết vụ tự thiêu xảy ra vào sáng hôm nay, ngày 22/10/2012, tại ngôi chùa Labrang, tỉnh Cam Túc. Đây là vụ tự thiêu thứ nhì tại khu vực này trong chưa đầy 48 giờ qua. Tính từ đầu năm 2009 tới nay, đã có khoảng 60 vụ tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp của Bắc Kinh.

clip_image001

Ngôi chùa Labrang ở tỉnh Cam Túc (Reuters)

20.10: Thầy cảm ơn các em!

Hà Văn Thịnh

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10.2012, đọc lá thư của 107 sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM gửi Chủ tịch nước, tôi đã xúc động đến mức khó nói thành lời: Đau đớn, uất nghẹn trước cái ác; cảm phục và trân trọng những nữ sinh viên “liễu yếu đào tơ” đã mở mắt cho tôi, để tôi thấy rõ hơn - xuyên qua màn sương cay nhòe thở dài và rên rỉ - lòng yêu nước và sự can đảm của những cô gái trẻ trung mà các chàng trai, những người đàn ông (tất nhiên kể cả tôi) phải xấu hổ, cúi đầu...

Tại sao có thể bắt người, giam giữ người bất chấp luật pháp? Tại sao họ không sợ dân, khinh dân và bây giờ nghênh ngang coi thường cả tầng lớp sinh viên – tinh hoa của đất nước, tương lai của giống nòi? Những câu hỏi đó chắc chắn sẽ được dư luận trong những ngày tới luận bàn, riêng tôi, muốn tâm sự với 108 sinh viên (kể cả Nguyễn Phương Uyên) với tư cách là một người thầy, tuy rằng tôi chưa - không bao giờ được dạy các em...

Ừ thì, có thể tôi sẽ bị bắt!?

(Quanh chuyến Hà Sĩ Phu ra Bắc thăm quê)

Hà Sĩ Phu

Đầu tháng 10-2012 tôi ra Bắc nhân ngày giỗ cha tôi và thăm người anh ruột 88 tuổi bị liệt. Trong mấy ngày dừng ở Hà Nội để khám mắt và thăm bạn bè, thì ở đâu cũng bị mạng lưới Công an tiếp cận và gây phiền cho chủ nhà, dù là nhà bạn hay nhà chị ruột.

Công an khu vực cho biết phải tiếp cận vì liên tục có điện báo từ Công an Lâm đồng và Công an Hà nội. An ninh của Bộ Công an thì mời chủ nhà lên “làm việc”, cho biết HSP là phần tử thuộc diện “chính trị tư tưởng, quan điểm lập trường không thể cải tạo”, nên đi khám mắt cũng được theo dõi khám ở đâu, do bác sĩ nào, đồng thời khuyến cáo chủ nhà phải hết sức đề phòng và hãy khuyên HSP không được viết lách gì nữa. Ngồi uống nước ở nhà hàng Thủy tạ cũng bị lén quay phim!

Tôi thông báo riêng tình hình ấy với vợ tôi và mấy bạn bè ở Đà Lạt, thì lập tức xuất hiện một “bài viết” nặc danh nhan đề “Trò chuyện lúc 0 giờ” bình luận rất khéo và “tế nhị”về sự việc của tôi, ngụ ý bảo tôi nếu tố cáo việc này “cho oai” thì sẽ gặp “phiền phức” đấy, và không quên “mách” để ly gián cho tôi biết rằng trong mấy người thân của tôi có kẻ “bán mình cho quỷ dữ” (xem phụ lục)!

Ngân sách 100 tỉ Mỹ kim dành cho đường sắt Trung Quốc

Trefor Moss, The Diplomat, 19 tháng Mười 2012

Trần Ngọc Cư dịch

Ta hãy mường tượng một cơ chế nhà nước rộng lớn với khoảng hai triệu công nhân viên, gồm một mạng lưới choáng ngợp với nhiều đơn vị và một hệ thống ban ngành dàn trải khắp nước. Ngụy trang dưới hình thức một kế hoạch hiện đại hóa sâu rộng và nhanh chóng, ngân sách của cơ chế này đang bành trướng mau lẹ – vào khoảng 100 tỉ Mỹ kim một năm – đến nỗi bất cứ bộ óc nào cũng thấy khó mà theo dõi sự kiện bao nhiêu tiền thật sự được chi tiêu, hay chi tiêu vào việc gì. Đồng thời, tính cách dàn trải rộng lớn và gần như tự trị của cơ chế này ngụ ý rằng nó hoạt động gần như hoàn toàn không có trách nhiệm giải trình hay được giám sát: Chỉ có tiền là chính và nhiều cái túi của quan chức để đồng tiền ấy biến mất vào bên trong.

Một thời trong ngoại giao

Chúng ta đã từng nghe rất nhiều những câu chuyện ngoại giao lý thú. Nói đến ngoại giao của thế giới, chúng ta liến nghĩ ngay đến Tiến sỹ Kissinger, Thủ tướng TQ Chu Ân Lai, Ngoại trưởng Liên Xô Môlôtôp thời Xtalin và Gromưcô thời Bregiơnep… Nhiều nhà lãnh đạo thế giới cũng chứng minh được tài ngoại giao khéo léo của mình: Hồ Chí Minh, Xtalin, Hitler, Nichxon, Bush… Không hiếm những câu chuyện ngoại giao độc đáo, thông minh, trí tuệ hơn người gắn liền với tên tuổi của họ. Một thời đại ngoại giao ngay trong những cuộc chiến tranh tàn khốc, những mối quan hệ lắt léo gắn với ý thức hệ. Trong không gian chính trị thế giới đó, ngoại giao vẫn chứng tỏ được vị thế riêng có của nó. Hiển nhiên, ngoại giao có vai trò to lớn và kết quả mà nó đưa lại không nhỏ cho mỗi quốc gia.

Đặc điểm nổi bật của ngoại giao thời đó có lẽ là tính trí tuệ được diễn đạt hết sức tinh tế. Các vấn đề ngoại giao được nhìn, phân tích với góc độ rất trí tuệ. Đối thoại cực hay, thú vị. Ngôn ngôn ngữ rất đa dạng, phong phú, trau chuốt, đầy ngụ ý, biểu cảm. Nghiên cứu lịch sử ngoại giao thế giới thật thú vị.

Ngoại giao VN lại càng gần gũi với chúng ta. Giữa muôn vàn hiểm nguy cho nước cộng hòa non trẻ vừa ra đời, Hồ Chí Minh vẫn đi Pháp bốn tháng nhằm tìm kiếm cơ hội hòa bình. Hiệp định sơ bộ 6.3, Tạm ước 14.9 là những sáng tạo tài tình của nhà ngoại giao Hồ Chí Minh. Ông đã tìm ra được chữ “tự do”: nước VN tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp. Thế là người Pháp đồng ý ký!

Dân Tây Tạng lại tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp của Trung Quốc

Tú Anh

Một thanh niên Tây Tạng 27 tuổi đã tự thiêu vào ngày hôm qua 20/10/2012, cạnh một ngôi chùa ở tỉnh Cam Túc. Từ tháng 02/2009 đến nay, gần 60 người Tây Tạng, tăng ni lẫn thế tục, đã biến thân làm đuốc để tố cáo chính sách trấn áp của Bắc Kinh và sự tuyệt vọng của sắc dân bị thống trị.

clip_image001

Tu sĩ Palden Choetso tự thiêu, ngày 03/11/2011, tại thành phố Đạo Phu, Khu tự trị Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên (ảnh từ video - freetibet.org)

Một bộ phận không nhỏ hư hỏng muôn năm!

PV Quốc Doanh

Một bộ phận không nhỏ đảng viên suy thoái đạo đức, lối sống, nói thẳng ra là hư hỏng. Điều đó đã được khẳng định từ trên xuống dưới! Bộ phận không nhỏ hư hỏng có cả cán bộ lãnh đạo cao cấp. Điều này cũng đã thấy rõ từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất!

Chi bộ ấy có ba đảng viên (Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định, ba đảng viên là đủ thành lập một chi bộ). Vào cuộc họp thực hiện Nghị quyết 4, Bí thư chi bộ nói, chi bộ có một bộ phận không nhỏ đảng viên hư hỏng. Hồi trước, nói theo như thế thường dẫn đến sự thống nhất cao. Nhưng bây giờ, lại sinh ra cãi cọ. Vì chi bộ có ba người, nói một bộ phận không nhỏ thì đương nhiên ít nhất phải hai người, không lẽ Bí thư dám tự nhận? Nếu có Bí thư thì với ai nữa? Mà không phải Bí thư thì hai người còn lại? Không nói rõ được nên họp xong, ba đảng viên không còn muốn nhìn mặt nhau.

Một lực cản từ phía hoàng gia Campuchia đã biến mất

Richard S. Ehrlich, Asia Times, 17 tháng Mười 2012

Trần Ngọc Cư dịch

BANGKOK - Cái chết của cựu hoàng Campuchia Norodom Sihanouk tại Bắc Kinh vào hôm thứ Hai cho thấy cách Trung Quốc che chở nhà vua trong một tư dinh, với sự giúp đỡ từ y tế cá nhân đến hỗ trợ ngoại giao và tài chính trong gần suốt triều đại chịu nhiều tang tóc của ông.

clip_image002

Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni và Hoàng thái hậu Norodom Monineath Sihanouk cầu nguyện trước của thi hài của cựu quốc vương Norodom Sihanouk tại Bệnh viện Bắc Kinh của Trung Quốc ngày 17/10/2012. Ảnh: AP

Cử tri Lithuania bác bỏ nhà máy điện hạt nhân

by Staff Writers, Vilnius (AFP) Oct 15, 2012

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng dịch

Cử tri Lithuania hôm Chủ nhật đã bác bỏ các kế hoạch xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới thay thế nhà máy hạt nhân cũ duy nhất của quốc gia thuộc khu vực Baltic, một nhà máy của thời kỳ cộng sản Xô Viết bị đóng cửa theo điều kiện để được gia nhập vào Liên minh Châu Âu, mặc dầu chính quyền không bị bắt buộc phải chấp hành kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.

Gần 62% trên tổng số người đi bầu đã bỏ phiếu “Không” trong cuộc trưng cầu dân ý, trong khi đó gần 35% đồng ý với kế hoạch, dựa vào con số cử tri đi bầu được Ủy ban bầu cử cung cấp.

Số người đi bầu đã vượt quá mức 50%, mức tối thiểu cần có để kết quả của cuộc trưng cầu dân ý có hiệu lực.

“Tôi đã bỏ phiếu ‘Không’”, cử tri Lina Kacinksiene nói. “Tôi chống đối nhá máy điện hạt nhân vì lý do môi trường, an ninh và tài chính”.

Miến Điện cải tổ báo chí Nhà nước

Thanh Phương

Hôm nay, 20/10/2012, Miến Điện loan báo một kế hoạch cải tổ các nhật báo Nhà nước, mà cho tới nay vẫn bị xem là công cụ tuyên truyền cho chế độ. Các báo này sẽ trở thành những “phương tiện truyền thông phục vụ công chúng”.

clip_image001

Báo chí Miến Điện từ "công cụ tuyên truyền" sẽ được xem là "phương tiện truyền thông phục vụ công chúng". Reuters

Bàn lại về nhân vật Hải Vân trong tiểu thuyết Giông tố

Peter Zinoman (*)
Căn cứ trên giấy khai sinh mà gia đình còn giữ được, nhà văn Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20-10-1912, đến hôm nay vừa tròn 100 ngày sinh. Ông là một văn tài lừng danh, “vua Phóng sự đất Bắc”, cũng là nhà tiêu thuyết hiện thực có một không hai, với 27 tuổi đời, cống hiến cho văn học “30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa” (Wikipedia). Tuy nhiên, dưới chế độ hiện hành, Vũ Trọng Phụng lại không phải là một mẫu hình đáng nêu gương, vì nhiều điều còn ẩn khuất trong quan điểm của nhà văn khiến người ta e ngại, nhất là vì ông đã từng được Nhóm Nhân văn - Giai phẩm đề cao, mà Nhóm Nhân văn - Giai phẩm thì cho đến nay vẫn chưa được chiêu tuyết, mặc dù các nhà văn trong Nhóm trước sau đều đã được Đảng “chiếu cố”, không công khai nhưng lặng lẽ thừa nhận họ không có tội, và bằng lòng trao cho họ những phần thưởng “danh giá” ngang với những nhà văn “thường thường bậc trung” con cưng của Đảng hết sức hết lòng phục vụ Đảng từ thuở vào nghề cầm bút đến nay.
Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn nổi tiếng mà nhìn quanh chưa thấy có được một lễ kỷ niệm xứng tầm, BVN xin làm một lễ kỷ niệm nhà văn theo cách của mình, bằng cách đưa lên trang mạng 3 bài viết liên quan đến văn phẩm và cuộc đời Vũ Trọng Phụng: bài thứ nhất là của PGS Piter Zinomann, Đại học Berkeley, viết từ năm 2002 nhưng sau khi viết xong vẫn chưa một tờ tạp chí khoa học nào dám dùng (bài này do nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trực tiếp gửi cho BVN), và hai bài sau là của ông Nguyễn Bá Đạm, người làng Giáp Nhất, phường Nhân Chính, Ngã Tư Sở, Hà Nội, cùng làng với bà Vũ Mỵ Lương, vợ nhà văn Vũ Trọng Phụng. Ông Nguyễn Bá Đạm năm nay trên 90 tuổi, là người quen biết gia đình bên vợ nhà văn, và là người trực tiếp chứng kiến đám cưới và đám ma của Vũ Trọng Phụng, kể lại tỷ mỉ những gì đã diễn ra trong hai sự kiện quan trọng này của cuộc đời một con người đến nay đã trở thành biểu tượng của thiên tài văn chương Việt Nam, nhưng số phận hình như vẫn chưa hết lận đận, vì vẫn làm cho một số vị chức quyền nào đấy sợ bóng sợ gió và về mặt công khai và chính thống vẫn cố lờ đi những hoạt động chính thức lẽ ra phải chủ động tiến hành về phía Nhà nước, để thật tương xứng với gương mặt sáng rỡ của ông trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, cũng như những áng văn chưa hề mất tính thời sự mà ông để lại cho hậu thế.
Bauxite Việt Nam

Đám cưới Vũ Trọng Phụng

Nguyễn Bá Đạm

Khi cô Vũ Mỵ Lương – ở nhà thường gọi là Gái – mới trên một tuổi thì ông thân sinh đã qua đời. Lớn lên, cô được gia đình kể lại rằng bố làm nghề lang thuốc, chữa bệnh mát tay, có lần chữa khỏi bệnh ổ gà cho Quận công Hoàng Cao Khải nên được thưởng hàm cửu phẩm. Vì thế, dân làng Giáp Nhất quen gọi là Cụ cửu Tích.

Cụ mất năm 1945, để lại 4 bà vợ và 16 người con vừa trai vừa gái. Cô Lương là con gái út bà thứ tư.

Mẹ cô giữ nghề cũ của chồng, cũng làm được thuốc viên, thuốc bột, hàng ngày ngồi bán ở chợ Mọc. Chợ ít hàng quán nhưng rợp bóng cây đa, ở ngay vùng ven đô Hà Nội.

Trong các loại thuốc bà bán có cao dán nhọt, thuốc cam, thuốc đau mắt hột đựng trong ống lông ngỗng, đều được tiếng, lại có cả thuốc nhuộm răng đen. Trông vào nghề thuốc, gia đình cũng sung túc, có của ăn của để.

Đám ma Vũ Trọng Phụng

Nguyễn Bá Đạm

Một cỗ xe tang do hai con ngựa kéo lặng lẽ bước đi từ số nhà 73 Cầu Mới đến nghĩa trang Quảng Thiện (ở khu vực Thanh Xuân hiện nay). Theo sau là khoảng ba trăm người vừa đi bộ vừa dắt xe đạp, họ là thân quyến, bạn bè người quá cố, đa số là người viết văn, làm báo. Tiếng khóc của người vợ trẻ nghe não nùng, thảm thiết. Con gái Vũ Trọng Phụng còn trứng nước, chưa đầy một năm tuổi, được một bà bế trên tay. Trông nó bụ bẫm, hai con mắt đen như hạt nhãn. Người ta đội cho nó một cái mũ mấn khâu bằng vuông vải trắng. Bàn tay nhỏ bé của nó quờ quạng như muốn giật ra. Mới sáng mà cái nắng gắt như giữa mùa hè. Bước chân của đoàn người chầm chậm đi từng bước, qua khỏi cổng, trên lối đi có xây hồ hình chữ nhật, ở giữa có xây một bệ cao đặt pho tượng Phật Thích Ca.

Có biết bao người nằm xuống, hỏi trong số đó đã mấy ai để lại cho đời những gì cần ghi nhớ? – Tôi cứ bâng khuâng nghĩ vậy. Mải nghĩ, khi ngoảnh lại thì những người phu đòn mặc đồng phục màu đen, nẹp trắng, đội nón chóp sơn đen, đã đi khá xa, phải rảo cẳng bước nhanh mới theo kịp. Trước mắt tôi là khu mộ mới. Mộ thi sĩ Tản Đà cũng nằm gần đây, chỉ cách mươi mươi mười lăm bước.

Bài học “Sông Tranh 2” cho “Cảng tỷ đô“!

TS Trần Đình Bá

Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam

clip_image001

Sự kiện khoa học đang đốt nóng dư luận xã hội đó là Thủy điện Sông Tranh 2 và dự án Cảng Lạch Huyện (được mệnh danh là “Cảng tỷ đô“). Tuy ở hai lĩnh vực kinh tế kỹ thuật, lại xa nhau hàng trăm km về địa lý song sẽ có chung một bài học đắt giá.

Trung Quốc: Báo chí chính thức chỉ trích việc bắt giam một nhà bất đồng chính kiến

Đức Tâm

Báo chính thống của Nhà nước Trung Quốc, như Hoàn cầu thời báo, một chi nhánh của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hay Tin tức Bắc Kinh, trong tuần trước, đã lên tiếng chỉ trích việc bắt giam một cán bộ địa phương chỉ vì đã kêu gọi chấm dứt sự lãnh đạo của Đảng. Sự kiện này gây ngạc nhiên và một số chuyên gia nhận định, đây có thể là một tín hiệu cho thấy Bắc Kinh chấp nhận nới lỏng chút ít quyền tự do ngôn luận.

clip_image001

Blogger Nhậm Kiến Vũ. DR

Dân lo

Nguyễn Trọng Vĩnh

Hôm nay có một chú em họ là cán bộ hưu trí và một cô cháu họ làm ruộng ở nhà quê ra thăm. Tôi vừa hỏi xong tình hình lũ lụt vừa qua ở quê nhà thì chú em đã hỏi ngay: “Tình hình họp T.Ư vừa qua có gì mới không anh”?

Vẫn thế thôi – Tôi trả lời.

Chú em nói ngay: “Thế thì thất vọng quá”! Rồi chú than thở: “Em dành dụm được vài chục triệu gửi ngân hàng mấy năm trước, nay do lạm phát liên tiếp, tiền mất giá, số tiền tiết kiệm của em chỉ còn lại bằng 2/3”.

Tôi nhất định không “cướp công” của ai!

Thanh Tùng

Trong phần (7) của báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư – trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – trên VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam) vào tối ngày 15/10/2012, có đoạn nói: “Thành công của Hội nghị, ngoài sự đóng góp tích cực của các đồng chí Trung ương, các cơ quan và cán bộ tham mưu, giúp việc, còn có phần đóng góp rất quan trọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cả nước…”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình. Ảnh: TRỌNG PHÚC

Nguồn: phapluattp.vn

Đó không phải là sang trọng

Ngô Duy Phóng

Nhìn giọt nước mắt không ứa ra được mà phải nuốt vào trong thành tiếng nấc nghẹn ngào của ông NPT trên VTV tối ngày 15/10 vừa qua, thật là xót xa, đau đớn ! Loại người già gần đất xa trời như chúng tôi cũng đã khô nước mắt, không sao cất nổi lên lời. Ông nấc lên cho một đồng chí UV BCT của mình, cho cả BCT trong đó ông là người đứng đầu để “xin được” kỷ luật vì đã đẩy đảng độc quyền lãnh đạo đất nước vào cơn khốn khó đe dọa sự tồn vong của nó mà không được ư?

Thế thì ai nấc lên cho hàng vạn dân oan bị “cướp cạn”, cho hàng nghìn người bị tù đầy oan khiên vì những “tài năng” và “đức độ” độc quyền lãnh đạo ấy mà đến bây giờ các ông mới phải nghẹn ngào làm vậy? Hàng vạn doanh nghiệp bỗng chốc trắng tay trong nước, hàng triệu lao động nghèo khổ phải tha phương cầu thực “xin được bóc lột” ở nước ngoài… thì ai “nấc lên” cho họ? Và giặc ngoại bang cướp bóc dân lành ngoài biển, ngang nhiên xâm lấn bờ cõi và đã “đóng chốt” ngay trong đầu óc lãnh đạo của cac ông thì ai “nấc” lên cho liệt tông - liệt tổ dân tộc Việt đã dựng xây nên bờ cõi văn hiến bằng xương máu bao ngàn năm qua?...

Nhóm Bảo vệ Vườn quốc gia Cát Tiên kêu gọi ký tên cứu Vườn Quốc gia Cát Tiên

KÊU GỌI KÝ TÊN CỨU LẤY VQG CÁT TIÊN KHỎI HAI THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 & 6A

Thân/Kính gửi bạn hữu,

Nhóm chúng tôi vừa tạo ra một Kiến nghị: KÊU GỌI KÝ TÊN CỨU LẤY VQG CÁT TIÊN KHỎI HAI THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 & 6A, bởi vì chúng tôi quan tâm lo lắng sâu sắc về vấn đề vô cùng quan trọng này.

Mục tiêu của chúng tôi là thu thập được hơn 10.000 chữ ký, tốt hơn nữa là tới 20.000 chữ ký, và chúng tôi thực sự cần sự giúp đỡ của Bạn.

Để đọc thêm về mục đích công việc của chúng tôi, và để ký tên vào Kiến nghị, vui lòng bấm vào đây:

http://www.change.org/petitions/vietnam-government-and-congress-saving-cat-tien-national-park-by-stopping-2-hydropowers-dong-nai-6-6a#share

Chỉ mất có một phút mà thôi!

Sau khi bạn ký tên, vui lòng chuyển cho bạn bè người quen của mình để cùng ký Kiến nghị giúp chúng tôi. Các phong trào của dân chúng đều thành công được là nhờ những người như bạn sẵn lòng chuyển thông điệp này đi các nơi!

NGHỆ THUẬT VÀ CHÍNH TRỊ: TRƯỜNG HỢP NGUYỄN ĐÌNH THI

(Vài cảm nghĩ khi đọc tuyển Thơ NĐT[1])

Hoàng Hưng

Sau hai bài về hai tác giả người “Tây” gốc Việt với chung chủ đề “Nghệ thuật và chính trị”, tôi bỗng thấy hứng thú tìm hiểu thêm về chủ đề này. Sực nhớ mình cũng từng viết về Nguyễn Đình Thi theo yêu cầu của một người tổ chức hội thảo về tác giả vào năm 2008, nhưng không được “đoái hoài” chắc cũng vì “liên quan chính trị nhạy cảm”, nay xin công bố lại, nhân đó mời bạn đọc ngự lãm trọn cuốn sách thứ 5 trong sưu tập HHEBOOKS: Những bài viết về Thơ.

Trông người mà nghĩ đến ta

Thái Bình

Công cuộc chuẩn bị cho bầu cử tổng thống Mỹ đầu tháng 11/2012 đã đi vào giai đoạn cuối, ở một đất nước mà theo bà Doan – Phó Chủ tịch nước, là có nền dân chủ kém ta hàng trăm ngàn lần, ta hãy xem họ chọn nhân tài cho vị trí Tổng thống của họ.

Đầu tiên các đảng phải chọn người ra ứng cử, bước chuẩn bị này họ làm rất bài bản và chính xác, nếu không chọn được người xứng tầm có thực tài đưa ra tranh cử thì thất bại là chắc.

Sau khi hai đảng lớn của Mỹ chọn được ứng viên, bước tiếp theo là tranh cử, ngoài việc hai ứng viên đi vận động bầu cử ở các Bang sau đó có ba buổi “so găng” công khai có cử tri tham dự và đặt các câu hỏi trực tiếp.Tại ba phiên đấu khẩu trực tiếp hai đối thủ chắc chắn sẽ tìm điểm yếu của đối phương để ra đòn, Tổng thống Obama đã trên cương vị tổng thống một nhiệm kỳ 4 năm, ông ta nếu có yếu điểm về điều hành đất nước hoặc tham nhũng dù chỉ mức độ vết mờ chứ chưa nói đến nghiêm trọng thì chắc chắn bị đối thủ cho nốc ao ngay. Ta thấy cách làm của họ như vậy mới chọn được người tài thực sự, cách chọn ứng viên tổng thống bài bản công khai minh bạch và có tính cạnh tranh rất cao của nước Mỹ có dân chủ hay không mọi người tự đánh giá.

Kinh tế VN: ‘Đề thi cho Bộ Chính trị’

Tuần này dư luận tại Việt Nam quan tâm nhiều tới kết quả Hội nghị Trung ương 6, nơi Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng nói về “quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.

clip_image001

Hội nghị Trung ương 6 tạo ra phản ứng lẫn lộn từ trong và ngoài nước

Dân chúng nghĩ gì từ vụ án tử hình Trần Dụ Châu năm 1950

Người quan sát

Vào tháng 9 của 62 năm trước, ngày 5/9/1950, vụ án tử hình tội phạm tham nhũng Trần Dụ Châu đã gây chấn động chiến khu chống Pháp. Suốt tháng 9 của năm nay, 62 năm sau vụ án Trần Dụ Châu, một vụ án tham nhũng khác đươc bàn đến.

Tờ Công An Nhân Dân số ra ngày 24/08/2005 đăng bài ôn lại vụ án Trần Dụ Châu cho biết, Châu đã lấy cắp của công quỹ một số tiền lớn: 57.959 đồng Việt Nam, 149 đôla Mỹ, các tài sản khác trị giá 143.900 đồng Việt Nam. Giá gạo ở Thái Nguyên – Bắc Cạn năm 1950 là 50 đồng/một kg. Tờ Pháp luật và Xã hội số ra ngày 5/12/2010 bổ sung sự kiện, khi kiểm tra két của Trần Dụ Châu đã thu được một triệu đồng và 25.000 đô la Mỹ.

Tổng cộng số tiền Trần Dụ Châu tham nhũng là gần 1.200.000 đồng và 25.149 đô la Mỹ. Căn cứ giá gạo tại thời điểm tham nhũng, quy theo giá gạo hiện nay, Châu đã tham nhũng tương đương 2,6 tấn gạo, quy theo thời giá hiện nay (15 triệu đồng/tấn) là 45 triệu đồng và 25.149 đô la Mỹ.

Ngày 20/5/1950, Tòa án binh tối cao do Tướng Chu Văn Tấn ngồi ghế chánh án đã xử tử hình Trần Dụ Châu. Trần Dụ Châu đã làm đơn xin Chủ tịch nước ân xá vì ông ta đã có nhiều công lao với kháng chiến, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn phê chuẩn án tử hình một cán bộ cách mạng đã có hàm đại tá và đương kim Giám đốc Nha Quân nhu thuộc Bộ Quốc phòng.

Bài học đắng cay

Hà Văn Thịnh

Mười (?), hai mươi năm nữa lịch sử sẽ tổng kết đầy đủ hơn; nhưng chắc chắn ngay từ bây giờ, có thể khẳng định Hội nghị 6 quả đã lập nhiều kỷ lục như Tổng bí thư đã nói. Nhiều bậc thức giả đã phân tích dưới các góc nhìn khác nhau, như đến thời điểm này (12:22 AM, 16.10.2012) là khá đa dạng, như: “Bộ phim 3D đầu tiên của VN” (Phạm Viết Đào), “thế lực dơi” (Nguyễn Trọng Tạo); “TBT nghẹn ngào” (BBC), “nhiều tì vết” (Blogger Osin), “Entry nôn mửa” (Mai Xuân Dũng), “đàn dê lại qua cầu” (J.B. Nguyễn Hữu Vinh), “Bức tranh ảm đạm” (Cầu Nhật Tân), “Mất nước” (Đông A), “thừa nhận thất bại chống tham nhũng” (VOA), “sợi giây thòng lọng đang siết dần” (ABS)... Tôi xin sơ kết bằng cách học theo TDN: Có thể là không mới nhưng riêng dưới góc độ lịch sử - Bài học đắng cay...

Tào A Man cắt tóc thay đầu

Giang Nam lãng tử

Hôm qua nghe thời sự thông báo kết quả Hội nghị trung ương 6, bỗng giật mình nghe quen quen, bèn lúi húi giở bộ sách Tam quốc diễn nghĩa, thấy có nhiều điểm giống nhau kỳ lạ.

Hồi 17. Viên Công Lộ đại khởi thất quân

                Tào Mạnh Đức hội hợp tam tướng

dịch là  “Viên Công Lộ hưng binh bảy đạo

                 Tào Mạnh Ðức hội tướng ba miền

Hội nghị trung ương 6 và câu chuyện Bác Hồ là người Thanh Hóa

Lê Phú Khải

Bạn Lê Phú Khải gửi cho BVN bài viết này, đưa ra những lời nói thẳng đối với những người quá nhiều tai tiếng, chắc bạn ấy vẫn còn tin ở họ. Chúng tôi từ lâu đã cạn kiệt niềm tin ấy nên cũng không chú ý người nào có khuyết tật thế nào mà chỉ quan tâm đến những gì họ làm hiện đang để lại những ung nhọt nhức nhối trên mình mẩy cộng đồng như thế nào, nhằm tìm cách an ủi người dân được chút nào hay chút ấy. Dầu vậy, xét thấy đây là những lời thiện chí nên xin trân trọng đăng lên để bạn đọc rộng đường tham khảo.

Bauxite Việt Nam

Ở dưới đáy có gì?

Bauxite Việt Nam

dayNhững người trí thức tuy có tật ngây thơ, nhưng lại không ngây thơ như… những người ngây thơ, họ đâu có chờ đến mãi hôm nay mới có dịp được chưng hửng! Tin thời sự sốt dẻo nóng hôi hổi vừa thổi vừa ăn họ đã đoán trước từ khuya!

Ngay từ khi mấy trang blog can tội sốt ruột hăng hái săn tin ở một quốc gia nổi tiếng câm-điếc về thông tin, thì những người trí thức vốn có tật ngây thơ vẫn nhún vai với nhau:

- Vớ vẩn! Họ sẽ composer với nhau chứ!

- Thỏa thuận, thỏa hiệp sao cho được? Phải có một con hy con sinh nào đem ra làm vật tế thần giữa lúc nước sôi lửa bỏng, dân chúng nhao nhao thất vọng này mới được!

- Con hy con sinh nào? Chẳng nhẽ tay phải cầm dao chặt tay trái? Định đòi các cô các cậu ấy biểu diễn sự điên rồ à?

- Điên hết rồi còn gì? Đến nước này rồi mà còn chưa coi là điên rồ à?

Trung ương Đảng thôi họp để tính tiếp

clip_image001

Nguyễn Giang

BBCVietnamese.com

Sau hai tuần họp kín, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6, công bố sự thắng lợi của tinh thần 'tập thể đóng cửa bảo nhau' trong vụ đề nghị nhưng không kỷ luật 'một ủy viên Bộ Chính trị'.

clip_image002

GS Nguyễn Phú Trọng thể hiện uy thế lãnh đạo tại Hội nghị

Lại thêm một người tự thiêu ở Tây Tạng

Một người Tây Tạng tự thiêu phản đối chính sách cai trị của Trung Quốc

RFA 14.10.2012

Thêm một người Tây Tạng tự thiêu chết để phản đối chính sách cai trị hà khắc của chính quyền Trung Quốc đối với người Tây Tạng tại Hoa Lục.

Hai tổ chức đấu tranh cho người Tây Tạng là Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng và Tây Tạng Tự Do hôm qua cho biết người tự thiêu mới nhất có tên Tamdin Dorjee, 52 tuổi. Người này là ông của một tu sĩ Phật giáo Tây Tạng có tiếng, đó là vị Gungthang Rinpoche thứ 7.

clip_image001

Ông Tamdin Dorjee tự thiêu tại tu viện Tso, quận Kanlho ngày 13 tháng Mười năm 2012. [Tu sĩ và người xem đứng xung quanh cơ thể bị đốt cháy của ông]. Photo courtesy of a Tsoe resident

CÁI LẰN RANH MONG MANH SƯƠNG KHÓI

Nguyễn Minh Nhị

Công luận đang lên án và báo nguy về hiện tượng giả dối (nói dối - nói dóc) đang làm lung lay nền tảng đạo đức xã hội. Báo Tuổi trẻ hỏi ý kiến tôi về việc này. Tôi từ chối vì tự thấy mình cũng từng có "nói dối". Sau khi "từ chối", tự nhiên tôi thấy đó là lý do có những dòng sau đây.

Nói dối có nguồn gốc xã hội sâu xa hàng ngàn năm, xuất phát từ phản ứng tự vệ của con người trong ngàn năm bị kẻ thù tàn bạo, nham hiểm và đầy giả dối luôn luôn mưu mô tiến hành đồng hóa dân tộc ta. Không nói dối làm sao tồn tại để phục hồi dân tộc - quốc gia cuối thế kỷ thứ X đầu thế kỷ XI. Dưới chế độ thực dân, đế quốc dân ta lại tiếp tục nói dối để tự bảo vệ bản thân, bảo mật tổ chức. Nói dối với kẻ thù, với người quen mà mình chưa tin là "nói dối lành tính", nói dối do hoàn cảnh, như trời đang mưa lại xuất hiện sương mù để dự báo sẽ có nắng ráo. Đó là "Dóc phản vệ". Nói dóc với kẻ thù thì cũng dễ nói dóc với người khác, kể cả người thân. Đó là điều dễ hiểu. Thời bao cấp, nhà ăn thịt gà nhưng sợ hộ bên cạnh biết sẽ nhận xét nên mới có việc dùng kéo cắt thịt thay vì để trên thớt dùng dao chặt thịt. Bây giờ quen rồi, dùng kéo cắt thịt, làm cá... đâm ra tiện lợi. Đó là "phản ứng phụ" của liều thuốc "phản vệ" không có gì lạ.

Thuyết Big Bang giáo dục

Christian Carlyl, Foreign Policy, 11 tháng Mười 2012

Trần Ngọc Cư dịch

Các nước độc tài gần như không mấy thành công trong lãnh vực tri thức. Chắc chắn đây không phải là một sự kiện ngẫu nhiên.

clip_image002

Trung Quốc không những chế tạo nhiều sản phẩm hơn phần còn lại của nhân loại – Trung Quốc còn sắp sửa khống chế thế giới về mặt tri thức. Các đại học Trung Quốc đang chuẩn bị chinh phục thế giới. Hiện nay, Trung Quốc đang dẫn đầu về việc xuất bản các luận văn nghiên cứu. Mỗi năm các đại học Trung Quốc cho ra hàng hàng lớp lớp những kỹ sư tốt nghiệp có chất lượng ưu việt – và điều này cũng chẳng lạ gì, nếu căn cứ vào lề lối học tập đầy gian khổ của họ.

Nước Đức với 50 năm điện hạt nhân và báo Tia Sáng: không có gì để ăn mừng

Dương Thạch

Tạp chí Tia Sáng, tạp chí điện tử của Bộ Khoa học Công nghệ, ngày 30 tháng 7 năm 2012 có đăng một bài báo của dịch giả Xuân Hoài với tựa đề: "50 năm điện nguyên tử của Đức", ghi là "theo Wiwo 7/12" 1). Có lẽ đa số độc giả khó lòng mà biết Wiwo là gì và ở đâu. Bài báo này được viết theo nguyên bản tiếng Đức tựa đề là "Deutsche Atomgeschichte. 50 Jahre Atomkraft - eine Bilanz" 2), tạm dịch là "Lịch sử nguyên tử Đức. 50 năm năng lượng nguyên tử, một bản quyết toán", đăng trên tờ tuần báo Wirtschaftswoche (Tuần kinh tế) ngày 24 tháng 7 năm 2012.

Tuần báo Wirtschaftswoche chuyên về tin tức và các vấn đề kinh tế, ra đời đã khá lâu (1926). Wirtschaftswoche cũng là một tờ báo quy nhiệm của thị trường chứng khoán tại Frankurf và Düsseldorf, Đức, có nhiệm vụ đăng tải tất cả những thay đổi trong tuần của thị trường chứng khoán. Độc giả của tờ báo phần lớn là những người làm việc trong ngành kinh tế thị trường, giới chủ nhân hay viên chức cấp cao của các hãng, các tập đoàn, công ty. Mặc dù được tiếng là báo đứng đắn, nhưng như tên của nó, tờ báo không khỏi có khuynh hướng thân thiện với giới kinh tế tư bản. Bài báo tiếng Đức viết cho độc giả ở Đức, trong đó có những chuyện mà người đọc ở Đức biết ngay nhưng những độc giả không ở Đức thì không thể biết rõ đầu đuôi mà chỉ có thể hiểu như một khái niệm lờ mờ.

Sáng suốt!

Lê Anh Hùng

Mấy năm gần đây, trên cả “báo chí lề trái” lẫn “báo chí lề phải” ở Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều tiếng nói công khai phê phán quan điểm của Đảng và Nhà nước coi kinh tế nhà nước là thành phần “chủ đạo” trong nền kinh tế quốc dân, cũng như việc Chính phủ cho thành lập hàng loạt tập đoàn kinh tế với kỳ vọng ngây thơ rằng đây sẽ là những “quả đấm thép”, vừa thực hiện vai trò công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô vừa là động lực dẫn dắt nền kinh tế phát triển!

Cuối tháng 7/2011, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cùng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thậm chí còn đưa ra bản kiến nghị 10 điểm, trong đó nêu rõ: “Tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp Nhà nước để bảo đảm nhiệm vụ cơ bản là khắc phục những khiếm khuyết của thị trường và cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng thay vì đóng vai trò chủ đạo bằng cách đầu tư dàn trải và kém hiệu quả như hiện nay” (Kiến nghị thứ 7).

Tuy nhiên, tất cả những kiến nghị, đề xuất hay ý kiến đầy trách nhiệm như vậy vẫn không hề tạo ra được một chuyển biến tích cực nào trong tư duy cũng như hành động của lãnh đạo Chính phủ. Sự đổ vỡ của Vinashin năm 2010 và Vinalines đầu năm 2012 vừa qua xảy ra như một kết cục tất yếu. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn lại cũng ở trong tình trạng thua lỗ, lãng phí hoặc hiệu quả thấp, đầy rẫy sai phạm, gây ảnh hưởng vô cùng tai hại đến nền kinh tế nước nhà.

Lễ trao giải thưởng 2012 và kết nạp hội viên mới của Hội Nhà văn Hà Nội

Sáng ngày 10-10-2012, tại Hội trường Thư viện Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã long trọng làm lễ trao giải thưởng năm 2012 và kết nạp hội viên mới của Hội. 5 tác phẩm in năm 2011 được Hội đồng chấm giải của Hội bỏ phiếu nhất trí tặng thưởng gồm có, giải thơ: Buổi câu hờ hững (Nxb. Văn học) của Nguyễn Bình Phương; giải văn xuôi: SBC là săn bắt chuột (Nxb. Trẻ), tiểu thuyết của Hồ Anh Thái; giải lý luận phê bình: Dĩ vãng phía trước (Nxb. Hội Nhà văn), tư liệu văn học của Ngô Thảo; giải văn học dịch: Lolita (tiểu thuyết của Nabokov, nằm trong top 100 tác phẩm hay nhất thế kỷ XX, cũng là một trong 10 tác phẩm gây tranh luận nhiều nhất trên thế giới) của dịch giả Dương Tường (Nxb. Hội Nhà văn và Công ty Nhã Nam); đặc biệt có giải thành tựu nghệ thuật cả một đời văn, trao cho tập thơ Xem đêm (Nxb. Hội Nhà văn và Công ty Nhã Nam) của nhà văn Phùng Cung đã quá cố – một tác giả từng phải chịu nhiều năm tù tội trong vụ án Nhân văn - Giai phẩm mà đến nay việc giải mật vẫn chưa thực hiện nhưng đã hé lộ đây đó nhiều điều oan khuất: “Thời Nhân văn - Giai phẩm, ta bịt mồm họ, ta truy chụp, ta tố điêu. Ta mất nhân tâm” (Lê Đức Thọ – Xin xem tiếp ở dưới). Hai giải trao cho tập thơ Xem đêm và cuốn tiểu thuyết Lolita được dư luận đánh giá là có con mắt tri âm, và có cách cư xử đầy bản lĩnh.

Về việc kết nạp hội viên mới, năm nay Hội Nhà văn Hà Nội đã kết nạp 26 hội viên, trong đó có những người là nhà nghiên cứu phê bình, nhà văn lâu năm như Nguyễn Huệ Chi, Trương Đăng Dung, Nguyễn Bình Phương, Đỗ Bích Thúy, Chu Văn Sơn,... cũng làm khán phòng rộn lên những tiếng cười hứng thú. Dưới đây, BVN xin đăng bài diễn văn khai mạc của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và lời phát biểu của GS Nguyễn Huệ Chi tại buổi lễ đông vui, được báo chí đưa tin sốt dẻo này.

Bauxite Việt Nam

Trung Quốc có thể là một cường quốc lãnh đạo thế giới không?

Elizabeth C. Economy, The Diplomat, 9 tháng Mười 2012

Trần Ngọc Cư dịch

Elizabeth C. Economy là nhà nghiên cứu thâm niên trong Chương trình C.V. Starr và là Giám đốc chương trình Nghiên cứu châu Á tại Cơ quan nghiên cứu chính sách Council on Foreign Relations (Hội đồng Quan hệ Đối ngoại). Bà là một chuyên gia về chính sách đối nội và đối ngoại Trung Quốc, về các quan hệ Mỹ-Trung và là tác giả của cuốn sách được giải thưởng ‘The River Runs Black: The Environmental Challenge to China’s Future’ (Dòng sông nước đen: Thách thức môi trường đối với tương lai Trung Quốc). Bà còn viết trên trang blog Asia Unbound, nơi bài này xuất hiện lần đầu.

clip_image002

Sự mất tự do của một số người là điều kiện cho tự do của mọi người

Nguyễn Thị Từ Huy

quốc bảo của một đất nước

chính là những con người không còn sợ hãi*

Aung San Suu Kyi

Đầu đề của bài viết này được gợi ý từ chủ đề của diễn từ nhận giải Sách Hay của Nguyễn Văn Trọng: «Tự do của mỗi người là điều kiện đảm bảo cho tự do của mọi người». Và đấy là một luận điểm của Marx.

Một số người được nói đến ở đây là những người đi vào chốn lao tù bằng sự can đảm, bằng lòng cao thượng, nghĩa hiệp. Họ vào tù để thể hiện tự do của chính họ, và tự do của họ, hay là sự mất tự do của họ, nếu nhìn từ góc độ khác, là điều kiện cho việc một ngày nào đó mọi người ở Việt Nam sẽ có tự do. Theo định nghĩa của Aung San Suu Kyi, họ chính là quốc bảo.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn