"Vòng tròn nhỏ" trong "vòng tròn lớn"

Bài phát biểu tại Hội thảo về giáo dục và đào tạo ngày 29.3.2012 do Câu lạc bộ Tư duy Giáo dục TP HCM tổ chức

Tương Lai

Đứng trước những bậc đàn anh thâm niên trong ngày giáo dục, tôi rất xấu hổ là mình đã chuyển nghề từ dạy học sang viện nghiên cứu, cho dù thỉnh thoảng có đến giảng bài theo chuyên đề ở một vài trường Đại học, cho nên hôm nay, tôi không dám phát biểu thẳng vào giáo dục mà phải đi đường vòng.

Đúng hơn, là từ cái "vòng tròn lớn" để nói về cái "vòng tròn nhỏ" nằm trong cái "vòng tròn lớn" đó. Bởi lẽ, sẽ không thể nào hiểu, không thể nào tìm giải pháp chiến lược cho hệ thống giáo dục và đào tạo khi không đặt nó vào trong hệ thống lớn hơn mà giáo dục đào tạo là một bộ phận của cái toàn thể ấy.

Thể chế nào thúc đẩy phát triển?

Trần Văn Tùng, Viện Nghiên cứu Châu Phi va Trung Đông

Xét theo lôgic thông thường thì một thể chế tốt sẽ tạo ra nhiều thành tích, nhưng một thể chế không tốt cũng tạo ra thành tích (gọi là thành tích xã hội). Thực tế cũng cho thấy không ít nhà cầm quyền tìm cách tạo ra thành tích bằng mọi giá, bởi vì thành tích bảo trợ cho lực lượng kìm hãm cải cách thể chế. Nói khác đi là khi thể chế không có bước tiến mới thì thành tích sẽ che đậy sự bế tắc của thể chế. Chất lượng thể chế là một khái niệm được đo bởi bản chất của nền chính trị quốc gia, bao gồm các quyền tự do dân chủ, nó là nền tảng để cho xã hội chấp nhận hay không, nhà cầm quyền đương thời. Xã hội tiến bộ không thể lựa chọn các tập đoàn chính trị dựa vào thành tích chính trị mà phải dựa vào bản chất chính trị. Do đó, một thể chế tốt chắc chắn sẽ thúc đẩy phát triển, khuyến khích sự sáng suốt chính trị để tạo ra thành công trong quá trình lãnh đạo. Sự khác biệt giữa các nước có nền chính trị dân chủ và các nước không có nền chính trị dân chủ là ở khía cạnh sáng suốt về chính trị chứ không phải là thành tích nhất thời. Thiếu sự sáng suốt chính trị, nhà chính trị với tư cách là đề ra chiến lược phát triển sẽ đưa đất nước tới chỗ rủi ro không thể lường trước được.

Tản mạn về bản thông báo tình hình cải tạo của Cù Huy Hà Vũ

Nguyễn Tường Thụy

Mình không rõ thông báo về tình hình chấp hành án phạt tù gửi về gia đình tù nhân người ta làm đột xuất hay định kỳ. Nếu định kỳ thì trong khoảng thời gian bao nhiêu thì thông báo một lần.  Chỉ biết là từ ngày Cù Huy Hà Vũ (CHHV) bị bắt rồi thi hành án luôn đến nay đã 1 năm rưỡi thì đây là thông báo đầu tiên (?).

Mình đọc, cứ thấy buồn cười mãi. Lại chợt nhớ đến tụi trẻ con nhà mình, mỗi năm học ba kỳ họp phụ huynh thì hai lần nhận được thông báo của nhà trường về kết quả học tập, về ý thức chấp hành nội qui của con mình. Nhưng đấy là thông báo về con mình gửi cho người đẻ ra nó, có trách nhiệm về kết quả học tập, về đạo đức của chúng nó. Nhưng cái sự thông báo ấy cũng chỉ áp dụng trong trường phổ thông. Đến khi chúng nó đủ 18 tuổi, có quyền công dân rồi, nó phải chịu trách nhiệm với việc làm của nó. Vì vậy, con mình học lên đại học, nhà trường không có bất cứ cái thông báo nào cả. Đến khi nó đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài, nhà trường bên ấy cũng chẳng thông báo gì về gia đình. Hay là họ sợ mình không đọc được tiếng Tây?

Không thể chậm trễ

Kim Trí

Hai nữ sinh phổ thông, một VN, một Trung Quốc cùng tham gia chương trình Giao lưu văn hóa ở Mỹ (học 1 năm phổ thông và ở nhà cha mẹ nuôi là người Mỹ), được sắp xếp ở chung một nhà. Tất cả là ngẫu nhiên, có học sinh giao lưu văn hóa VN ở chung cùng một nhà với bạn Đức, Tây Ban Nha, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc...

Nhưng ngay những ngày đầu tiên, bạn học sinh TQ, trong một lần nói chuyện với cả nhà về đất nước mình, đã "tranh thủ" giới thiệu Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ; bạn học sinh VN bị bất ngờ, chỉ biết phản ứng lại trong thế bị động rằng: "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN"…

Sự việc không chỉ dừng lại ở đó. Đến cuối năm học, khi có dịp thuyết trình về một đề tài lịch sử trong lớp của mình, bạn TQ đăng ký ngay đề tài về Hoàng Sa, Trường Sa. Buổi thuyết trình được thầy giáo khen về mặt chuẩn bị tư liệu. Lời khen đó trở thành đề tài trong bữa cơm tối ở nhà cha mẹ nuôi người Mỹ. Bạn VN phản ứng bằng cách... bỏ cơm.

Vạch rõ âm mưu “đường lưỡi bò”

clip_image001

Trung Quốc liên tục tăng cường tàu hải giám trên các vùng biển tranh chấp - Ảnh: Sinodefence

 
   

Từ nước Anh, nhà nghiên cứu biển Đông Dương Danh Huy trao đổi với Thanh Niên về việc Trung Quốc huy động 13 bộ ngành để thực hiện bản đồ “đường lưỡi bò”.

Thưa tiến sĩ Dương Danh Huy, động thái mới này cho thấy Trung Quốc đang thực sự muốn điều gì?

Mục đích của Trung Quốc là chiếm hết các đảo, chiếm “diện tích lớn nhất” và “nhiều quyền lợi nhất” có thể trên các vùng biển. Để đạt mục đích, họ dùng một số cái “không”: Không công nhận Hoàng Sa là vùng đang tranh chấp chủ quyền; Không đàm phán chủ quyền đối với các đảo ở Trường Sa; Không xác định phạm vi vùng biển mà họ có yêu sách; Không xác định điều họ yêu sách trong vùng biển đó; Không chọn một cơ sở nhất định cho yêu sách đó; Không chấp nhận đưa tranh chấp ra bất cứ trọng tài quốc tế nào; Không chấp nhận ý kiến của các nước ngoài khu vực. Những cái “không” trên nhằm tạo ra tình trạng không thể giải quyết được tranh chấp, bỏ ngỏ nhiều khả năng cho yêu sách của họ về biển, tung hỏa mù chống phê bình.

Kết thúc vụ xử sơ thẩm Vinashin

Cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiểm tổng giám đốc Vinashin bị tòa kết án 20 năm tù trong phiên xử sơ thẩm bốn ngày ở Hải Phòng.

clip_image001

Bê bối Vinashin bị cho là đã bộc lộ những vấn đề lớn hơn của kinh tế Việt Nam

Lý do sâu xa dẫn đến bê bối Vinashin?

 

Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nói bê bối Vinashin xuất phát từ đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản.

Từ Hà Nội, ông trả lời đài BBC ngày 27/3 nhân việc các cựu lãnh đạo Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, tức Vinashin, ra tòa ở Hải Phòng.

Nguồn: bbc.co.uk

Trung Quốc: Trận đánh của các cán bộ

Wieland Wagner

Phan Ba dịch từ Der Spiegel 13/2012

clip_image002

 

"Hoàng tử" Bạc Hy Lai. Ảnh: Der Spiegel

 

Giới lãnh đạo Cộng sản đấu đá tranh giành quyền lực và hy vọng rằng người dân không hay biết gì. Bây giờ còn có cả tin đồn đảo chính. Chúng cho thấy: chế độ này thiếu một phương cách để thay đổi chính phủ một cách có trật tự.

Bản tin thời sự lúc 19 giờ không thuộc vào trong các đỉnh cao của truyền hình nhà nước Trung Quốc. Hai xướng ngôn viên, một nam một nữ, cứng nhắc đọc những gì mà chín thành viên của Ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản đã làm trong ngày: họ đã đến thăm nhà máy gương mẫu nào, đi xuống hầm mỏ nào. Họ liệt kê những người công nhân được giới lãnh đạo tặng thưởng và những người khách quốc gia mà họ phải đón tiếp.

Cham Pangdurangga – Ngang bướng, đau khổ và kiêu hãnh

Inrasara

Văn hóa Champa là văn hóa đùa vui

Chịu chơi cả trong đau khổ.

Inrasara, Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002

1. Pangdurangga là khu vực địa lí lịch sử cực nam trong 4 khu vực thuộc vương quốc Champa. Suốt chiều dài lịch sử đầy biến động của vương quốc, khu vực này luôn chịu thiệt. Về mọi mặt. Xa trung tâm văn hóa lớn là vùng Amaravati thời Champa hưng thịnh, nó ít được ưu ái; không biết bao lần bị đoàn quân Khmer xâm lăng mà nó phải đơn thương chống cự, rồi sau đó khi vương quốc suy yếu, một mình Pangdurangga phải chịu trận để thay mặt cả dân tộc mà tồn tại. Tồn tại theo đúng tính cách của người Pangdurangga. Vị trí địa lí cùng hoàn cảnh sống buộc nó tự trang bị tinh thần độc lập. Tinh thần độc lập cùng sự đề kháng được tôi luyện thế hệ này qua thế hệ khác làm nên sức chịu đựng đến lì lợm. Do đó chẳng ngạc nhiên khi không ít lần, nó gây phiền hà cho chính triều đình trung ương. Thử đọc qua bí ký dựng trên đồi tháp Po Klaung Girai vào giữa thế kỷ XI:

Lời kêu gọi giúp đỡ khẩn cấp

Tôi là Vi Toàn Nghĩa – công dân nước CHXHCN Việt Nam – xin thông báo khẩn cấp đến các hãng truyền thông trong và ngoài nước.

Tính mạng tôi đang bị đe dọa. Vừa qua, trong một vụ án mà tôi là người bị hại, do công an đã làm sai quy trình điều tra, tôi có thư kiến nghị lên Ông Thiếu tướng, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn Trần Đăng Yến. Tôi gửi vào lúc 11h00 ngày 28/3/2012, nhưng thật bất ngờ chỉ hôm sau (tức hôm nay ngày 29/3/2012 lúc 12h trưa) tôi nhận được điện thoại đòi gặp và dọa giết tôi.

Đơn tôi gửi đúng chỗ tin cậy – đó là công an. Người dọa giết tôi không quen biết. Vậy hỏi khẩn cấp rằng: Công an có liên kết với thế lực ngoài? Thiếu tướng Yến có biết không? Tại sao những bí mật của một vụ án lại bị lộ ra ngoài? Dân còn trông vào đâu, hỡi các ông?

Havel vẫn sống

Karel Schwarzenberg, Desmond Tutu và Richard von Weizsäcker

Phạm Nguyên Trường dịch từ project-syndicate.org

Václav Havel, cựu Tổng thống Tiệp Khắc và Cộng hòa Czech mất đi, cả thế giới tỏ lòng thương tiếc ông. Đối với bạn bè ông, mất mát này thật là vô hạn, nhưng chúng ta cũng được an ủi là lòng dũng cảm và ý tưởng của ông đã giúp thế giới này thay đổi theo hướng tốt lên và chúng ta vẫn tiếp tục làm như thế.

Suốt cuộc đời mình, Havel luôn luôn là người chiến sĩ đấu tranh không khoan nhượng cho tự do và nhân phẩm. Ông là lãnh tụ của cuộc Cách mạng [xin tự kiểm duyệt vài chữ “nhạy cảm” – BVN]. Ông là một nhà trí thức bất đồng chính kiến, một người – bằng sự tận tụy không mệt mỏi và chủ nghĩa lý tưởng bám sát thực tế – đã dẫn dắt đồng bào của mình trong cuộc đấu tranh nhằm khắc phục nếp suy nghĩ toàn trị trong những năm sau khi đất nước đã giành được tự do. Thực vậy, khai phóng tư duy vẫn là phần di sản sống động và quan trọng nhất mà Hevel để lại cho chúng ta. 

'Chính phủ phải bảo vệ ngư dân'

Ông Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, yêu cầu chính phủ Việt Nam phải có trách nhiệm bảo vệ ngư dân.

“Chính phủ phải quyết định bảo vệ người dân Việt Nam. Đấy là trách nhiệm của chính phủ”, ông nói với BBC ngày 29/3.

Gần một tháng đã trôi qua từ khi xảy ra vụ 21 thuyền viên huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt vì cáo buộc xâm phạm hải phận và đòi khoản tiền chuộc gần 200 triệu đồng / người.

Ông Thắng cho biết, ông phản đối việc Trung Quốc bắt nộp tiền phạt.

“Thứ nhất là không được phạt gì cả, cao thấp thì chúng tôi không bình luận. Nguyên tắc là Trung Quốc không được phạt chúng tôi”.

'Ông Vươn không vi phạm gì cả'

Hôm thứ Tư ngày 28/3, thanh tra huyện Tiên Lãng đã công bố kết quả điều tra một số tội trạng của ông Đoàn Văn Vươn trong sử dụng đất nông nghiệp.

Theo đó, ông Vươn bị nêu là có các sai phạm: lấn chiếm thêm gần 20 ha ngoài diện tích đất được giao; chặt phá rừng phòng hộ; cho thuê lại đất được giao và 'trốn thuế đất'.

Trao đổi với BBC, ông Vũ Văn Luân, Thư ký Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng phản bác hoàn toàn các kết luận trên của thanh tra huyện.

Ông cho rằng nếu thanh tra gửi kết luận này đến gia đình ông Vươn thì ông sẽ đại diện cho gia đình ông Vươn tiến hành khiếu nại.

Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Cam Bốt sẽ được trắc nghiệm tại Thượng đỉnh ASEAN

Đức Tâm

clip_image001  

Ảnh Quốc vương Cam Bốt Norodom Sihamoni treo cùng với ảnh Chủ tịch Trung Quốc và phu nhân, tại trung tâm Phnom Penh (29/03). Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ công du Cam Bốt từ 30/03 đến 02/04/2012. REUTERS/Samrang Pring

 

Mặc dù sự hiện diện của Trung Quốc tại Cam Bốt và đặc biệt ở thủ đô Phnom Penh rất rõ ràng, với hàng loạt dự án trên nhiều lĩnh vực, thế nhưng, ảnh hưởng thực sự của Trung Quốc đối với Cam Bốt sẽ được trắc nghiệm nhân Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN – lần thứ 20 sẽ khai mạc vào ngày 03/04 và qua chuyến viếng thăm Phnom Penh của chủ tịch Hồ Cẩm Đào, kể từ ngày mai, 30/03.

Theo giới quan sát, thời điểm ông Hồ Cẩm Đào tới Cam Bốt càng làm tăng nghi ngờ là Bắc Kinh gây sức ép, buộc Phnom Penh phải gạt bỏ cuộc thảo luận về chủ quyền ở Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, cho dù trước đó, Cam Bốt đã tuyên bố là không có hồ sơ này trong lịch làm việc của ASEAN.

Căng thẳng tại Biển Đông đã từng là chủ đề chính tại một số diễn đàn an ninh khu vực, sau khi xẩy ra một loạt những vụ đe dọa, quấy nhiễu của tàu hải giám và ngư chính Trung Quốc đối với các tàu đánh cá, tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam, Philippines tại Biển Đông, nơi được coi là có trữ lượng lớn về dầu khí. Vấn đề này lại càng có nguy cơ gây chia rẽ thêm giữa 10 thành viên ASEAN trong bối cảnh Hoa Kỳ chuyển hướng chiến lược, chú trọng vào châu Á hơn. Một nhà ngoại giao Philippines nói với Reuters là Manila không hy vọng có được một sự ủng hộ nào từ phía Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Thái Lan.

Philippines sẽ nêu bật hồ sơ Biển Đông tại Hội nghị ASEAN ở Phnom Penh

Trọng Nghĩa

Lãnh đạo 10 nước Đông Nam Á sẽ họp Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20 tại thủ đô Cam Bốt trong hai ngày mùng 3 và mùng 4 tháng Tư. Trong một bản thông cáo công bố hôm nay, 29/03/2012, Bộ Ngoại giao Philippines đã tiết lộ các vấn đề sẽ được Tổng thống nước này đề cập đến với các đồng nhiệm, trong đó hồ sơ Biển Đông là một trong những ưu tiên.

clip_image001

Thủ đô Phnompenh chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Asean, ảnh chụp ngày 21/03/2012. REUTERS/Samrang Pring

Việt Nam 'ưu tiên Hàn Quốc' trong dự án hạt nhân

Truyền thông Hàn Quốc hôm 29/3 cho biết Hàn Quốc được nêu danh là nhà thầu ưu tiên trong dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam.

clip_image001

Quan hệ Việt - Hàn gần đây đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực Ước tính, dự án này có giá trị vào khoảng 20 tỷ đôla Mỹ.

Trò chuyện với đạo diễn bộ phim “Hoàng Sa – nỗi đau mất mát” André Menras Hồ Cương Quyết

…”Kháng chiến kiểu mới”…

Đó là một câu mà đạo diễn bộ phim “Hoàng Sa – nỗi đau mất mát” – André Menras Hồ Cương Quyết trả lời báo “Xa Xứ” tại buổi gặp gỡ mới đây trong chuyến công du trình chiếu bộ phim mà ông là đạo diễn và viết kịch bản . Hiếm có một người ngoại quốc nào yêu Việt Nam đến thế, gắn bó với Việt Nam trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng thống nhất đất nước. Từng bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cầm tù. Sau này, đất nước thống nhất ông vẫn giúp đỡ Việt Nam, xin được nhiều học bổng cho sinh viên Việt du học…trong những năm gần đây ông cũng là người lên tiếng mạnh mẽ về hành động bành trướng xâm chiếm biển đảo của nhà cầm quyền Trung Quốc, quyên góp giúp đỡ các gia đình ngư dân Lý Sơn – Quảng Ngãi. Bộ phim tài liệu “Hoàng Sa nỗi đau mất mát” của ông là một minh chứng cho tình yêu Việt Nam, trách nhiệm công dân (ông có quốc tịch Việt Nam) với chủ quyền bờ cõi dân tộc.

Sau đây là nội dung cuộc trò chuyện của báo “Xa Xứ” với ông André Menras Hồ Cương Quyết.

BBT báo Xa Xứ

Quy định hạn điền dẫn đến tuỳ tiện trong quản lý

Nguyễn Minh Nhị

(nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang)

clip_image002

Máy gặt đập liên hợp đang thu hoạch lúa ở xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa (Long An). Theo tác giả Nguyễn Minh Nhị, ngày nào chúng ta còn tính suông với cái bình quân đất đai, bình quân lương thực trên mỗi nhân khẩu là ngày ấy ta chưa thoát ra khỏi tư duy và hệ quả của nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Ảnh: H.A

 

LTS: Trong các số báo trước, báo Sài Gòn Tiếp Thị đã có loạt bài phản ảnh về những bất cập trong thực thi pháp luật đất đai ở các địa phương. Luật đất đai có những quy định vừa không thực tế lại vừa dễ bị áp dụng tuỳ tiện.

Gần đây các cơ quan chức năng cũng đã có nhiều hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia góp ý cho việc sửa đổi luật Đất đai, mà dự kiến bộ Tài nguyên và môi trường sẽ trình Chính phủ vào tháng 6 năm nay. Báo Sài Gòn Tiếp Thị giới thiệu các góc nhìn khác nhau về chính sách hạn điền.

Sau Đại hội Đảng lần VI, vụ đông – xuân năm 1987, Tỉnh uỷ An Giang chủ trương khai hoang phục hoá đất nông nghiệp đồng thời với điều chỉnh đất đã vào các hợp tác xã (HTX), tập đoàn sản xuất (TĐSX) giữa các thành viên và với chủ cũ. Riêng đất hoang thì cấp lần đầu là 3ha, phần nông dân mở rộng thêm thì cho mượn bao nhiêu cũng được. Nhờ đó mà khai thác vùng Tứ giác Long Xuyên rất nhanh, đưa An Giang lên đứng đầu và nay là tốp đầu về sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu lương thực.

Ông Đặng Văn Thanh – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Chưa bao giờ thấy phí dồn dập như hiện nay

clip_image001

Sau khi thu phí bảo trì đường bộ, Bộ GTVT có bảo đảm sẽ không còn những ổ voi như thế này? Trong ảnh: một xe tải bị lật do tránh ổ voi ở quốc lộ 14, đoạn qua huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông - Ảnh: Tiến Thành

TTO - Từng giữ vị trí Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước, ông Đặng Văn Thanh đánh giá các đề xuất phí hiện nay là dồn dập, có thể gây sốc, đồng thời băn khoăn nhiều loại phí chưa sử dụng đúng mục đích.

Theo ông Thanh, phí đưa ra cần tham khảo ý kiến người dân, tránh cửa quyền, áp đặt. Ông nói:

- Không phải tự nhiên người dân, khắp nơi bàn chuyện phí. Thực chất, cùng với thuế, phí cũng là công cụ điều tiết thu nhập của người dân. Với các mức phí mà Bộ Giao thông Vận tải đưa ra, gần như mọi gia đình, mọi nhà sẽ bị ảnh hưởng.

Không được "thoát ly" thu nhập của dân

* Cái người dân bất bình hiện nay là đã có rất nhiều loại phí. Với phí Bộ GTVT đề xuất, phí sẽ chồng phí?

Vẫn còn nhiều câu hỏi xung quanh vụ Vinashin

Quỳnh Chi, phóng viên RFA

Trong bối cảnh TAND Hải Phòng xử lý vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinshin, nhiều câu hỏi vẫn còn đặt ra và chưa có câu trả lời.

CORRECTION-VIETNAM-SHIPPING-COMPANY-VINASHIN-TRIAL

Các bị cáo liên quan vụ Vinashin, tại Tòa án nhân dân Hải Phòng hôm 27 tháng 3 năm 2012. AFP PHOTO

GS Nguyễn Văn Tuấn: Trọc phú mới tin "kim ngân phá lệ..."

clip_image002

Đây là bài trả lời phỏng vấn, hay nói đúng hơn là đàm đạo với phóng viên báo Phụ nữ Today (PNTD) chung quanh hiện tượng ăn xài xa hoa của một số đại gia ở Việt Nam. Thú thật, tôi rất ngại nói về những chuyện mang tính ethics như thế này (nhưng nói về đạo đức khoa học thì ok). Nhưng vì phóng viên là chỗ quen biết và câu hỏi cũng thú vị, nên tôi cũng muốn phát biểu vài ý để gọi là góp chuyện dông dài về một vấn đề mang tính thời sự ...

Trong cuộc đàm đạo này, tôi có nhắc đến chuyện li cà phê, chai rượu, điện thoại đắt tiền. Đó không phải là ngẫu nhiên mà là những kinh nghiệm cá nhân trong vài năm gần đây khi tôi đi công tác bên nhà. Tôi thật sự ngạc nhiên về sự đắt đỏ ở Việt Nam, và sự xa hoa của người mình.

Ông Hà Vũ bị chê "thi hành án kém"

Vợ của luật sư Cù Huy Hà Vũ, người đã bị kết án bảy năm tù giam vì tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ hồi năm 2011 cho biết đã nhận được thông báo của trại giam số 5 ở Thanh Hóa về tình hình 'chấp hành án' của ông.

clip_image001

Gia đình sẽ khó khăn hơn khi phải đi hơn 200 km để đến thăm TS Vũ ở Thanh Hóa

Trung Quốc: Vẽ lại chi tiết đường lưỡi bò gây tranh cãi

Khả Anh (theo Xinhua, People Daily, Bussiness Standards, South China Morning Post)

clip_image002

Đường yêu sách chín đoạn của Trung Quốc giống như chiếc lưỡi bò trên biển Đông vẽ sát vào bờ các nước ven biển Đông. Đây là sơ đồ mà Trung Quốc gửi kèm công hàm của họ đến LHQ. Ảnh: TTO

 

SGTT.VN - Trong khi tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng vẫn đang diễn ra, Trung Quốc cho biết sẽ vẽ lại bản đồ các vùng biển có tranh chấp, với mục tiêu đẩy mạnh thăm dò dầu và khí đốt, củng cố tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.

Ông Zhang Yunling, giám đốc viện Nghiên cứu quốc tế thuộc học viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết: “Đa số các vùng biển tranh chấp đã từng được chúng tôi nghiên cứu, vẽ lại bản đồ”. Việc thăm dò và vẽ lại bản đồ được phối hợp bởi 13 cơ quan, trong đó có cả bộ Công an, bộ Ngoại giao và bộ Thương mại, nhằm “tuyên bố lập trường của Trung Quốc về lãnh thổ”. Zheng Zemin, một nhà nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu Biển Đông có trụ sở tại đảo Hải Nam cho rằng thông qua việc vẽ lại bản đồ, chính quyền có thể làm rõ các địa điểm cụ thể của “đường lưỡi bò” bằng cách thiết lập kinh độ và vĩ độ của các địa điểm này. Hơn thế nữa, khảo sát giúp xác định vị trí của các đảo và rặng san hô thay đổi liên tục trong thập kỷ qua.

Bản đồ mới còn được xem là ấn phẩm trong chiến dịch nâng cao nhận thức của người dân Trung Quốc về vấn đề tranh chấp lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền, được chính phủ xem là ưu tiên khảo sát và xuất bản trong năm nay.

Thư gửi ông Husák

Václav Havel

Phạm Nguyên Trường dịch

Phần 3

Trong một xã hội thực sự sống động bao giờ cũng có những chuyện bất ngờ. Tương tác giữa những hoạt động và sự kiện đang xảy ra, giữa những phong trào công khai và không công khai, tạo ra một dòng liên tục những tình huống độc đáo, những tình huống này lại thúc đẩy phong trào và tạo ra những phong trào mới. Sự phân cực đầy bí ẩn và sống động của tính liên tục và thay đổi, của những điều bình thường và ngẫu nhiên, của những điều có thể dự đoán được và những điều bất ngờ, có ảnh hưởng trong chiều kích của thời gian và được sinh ra trong dòng sự kiện. Đời sống của xã hội càng có tổ chức cao thì chiều kích thời gian của nó cũng được tổ chức cao, sự độc đáo và tính không lặp lại của nó trong dòng thời gian cũng nổi bật hơn. Dĩ nhiên là đến lượt nó, điều này lại làm cho người ta dễ dàng suy ngẫm về tính chất liên tục của nó, hình dung ra nó, nghĩa là, như một dòng chảy không thể đảo ngược của những tình huống không thể lặp lại, và nhìn lại quá khứ như thế, để hiểu một cách rõ ràng hơn tất cả những gì bị chi phối bởi luật lệ trong xã hội. Cuộc sống của xã hội càng phong phú thì chiều kích thời gian của xã hội, chiều kích thời gian của lịch sử càng dễ nắm bắt hơn.

Từ lợn siêu nạc đến bất ổn xã hội

Lê Anh Hùng

Tình trạng người chăn nuôi sử dụng hoá chất cấm trong chăn nuôi ở các tỉnh phía Nam, trong đó có chất tạo nạc cho lợn, vẫn đang gieo rắc nỗi bất an cho người dân cả nước và khiến cho ngành chăn nuôi một phen khốn đốn.

Không phải chỉ đến khi Bộ trưởng Cao Đức Phát lên tiếng “tuyên chiến” với hành vi mà ông gọi là “tội ác” đó, người ta mới nhận ra đây là hành động vô đạo đức cần bị lên án và trừng trị. Hiện tượng này thực ra đã xuất hiện và được cảnh báo từ lâu nhưng do việc xử lý thiếu nghiêm minh nên nó mới được thể bùng phát đến mức độ kinh hoàng như báo chí đã nêu trong thời gian qua. Rõ ràng, chính sự lỏng lẻo của pháp luật đã ngầm “khuyến khích” hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí trong trường hợp này nó còn khiến người ta sẵn sàng vượt qua cả những ranh giới đạo đức mà xã hội vốn đề cao.

Trại giam số 5 xếp loại thi đua cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Kính gửi Quý Báo,
Tối hôm qua, 26/3/2012, gia đình tôi nhận được một phong bì thư, có dấu ngày 23/3/2012 của bưu điện Thống Nhất (nơi Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đang bị biệt giam), không đề tên người hoặc cơ quan gửi. Bên trong phong bì là Thông báo tình hình chấp hành án phạt tù của Ts Cù Huy Hà Vũ ghi ngày 30/01/2012. Kính nhờ Quý Báo cho đăng để những ai quan tâm đến Ts Cù Huy Hà Vũ được rõ.
Xin trân trọng cảm ơn Quý Báo.

Nguyễn Thị Dương Hà

Trao đổi với Huy Thiêm báo QĐND tác giả bài chính luận phản bác Bùi Tín

Phùng Hoài Ngọc

(Báo QĐND số ra 25/3/2012) với tựa đề “Một bình luận sai lệch về Nghị quyết Trung ương 4” của Huy Thiêm.

Tôi được đọc bài báo của Huy Thiêm qua trang blog của anhbasam. Tôi đồng tình với Anh Ba Sàm “Hoan hô báo Quân đội nhân dân”, vì nhờ đó tôi biết bài của Bùi Tín viết từ nước ngoài. Tuy nhiên đọc rồi tôi lại thấy nhiều ý kiến của trí sĩ trong nước còn sớm hơn, thuyết phục hơn bài Bùi Tín nhiều.

Tiếc rằng bài của Huy Thiêm khiến tôi nhớ lại bài của Bắc Hà (QĐND) tựa đề “Không thể đánh đổ huyền thoại HCM”, vì cả hai bài đều khiến tôi thất vọng về kỹ thuật viết chính luận và tranh luận của quí báo.

Về biện pháp xử lý sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2

Nông Viết Lù

Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đang bàn nhiều về đập thủy điện Sông Tranh 2. Lù tôi tuy là ếch ngồi đáy giếng nhưng cũng liều mạng góp một vài ngu ý như sau:

1) Đập bê tông đầm lăn là gì?

Đập Sông Tranh 2 là đập bê tông đầm lăn – là đập bê tông trọng lực, được thi công bằng công nghệ đầm lăn (Roller-Compacted Concrete Dam, viết tắt là RCCD). Bê tông đầm lăn khác bê thông thường (xây nhà cao tầng, xây cầu cống, v.v.). Sự khác nhau giữa hai loại bê tông này là gì?

a) Bê tông thường có 350 kg ximăng cho 1 mét khối. Bê tông đầm lăn chỉ có từ 60 -100 kg ximăng cho 1 mét khối; để bù vào lượng xi măng thiếu hụt này người ta thường thay bằng xỉ lò cao, hoặc Puzơlan (một loại đất mịn).

Sự cố Sông Tranh 2 và những điều đáng quan ngại

Kỹ sư Đặng Đình Cung gởi RFA

Đồng bào huyện Trà My lo lắng vì có nước rò rỉ từ đập Sông Tranh 2. Điều làm người dân lo lắng nhất có lẽ là chỉ được thông tin có sự cố và tình hình ở trong vòng kiểm soát.

clip_image001

Sơ đồ Nguyên tắc đập trọng lượng. Hình do Kỹ sư Cung gởi RFA

maps.google.com vẫn ghi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc

Bauxite Việt Nam

Một độc giả gửi cho Bauxite Việt Nam bức ảnh sau đây cho thấy khung địa chỉ tìm kiếm của maps.google.com vẫn còn ghi quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) là của Trung Quốc.

clip_image002

Đối với quần đảo Trường Sa (Spratly Islands), maps.google.com cũng ứng xử tương tự:

clip_image004

Bauxite Việt Nam đề nghị cư dân mạng mạnh mẽ phản đối maps.google.com, để thúc đẩy trang mạng này sửa chữa triệt để hơn nữa, xoá hẳn tên Trung Quốc như là quốc gia có chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ trên bản đồ như đã làm, mà cả trong khung tìm kiếm nữa.

BVN

Quân tử và quân tử nói lại

Hồn Quê

Lời đầu

Khi tôi còn nhỏ, đến bữa ăn bố tôi vẫn thường xuyên nhắc “ăn một đọi, nói một lời”, và “lời nói đọi máu”, hoặc “chó ba khoanh mới nằm, người ba năm mới nói” (quê tôi gọi bát là đọi). Ông thường xuyên nhắc trong các bữa ăn, nên chúng tôi luôn tạo thành thói quen đến tận bây giờ, tôi hiểu đó là nhắc các con “phải sống như những người quân tử”. Có một lần anh họ ngoại tôi (học ở Nga về), đến bữa ăn anh ăn bát này rồi ăn bát khác, tôi thấy ông nhăn mặt khó chịu như “ấm ức” cả bữa ăn, nhưng vì cháu là khách xa mới về ông không tiện nhắc. Lại có anh bạn tôi vốn là lớp trưởng thời đại học, nay đã “thất thập” thỉnh thoảng anh em vẫn ngồi uống bia với nhau. Anh có đặc tính là luôn uống trong một cốc. Những lần như vậy tôi nói với anh và cả bọn cùng cười. Tôi biết chỉ có anh và tôi hiểu cái cười của nhau vì cái câu “ăn một đọi, nói một lời” đã thấm vào máu anh (anh người xứ Nghệ).

Các cựu lãnh đạo Vinashin ra tòa

Một số quan chức liên quan vụ bê bối ở Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, tức Vinashin, vốn làm chấn động nền kinh tế Việt Nam cuối cùng đã bị đưa ra xét xử tại Hải Phòng vào sáng thứ Ba ngày 27/3.

clip_image001

Các lãnh đạo tập đoàn Vinashin đã gây thiệt hại hơn 4 tỷ đôla

Lấy tiền thuế của dân để “dưỡng liêm” cho CSGT

clip_image001

 

GS. TS Bùi Thế Vĩnh: Tôi nghi lắm, lo về giải pháp này lắm. Nguồn tiền trợ cấp này lấy từ đâu? Chẳng lẽ lại lấy từ tiền thuế của dân?

 

(Kienthuc.net.vn) - “Dưỡng liêm là việc nên làm nhưng tiền chi trả được lấy từ nguồn nào? Với một chính sách thì không thể hứng lên là làm được” – đó là những băn khoăn của GS. TS Bùi Thế Vĩnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia.

CSGT là đối tượng “nhũng nhiễu” nhiều nhất ở Đà Nẵng?

“Tôi tự hỏi không biết cơ sở lý luận và thực tiễn nào để đưa ra mức phụ cấp 5 triệu đồng/tháng ấy. Phải chăng CSGT là đối tượng “nhũng nhiễu” nhiều nhất ở Đà Nẵng nên phải đưa vào “tầm ngắm”? Có phải CSGT là những người có nhiều điều kiện tham nhũng nhất hay không? Tôi nghĩ chắc chắn là không phải.

Nếu vậy thì biết bao nhiêu người khác, đối tượng khác, họ còn nhũng nhiễu hơn rất nhiều, sao lại chọn CSGT? Một chính sách đưa ra không thể thích thế nào thì làm thế, hứng lên là làm, không thì thôi” - GS. TS Bùi Thế Vĩnh cho biết.

Thư gửi ông Husák

Václav Havel

Phạm Nguyên Trường dịch

Phần 2

Toàn bộ tình hình mà tôi vừa cố gắng trình bày ở đây sẽ dẫn đến đâu?

Nói cách khác, hệ thống dựa trên sợ hãi và thờ ơ – tức là hệ thống đẩy tất cả mọi người vào hang ổ của sự tiêu thụ vật chất và cung cấp cho họ thói đạo đức giả làm phương tiện giao lưu chủ yếu với xã hội – sẽ tạo ra những ảnh hưởng như thế nào đối với nhân dân? Cảnh sát sẽ đưa xã hội tới đâu, khi mà mục đích duy nhất là trật tự giả tạo và sự phục tùng toàn diện, bất chấp phương tiện và cái giá phải trả?

Không cần là người giàu trí tưởng tượng cũng có thể thấy rằng tình hình như thế chỉ dẫn tới sự xói mòn dần tất cả các tiêu chuẩn đạo đức, sự sụp đổ mọi tiêu chí của sự tử tế, và sự hủy diệt trên diện rộng niềm tin vào những giá trị như sự thật, trung thành với nguyên tắc, sự thật thà, vị tha và danh dự. Cuộc sống – trong quá trình đồi phong bại tục như thế, tức là quá trình có xuất xứ từ việc người ta mất hết mọi hi vọng và mất hết niềm tin rằng cuộc sống có một ý nghĩa nào đó – phải chìm xuống mức tồn tại sinh học, chẳng khác gì cây cỏ. Một lần nữa, chúng ta lại đứng trước bi kịch của con người trong nền văn minh công nghệ hiện đại, được thể hiện bởi sự suy giảm nhận thức về thực tại tuyệt đối, mà tôi đề nghị gọi là “sự khủng hoảng bản sắc của con người”. Vì làm sao mà cái hệ thống kiên quyết đòi con người phải trở thành một cái gì đó khác hẳn với bản chất của anh ta có thể làm chậm lại quá trình sụp đổ bản sắc của con người?

Bên trong đường hầm đập thủy điện Sông Tranh 2

Tô Văn Trường

Ở nước ta, đã có nhiều sự cố vỡ đập, nứt đập xảy ra đặc biệt thập niên 90 ở Tây Nguyên. Gần đây, là vỡ đập thủy điện Hố Ô ở Hà Tĩnh. Lỗi vỡ đập do nhiều nguyên nhân, như thiết kế, thi công, quản lý, giám sát. Một trong các nguyên nhân bất cập là trong thiết kế chưa quan tâm đúng mức đến việc chứa lũ gia cường.

Trên thế giới, do các nguyên nhân về nền móng, thấm xói mòn, vật liệu đắp đập không đảm bảo chất lượng và các nguyên nhân do trượt, động đất, đường tràn xả lũ không thích hợp, v.v. nên đã có nhiều đập bị vỡ gây thiệt hại lớn về người và của. Đập Teton (Mỹ) cao 93 m dung tích 300 triệu m3, cách Newdale 5 km về phía Đông Bắc hoàn thành năm 1976 bị vỡ. Nguyên nhân: từ 10/04/1976 có mưa lũ lớn, nước hồ lên nhanh; ngày 03/06/1976 xuất hiện thấm ở chân đập. Đến ngày 4/6/1976 xuất hiện thêm thấm ở bờ phải. Ngày 5/6/1976 thấm ở cả thân đập và hình thành vết nứt rồi vỡ đập vào hồi 11 giờ 30. Do vỡ đập vào ban ngày nên thiệt hại về người không lớn, nhưng đã phá hủy nghiêm trọng nhà ở của 25.000 người, nhiều công trình và đồng ruộng, thiệt hại ước tính khoảng 400 triệu đô la.

Những câu hỏi vì sao

Phan Tất Thành

image Không hiểu sao tin đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc do ông Lý Cảnh Điền, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Giám đốc Thường trực Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc làm trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại TP Đà Nẵng; ông Trần Thọ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đã tiếp đoàn lại không được đăng tải để ca ngợi tình đoàn kết Việt Trung?

Ông Trần Thọ bày tỏ vui mừng đón Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc đồng thời thông báo khái quát tình hình kinh tế - xã hội của TP Đà Nẵng trong thời gian qua. Hiện Đà Nẵng có mối quan hệ hợp tác hữu nghị với 30 tỉnh, thành của các nước trên thế giới; trong đó có các tỉnh, thành Vân Nam, Thẩm Quyến của Trung Quốc. Hiện cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc đến đầu tư tại TP Đà Nẵng.

Việt Nam với giải pháp 'Giấu bụi dưới thảm'

TS. Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa

Bụi gì dưới tấm thảm nhung?

Tình hình kinh tế hiện nay khiến cho từ bà nội trợ đến người làm công ăn lương, đến bác nông dân đểu lo sốt vó, lo không biết kinh tế của ta sẽ “sập” lúc nào. Bỗng được một người hiểu biết và có trách nhiệm tuyên bố như đinh đóng cột: "Mọi vấn đề về ngân hàng, chứng khoán và bất động sản sẽ được giải quyết xong trước tháng 8 năm nay. Tất cả thị trường tài chính sẽ phục hồi và sẽ lập đỉnh cao mới trong 2013”. Nghe vậy chắc hết thảy đều yên tâm, và trút sạch hết nỗi lo nếu như tất cả đều ngớ ngẩn như bầy cừu để phục sát đất những anh “gu gồ chấm tiên lãng”! Khổ nỗi trời đã sinh ra thằng bịp sao còn sinh ra những người thông tuệ?

Lời nhận định dưới đây của Alan Phan (một doanh nhân bôn ba làm ăn trên 43 năm qua tại Mỹ và Trung Quốc. Ông cũng là tác giả của 8 cuốn sách Anh và Việt ngữ về kinh tế tài chính của các nền kinh tế mới nổi. Ông tốt nghiệp tại các đại học Penn State, American Intercontinental (Mỹ), Sussex (UK) và Southern Cross (Úc)…) chắc đủ sức kéo mọi người ra khỏi cơn phấn chấn giả tạo, trở về với thực tế của cuộc sống đầy lo âu, nhọc nhằn và… bụi bặm!

Điều này Alan Phan làm ta thú vị: Rất bụi bặm mà trong nháy mắt, chẳng mất công hót rác, lại trưng ra ngay được bộ mặt sạch sẽ trơn tru thì làm cách gì? Mẹo chữa cháy này “thằng Tây” cũng láu cá chẳng khác gì người Việt, đó là mẹo GIẤU BỤI DƯỚI THẢM!

Đi trên mặt thảm… đỏ mượt như nhung mấy ai ngờ, mấy ai “lật tẩy” tấm thảm lên để xem hàng lớp bụi dày được giấu vội xuống đó?

Trước tệ nạn cái gì cũng giấu giấu diếm diếm, thì thành ngữ “Giấu bụi dưới thảm” là bài giáo dục thấm thía, đọc là thuộc ngay. Bụi kinh tế, bụi chính trị, bụi văn hóa, bụi nhân cách… tuy hót đi không dễ, nhưng cứ giấu cồm cộm dưới tấm thảm nhung phỏng có giấu mãi được không?

Mác cũng bảo “sự thật là tiêu chuẩn, là thước đo của chân lý” kia mà, không ai trốn được sự thật, kể cả con đà điểu châu Úc.

Hà Sĩ Phu

Dân oan tập trung khiếu kiện ở Hà Nội, Sài Gòn

Gia Minh, biên tập viên RFA

Những người dân bị mất nhà đất một cách bất công hôm nay tiếp tục kéo nhau về các cơ quan trung ương để khiếu kiện đòi hỏi quyền lợi của họ.

clip_image001

Ngày 14-3-2012, Dân Oan từ các Tỉnh như: Bình Thuận - Bình Dương - An Giang - Bến Tre - Tiền Giang - Đồng Tháp - Vĩnh Long - Sài Gòn, v.v. kéo đến văn phòng chính phủ đại diện phía Nam, 210 Võ Thị Sáu - Sài Gòn, căng biểu ngữ đòi tài sản nhà đất bị cưỡng chế (Ảnh minh họa). Courtesy Vietnamexodus

Nhật Bản còn duy nhất một lò phản ứng hạt nhân hoạt động

Thanh Hà

Một năm sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản vừa cho ngưng hoạt động lò phản ứng số 6 tại nhà máy điện  Kashiwazaki-Kariwa ở tỉnh Niigata. Trên toàn quốc, Nhật Bản hiện chỉ còn 1 trên tổng cộng 54 lò phản ứng hoạt động, và có nguy cơ thiếu điện vào mùa hè năm nay.

clip_image001

Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa. Ảnh chụp ngày 18/07/2007. REUTERS/Issei Kato/Files

Thư gửi ông Husák

Václav Havel

Phạm Nguyên Trường dịch

Phần 1

Lời người dịch:

Bản dịch được thực hiện nhân giỗ bách nhật Vaslav Havel (5/10/1936-18/12/2011).

Đây là bức thư được Vasclav Havel viết vào tháng 4 năm 1975 để gửi cho ông Gustav Husák, lúc đó đang làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc và cũng là tuyên bố công khai đầu tiên của Havel kể từ ngày ông bị đưa vào sổ đen vào năm 1969.

Kính thưa tiến sĩ Husák!

Trong các công sở và nhà máy của chúng ta công việc đang chạy đều, kỷ luật được giữ vững. Sự cố gắng của đồng bào chúng ta đang tạo ra những kết quả nhìn thấy được trong sự gia tăng một cách chậm chạp mức sống: dân chúng xây nhà, mua ô tô, sinh con đẻ cái, giải trí và vui sống.

Rối loạn tại Tây Tạng cho thấy dân không chấp nhận đường lối của Trung Quốc

Stephanie Ho | Bắc Kinh

Từ lâu Trung Quốc vẫn tán dương các chính sách của họ tại Tây Tạng nhằm gia tăng phát triển và nâng cao mức sống tại một khu vực xa xôi và nghèo khó. Nhưng khi mà những vụ biểu tình phản đối và các vụ tự thiêu tiếp tục ở một vài nơi, tình hình bất ổn là dấu hiệu của sự bác bỏ của dân chúng đối với những lời tự nhận là tiến bộ đó. Thông tín viên Stephanie Ho từ Bắc Kinh tường trình.

clip_image001

Mặc dù kinh tế địa phương đã tăng trưởng, cảm nghĩ tuyệt vọng của rất nhiều người thuộc sắc dân Tây Tạng cũng tăng theo. Hình: AP

Ấn Độ: Một người Tây Tạng lưu vong tự thiêu phản đối chủ tịch Trung Quốc

Tú Anh

Tại New Delhi, hôm nay 26/03/2012, cộng đồng Tây Tạng lưu vong tổ chức một cuộc biểu tình chống chuyến viếng thăm sắp tới đây của lãnh đạo Trung Quốc. Một thanh niên 27 tuổi đã tẩm xăng tự thiêu. Đây là vụ tự thiêu thứ hai tại Ấn Độ để thể hiện tinh thần liên đới với phong trào phản kháng tại các vùng Tây Tạng ở Hoa Lục.

clip_image001

Thanh niên Tây Tạng Jamphel Yeshi - tự thiêu để phản đối chuyến thăm Ấn Độ của ông Hồ Cẩm Đào - được đưa đến bệnh viện. Ảnh ngày 26/03/2012. Reuters

Vỡ đập thuỷ điện Sông Tranh 2: nguy cơ rình rập?

Lê Quốc Trinh, kỹ sư cơ khí

Canada

Cả tuần nay nín thở theo dõi tin tức về chuyện nứt nẻ của đập thuỷ điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam), tôi cảm thấy có chuyện gì bất ổn giấu giếm bên trong công trình đồ sộ tốn kém, nhưng chứa đầy nhiều nguy cơ cho dân chúng miền Trung sống dưới hạ lưu.

Trong khi chờ đợi báo cáo chính thức của Nhà Nước, tôi xin mạn phép nêu lên đây vài điểm quan ngại của một kỹ sư cơ khí sống và làm việc trong công nghiệp xây dựng Bắc Mỹ. Theo thông tin sơ khởi tôi lượm lặt được từ nhiều nguồn trên báo Mạng trong nước, đập thuỷ điện Sông Tranh 2 do cty Nhà Nước EVN đứng ra chủ trì xây dựng gần làng Trà My tỉnh Quảng Nam, có sức chứa gần 730 triệu mét khối nước, con đập chính, nơi thoát nước chứa nhiều tổ máy phát điện, có chiều cao 96m, dài 640m là nơi phát hiện nhiều vết nứt quan trọng từ mấy tuần qua. Quan sát bức ảnh chụp tại chỗ của đoàn thanh tra cho thấy hai chỗ nước chảy liên tục xối xả như suối ở hai bên thân đập chính, và không xa lắm vài vết nứt xuất hiện nước phun lên thành vòi cao hơn cả thước. Bao nhiêu hình ảnh đó khiến tôi càng thêm lo ngại cho số phận của hàng chục ngàn hộ dân vùng hạ lưu, nếu đại hoạ vỡ đập xảy ra. Tôi xin nêu ra đây vài nhận xét có tính khoa học kỹ thuật tổng quát:

Sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 - Quảng Nam: Phải quy rõ trách nhiệm

Tô Văn Trường - Hoàng Xuân Hồng

Việc sửa chữa đập thủy điện Sông Tranh 2 phải do chủ đầu tư thực hiện. Sau khi xác định rõ những khiếm khuyết của chủ đầu tư, thiết kế, thi công và giám sát, phải quy rõ trách nhiệm của từng cá nhân

clip_image001

Công nhân đang xử lý hiện tượng rò rỉ nước ở thân đập chính thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Thu Minh

Tiếng kêu cứu giữa đêm của phụ nữ, trẻ em và cướp giật khủng bố giữa ban ngày

J. B Nguyễn Hữu Vinh

clip_image001  

Cháu Phú, 2 tuổi sợ hãi nép vào bức tường nhìn chúng tôi ngơ ngác

 
   

Nửa đêm 23/3, nhận được các thông tin kêu cứu của chị Trần Thị Nga, một phụ nữ với đứa con nhỏ mà mình vẫn thường thấy trong một số cuộc biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm lược: “Các anh ơi, nhà em bị rào kín và họ đang dọa giết mẹ con em”. Cả đêm qua, theo dõi trên mạng thấy tình hình của mẹ con nhà này được cập nhật, những thông tin cho thấy những điều không thể nào tin nổi ở một xã hội luôn được xác định là có “nhà nước pháp quyền”. Ở xã hội đó bên cạnh chính quyền, đảng bộ, công an, còn có vô khối các đoàn thể ăn theo và lĩnh lương từ ngân sách nhà nước, tức là từ đồng tiền thuế của nhân dân để tạo nên những bộ máy công kềnh trên lưng người dân như Hội phu nữ, Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em… và ở tất cả những cơ quan đó luôn luôn kêu gào rằng: “Vì nhân dân phục vụ”.

Sáng nay, lại một cuộc điện thoại cho biết: Chị Nga đã bị cướp máy ảnh, đánh ngay trước cửa nhà khi tiễn chân một người khách và chính người khách đó cũng bị cướp điện thoại. Việc này diễn ra trước mắt công an. Điện thoại cho một người quen, mấy anh em đều đồng thanh: Chúng ta phải xuống tận nơi để xem những gì đã diễn ra ở đó. Thế là mấy anh em lên đường.

Bình thường và bất bình thường

(CL)- Báo chí chỉ phản ánh thông tin chân thực. Và muốn thông tin được chân thực thì thông tin đến với nhà báo phải được đầy đủ, chính xác.

 

clip_image001

Nếu không có thông tin chính thức sẽ có nguy cơ xuất hiện những  tin đồn thất thiệt xung quanh việc làm này

Khoảng trống và phiếu chống

Đào Tuấn

clip_image002

Chuyện áp phí đến mức “không thể đi” đối với ô tô và “cấm tiệt xe máy” sẽ là chuyện một sớm một chiều. Cấm quá dễ, đôi khi chỉ cầm cắm biển cấm và “sử dụng anh hùng Núp” – như cách nói của cư dân mạng. Nhưng câu hỏi không thể không đặt ra là người dân sẽ đi bằng gì?

Năm 2001, Hà Nội ra quyết định cấm toàn bộ xe xích lô sau vài năm cấm ở vài tuyến phố . Sau này, Giám đốc CA Hà Nội tướng Phạm Chuyên, một trong số các tác giả của  lệnh cấm , dù vẫn cho rằng: Chính phủ phải có chính sách khả thi với việc hạn chế xe máy ở các thành phố lớn” – như Hà Nội đã từng hạn chế xích lô, nhưng ông cũng nói tới trách nhiệm của nhà nước đối với xây dựng cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải công cộng như một điều kiện tiên quyết. “Phải làm thật tốt đã rồi mới nói được người dân. Thế mới công bằng. Đừng cứ nói đến tai nạn, ùn tắc thì đổ hết lỗi cho dân”.

Bỏ phiếu cho bí thư Thành

Bá Tân

Tôi không có ác ý, không võ đoán khi gọi đương chức Bí thư Thành ủy Hải Phòng, ông Nguyễn Văn Thành là con vẹt. Đích thân người đứng đầu Thành ủy Hải Phòng tự chứng minh điều đó.

Chả là báo Hải Phòng vừa đi qua chặng đường 55 năm. Tôi có nhiều bạn, kể cả thời đại học tổng hợp cũng như sau đó là đại học báo chí, công tác tại báo Hải Phòng. Hôm xuống Tiên Lãng tìm hiểu vụ việc, bạn tôi công tác ở báo Hải Phòng cùng đi nhưng suốt chặng đường cứ trầm ngâm tư lự. Nhiều người trách báo Hải Phòng, đứng ngoài cuộc vụ Tiên Lãng, thậm chí còn phụ họa cho việc làm sai của bộ máy công quyền địa phương. Hãy đặt mình là người trong cuộc để chia sẻ và thông cảm với các đồng nghiệp báo Hải Phòng, chí ít là giảm ga chê trách.

Vụ xử Vinashin sẽ không trấn an được giới đầu tư

Thanh Phương

clip_image001

Ngày 27/03/2012 Toà án Nhân dân Hải Phòng xử sơ thẩm các cựu lãnh đạo của tập đoàn Vinashin. Nhưng theo nhận định của hãng thông tấn Pháp AFP, vụ xử này không trấn an được giới đầu tư về khả năng của chính phủ Việt Nam tìm ra những giải pháp cho khủng hoảng về cơ chế.

Tình trạng gần như phá sản của Vinashin đã làm rúng động chế độ Hà Nội ở cấp cao nhất và làm nổi rõ sự quản lý vô cùng tồi tệ các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam.

Ông Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Vinashin cùng tám lãnh đạo khác của tập đoàn sẽ ra tòa vì bị coi là đã “lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Họ bị coi là có trách nhiệm trong việc để cho tập đoàn này bị nợ nần tổng cộng lên tới khoảng 4,4 tỷ đôla. Họ có thể lãnh án lên tới 20 năm tù.

Tin nhanh về buổi chiếu phim "Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát" tại Berlin

(NguoiViet.de) Tối qua 24/3 tại Berlin, buổi công chiếu bộ phim "Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát" của đạo diễn Hồ Cương Quyết đã được tổ chức trang trọng, ấm cúng, thấm đậm tình yêu biển đảo quê hương Việt Nam và thành công nhiều hơn sự mong đợi của những người tổ chức.

clip_image001

Quang cảnh buổi chiếu phim "Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát" tại Berlin ngày 24/3/2012

Thời lập nghiệp ở Havanna (phần cuối)

Jens Glüsing

Phan Ba dịch từ Der Spiegel 12/2012

clip_image002

 

Đường Neptuno trong thủ đô của Cuba: phòng thí nghiệm cho các thử nghiệm về kinh tế. Ảnh: Spiegel

 

"Ganancia", từ của tiếng Tây Ban Nha cho lợi nhuận, bây giờ không phải là từ để chửi rủa nữa, trong Havanna đang có cơn sốt lập nghiệp. Nhà hàng tư nhân khai trương ở khắp nơi trong thành phố, chủ nhân của chúng mua thịt và rau cải trên chợ nông dân vào sáng sớm.

Tài xế xích lô Pérez chuyên chở phụ nữ nội trợ, doanh nhân, khách du lịch và nhân viên nhà nước. Chỉ cần 5 euro là ông đạp xe qua tất cả 24 khu nhà của Neptuno. Ông không nhận peso cubano, tiền tệ chính thức của Cuba: "Ai muốn kinh doanh ở Cuba thì phải có thu nhập bằng CUC."

CUC là tiền tệ có thể quy đổi được của hòn đảo. Trước kia, nó là tiền cứng dành riêng cho khách du lịch, việc thả lỏng nó là bước đầu tiên đi theo hướng kinh tế thị trường. Ai có CUC thì có thể mua được tất cả: dầu gội đầu từ Brazil, thịt bò để nướng từ Argentina hay Coca-Cola từ Mexico.

Giã từ Đức trị!

Hà Sĩ Phu

Đôi lời sau 17 năm: Nhân dịp đang có nhiều bài viết rất thâm thúy về “nạn” Đức trị, tôi xin nhắc lại một đoạn liên quan mà tôi đã đề cập trong tiểu luận Chia tay Ý thức hệ, để cùng nhau góp sức xây dựng một nhận thức rất căn bản cho công cuộc Đổi mới hôm nay. Bài viết theo thể Hỏi-Đáp cho ngắn gọn. Xin lưu ý cho rằng năm 1995 tôi chưa có Internet, châu Âu chưa có Nghị quyết 1481, dư luận chưa biết Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chưa biết rõ dư hại của Ý thức hệ đối với quan hệ Việt Trung như hiện nay… và tôi viết trong tình huống lúc ấy rất đơn thương độc mã. Hôm nay nếu viết lại chắc tôi phải sửa một vài chữ, một vài chữ thôi, mong người đọc hiểu và lượng thứ cho mấy chữ chưa được như ý đó.

Nỗi lo toàn cảnh phát triển thủy điện ở nước ta

Tô Văn Trường

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phát triển đất nước. Không hề xấu hổ khi nói rằng chúng ta rất lạc hậu về mọi mặt. Không thể đốt cháy giai đoạn bằng sử dụng một cách phí phạm các nguồn tài nguyên, các nguồn lực của đất nước. Bởi chúng ta không thể tái tạo cái mà thiên nhiên phải tích lũy hàng triệu năm. Cái chúng ta cần làm ngay là ổn định đất nước về mọi mặt, là phải biết tập trung phát huy sức mạnh của trí tuệ, sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Sức mạnh đó mới giúp chúng ta phát triển trên nền tảng bền vững, giúp đất nước đi lên một cách vững chắc. Từ sự kiện nóng, sự cố rò rỉ nước ở đập thủy điện sông Tranh 2 đang gây xôn xao dư luận, đặc biệt là sự bất an, lo lắng của người dân vùng hạ lưu đập, hãy cùng nhau nhìn lại bức tranh tổng thể về công tác phát triển thủy điện ở Việt Nam.

Sẽ làm cho tan tành bức tường lặng im xấu hổ!

André Menras - Hồ Cương Quyết

Phạm Toàn dịch

Gửi các ngư dân bị cầm tù tại Phú Lâm, Hoàng Sa

Tôi ra đi từ Bobigny, ngôi làng của tình đoàn kết, nơi đây chúng tôi bán được 400 đồng euro sản phẩm thủ công nghiệp Việt Nam để ủng hộ trẻ em nghèo được Hội ADEP (Hội Xúc tiến Hợp tác Sư phạm) Pháp-Việt hỗ trợ ...

Tôi đã gặp những nhà hoạt đodọng của Đảng Cộng sản, các cán bộ Liên hiệp Công đoàn Pháp, đều là những con người tiến bộ cả: nay thì họ đã đựoc biết là có cuốn phim và họ đã được biết là có vấn đề ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc xâm hại. Có người đã khóc, họ thấy bị sốc, họ thấy phẫn nộ. Khi đi đó đi đây trên đất Pháp, tôi vô cùng ngạc nhiên thấy đâu đâu người ta cũng lặng im trước vấn đề này. Thật kinh khủng khi thấy người ta đã có thể tảng lờ thậm chí bóp nghẹt các thông tin tại một quốc gia tự cho mình là dân chủ! Tuy nhiên, từ nhiều tháng nay, tôi đã gửi các bài viết, các bản dịch bài báo, những lá thư của các ngư dân và những tài liệu khác nữa tới những người có trách nhiệm của mấy tổ chức nói trên! Giờ thì họ chẳng thể nào nói được nữa là họ không biết chuyện gì đã xảy ra! Vậy thì, họ đã ký kết với nhau những gì và như thế nào để khoá chặt các thông tin kia? Ai là người yêu cầu họ giữ lặng im? Đại sứ quán Việt Nam tại Paris, Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm tất cả mọi điều trong phạm vi quyền hạn của họ để lên án những tội ác xâm lược của Tàu hay là ngược lại họ đã phối hợp kết hợp nhau để ngăn chặn thông tin? Ta buộc phải nhận thấy một điều rõ ràng là kết quả của sự đồng loã Pháp-Việt đó đã phục vụ cho ý đồ của Trung Hoa và khuyến khích nước này tiếp tục mọi chuyện! Tôi những muốn rằng những người lãnh đạo các tổ chức tôi đã trao đổi trò chuyện với họ sẽ nhận ra trách nhiệm phải phát động một chiến dịch truyền thông lớn để huy động công luận ủng hộ chính nghĩa của ngư dân Việt Nam!

Chúng tôi đi Phủ Lý "giải cứu" mẹ con chị Trần Thị Nga

Nguyễn Xuân Diện

Thưa chư vị, Ngay từ đêm qua, chúng tôi đã gần như không ngủ, cắt cử người trực để luôn liên lạc với chị Trần Thị Nga để nắm bắt tình hình. Chúng tôi dặn Chị không được tắt điện thoại, bật đèn sáng suốt đêm và tuyệt đối không mở cửa.

Sáng nay, một số anh chị em thân hữu ở Hà Nội xuất phát từ tinh thần nhân văn và tôn trọng pháp luật, sau một vài hội ý chớp nhoáng đã lên đường đi Phủ Lý.

Vào lúc 11h hôm nay,  chúng tôi đã có mặt ở nhà chị Trần Thị Nga, ở số nhà  52 phố Trần Thị Phúc, TP Phủ Lý, Hà Nam. Một xe khác đến muộn hơn, vào lúc 12h15 mới đến được.

Một cái chết đau lòng

clip_image001

 

Ông Nguyễn Xong (90 tuổi) và vợ đau buồn khi con trai qua đời - Ảnh: HỮU KHÁ

 

TT - Sáng 23-3, tại thôn Ngọc Sơn Tây (xã Bình Phục, Thăng Bình, Quảng Nam), ông Nguyễn Văn Tưởng (47 tuổi, không vợ không con) đã tự tử sau khi có những hành vi quá khích do bức xúc chuyện đền bù giải tỏa đất đai.

Ông Nguyễn Văn Bình – bạn nối khố với ông Tưởng – kể lại: “Sau khi có quyết định thu hồi đất, anh Tưởng cho rằng không được đền bù thỏa đáng. Buổi sáng, cả làng được mời tham dự họp. Khi đại diện chính quyền vừa trình bày xong phương án tái định cư, nhiều người xin phát biểu nhưng không được. Vì quá bức xúc, anh Tưởng chạy thẳng lên đòi lấy micro để nói. Rồi không hiểu sao anh rút một con dao giấu trong người đâm loạn xạ vào đoàn cán bộ. Sau đó, anh về nhà lấy con dao khác và chạy tìm cán bộ giải tỏa. Khi công an vừa đến, anh lại chạy về nhà. Ít phút sau, tôi nghe nói anh đã chết”.

Ngăn chặn tình trạng lạm quyền của công an

Quỳnh Chi, phóng viên RFA

Tình trạng lạm dụng quyền lực của công an thậm chí gây ra tử vong trong khi bị tạm giam đã bị lên án từ ba năm nay.

clip_image001

Gia đình anh Trịnh Xuân Tùng khóc tức tưởi trên đường đến tòa.(Anh Tùng đã bị công an đánh gãy xương cổ và xương cột sống rồi còng, xích vào gốc cây, rồi chết sau đó). Source damlambao

Tương phản

Thuỳ Linh

Vẫn biết chuyện giàu nghèo là do khéo tu từ kiếp trước, là phước huệ, là tài năng, là may mắn và cũng có thể là do làm ăn bất chính của từng con người. Lựa chọn cách sống và một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ là quyền của mỗi người. Và ai cũng mong muốn được sống trong hạnh phúc, đầy đủ. Nhưng sự chênh lệch giàu ghèo ở Việt Nam giờ như thể phim dương bản và âm bản. Dường như khoảng cách này càng mỗi lúc càng giãn ra sau nhiều năm kinh tế tăng trưởng và phát triển. Người nghèo nhìn về cuộc sống của người giàu không khác gì cố tìm cách chạy về phía đường chân trời…Càng chạy càng đuối sức và biết sẽ không bao giờ tới được...

Hãy thử nhìn vào các bức hình này. Những bức hình về cuộc sống giàu sang, xa hoa của những người nổi tiếng trong giới showbiz tràn ngập trên các trang mạng, không khó để tìm. Còn những bức ảnh về cuộc sống của các bé học sinh và người dân miền núi thì mình chụp được trong những chuyến đi vừa qua. Đây chưa phải là tất cả những gì mình muốn nói, chỉ muốn mời bạn bè hãy dừng lại giây phút trong ngày nghỉ cuối tuần để cùng xem và cùng…đau…Xin lỗi nếu mình làm phiền nhé.  

Thời lập nghiệp ở Havanna (phần 1)

Jens Glüsing

Phan Ba dịch từ Der Spiegel 12/2012

clip_image002

 

Đường phố trong Havanna. Ảnh: Der Spiegel

 

Tổng thống Raúl Castro đang tiến hành những cải cách đoạn tuyệt với các lý tưởng của Cách mạng – Chủ nghĩa Tư bản lặng lẽ bước vào. Nhà thờ Công giáo muốn tăng tốc lần mở cửa của đất nước này, Giáo Hoàng Benedict sẽ đến thăm vào tuần sau.

Chiếc Audi của Juan Pérez là một chiếc hai chỗ ngồi màu xanh với một cái băng ghế giả da. Hành khách phải chịu thiếu túi khí và dây an toàn. Chỉ bốn cái vòng ở cần điều khiển là khiến cho người ta nhớ đến biểu tượng của thương hiệu ô tô đấy.

"Ông có thích chiếc Audi của tôi không?", Pérez hỏi và đạp mạnh xuống cái bàn đạp của chiếc xích lô ông ấy. Ông ấy mơ có một chiếc A4 với máy điều hòa nhiệt độ và vành bánh xe nhôm.

Huyền thoại “an toàn tuyệt đối”

Nguyễn Hoàng

BBC Tiếng Việt, Chatham House, London

“Nhật Bản sau Thế chiến II đã xây dựng được hình ảnh rõ nét của một đất nước có độ an toàn và an ninh cao”.

Bài học từ Thảm họa Fukushima

clip_image001

Học giả Nhật thuyết trình về lỗ hổng quản lý giữa các cơ quan cấp chính phủ và ngành công nghiệp điện nguyên tử

Chống tham nhũng – Đâu là “đột phá khẩu”?

Gấp rút hoàn thiện nhà nước pháp quyền!

Tống Văn Công

Vừa qua, báo Lao Động đã đăng liên tục 4 bài viết của các đồng chí giàu tâm huyết và trí tuệ tìm biên pháp đẩy lùi tham nhũng, góp phần chỉnh đốn xây dựng Đảng. Đây là một bài toán khó. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, trước khi kết thúc nhiệm kỳ đã nhận khuyết điểm trên Sài gòn Tiếp thị số Xuân là ông đã không giải được bài toán tham nhũng như đã hứa. Vậy mỗi người chúng ta cần góp sức mở cho được “đột phá khẩu” này!

”MÔT BẦY SÂU” VÀ “CĂN BÊNH UNG THƯ”

Căn bệnh tham nhũng đã được phát hiện và đưa ra thuốc chữa từ Đại hội Đảng lần thứ 6, đến nay đã qua 26 năm, có rất nhiều cuộc hội chẩn, điều trị từ các nghị quyết Đại hôi Đảng và các Hội nghị Trung ương, nhưng chẳng những bệnh không thuyên giảm mà ngày càng tỏ ra lờn thuộc và trầm trong hơn. Chủ tịch Trương Tấn Sang đưa ra hình ảnh tham nhũng như “một bầy sâu” đục khoét đất nước và tàn phá Đảng. Mới đây, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu cho rằng “thực trạng đã nặng lắm rồi như căn bênh ung thư”. So sánh với chứng bệnh đó có lẽ, ông muốn nói rằng dù nhẹ cũng phải qua giải phẩu! Báo cáo tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 cho thấy, số vụ án tham nhũng được điều tra, truy tố, xét xử trong 5 năm qua có xu hướng giảm dần, trong khi tham nhũng diễn ra nghiêm trọng hơn. Số vụ tham nhũng được phát hiện và xử lý qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán còn ít.

Sông Tranh 2: Thảm họa vỡ đập không quá xa vời

clip_image001

 

GS.TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam.

 

"Tôi không hiểu sao nhà thầu lại phát ngôn rằng chuyện nứt đập là chuyện bình thường. Dù gì, nguy cơ vỡ đập là có. Rõ ràng chính các kỹ sư thi công cũng chưa hiểu hết về kỹ thuật nên mới có một vài tuyên bố như vậy". Đó là chia sẻ của GS.TSKH Phạm Hồng Giang về sự cố nứt Đập Thủy điện Sông Tranh 2.

Lỗi không ở công nghệ

Theo đánh giá của ông, sự cố nứt đập của thủy điện Sông Tranh 2 đang ở mức độ nào?

Theo như kinh nghiệm trong ngành thì đó là việc nghiêm trọng. Không thể nói nó là bình thường. Trong kỹ thuật xây dựng đập, việc để nước từ thượng lưu chảy xuyên qua đập, tràn qua mặt đập, mái đập là không được phép.

Bị giải tỏa, đâm hai cán bộ đất đai rồi tự sát

Vũ Trung

clip_image002

 

Ông Nguyễn Xong đau buồn sau cái chết của con

 

Tại cuộc họp giữa lãnh đạo Trung tâm khai thác quĩ đất huyện Thăng Bình với 61 hộ dân bị giải tỏa đền bù vào sáng 23/3, bất ngờ một người đàn ông cầm dao đâm hai cán bộ sau đó bỏ chạy về nhà và chết ngay sau đó…

Vào lúc 9h15 sáng 23/3, Trung tâm Y tế huyện Thăng Bình (Quảng Nam) tiếp nhận cấp cứu một người đàn. Tuy nhiên người đàn ông này đã chết trước khi đưa vào bệnh viện.

Danh tính bệnh nhân được xác định là Nguyễn Văn Tưởng (SN 1964, trú tại thôn Ngọc Sơn Tây, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, Quảng Nam), hiện chưa có vợ con.

Theo người nhà bệnh nhân, vào khoảng 7 giờ sáng, đoàn cán bộ của Trung tâm khai thác quĩ đất huyện Thăng Bình tiến hành họp dân để giải tỏa xây dựng Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân tại xã Bình Phục, huyện Thăng Bình. Trong đó có phần đất giải tỏa của gia đình anh Nguyễn Văn Tưởng.

Hàng trăm dân oan kêu cứu Quốc hội

Gia Minh, biên tập viên RFA

Hằng trăm nông dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên bị chính quyền các cấp thu hồi đất cho dự án khu đô thị sinh thái Ecopark hôm nay tiếp tục kéo đến Văn phòng tiếp dân của Quốc hội tại số 36 Ngô Quyền Hà Nội yêu cầu chính quyền trả lại đất cho dân.

Sáng nay 22 tháng 3, 2012 khoảng 100 người thuộc các huyện Văn Giang - Hưng Yên, xã Yên Vên (Gia Lâm, HN) đã kéo về trước Văn phòng tiếp dân của Quốc hội để kêu cứu. Courtesy blog Nguyễn Xuân Diện

Vụ Tiên Lãng: gia đình anh Vươn lại làm đơn khiếu nại và tố cáo

Gia Minh, biên tập viên RFA

Vào ngày 22 tháng 3 vừa qua, hai bà vợ của các ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý trong vụ cưỡng chế trái luật tại Tiên Lãng Hải Phòng đã được Thủ tướng kết luận, làm đơn khiếu nại và đơn tố cáo gửi đến người đứng đầu chính phủ và các cơ quan chức năng khác về nhiều vấn đề liên quan đến đất đầm nuôi thủy sản của gia đình lâu nay.

clip_image001

Đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Thương ngày 22 tháng 3, 2012. Source Blog Nguyenxuandien

Xin hãy bảo vệ mẹ con bé Phú

Phương Bích

Tôi vừa nhận được tin nhắn của Nga Thụy, người phụ nữ cùng tôi lên tặng hoa cho Bùi Hằng ngày 8/3, rằng theo lời hàng xóm, trong khi cô ấy đi vắng, công an đã đến rào cửa thoát hiểm nhà cô ấy. Trước đó đã có nhiều truyền đơn rải trước cửa nhà với lời đe dọa sẽ giết hai mẹ con nhà Nga Thuy.

Tin nhắn này được Nga Thụy gửi cho rất nhiều bạn bè, người quen và đã được loan tải rộng rãi trên facebook.

Việc công an đến rào cửa thoát hiểm của nhà dân sao lại có thể ngang nhiên đến như vậy. Xin mọi người hãy giúp đỡ mẹ con bé Phú. Xin hãy loan tải rộng rãi thông tin này,và hãy kiểm chứng nếu có thể việc làm trên của công an Hà Nam.

P. B.

Nguồn: chimkiwi.blogspot.com

Ảnh một ngày lang thang (sao Hàn và sao Nghị Việt)

Blogger Người Buôn Gió

Trưa ngồi ở quán cà phê số 27 Trần Bình Trọng, quán trước có tên là quán Việt Văn giờ đổi chủ thành tên quán gì không nhớ. Không gian quán hẹp hơn, gam chủ đạo màu xám thay cho màu đỏ trước kia. Nhìn sang bên khách sạn Công Đoàn thấy một nhóm các thiếu nữ đứng chờ ai, có cô tay lăm lăm máy quay phim, có cô thì cầm những tấm khẩu hiệu. Họ cứ đừng chờ ở đó đến cả tiếng đồng hồ, chốc lại ngó vào trong sân khách sạn hò reo, vỗ tay và lại ngẩn ngơ tắt lịm. Mình nhìn thì thấy các cô thiếu nữ ngóng chờ rất tội nghiệp, đứng bao lâu, chả ăn uống gì. 

clip_image001

Người đi chợ vĩ đại

Đào Tuấn

Nhà báo Lê Thọ Bình có lần đã kể về “giai thoại cá khô” của ông Trương Đình Tuyển. Đại khái đó là một vị “Thái thú” ở trong một căn phòng tập thể “sực nức mùi cá khô”, quần sắn móng lợn, chân đi dép tông, tự đạp xe đi chợ Quán Lau, cơm với “mấy con cá khô chỏng chơ”, sáng dậy vo gạo, cắm phích, cho thêm mấy con cá khô vào thành bữa sáng. Trưa, tối về cắm cho nóng lên thành bữa trưa, tối. “Rất chi là tiện”.

Có lẽ “rất chi là rẻ” nữa.

Rất nhiều ngợi ca ông Tuyển, một vị quan giản dị, liêm chính - dù ngay những người ngợi ca cũng thấy rằng sống với cá khô, xe đạp, tiện thì tiện thật nhưng như thế không thể gọi là cuộc sống - mà thiếu chữ tạm.

Ba người Tây Tạng ngưng tuyệt thực trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Thanh Hà

clip_image001  

Những người Tây Tạng tuyệt thực trên xe lăn trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, ngày 21/03/2012. REUTERS/Mike Segar

 

Sau một tháng tuyệt thực để yêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp, ba người Tây Tạng đã ngưng hình thức đấu tranh bất bạo động này sau khi Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cam kết phái đặc sứ đến điều tra về tình hình nhân quyền tại Tây Tạng.

Ngày 22/03/2012 ba người Tây Tạng đã ngưng tuyệt thực sau một tháng dùng hình thức này để đánh động dư luận quốc tế và yêu cầu Liên Hiệp Quốc điều đặc sứ đến quan sát tình hình nhân quyền tại Tây Tạng. Một trong ba người nói trên đã phải nhập viện. Tin trên do một thành viên của phong trào cung cấp.

Theo lời một đại diện của phong trào thanh niên Tây Tạng, Tsewang Rigzin, ba nhà đấu tranh kể trên đã quyết định ngưng tuyệt thực sau khi Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc - bà Navi Pillay cam kết sẽ «chỉ định đặc phái viên theo dõi tình hình Tây Tạng». Đó là nội dung chính của bức thư mà bà Navi Pillay đã gửi đến những người này. Đại diện của phong trào thanh niên Tây Tạng coi đây là một «thắng lợi nhỏ» đối với những nhà tranh đấu Tây Tạng. Liên Hiệp Quốc không tiết lộ nội dung bức thư của Cao ủy nhân quyền Navi Pillay.

Còn lại một nửa sự thật

Nguyên Khôi

Tất cả các hội đồng nghiệm thu đều khẳng định đập Sông Tranh 2 "đảm bảo chất lượng công trình”. Nhưng thực tế cho thấy nguy hiểm cận kề. Rồi đề nghị của giới khoa học lập trạm quan trắc cho đến nay vẫn bị bỏ qua.

Nếu phóng to đập Sông Tranh 2 thì ta sẽ có... nước Việt Nam!

Hối lộ, tham nhũng từ quan bé đến quan to; nạn cường quyền hoành hành rộng khắp; nông dân mất đất biểu tình năm này sang năm khác, vân vân và vân vân, ấy thế các cơ quan có trách nhiệm vẫn bình chân như vại, vẫn điềm nhiên khẳng định nền dân chủ nước ta gấp vạn lần dân chủ tư sản, tức là "chất lượng công trình" của thể chế hiện hành vẫn tốt. Mà nếu có ai dám la lên báo động, thì thế nào cũng bị bịt miệng, bằng hình thức này hay hình thức khác, bị bịt miệng công khai hay phải tự bịt miệng. Tự do ngôn luận là một cách thức để nhà nước "quan trắc" chất lượng của thể chế. Cụ Hồ nói: “Dân chủ có nghĩa là dân được mở miệng”. Chính sách là để phục vụ dân. Người thụ hưởng là dân phải rên xiết vì chính sách, mà cứ nói chính sách tốt thì lạ thật! Ra lệnh cho công nhân dùng phụ gia trám những nứt trên thân đập Sông Tranh 2 và cấm đoán “phản biện tập thể”, dẫn đến việc bức tử Viện IDS chẳng hạn, hay kiên quyết đàn áp biểu tình, có khi thô bạo đến mức đạp vào mặt dân, đều là những hành động giống hệt nhau về bản chất: đó chỉ là sự đối phó chắp vá của những kẻ không có khả năng suy nghĩ hoặc mù loà trước sự thật!

Bài xã luận dưới đây đăng trên Sài Gòn giải phóng, cơ quan của Đảng bộ TP HCM, là một tiếng nói hữu ích, thu hút chú ý của công luận về sự cố đập Sông Tranh 2.

Nhưng còn chuyện của cả nước Việt? Cái nan đề của nước Việt – cái đập Sông Tranh 2 vĩ đại đang báo động ấy – chừng nào mới được giải quyết?

Bauxite Việt Nam

Đối thoại với độc giả Chăm xung quanh Dự án Nhà máy Điện Hạt nhân ở Ninh Thuận

Inrasara

Sau trích đăng ý kiến của 4 trí thức Việt hàng đầu về vấn đề Nhà máy Điện hạt nhân ở Ninh Thuận (Inrasara.com, 10-3-2012), rồi sau khi bài trả lời phỏng vấn của tôi được phát trên BBC.Vietnamese (10-3-2012) và đăng lại ở Inrasara.com (12-3-2012), tính đến 3 giờ chiều ngày 14-3-2012, tôi nhận được khoảng 50 thư điện tử cũng như “phản hồi” [không đăng] liên quan đến dự án quốc gia này. Như đã hứa với bạn đọc, nay tôi hệ thống lại các câu lại thành 6 đề mục và tuần tự giải đáp như sau.

*

1. Vấn đề đất văn vật và tâm linh

Inrasara đã đặt vấn đề về tâm linh dân tộc rất hay. Việc đặt vấn đề về cộng đồng Chăm đã từng cư trú tại Ninh Thuận hơn 2.000 năm là đáng quan tâm nhất” (Cao Nguyên L., Email). “Người Kinh mới tới 200 năm nay thôi, còn người Chăm sống ở đây hơn 2.000 năm. Chịu đựng vô số thiên tai địch họa, ta đều vượt qua. Còn khi có họa hạt nhân, người Chăm có trụ nổi không? Kính mong nhà thơ Inrasara hỏi thẳng Quốc hội câu hỏi này” (JaMok, phản hồi không đăng).

Trung Quốc bắt các luật sư phải tuyên thệ trung thành với Đảng Cộng sản

Đức Tâm

Thần công lý AQ!

Thử tưởng tượng Nữ thần Công lý, tay phải nâng cán cân, tay trái cầm thanh gươm, với đôi mắt bịt kín (để không cần biết kẻ đứng trước mặt mình là ai), đường đường là hiện thân của sự công bằng, nghiêm minh, thanh khiết hơn cả vàng ròng và cứng hơn sắt thép… nay bỗng dưng nhoẻn miệng hô: Tôi thề nhất quyết trung thành với “những phường giá áo túi cơm, tập trung thối nát, xin thề”!

Thế thì, ôi thôi, quăng cha nó cả cân lẫn gươm đi cho rồi! Công-lý với công-liếc cái gì! (xin lỗi, chỗ này phải kìm hết sức để khỏi văng ra những lời khiếm nhã). Vậy mà chuyện thối tha này lại có thực 100%, nó đang hiện hình ở xứ sở vĩ đại của AQ đấy! Quý vị đọc bài dưới đây sẽ rõ, nếu không lại bảo phịa.

Chỉ hy vọng Chí Phèo ngày nay có giao lưu quốc tế, đủ khôn để biết cười vào mũi thằng AQ to xác mà… khùng!

Bauxite Việt Nam

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn