VỚI ANH PHẠM TOÀN

Tống Văn Công

image Tôi định ngưng viết thời sự chính trị để làm việc khác, bài tôi, thư anh cứ để bạn đọc chia sẻ. Nhưng sáng nay nhận nhiều meo các bạn già hỏi sao không trả lời anh Phạm Toàn; mở Anh Ba Sàm thấy quá nhiều bạn đọc hỏi, bác Phạm Toàn nói vậy, bác Công thấy sao. Thôi thì xin có đôi dòng!

Cám ơn anh gợi ra nhiều điều vui vui, bổ ích. Anh không thích nói chính trị, gây niềm tin, anh khuyên hoài nghi. Vâng, từ thượng cổ, các cụ đã khuyên hoài nghi là tinh thần khoa học, chống lại giáo điều kìm hãm con người. Nhưng tôi thích cách nói của Osho, triết gia Ấn Độ hơn, ông này sinh năm 1931, lứa tuổi anh em mình. Ông ta nói: “Người hoài nghi và người tin tưởng đều mù quáng, họ quay lưng lại nhau, nhưng lại cùng ngồi chung trên một con thuyền”. “Người tin tưởng thì sợ ai đó khêu gợi sự hoài nghi của mình; còn người hoài nghi thì luôn cảnh giác vì sợ bị thuyết phục bởi bất kỳ sự tin tưởng nào”. Osho cho rằng, “chỉ có sự Tin cậy mới vượt qua được cả hai trạng thái hoài nghi và tin tưởng. Tin cậy là sự tồn tại… sinh thành ra tất cả”.

Tôi đang đòi hỏi những điều để có thể Tin cậy và để có điều kiện vượt qua…!

Thực tế biểu tình và định chế nó trên thế giới

(Bài đã đăng trên TuanVietnam.net ngày 27/10/2011, đây là bài nguyên vẹn chưa bị cắt bớt)

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

image Năm 1999, một khu Trung tâm Thương mại người Việt ở Đức, rộng 7.000 m2, bị phóng hỏa, thiêu rụi tận nền, thiệt hại lên tới 20 triệu DM, gần 100 chủ sạp người Việt mất sạch cơ nghiệp, liêu điêu, khốn đốn, tới nghìn đại lý người Việt đứt nguồn cấp hàng xưa nay.

Một năm sau, được tin nghi phạm bị tòa truy tố, cộng đồng người Việt vận động một cuộc biểu tình trước tòa án, đòi nghiêm trị tội phạm đích đáng. Ban Tổ chức biểu tình chiểu đúng luật tới thành phố đăng ký; họ tổ chức ngay một cuộc họp giữa Ban Tổ chức với cảnh sát, cứu hỏa, nội chính, nội dung: phía biểu tình cung cấp thông tin số lượng người dự kiến tham gia, địa điểm, thời gian, tên tuổi những người tổ chức; phía chính quyền phổ biến quy định: Ban Tổ chức có trách nhiệm lập đội bảo vệ đeo băng, số lượng tỷ lệ với số người tham gia, biểu ngữ hay hô khẩu hiệu không được nêu tên cá nhân, không được mang theo mọi phương tiện bạo lực, không được vào trụ sở Tòa án. Cuộc họp kết thúc, không cần bất kỳ giấy tờ gì, bởi đăng ký chứ không phải xin phép.

Vậy ra“Chứng minh nhân dân” là cáo mượn oai hùm à?

Trình Phụng Nguyên

Đọc bài viết „Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong hiến pháp“ của ông Đại tá TS (Tiến sĩ ?) Nguyễn văn Quang có nhiều bác hoang mang. Có bác bảo ông dốt, có bác bảo ông dối trá, có bác bảo ông kích động một cách nguy hiểm, có bác thấy buồn cười và… mệt, có bác… á khẩu.

Riêng em thì tin là ông Đại tá TS (Tiến sĩ ?) rất mực thật lòng và ăn ngay nói thẳng trong bài viết của mình. Ông Quang với quân hàm Đại tá, tức là quan chức cao cấp của Nhà nước, bài của ông viết lại được đăng đàn trên QĐND, là tờ báo tuyên huấn nòng cốt của Đảng, nên em lại càng mãnh liệt tin tưởng rằng đây là tư tưởng giáo huấn của một tầng lớp từ trên, đã được thống nhất quán triệt từ Ban Tuyên giáo trung ương và cấp lãnh đạo Nhà nước.

Trung Quốc diễu võ giương oai

Xã luận trên tờ The Washington Times (26/10/2011)

Phạm Nguyên Trường dịch

clip_image001Nước Mỹ đã phải trả giá cho việc để một kẻ lèo lá như H. Kissinger đi đêm với ngài Mao của nước Tàu từ năm 72 thế kỷ trước, những tưởng làm thế là lôi kéo đồng minh chống lại với Liên Xô, có ai ngờ anh khổng lồ chân đất sét Liên Xô không cần đến động thái đi đêm kia vẫn cứ sụp đổ đúng theo quy luật, trong khi đó hành động đi đêm của ông “Kis Già Giơ” ngỡ là đắc sách lại chính là tự mình chắp thêm vây cho con sói hung ác ở phương Đông để nó ngóc đầu dậy, có thời gian mài nanh dũa vuốt, và rút kinh nghiệm từ bài học Liên Xô để trở thành một đế chế bề ngoài vẫn khoác áo cộng sản mà bên trong thì mưu toan chống lại cả loài người.

Bây giờ đây các ngài chiến lược gia xứ cờ hoa mới mở mắt ra liệu có muộn hay không? Dẫu sao muộn còn hơn không, nếu bài trả lời phỏng vấn của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton mà BVN đăng hôm qua vẫn còn chứa đựng những lời xã giao bay bướm thì bài xã luận này mới thực đi thẳng vào những mục tiêu cốt lõi trong cái gọi là “chiến lược trở lại Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ.

Bauxite Việt Nam

'Thôi đừng cãi nhau về triết lý giáo dục nữa'

Nguyễn Hường

clip_image002

 

GS Chu Hảo tại buổi giới thiệu cuốn sách ngày 28/10

 
“Thôi đừng cãi nhau về triết lý giáo dục nữa...Trên thế giới, trong lịch sử nhân loại, chỉ một vài người có khả năng tư duy và tư tưởng kiệt xuất mới có thể đưa ra được một triết lý giáo dục.”- Phạm Anh Tuấn, dịch giả tác phẩm "Dân chủ và giáo dục" nhấn mạnh.

Những mái đầu bạc trắng theo cải cách giáo dục

Có thể gặp được ở buổi giới thiệu cuốn sách “Dân chủ và giáo dục” của triết gia thực dụng luận và nhà giáo dục người Mỹ lừng danh John Dewey (NBX Tri thức) gương mặt quen thuộc của các nhà khoa học lâu nay kiên trì với ý tưởng đổi mới giáo dục như GS Vũ Thế Khôi, GS Chu Hảo, GS Phạm Khiêm Ích, nhà giáo Phạm Toàn và các thành viên nhóm Cánh Buồm,… Hầu hết các giáo sư, mái tóc đã bạc trắng nhưng khi nói về cải cách giáo dục, giọng nói vẫn sang sảng và đầy cảm xúc.

Trong khán phòng chỉ khoảng hơn 30 người có gương mặt của một số bạn trẻ. GS Chu Hảo nhân dịp này điểm danh lại những đề án cải cách giáo dục của các trí thức lớn từng đề xuất.

Kinh tế Việt Nam gặp khủng hoảng về niềm tin

Thanh Phương

clip_image002Việt Nam đang nỗ lực kềm chế lạm phát và ngăn chận đà sụt giá của tiền đồng, nhưng ngoài những mất cân đối lớn này, chính quyền Hà Nội còn phải chống một kẻ thù nguy hiểm hơn, đó là sự mất niềm tin của các tác nhân kinh tế. Đó là nhận định chung của hãng tin AFP hôm nay, 30/10/2011, trong bài nhận định về kinh tế Việt Nam.

Vào đầu năm nay, đảng Cộng sản Việt Nam đã thi hành một chính sách khắc khổ nhằm kềm chế lạm phát, mà trong tháng 9 đã lên tới 23% , giảm mức thâm thủng thương mại (12,4 tỷ đôla trong năm 2010 ) và giữ vững tiền đồng vốn đã bị phá giá đến 4 lần trong vòng 15 tháng qua.

Với lãi suất tín dụng hiện đã lên tới hơn 20%, các chuyên gia dự báo là tình hình trong 18 tháng tới sẽ rất là phức tạp. AFP trích dẫn một nhà đầu tư ngoại quốc ở Sài Gòn cho rằng: «Vấn đề hiện nay ở Việt Nam là sự khủng hoảng niềm tin. Cái giá phải trả rất lớn». Theo nhà đầu tư này, chính sách khắc khổ là cần thiết.

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma: Các vụ tự thiêu gần đây là do chính sách đàn áp của Trung Quốc

clip_image001  

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma cầu nguyện cho các tăng ni tự thiêu. Hình: 美国之音藏语

 

Nhà lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng đã đổ lỗi cho lãnh đạo Trung Quốc về các vụ tự thiêu ngày càng nhiều của các tu sĩ Tây Tạng tại Trung Quốc.

Vào lúc đến Nhật Bản hôm thứ Bảy, Đức Đạt Lai Lạt Ma được hỏi về cuộc tự thiêu của 9 tu sĩ, gồm 8 nam và 1 nữ, để phản đối chính sách tôn giáo của Bắc Kinh. Ngài đổ lỗi cho các chính sách của Trung Quốc.

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma nói: “Thực ra, chính quyền địa phương phải nhìn vào những căn nguyên của các cái chết này. Đó là chính sách sai trái của chính họ, một chính sách độc ác và phi l‎ý”.

Ngài kêu gọi lãnh đạo Trung Quốc thay đổi chính sách đàn áp, đó cũng vì lợi ích của chính Trung Quốc.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Nhật 10 ngày để chủ trì một số buổi tu tập và rao giảng.

Bộ phim về ngư dân Lý Sơn

André Menras Hồ Cương Quyết

Thưa Anh Huệ Chi,

Tôi xin các bạn trong BBT mời độc giả trang "Bauxite Việt Nam" xem bộ phim: "Hoàng Sa Vietnam: La meurtrissure"  có tựa đề Việt Nam là "Hoàng Sa Việt Nam: nỗi dau mất mát". Đây là một phim tài liệu về cuộc đời hàng ngày của anh chị em ngư dân miền Trung (Bình Châu và Lý Sơn). Nó cho thấy rõ hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và nguy hiểm của việc hành nghề biển xa bờ tại vùng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đa số nhân vật trong phim là vợ góa của những ngư dân "mất tích" tại biển cả, do hải quân Trung Quốc bắt giữ hoặc bắn giết. Chỉ nghe họ nói không cần suy diễn thêm cũng đã biết rõ bản chất trần trụi của "16 vàng – 4 cái tốt" kiểu nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với ngư dân Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung.

Bà Marie-Antoinette của Damas

Alastair Beach, Courrier international 27/10/ 2011

Phạm Toàn dịch

Thưa bạn đọc, chỉ vì tôi đã dịch tiểu thuyết CHÍN MƯƠI BA của Victor Hugo, nên tôi đã dừng lại đọc bài báo này, vì thấy tác giả gọi bà ta là nữ hoàng Marie-Antoinette. Xin bạn đọc coi hai hình bên dưới đây: một hình MÁY CHÉM và một hình vẽ bà vợ vua Louis XVI Marie-Antoinette trước khi nàng lên máy chém.

Trong bài báo này, Marie-Antoinette là tên đem đặt cho vợ viên Tổng thống Syria, kẻ cho tới hôm nay, sau bảy tháng “đối đãi” với dân chúng nổi dậy, đã giết chết ba trăm ngàn người biểu tình. [Ba trăm ngàn dân, bằng một huyện của tỉnh Thái Bình? Hay bằng một huyện của tỉnh Long An? Hay bằng số học sinh tiểu học của một tỉnh bất kỳ nào đó?]

Tại sao tôi chọn dịch bài báo này? Thói thường báo chí hay đưa tin tức về một sự kiện vào lúc kết thúc. Tôi muốn đưa tin để bạn đọc được SỐNG cái tâm trạng của các nhân vật và nhân chứng khi tất cả đang trên đường đi tới chỗ kết thúc. Một tấn bi kịch xảy ra ở thời kỳ mọi việc đang diễn ra chứ không chỉ ở phút cuối cùng, như lúc Gadhafi bị một chàng trai bắn chết “như một con chó” (tin các báo).

Thực tình, tôi là người ác, chứ không hiền. Tôi giống con mèo thích lăn đi lăn lại con chuột (một cặp vợ chồng chuột) trước khi xơi tái.

Phạm Toàn

Hillary Clinton bàn về Libya, Trung Quốc, Trung Đông và Barack Obama

clip_image001  

Tạp chí Time phỏng vấn Ngoại trưởng Hillary Clinton hôm 19-10-2011

 

(Richard Stengel, phụ trách bộ phận biên tập của Tạp chí TIME đã phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton hôm 19 tháng 10 năm 2011. Tạp chí TIME số ra ngày 27/10/2011 trích đăng nội dung chính của cuộc phỏng vấn theo dạng ghi chép lại ghi âm phỏng vấn của Richard Stengek. Những chỗ in đậm là phần câu hỏi của TIME)

Phạm Anh Tuấn dịch

Xin cảm ơn bà rất nhiều vì đã nhận lời trả lời phỏng vấn. Chúng ta hãy bắt đầu với chuyến công du vừa rồi của bà (tới Libya, Oman, Afghanistan và Pakistan).

Vâng, xin mời.

Tôi nghĩ những nhận xét của bà về Libya là rất phấn khởi, lạc quan. Có phải đó là sự lạc quan về những gì nước Mỹ đã làm ở Libya, có phải là bà lạc quan bởi vì đây là một mô hình cho sự tham gia của nước Mỹ trong tương lai?

Thư giãn chủ nhật – Đau mắt!

Con Trẻ Ngây Ngô

image Có một chuyện vui thời các trường chúng tôi đi sơ tán trong chiến tranh.

Trong giờ giảng môn Lịch sử ở một lớp tiểu học, cô giáo say sưa: “Các con ạ, Đảng ta thật là vĩ đại. Đảng đã dẫn dắt nhân dân ta đi suốt những chặng đường quanh co khúc khuỷu... để đạt hết thắng lợi này... đến thắng lợi khác...”.

Cô giáo chưa dứt lời thì một chú bé giơ tay:

“Thưa cô. Con có thắc mắc ạ”.

Cô giáo chững lại:

“Vâng xin mời con. Con muốn hỏi gì nào?”

Ngoại giao 'nhà nước' thay 'nhân dân?'

Nhà văn Võ Thị Hảo

clip_image001

 

Tác giả nhấn mạnh chính quyền không nên hạn chế lòng yêu nước của người dân trong đấu tranh chủ quyền với Trung Quốc.

 

Theo dõi các diễn biến mới đây về các chuyến thăm nước ngoài của các lãnh đạo đảng, nhà nước, quân đội liên quan tới Biển Đông, nhiều trang mạng của người Việt Nam trong nước và hải ngoại nhận xét rằng có vẻ chính quyền đang cố gửi đi một thông điệp kép về “đối ngoại”.

Mặt thứ nhất, đảng và nhà nước dường như muốn tỏ ra đang “làm đối ngoại” theo cách của “nhà nước” với các chuyến ngoại giao con thoi.

Lúc thì Thủ tướng chủ trì tiếp đại diện phương Tây như người tương nhiệm phía Đức ở Hà Nội, dự kiến thăm Nhật Bản ở Đông Bắc Á.

Lúc thì Chủ tịch nước ghé thăm khu vực tại Ấn Độ, rồi hội đàm với Philippines. Còn Tổng Bí thư viếng thăm Trung Quốc, sau hàng loạt đoàn tiền trạm từ quân sự tới dân sự.

Các trang mạng và dư luận còn bàn tán tới các khác biệt trong tuyên bố hay hành xử lúc này thì “đa phương hóa”, lúc khác lại tuyên bố “song phương” v.v. về câu chuyện Biển Đông.

Thư giãn Chủ nhật – Lào Cai: “Bế” gà đi chợ

Phạm Ngọc Bằng

clip_image001(Dân trí) - Ở bất cứ chợ phiên vùng cao nào vùng Tây Bắc, cùng với các mặt hàng nông sản phong phú mang tính đặc hữu của đồng bào các dân tộc thiểu số bao giờ cũng có những khu dành riêng bày bán vật nuôi.

Ngoài những khu chợ riêng biệt như chợ ngựa Bắc Hà, chợ trâu Cán Cấu, còn có cả những phiên chợ bán những vật nuôi gần gũi trong nhà như chó, mèo, lợn, gà...

Thông thường, người dân vùng cao đi chợ phiên thường mang bán vật nuôi hoặc để đổi lấy những vật dụng sinh hoạt khác phục vụ cuộc sống hàng ngày.

Vừa đi chơi chợ, vừa xuống chợ phiên chỉ để uống rượu, nhiều người gùi trên lưng một con gà hoặc một con chó con, một con mèo mang đi bán... hay ôm một chiếc giỏ tự đan bằng tre nứa trong có chứa vật nuôi trong nhà. Thế cũng là đi chợ...

Hillary Clinton bàn về Libya, Trung Quốc, Trung Đông và Barack Obama

(Richard Stengel, phụ trách bộ phận biên tập của Tạp chí TIME đã phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton hôm 19 tháng 10 năm 2011. Tạp chí TIME số ra ngày 27/10/2011 trích đăng nội dung chính của cuộc phỏng vấn theo dạng ghi chép lại ghi âm phỏng vấn của Richard Stengek. Những chỗ in đậm là phần câu hỏi của TIME)

Phạm Anh Tuấn dịch

clip_image001Tạp chí Time phỏng vấn Ngoại trưởng Hillary Clinton hôm 19-10-2011

Thư giãn Chủ nhật - Vũ trụ chấm dứt trong băng giá?

Phương Võ

Những phát hiện của 3 nhà khoa học Mỹ và Úc đoạt giải giúp giới khoa học biết nhiều hơn về một vũ trụ đầy bí ẩn

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển hôm 4-10 quyết định trao giải Nobel Vật lý cho 3 nhà khoa học Saul Perlmutter, Brian P. Schmidt và Adam G. Riess vì “đã phát hiện được sự mở rộng ngày càng nhanh của vũ trụ thông qua việc quan sát những siêu tân tinh xa xôi”.

Đài Loan trưng bày tác phẩm của nghệ sĩ Trung Quốc Ngải Vị Vị

Thụy My

clip_image001  

Ông Ngải Vị Vị vắng mặt tại cuộc triển lãm ở Đài Loan (Reuters)

 

Hôm qua (28/10/2011), Viện bảo tàng Mỹ thuật Đài Bắc đã khai mạc cuộc triển lãm mới của nghệ sĩ Trung Quốc Ngải Vị Vị, mang tên «Ngải Vị Vị vắng mặt». Cuộc triển lãm này trưng bày nhiều tác phẩm táo bạo của nhà nghệ sĩ ly khai nổi tiếng thế giới đang bị Bắc Kinh đàn áp.

Đặc biệt có thể kể một bức ảnh trong đó nhà ly khai dùng ngón giữa trỏ vào chân dung Mao Trạch Đông trưng trên quảng trường Thiên An Môn, một hành động được xem là sỉ nhục đối với phương Tây. Một trong số các tác phẩm gây tranh cãi nữa là chân dung ông Ngụy Kinh Sanh, một trong những nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng nhất của Trung Quốc, đã bị tù 15 năm trước khi sang Mỹ sống lưu vong.

Hoành tráng nhất là tác phẩm sắp đặt mang tên «Forever Bicycles», gồm 1.200 chiếc xe đạp được chồng chất lên nhau, biểu trưng cho sự thay đổi trong cộng đồng người Trung Quốc. Tác phẩm này vừa được Ngải Vị Vị hoàn tất sau khi được tạm trả tự do.

Aung San Suu Kyi có thể ra ứng cử dân biểu Quốc hội Miến Điện

Minh Anh

clip_image001  

Bà Aung San Suu Kyi tại tư gia hồi tháng 11/2010 (REUTERS)

 

Gương mặt tiêu biểu của phong trào đối lập tại Miến Điện, có thể sẽ ra tranh chức dân biểu trong Quốc hội mới tại nước này trong khuôn khổ các cuộc bầu cử bổ sung sắp tới đây. Trên đây là lời xác định của ông Nyan Win, phát ngôn viên của Liên Đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi.

Theo hãng tin Anh Reuters, từ nay đến cuối năm, một số các cuộc bầu cử bổ sung vào Quốc hội mới của Miến Điện sẽ được tổ chức. Cách nay không lâu, bà Aung San Suu Kyi đã cho hãng tin Anh biết là bà đang đợi Ủy ban chấp hành của đảng Liên Đoàn Quốc gia vì Dân chủ bật đèn xanh, trước khi quyết định xem có ra tranh cử hay không.

Trả lời câu hỏi của Reuters về khả năng này vào hôm nay, ông Nyan Win cho biết: «Tôi nghĩ rằng bà Aung San Suu Kyi sẽ ra tranh cử, và bản thân tôi, tôi mong muốn là bà sẽ làm điều đó».

Một chuyến viếng thăm và đối thoại cần thiết giữa trong và ngoài nước

Nguyễn Khoa Thái Anh

Dù muốn dù không, bộ phận ngoại giao của Việt Nam như các quốc gia khác có hai nhiệm vụ chính: 1) để lo toan thủ tục, giấy tờ và bảo vệ cho con dân Việt Nam (công dân và kiều bào của họ) ở nước sở tại; 2) bang giao, trao đổi thông tin và đại diện cho sĩ diện Việt Nam. Nghĩa là phổ biến và cổ xúy những đặc thù và văn hóa hay đẹp của đất nước. Đây là cách quảng bá quyền lực mềm/soft power chính thức và hữu hiệu nhất của một quốc gia. Không nói ra, hai bộ phận Đại sứ quán và Lãnh sự quán có được cộng đồng hải ngoại tin yêu và trông đợi hay không còn tùy thuộc vào cách hành xử của Nhà nước đối với không phải chỉ với ngoại kiều mà chính là những con dân yêu nước tại Việt Nam. Đại đa số người Việt hải ngoại đều là công dân của các nước sở tại, có thể họ ít cần đến sự đãi ngộ hay chiêu dụ của Nghị quyết 36 bằng sự công bằng toàn diện ở trong nước.

Thái Anh

Tôi được mời dự Hội thảo…

Hà Sĩ Phu

image Nhận được THƯ MỜI dự cuộc Hội thảo về đề tài “Minh triết Hồ Chí Minh” từ Hà nội gửi vào Đà Lạt, tôi rất phân vân. Chưa cần đọc chương trình và tên các tham luận tôi đã biết trước ý kiến của mình về đề tài này là trái chiều rồi. Nhưng trái chiều vẫn có thể ngồi nghe nhau nói chứ ? Chẳng những “có thể” mà còn rất “cần” nghe nhau để biết mà trao đổi, tranh luận, sự đổi mới hiện tình đất nước hiện nay đang đòi hỏi như thế. Cứ giữ tình trạng phân liệt như bấy lâu nay, giới nào nói thì giới ấy nghe, tự làm người điếc trước những ý kiến đối lập, thì liệu đến bao giờ đất nước mới tiến lên được? Giới chính trị chưa thể chấp nhận sự “hội luận dân chủ” này, nhưng giới học thuật nên mạnh dạn đi trước dù biết trước là không đơn giản, vì chẳng ai có thể hoàn toàn tách khỏi chính trị trong một xã hội vẫn quyết lấy “chính trị là thống soái”, làm cho người ta luôn phải đề phòng.

Nhưng đã là trí thức thì không sợ tiếp xúc với ý kiến đối lập, trái lại luôn tìm ra được những điều để làm giàu thêm cho sự hiểu biết của mình, để củng cố thêm điều đúng, tránh bớt điều sai. Thế thì bạn bè hay những người nghĩ khác ta chính là thầy của ta vậy.

Nhân chuyện ông Thăng, nghĩ về ngành giao thông vận tải

Lê Trung Thành

Bạn đọc hẳn đã quen với bút danh Lê Trung Thành trong loạt bài về Vinashin có tính chất khai mào cho những phát hiện đầu tiên và rất chi tiết trên BVN về thực chất tình trạng hư hỏng của Tập đoàn mang danh “quả đấm thép” đã khiến Nhà nước bị thua lỗ một vố quá đậm mà không lường trước. Lần này Lê Trung Thành lại đưa ra một vài ý kiến của người trong ngành đối với những việc làm “gây sốc” của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng. Rất mong đây là những ý kiến “trong chăn” để chúng ta cùng nghiền ngẫm suy xét.

Bauxite Việt Nam

Chiến tranh trên Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] [Biển Đông]? Việc này không thể xảy ra

Rukmani Gupta, The Diplomat, 23-10-2011

Trần Ngọc Cư dịch

Như Rukmani Gupta, tác giả bài bình luận này, nhận xét: xung đột quân sự không thể xảy ra giữa các cường quốc trên Biển Đông vì, chẳng hạn, các nước như Mỹ và Ấn Độ đã công khai tuyên bố sẽ đứng ngoài mọi tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và chỉ cần tự do lưu thông trên biển thôi – một đòi hỏi mà Trung Quốc không công khai bác bỏ. Thậm chí, có thể Trung Quốc sẽ không tấn công Việt Nam bằng sức mạnh quân sự, nhưng cũng không có gì bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ từ bỏ ý đồ ăn cướp nước ta xuyên qua cái mà họ gọi là quyền lực mềm như hợp tác kinh tế và đưa người sang làm ăn và định cư trái phép trên đất Việt Nam. Sau các biến cố như việc Trung Quốc dùng vũ lực để cưỡng chiếm Hoàng Sa (1974), tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc (1979), xả súng bắn giết các chiến sĩ công binh VN không vũ trang ở đảo Gạc Ma (1988), bắn giết, trấn lột, bắt giam, đòi tiền chuộc từ ngư dân Việt Nam, vân vân và vân vân, thì nay việc cam kết hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng đang tranh chấp với Trung Quốc e chẳng khác gì tình cảnh một anh chủ nhà khốn khổ đến mức phải rước một tên côn đồ từng có hành vi hiếp đáp vợ con mình vào nhà để hùn hạp làm ăn với nó. Phải chăng đó là tấn thảm kịch của một nước yếu phải "chung sống hòa bình" với một bá quyền hung hãn mở màn cho hiện tượng “cộng sinh” lạ đời của thế kỷ XXI này?

Bauxite Việt Nam

Các ông lớn ở châu Á đụng độ trên biển

Jaswant Singh (Project-syndicate, Mỹ, 24/10/2011)

Phạm Nguyên Trường dịch

image NEW DELHI – Ngay cả trong thời đại của những bản tin lan khắp hoàn cầu trong suốt 24 giờ mỗi ngày mà một số sự kiện quan trọng cũng chỉ sáng tỏ sau khi đã có đủ bằng chứng. Một chuyện tương tự như thế đã xảy ra vài tháng trước đây trên vùng biển Nam Hải (South China Sea) [Biển Đông] – và có thể định hình quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước đông dân nhất thế giới – trong tương lai.

Cuối tháng 7, trên đường trở về từ chuyến thăm hữu nghị tới Việt Nam, trong khi đang đi trên vùng biển quốc tế, một tàu chiến của Ấn Độ đã được “cảnh báo” bằng loa phát thanh và khuyên nên “ra khỏi” biển Nam Hải [Biển Đông]. Mặc dù đụng độ hải quân giữa Trung Quốc và các lân bang – đặc biệt là Việt Nam, Nhật Bản và Philippines – không phải là chuyện hiếm, nhưng đây là lần đầu tiên Ấn Độ bị dính vào.

Trung Quốc đang đẩy khối ASEAN về phía Mỹ

Thanh Trúc, Phóng viên RFA, Bangkok

clip_image001  

Loại tàu ngầm tấn công của Trung Quốc được mang ra biểu dương nhân ngày kỷ niệm 60 năm ngày thành lập CHND Trung Hoa. Source: informationdissemination.net

 

Hội nghị thường niên EAS tức Thượng đỉnh Đông Á giữa ASEAN và các nước bạn Châu Á sẽ diễn ra tháng tới tại Bali, Indonesia, lần đầu tiên có sự tham dự của cấp lãnh đạo cao nhất nước Mỹ, Tổng thống Barack Obama.

Sự kiện này có ý nghĩa thế nào khi  mà mọi chuyện  liên quan đến  tình hình  tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] và ASEAN trong thời gian qua, đều hướng sự chú ý của thế giới vào phản ứng của hai thế lực hùng mạnh Đông Tây là Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Đoàn kết vì Trung Quốc

Có thể nói  một cách rõ ràng Hoa Kỳ và Trung Quốc đang là hai yếu tố quyết định tương lai của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Đó là nhận định của Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Châu Á  phân  khoa Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Mỹ Châu (American University),  Hoa Kỳ, giáo sư  Amitav Acharya.

Yêu sách mâu thuẫn ở Biển Đông: những hiểm họa khôn lường

Deep Danger: Competing Claims in the South China Sea

Marvin C. Ott (Current History September 2011)

Người dịch: Phan Văn Song

Hiệu đính: Hoàng Anh Tuấn Kiệt

image "Biển Đông đang nổi lên như là một tiêu điểm đáng quan ngại cho Washington, trụ sở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại Honolulu, và ở một số thủ đô các nước Đông Nam Á".

Các vùng nước của Biển Đông được điểm bởi hàng trăm đảo san hô, rạn san hô và đảo nhỏ - chỉ có duy nhất một trong số đó có đủ nước ngọt để đáp ứng nhu cầu sinh sống của con người theo quy định của luật pháp quốc tế truyền thống.

Tuy nhiên, các thực thể địa lí này và 1,35 triệu dặm vuông vùng nước xung quanh chúng là đề tài tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc (TQ) và Đài Loan (có tuyên bố chủ quyền bao trùm hầu hết toàn bộ Biển Đông cùng tất cả các thực thể địa lý trên Biển Đông) và 5 nước Đông Nam Á (Malaysia, Brunei, Việt Nam, Philippines, và Indonesia; mặc dù tuyên bố của Indonesia chỉ giới hạn trong vùng nước ở đầu cực nam của biển này). Các nhóm đảo chính trong vòng tranh chấp bao gồm quần đảo Hoàng Sa do TQ chiếm đóng và quần đảo Trường Sa, nơi có nhiều nước tuyên bố chủ quyền đặt tiền đồn.

Thư ngỏ của Trịnh Kim Tiến: Không có chuyện gia đình bãi nại vụ việc của ông Trịnh Xuân Tùng

Bạn bè thân mến,

image Thời gian vừa qua, tôi và gia đình đã chịu nhiều điều tiếng và những tin đồn không đúng sự thật liên quan đến việc chúng tôi nhận tiền khắc phục hậu quả cho cái chết của bố tôi – ông Trịnh Xuân Tùng – từ gia đình anh Nguyễn Văn Ninh, một trong những người gây ra hậu quả trên. Tin đồn lan truyền cho rằng gia đình tôi đã nhận tiền và bãi nại, vụ án coi như kết thúc.

Khi tôi ra tiệm ảnh rửa ảnh cho bố để đính kèm theo những lá đơn, chủ tiệm ngạc nhiên hỏi: “Ơ thế tưởng vụ này xong rồi chứ, hóa ra vẫn tiếp tục à?”. Đau đớn hơn, một người bạn thân của tôi đã mỉa mai hỏi tôi rằng: “Thật nực cười, công lý chỉ với cái giá 500 triệu thôi sao?”.

Gia đình tôi đã sống trong nỗi đau buồn tột cùng vì mất người thân, nay lại bị đẩy vào những phiền nhiễu và đau đớn hơn trước những tin đồn và thái độ ác ý của nhiều người.

Nay tôi xin công bố rõ các thông tin liên quan đến khoản tiền khắc phục hậu quả như sau:

Ý kiến chúng tôi: Cải cách toàn diện để phát triển đất nước

Các tác giả:

Hồ Tú Bảo, Nguyễn Tiến Dũng, Trần Hữu Dũng, Giáp Văn Dương, Nguyễn Ngọc Giao, Ngô Vĩnh Long, Vĩnh Sính, Nguyễn Minh Thọ, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần, Nguyễn Văn Tuấn, Hà Dương Tường, Vũ Quang Việt, Phạm Xuân Yêm

Lời giới thiệu

Văn bản dưới đây được soạn thảo trong mùa hè vừa qua, khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Là người Việt Nam, không ai không khỏi giật mình tự đặt câu hỏi: làm sao đối phó với hiểm họa ngoại xâm khi nội lực của chúng ta đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại: kinh tế bấp bênh, giáo dục và y tế xuống cấp, khoa học và công nghệ non yếu, đạo đức xã hội suy đồi, tham nhũng tràn lan, bộ máy nhà nước thiếu hiệu quả.

Qua trao đổi giữa các đồng nghiệp trong giới đại học và nghiên cứu làm việc ở nhiều nơi trên thế giới, văn bản này được viết ra, nhằm phân tích những yếu kém của nội lực Việt Nam và đề nghị những biện pháp cải cách. Xuất phát từ nhiều chỗ đứng khác nhau, nhưng cùng bức xúc như nhau trước tình hình nghiêm trọng của đất nước, những người soạn thảo đã làm việc trên tinh thần đồng thuận. “Bản Ý Kiến” này là kết quả của vài trăm điện thư trao đổi, đúc kết nhiều quan điểm khác nhau để đi đến một “mẫu số chung”: Sự cần thiết của cải cách thể chế, con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất để tăng cường nội lực, thực hiện đoàn kết, bảo vệ đất nước, và phát triển bền vững.

Văn bản này không phải là một bản kiến nghị, cũng không phải đưa ra để lấy chữ ký, mà cốt chia sẻ suy nghĩ về cải cách toàn diện để phát triển đất nước. Văn bản đã được gửi đến các ủy viên trong Bộ Chính trị cách đây khoảng một tháng và đến Quốc hội cùng Chính phủ gần đây hơn. Nay xin trân trọng gửi đến bạn đọc.

Thời của lý luận và lý thuyết nào?

(Thư riêng gửi bạn Tống Văn Công để đọc chung)

Phạm Toàn

Hiểu về lý luận và lý thuyết theo cách khác đi sẽ giúp cho loài người bớt sản sinh ra những anh nói khoác (hoặc nói những điều vô bổ). Và bớt cả những anh còn tiếp tục đối thoại với những anh nói những điều chính mình cũng cóc hiểu là gi gỉ gì gi nhưng cái gì cũng cứ nói lấy được!” – Phạm Toàn.

Trong đường hướng nhất quán của mình, BVN chưa bao giờ coi thường lý thuyết, nhưng phải là thứ lý thuyết đòi được thực tế kiểm nghiệmđòi được thực hành nghiêm túc khoa học bởi những con người không phải chỉ thuần có niềm tin mù quáng mà còn có nhân cách trí thức bảo chứng. Rất tiếc hiện nay thời cuộc đảo điên, lý thuyết đã trở thành kinh sách tôn giáo, và người nhai lại và phun ra mớ lý thuyết cũ nát ấy để bắt mọi người tin (mà bảo chứng cho niềm tin này tiếc thay... đôi khi lại là dùi cui và nhà tù) thì chính trong tim đen của họ, tuyệt nhiên không còn chút niềm tin đích thực nào, cũng chẳng có chút tri thức tối thiểu để tin. Họ chỉ tin vào túi vàng và chỉ có rặt một thứ bằng cấp dỏm hoặc một mớ câu chữ sáo rỗng ngấu nghiến theo lối học thuộc. Chỉ khổ thân cho những nhà trí thức thứ thiệt, đem hết nhiệt thành để luận về mớ lý thuyết mà chính người đang “nhai” và “phun” nó sẵn sàng vứt đi từ lâu. Bàn giải “ông chằng bà chuộc” như thế tất nhiên là không bao giờ đưa lại một hiệu quả thực tế nào cả.

Thực chất ý nhà giáo Phạm Toàn ở đây, theo tôi, không hề muốn công kích nhà lý thuyết thiện tâm Tống Văn Công và những người thiện tâm khác, cũng không phải khăng khăng làm một ông Thomas Gradgrind trong Temps difficile của Charles Dickens lúc nào cũng đòi hỏi “sự kiện”, “thực chứng”...; mà thực tế chỉ là những dòng tự luận, cảm thương cho tình cảnh hài kịch mà thế hệ chúng ta đang gánh chịu.

Nguyễn Huệ Chi

Nghĩ về cái chết của ông Gadhafi

Phạm Hy Sơn

image Một người có tài, nhiều tham vọng, cai trị đất nước Lybia 42 năm, quyền lực nằm trong tay thân thuộc và 7 người con trai, tài sản hàng chục và có thể cả hàng trăm tỷ.

Quyền hành như thế, giàu có như thế sao lại rơi vào tình trạng phải bôn tẩu, bị truy kích, bị bắn trọng thương, bị bắt và bị giết chết ít phút sau đó vào sáng 20 tháng 10 năm 2011?

Như tất cả những nhà độc tài khác ở châu Phi, châu Á, ông Gadhafi cai trị đất nước ông bằng thủ đoạn và sự tàn ác. Thủ đoạn để dối gạt người dân và khi không dối gạt được nữa thì đàn áp, bắt bớ, bắn giết dã man. Sau khi lật đổ vua Idris (1969 ) ông thiết lập chế độ dân chủ với chủ thuyết “Jamahiriya” tức “Nhà nước của nhân dân” được long trọng ghi vào “Sách Xanh”, tức “Tuyển tập giáo huấn” được đúc thành tượng, bắt toàn dân học tập như sách thánh, một loại Mao Tuyển bên Tàu. Tiền bạc thu được từ dầu lửa ông trợ cấp y tế, giáo dục, giao thông, nhà ở… cho dân chúng giống hệt những nước theo xã hội chủ nghĩa của khối cộng sản Liên Xô thời đó. Để lấy lòng người dân đa số theo đạo Hồi, ông cho áp dụng những tín điều ghi trong kinh Coran: cấm cờ bạc, rượu chè, cấm phim ảnh, cấm báo chí, sách vở không “lành mạnh” và nhân đó kiểm soát gắt gao báo chí, sách vở chống đối chính quyền, đồng thời ông củng cố quyền hành cá nhân và phe nhóm, bắt bớ, giết chóc những người chống đối trong nước, ám sát những người Lybia đối lập sống lưu vong ở nước ngoài.

Tâm thần bấn loạn

PV Quốc Doanh & PC

image Trên mạng, ngày 4/10/2011, TS Nguyễn Sỹ Đại (nguyên Chủ biên báo Nhân dân Chủ nhật, Tổng biên tập báo Doanh nhân Việt Nam toàn cầu), Thư ngỏ gửi Trần Mạnh Hảo & Trương Duy Nhất, tranh cãi quanh thơ của ông Trần Gia Thái. Hai anh em tôi – Quốc Doanh và Pờ Cờ – tò mò đọc.

Cũng vì dính đến ông Trần Gia Thái, nên dù bàn chuyện thơ nhưng TS Đại nhắc đến những người biểu tình yêu nước quanh Hồ Gươm và suy luận: “Khi có can qua, tôi tin rằng, không ít người trong đoàn biểu tình ấy, và con cháu họ, đã bay tự bao giờ, ra chiến trường và đổ máu, chỉ con em nông dân mà thôi!”. Một sự suy luận hồ đồ, thiếu căn cứ. Ngay đến chính quyền Hà Nội trong cuộc gặp với các nhân sĩ trí thức, lão thành cách mạng tiêu biểu cũng đâu dám kết luận về 11 cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ở Hà Nội một cách võ đoán như lời phán “chẳn hoẳn” của ông. Người viết suy bụng ta ra bụng người mà nói những lời ngẫm cho kỹ là vi phạm tư cách trí thức mất rồi vì đã là trí thức thì có ai nói cái giọng không đàng hoàng như vậy. Không hiểu ông học hành thế nào và tấm bằng của ông có “bảo đảm bằng vàng” cho phát ngôn của ông hay không? Tôi ngờ lắm thưa ông. Người ta học hành có tấm bằng là cốt dùng trong những trường hợp này (chứ không ai thèm tính loại các quan mua bằng để leo ghế).

Lybia: mô hình cho Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương?

Đoàn Hưng Quốc

image Trước tiên người viết xin so sánh hai sự kiện xảy ra trong cùng một tuần: nhà độc tài Gaddafi bị bắn chết ở Lybia, và Hoa Kỳ loan báo cuộc triệt thoái quân đội toàn diện khỏi Iraq trước năm 2012.

Màn cuối chưa hạ nhưng đến nay Hoa Kỳ chỉ tốn 2 tỷ USD cho Lybie so với 1.000 tỷ USD vào Iraq.

Mỗi xứ dĩ nhiên có nhiều điểm khác nhau, nhưng cả hai Gaddafi và Saddam Hussein đều là những nhà độc tài bị thế giới cô lập. Mỹ có cùng các đồng minh tại Âu Châu và Trung Đông trong hai hoàn cảnh. Phong trào Mùa Xuân Ả Rập là ngọn sóng đẩy mạnh cuộc nổi dậy tại Lybie, trong khi trước năm 2003 Hoa Kỳ được ngưỡng mộ là siêu cường tuyệt đối nắm ngọn cờ thay đổi cho toàn thế giới.

Đơn khởi kiện Đài Phát thanh và Truyền hình của nhóm nhân sĩ trí thức bị trả lại

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

Tòa án Nhân dân Quận Đống Đa trả lại đơn khiếu nại của nhóm nhân sĩ trí thức Hà Nội khởi kiện Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

VIETNAM-CHINA-MARITIME-PROTEST

Từ trái sang: Các ông Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Văn Khải, Nguyên Ngọc cùng xuống đường biểu tình chống TQ hôm 14/8/2011. AFP

Exxon Mobil tìm thấy mỏ dầu mới ở thềm lục địa Việt Nam, Bắc Kinh sẽ phản ứng?

Trọng Nghĩa

clip_image001  

Vị trí mỏ dầu khí ( đánh dấu bằng chấm đen) mới được phát hiện. DR

 

Vào hôm nay, 27/10/2011, tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon xác nhận đã tìm được dầu khí tại một vùng ở Biển Đông, trên thềm lục địa ở miền Trung Việt Nam.  Thông tin được loan báo vào lúc Trung Quốc liên tiếp đe đọa những ai hợp tác với Việt Nam trong các đề án ngoài Biển Đông mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ. Giới quan sát đang tự hỏi là Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao?

Khu vực có dầu khí thuộc một lô ngoài khơi Đà Nẵng, mà phía Việt Nam đã trao cho Exxon quyền thăm dò và khai thác. Theo hãng tin Anh Reuters, trong một bản thông cáo công bố vào hôm nay, Tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil cho biết là mũi khoan thứ hai mà họ thực hiện ngoài khơi Đà Nẵng vào tháng 8/2011 đã giúp phát hiện ra dầu khí. Công việc khoan dò do Công ty Thăm dò và Khai thác Exxon Mobil Việt Nam, (bộ phận của tập đoàn Mỹ tại Việt Nam) tiến hành.

Ông Patrick McGinn, thuộc bộ phận báo chí của Exxon, tuy nhiên đã không cho biết chi tiết về trữ lượng mỏ dầu khí, chỉ cho biết là tập đoàn Mỹ đang phân tích dữ liệu từ giếng khoan thứ hai này, sau khi một mũi khoan thứ nhất đã không mang lại kết quả.

Philippines phản ứng mạnh trước đe dọa của báo chí Trung Quốc

Trọng Nghĩa

clip_image001  

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 8/7/11. Reuters

 

"Vô trách nhiệm một cách thô thiển": Đây là nhận định của Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario về bài viết trên tờ Hoàn cầu Thời báo Trung Quốc (Global Times) ngày 25/10/2011. Theo báo chí Philippines, lãnh đạo ngành ngoại giao nước này đã bình luận như trên về lời hăm dọa rằng Việt Nam và Philippines “phải chuẩn bị tinh thần để nghe tiếng đại pháo” của Trung Quốc.

Trả lời nhật báo Philippine Daily Inquirer bằng văn bản, ông del Rosario xác định: “Giọng điệu đó vang lên như một tuyên bố hiếu chiến và vô trách nhiêm một cách thô thiển…”.

Ngoại trưởng Philippines đồng thời tố cáo tính chất coi thường luật pháp quốc tế của tờ Global Times – một cơ quan ngôn luận chính thức của Bắc Kinh - khi cho rằng lời lẽ của tờ báo này: “đi ngược lại quan điểm của Philippines, đang tìm kiếm một giải pháp đúng luật lệ dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cho vấn đề biển Tây Philippines [tên Manila dùng để gọi Biển Đông]”.

IBAHRI yêu cầu VN điều tra độc lập về vụ LS Huỳnh Văn Đông bị khai trừ

Trà Mi - VOA

clip_image001

Luật sư Huỳnh Văn Ðông. Hình: nuvuongcongly.net

Thông cáo báo chí mới đây của Viện Nhân quyền của Đoàn Luật sư Quốc tế IBAHRI cho biết Viện đang chờ đợi phúc đáp của chính quyền Việt Nam sau hai lần gửi thư yêu cầu Hà Nội mở cuộc điều tra độc lập về việc luật sư Huỳnh Văn Đông bị khai trừ khỏi luật sư đoàn tỉnh Daklak.

Theo Viện IBAHRI, luật sư Đông bị khai trừ từ ngày 12/8 năm nay và bị xem là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia sau khi có các nỗ lực bênh vực cho các thân chủ là các nhà hoạt động cổ xúy dân chủ bị tố cáo âm mưu lật đổ chính quyền vì tham gia các hoạt động chính trị ôn hòa.

Ông Sternford Moyo, đồng Chủ tịch của IBAHRI, cho biết Viện đặc biệt quan ngại rằng luật sư Đông đang bị nhắm mục tiêu vì các hoạt động hợp pháp của ông trong vai trò luật sư. Ông Moyo nói chiến dịch đàn áp gần đây nhắm vào các luật sư nhân quyền và các nhà hoạt động tại Việt Nam là một xu hướng rất đáng quan tâm, khiến quốc tế quan ngại về tính độc lập của ngành tư pháp ở Việt Nam.

Trung Quốc đã đạt được mục đích sau chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng?

Mặc Lâm, Biên tập viên RFA

Chuyến đi Trung Quốc của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cùng với kết quả những thỏa thuận được hai bên ký kết gây rất nhiều bức xúc trong dư luận trong đó có ý kiến của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ toàn quyền Việt Nam tại Bắc kinh.

Trung Quốc lừa bịp Việt nam qua ngôn ngữ

Trên báo Nhân Dân phát hành vào ngày 16 tháng 10 đăng tải nguyên văn bản tuyên bố chung của hai Tổng bí thư Trung Quốc và Việt Nam cho thấy có rất nhiều điều bất thường mà phía Trung Quốc áp đặt cho Việt Nam. Bản tuyên bố này được Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu với Trung Quốc nhận xét rằng có vẻ bản tuyên bố đã được phía Trung Quốc soạn thảo sẵn và phía Việt Nam chỉ cần đặt bút ký theo yêu cầu của họ mà không có một tranh luận hay phản đối gì.

Nghĩ thêm về lời kêu gọi “Không có gì quý hơn độc lập tự do”

Bùi Minh Quốc

image (Tham luận tại Hội thảo “Giá trị Minh triết Hồ Chí Minh, một định hướng phát triển Việt Nam” do Trung tâm Văn hóa Minh triết tổ chức tại Hà Nội ngày 26.10.2011)

Tôi rất tán thành ý kiến của cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nhận định rằng minh triết Hồ Chí Minh là minh triết – lý luận – hành động. Nói rõ hơn, đó là minh triết được thể hiện thành những tư tưởng cụ thể, nói ra thành những lời giản dị, rõ ràng, chắc nịch, dứt khoát, có thể chuyển ngay thành hành động; minh triết - tư tưởng gắn chặt với hành động.

Tôi xin lấy ví dụ: KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO. Lời kêu gọi lịch sử ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vang lên lần đầu tiên vào buổi sáng ngày 17.7.1966 tại thủ đô Hà Nội, làm rung động mãnh liệt mọi trái tim Việt Nam yêu nước, yêu dân chủ tự do. Vì độc lập, vì tự do, biết bao người con của Tổ quốc Việt Nam và gia đình họ, trong đó có bản thân tôi, vợ tôi, gia đình tôi cả bên nội lẫn bên ngoại, đã không chút đắn do hiến dâng cả tính mạng suốt mấy cuộc chiến đấu trường kỳ.

“Lời tiễn” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay là một cách từ chối đầy hăm he mọi sự... van vỉ

Người đồng chí láng giềng bốn tốt mười sáu chữ vàng về đến nhà chưa kịp ngồi ấm chỗ để hàn huyên với vợ con và bạn bè đồng chí, thì Đảng Trung Cộng... anh em đã cho mạng Hoàn Cầu chơi một lời tuyên bố xanh rờn là “Đồng chí sẽ được nghe tiếng súng ở Biển Đông”.

Trang mạng của Đài BBC vừa đưa một bài lên mặt báo sớm tinh mơ ngày 25/10/2011, trong đó có lời đe dọa sẽ nổ súng vào bọn “Đồng chí Việt Nam lòng lang dạ sói”.

“Lời tiễn” Tổng bí thư Đảng ta của “nước bạn” thật là... hăm he tráo trở.

Phải chăng đây lại thêm một bài học về tình đồng chí thân thiết truyền thống giữa hai đảng Mác-xít Lê-nin-nít anh em.

Trân trọng giới thiệu với các bạn xa gần bài viết trên BBC, về lời tiễn biệt vô cùng thân thiết của người đồng chí của Đảng ta

Vũ Cao Đàm

Khai thác bauxite ở Tây Nguyên – Hai năm sau

Đặng Đình Cung

Kỹ sư tư vấn

image Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV, Vinacomin), Ban Quản lý Dự án và Nhà thầu xây dựng dự án Tổ hợp Bauxite – Nhôm Lâm Đồng kiểm điểm vì sao để xảy ra sự cố rò rỉ xút1. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các đơn vị trên phải có các giải pháp phòng ngừa cao nhất để tránh xảy ra sự cố tương tự như trên. Đó là những việc phải làm khi xảy ra một sự cố.

Nhưng theo đòi hỏi của các tiêu chuẩn ISO 9001, về quản lý chất lượng, và ISO 10006, về quản lý dự án, thì một Dự án Trưởng phải định kỳ tiến hành quy trình cải thiện liên tục PDCA (Plan Do Check Act, Bố trí – Thực hiện – Kiểm điểm và Kiểm thảo – Hành động)2 để duyệt dự án (project review) trong suốt thời gian thực hiện dự án chứ không bao giờ thụ động chờ có sự cố thì mới phản ứng.

Trong bài này chúng tôi xin gợi ý vài điểm kỹ thuật Dự án Trưởng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên cần rà xét khi duyệt dự án.

Giao ban với HTV

Đoan Trang

(NCTG) Ở các tòa soạn báo, hay có những cuộc họp định kỳ (hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày, thậm chí hàng buổi như ở Ban Thời sự - Đài Truyền hình), gọi là “giao ban”.

clip_image001

Bản tin thời sự gây nhiều bất bình trong công luận - Ảnh chụp màn hình

Số phận độc tài!

Kỳ Duyên

clip_image001

Người dân Libya tập trung tại quảng trường Martyrs tại thủ đô Tripoli ngay sau khi nghe tin nhà lãnh đạo Mummar Gaddafi đã bị giết tại Sirte, quê hương ông. Ảnh: Reuters

 
Quyền lực là đỉnh cao tham vọng của con người. Nhưng quyền lực cũng là nơi tha hóa con người, đẩy con người vào bi kịch thê thảm. Đó là hai mặt của một cái ghế- quyền lực.

Những ngày qua, cả thế giới chấn động trước thông tin cựu lãnh đạo Lybia- M. Gaddafi, người được mệnh danh "vua của các vị vua" bị bắt sống, bị chết thê thảm và bị kéo lê ngay trên chính thị trấn quê hương Sirte, giữa sự hỗn loạn của giao tranh, một bên là quân nổi dậy, và một bên là đám tàn quân trung thành.

Một con người suốt 42 năm cai trị độc đoán, khát máu và "đồng bóng" đã tàn sát 20 vạn người dân lương thiện, 52 ngàn tù nhân, và 6 tháng qua, giết 20 ngàn người dân nổi dậy. Ra lệnh giết đồng bào, đồng loại không ghê tay, vậy mà khi bị nòng súng chĩa thẳng vào đầu đã van xin hoảng sợ: "Xin đừng bắn". Nhưng ông ta cũng đã không thoát khỏi cái chết.

Kinh khủng và cũng thật hiếm có, hàng trăm người Libya đã xếp hàng, mặt bịt khẩu trang chờ xem thi thể vấy máu của M.Gaddafi được đặt trong một máy giữ lạnh, vốn để trữ thịt, tại một trung tâm mua sắm. Đó là sự chờ đợi suốt 42 năm nhọc nhằn, khổ ải của họ.

Nhân đọc các văn bản được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Trọng Vĩnh

image Đọc bản thỏa thuận giữa 2 Tổng Bí thư đăng trên báo Nhân dân ngày 12/10, bản về thỏa thuận trên biển và bản tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 16/10/2011, tôi có cảm tưởng là các văn bản đã được Trung Quốc soạn thảo sẵn, đoàn Việt Nam có thêm bớt đôi chỗ để thành văn bản thỏa thuận giữa “hai nhà lãnh đạo”, giữa “hai bên”. Do Trung Quốc soạn thảo hoặc nêu ra trước, nên chứa đựng nhiều lời lẽ thân thiện giả dối, không đúng thực tế, chủ yếu là có lợi cho Trung Quốccó chỗ có tính chất ràng buộc Việt Nam. Có những đoạn, những câu mập mờ, khó hiểu.

Vẫn lại “phương châm 16 chữ” “tinh thần 4 tốt”, nhưng khi lập lại quan hệ bình thường, Trung Quốc có thực hiện đâu!

Nào đâm chìm tàu cá, bắt, bắn ngư dân Việt Nam, bắt tàu cá của ngư dân hoạt động trong vùng biển của Việt Nam, tịch thu tài sản, ngư cụ, đòi tiền chuộc, cấm, đuổi ngư dân ta đánh cá trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh 2, phá cáp tàu Viking II, gần đây “Hoàn cầu thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn dọa đánh Việt Nam (và Philippines), phát ngôn: “giết những con gà để dọa bầy khỉ”… Thế mà là “hữu nghị và 4 tốt” à? Thật là giả dối một cách trắng trợn.

Ngẫm nghĩ

LS Đặng Dzũng

image NTC (National Transition Council) của Lybia vừa làm lễ GIẢI PHÓNG (LIBERATION DAY vào ngày 22/10/2011).

Xem trực tiếp trên CNN và BBC trên TV thì thấy  ông Chủ tịch NTC lên đọc diễn văn, tôi  thấy có nhiều cảm xúc và ghi nhận như sau:

1 - Trông mặt ông ta rất hiền từ, trán của ông có nhiều vết sẹo giống như bị chém và được khâu lại – ngón tay đeo nhẫn chứng tỏ có gia đình;

2 - Ông đọc diễn văn trông có vẻ lọng cọng lắm: hai tay nắm hai micro, trong khi các ông khác, 40 ông trong Hội đồng NTC mặc đồ trịnh trọng, mặt rất tươi cười, họ trao đổi với nhau trong khi ông Chủ tịch nói với đám đông khoảng hơn 10 ngàn người tại Bengazi nơi đã khai mào cuộc chiến chống lại Gaddafi từ tháng 2/2011;

Giáo sư Phạm Xuân Yêm: Xã hội dựa trên hai trụ cột: tri thức và lòng trắc ẩn

clip_image001SGTT.Vn - Là thủ khoa kỳ thi tú tài năm 1954 toàn vùng Hà Nội, đến nay nhìn lại ông đã có hơn 100 công trình nghiên cứu vật lý đăng trên các tạp chí khoa học uy tín toàn cầu, như một sự góp mặt đáng tự hào của người Việt trong cộng đồng khoa học thế giới. Là một nhà vật lý danh tiếng, nguyên giám đốc nghiên cứu trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS), giáo sư đại học Paris VI, từ xa ông vẫn đau đáu với những vấn đề nóng của đất nước.

Trong môi trường đầy thách thức tại trung tâm khoa học số một của thế giới, làm thế nào một nhà khoa học Việt Nam có được tiếng nói riêng?

Thật khó nói. Riêng nhóm vật lý lý thuyết thuộc đại học Paris VI gồm khoảng 40 giảng viên – nghiên cứu (mà tôi là một thành viên), có chừng mươi quốc tịch đến từ bốn châu lục Âu, Mỹ, Á, Phi. Đó là một môi trường cạnh tranh lành mạnh và khắc nghiệt theo tiêu chuẩn quốc tế, sự tuyển chọn đều công khai, không hề có một đặc chế về vấn đề quốc tịch. Có được tiếng nói riêng của mình là do rèn luyện bền bỉ để có hay không khả năng chuyên môn cao, hoà nhập với cộng đồng.

Có lẽ đối với bất kỳ nhà nghiên cứu bình thường nào, phần thưởng lớn nhất nhận được là khi công trình của mình được đồng nghiệp khắp nơi quan tâm và triển khai mạnh hơn nữa, được trích dẫn nhiều lần, thậm chí vài chục năm sau còn được nhắc đến và khai thác. Cá nhân tôi cũng vài lần hạnh phúc như vậy.

Tắt gió gặp Người Buôn Gió

Hà Văn Thịnh

image Kính tặng Người Buôn Gió, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Chính

Hôm qua (23.10.2011), tôi nhận được cú điện thoại từ số lạ. Một giọng nói trẻ trung làm cho tôi ngỡ ngàng sau vài câu chữ: “Cháu là Người Buôn Gió, tức Hiếu”, có thể gặp chú được không vì cháu đang ở Huế. Tôi trả lời rằng mình đang ở Vinh, bận chút việc nhà...

21h hôm nay (24.10), một lần nữa Hiếu lại gọi cho tôi và nói rằng đã ra Vinh. Vậy thì, cái gặp là “tương kiến thời nan biệt diệc nan” (Cái khoảnh khắc mà chúng ta được gặp gỡ nhau cũng giống như lúc được sinh ra để gặp gỡ cuộc đời này là rất khó khăn; nhưng, phải chia tay với người mình tri kỷ hay phải vĩnh biệt thế giới này, càng khó khăn hơn gấp bội phần). Đến đường Hà Huy Tập vào lúc 21h hơn, đón tôi là  bốn phản động có tên họ rỡ ràng ràng: Buôn Gió, Nguyễn Lân Thắng, Phạm Chính, Nguyễn Tiến Dũng. Câu đầu tiên mà tôi nói (từ vô thức) là xin một cái áo chữ U gạch chéo mà Phạm Chính đang mặc. Buôn Gió nói như thể tôi là nhà ngoại giao: “Tưởng bác đã có từ lâu”. Sự trách móc rõ ràng, thẳng thắn và không thể chối cãi: Tôi không là đảng viên nhưng nói hay như cộng sản và làm thì dở... như tôi!

Gaddafi là bạn bè thân thiết của Trung Quốc

Dương Quốc Anh giới thiệu

发言人: 环球网, on 10/24/2011 7:43:00 AM      

(Người phát ngôn: Mạng Hoàn cầu ngày 24/10/2011 7 giờ 43 AM)

clip_image001  

江泽民:卡扎菲是亲密朋友 (Giang Trạch Dân: Gaddafi là bạn bè thân thiết)

环球网 10/24/2011(Mạng Hoàn Cầu ngày 24/10/2011)

 

2002年4月13日,卡扎菲举行仪式,欢迎中国国家主席江泽民 (ngày 13/4/2002 Gaddafi cử hành nghi thức hoan nghênh Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân)

正当美欧各国“庆祝”卡扎菲毙命之际,中 国外交部表示,“卡达菲不是中国的朋友”。不过,多维记者调查发现,前中国国家主席江泽民2002年访问利比亚时曾称赞卡扎菲是“亲密的朋友”。另 外,2007年在武汉大学召开的卡扎菲思想学术研讨会上,与会者说卡扎菲是“中国人民的老朋友”。

10月20日,统治利比亚长达42年的卡扎菲被反对派武装击毙。次日,中国外交部网站公布非洲司司长卢沙野10月18日接受法媒《青年非洲》的专访。卢沙野在专访中主动表示,“卡扎菲不是中国的朋友”,还讽刺说,西方领导人才将卡扎菲视为座上宾,“关系好着呢!”

Đúng vào dịp các nước Mỹ Âu “chúc mừng” Gaddafi bị bắn chết, Bộ Ngoại giao Trung Quốc biểu thị “Gaddafi không phải là bạn của Trung Quốc”. Thế nhưng phóng viên nhiều nước điều tra phát hiện, nguyên Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân, năm 2002 thăm Lybia đã từng ca ngợi Gaddafi là “bạn bè thân thiết”. Ngoài ra năm 2007 tại hội nghị nghiên cứu thảo luận học thuật tư tưởng Gaddafi do Trường đại học Vũ Hán triệu tập, các học giả tham dự hội nghị đã nói “Gaddafi là bạn bè lâu năm của nhân dân Trung Quốc”.

Ngày 20 tháng 10, Gaddafi kẻ thống trị Lybia dài tới 42 năm bị lực lượng vũ trang phái phản đối bắn chết. Ngày hôm sau, mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố, trong trả lời phỏng vấn riêng với tờ Thanh niên châu Phi của giới truyền thông Pháp, Lư Thiếu Dã Vụ trưởng Vụ Châu Phi đã chủ động biểu thị “Gaddafi không phải là bạn của Trung Quốc” và còn châm biếm nói, người lãnh đạo phương Tây mới coi Gaddafi là khách quý,“quan hệ tốt mà”.

Lá thư kêu gọi trả tự do cho Điếu Cày

Quỳnh Chi, Phóng viên RFA

Cuối tuần vừa qua, xuất hiện lá thư được một số người ký tên gởi cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu trả tự do cho blogger Điếu Cày, tức nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải.

clip_image001

Photo courtesy of worldpress.com. Blogger Điếu cày

Đặc sứ Mỹ về Miến Điện gặp lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi

Tú Anh

clip_image001  

Đặc sứ Mỹ Derek Mitchell (phải) cùng với lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi. DR

 

Sứ giả Mỹ đặc trách Miến Điện trở lại quốc gia Đông Nam Á này lần thứ hai trong vòng hai tháng. Hôm nay 25/10/2011, ông Derek Mitchell đã hội kiến với nhà đối lập Aung San Suu Kyi. Hoa Kỳ muốn mở rộng đối thoại với tân chính quyền Miến Điện trong bối cảnh Naypyidaw liên tiếp có động thái đáng khích lệ.

Được Tổng thống Obama bổ nhiệm cách nay hai tháng, đặc sứ Derek Mitchell đã gặp gỡ lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi tại Rangun vào ngày hôm nay, ngày cuối trong chuyến viếng thăm hai ngày.

Theo một nguồn tin từ Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ, hai bên đã thảo luận khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ. Nguồn tin này không cho biết thêm chi tiết nội dung cuộc nói chuyện.

Đặc sứ Mỹ đã gặp giải Nobel Hòa bình trong chuyến viếng thăm đầu tiên hồi tháng 9. Ông thẩm định chính quyền mới đã có những “tín hiệu khích lệ” khi trả tự do cho hơn 200 tù nhân chính trị hồi giữa tháng 10 này.

Tập san khoa học Nature cảnh giác với tấm bản đồ "lưỡi bò" của Trung Quốc

Trọng Nghĩa

clip_image001  

 Ảnh chụp trang web số báo đề ngày 20/10/2011 với trang bìa tập san khoa học Nature. DR

 

Trên một số tập san khoa học quốc tế gần đây, nhiều tác giả Trung Quốc đã cố lồng vào bài viết của họ tấm bản đồ "lưỡi bò" biểu thị chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông. Sự kiện này từng bị giới nghiên cứu Việt Nam tố cáo. Trong số đề ngày 20/10/2011, đến lượt tạp chí khoa học có uy tín Nature phản đối hành vi lạm dụng khoa học để quảng bá mưu đồ chính trị, lấy ví dụ cụ thể từ trường hợp tấm bản đồ hình chữ U của Trung Quốc.

Quan điểm rõ ràng của tập san Nature - được công nhận là một tạp chí khoa học thuộc loại có uy tín nhất trên thế giới – đã được xác định trong hai bài viết công bố lần đầu tiên trên trang web của Nature ngày 19/10. Quan trọng hơn cả là bài xã luận (Editorial) của ban biên tập mang tựa đề “Uncharted territory” (tạm dịch Vùng hoang). Bài viết xác định ngay từ đầu:

“Mọi bản đồ chính trị nhằm mục đích thúc đẩy các đòi hỏi lãnh thổ đều không có chỗ đứng trong các bài báo khoa học. Giới nghiên cứu nên giữ quan hệ thân thiện với nhau bằng cách phi chính trị hóa các công trình của mình”.

Trung Quốc lại để báo chí hăm dọa dùng võ lực với các láng giềng có tranh chấp trên biển

Trọng Nghĩa

clip_image001  

Chiến hạm của hải quân Trung Quốc tại Biển Đông (DR)

 

Vào hôm nay, 25/10/2011, Bắc Kinh lại bật đèn xanh cho báo chí hù dọa các láng giềng. Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times), đã nêu đích danh Việt Nam, Philippines và Hàn Quốc, để cảnh cáo các nước đang tranh chấp chủ quyền trên các vùng Biển Đông và biển Hoa Đông với Trung Quốc là phải thay đổi lập trường, nếu không muốn chịu cảnh binh đao.

Trong bài xã luận viết bằng cả Anh ngữ lẫn Hoa ngữ, mang tựa đề «Đừng xem phương thức tiếp cận hòa bình là điều được hưởng mãi mãi», tờ báo này đã tố cáo các láng giềng của Trung Quốc là đã lợi dụng «đường lối ngoại giao hiếu hòa» của Bắc Kinh để thủ lợi cho riêng mình. Do đó, tờ báo cho rằng: «Nếu không thay đổi thái độ, các nước này sẽ phải chuẩn bị tinh thần để nghe thấy tiếng đại pháo», và chính quyền Trung Quốc cũng phải sẵn sàng cho biện pháp «phản công» quân sự, vì đây có thể là biện pháp duy nhất để giải quyết tranh chấp.

Dù có đề cập đến Hàn Quốc, nhưng Hoàn cầu Thời báo Trung Quốc đặc biệt gay gắt với Philippines và Việt Nam bị họ cho là «Tưởng rằng Trung Quốc đang bị sức ép nhiều phía, nên nghĩ rằng thời cơ đã đến để buộc Trung Quốc phải từ bỏ quyền lợi của mình» ở Biển Đông. Đối với tờ báo này, chính quyền Bắc Kinh cần phải tính đến một số biện pháp quân sự, nếu «tình hình xấu đi».

Bức thư của các khoa học gia người Việt gửi Ban Giám đốc Công ty Google về bản đồ TP Lào Cai trên mạng http://ditu.google.com.cn vẫn giữ đường biên giới cắt ngang thành phố của Việt Nam

24 tháng 10 năm 2011

image Google Inc.

1600 Amphitheatre Parkway

Mountain View, CA 94043

Lưu ý:

Dr Eric E. Schmidt, Chairman

Mr John Hanke, Director of Google Earth & Maps

c/o: Kate Hurowitz , Manager, Global Communications & Public Affairs

Đề mục: Bất nhất về đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong trang web www.googlemaps.comwww.ditu.google.com

Thưa Dr Schmidt và Mr. Hanke,

Cái chết của Thế hệ Qaddafi

(Thời đại của các Thủ lĩnh độc tài Ả-rập đã cáo chung)

Mohamad Bazzi, Foreign Affairs

Trần Ngọc Cư dịch

Tinh thần dân tộc bao giờ cũng là một sức mạnh vô giá để một dân tộc cố kết bền vững, đủ sức đua chen giữa năm châu bốn biển, không bị đào thải trong cuộc cạnh tranh trường kỳ và khốc liệt của đủ mọi sắc tộc từ nghìn xưa đến tận hôm nay. Chính tinh thần dân tộc bất diệt đã giúp giống người Lạc Việt – tức đại gia đình dân tộc Việt Nam chúng ta – đứng vững trước phong ba bão táp trong hàng nghìn năm, đánh lui mọi cuộc xâm lăng man rợ của bất kỳ đội quân Hán, Mông, Mãn... nào đến từ phương Bắc.

Nhưng một chủ nghĩa sô vanh thì lại là chuyện khác. Đó là hiểm họa ghê gớm cho dân tộc và nhân loại. Một chủ nghĩa sô vanh cộng thêm với một thứ tôn giáo cực đoan thì càng là đại họa. Và một chủ nghĩa sô vanh được trang sức màu mè bằng một thứ lý thuyết đại đồng giả dối mà thực chất là ảo tưởng điên khùng của dăm ba đầu óc bất bình thường nào đấy đưa đến cái chết cho hàng trăm triệu con người ở thế kỷ XX, thì không chỉ là đại họa mà chính là báo hiệu sự tận diệt của những dân tộc bị cuốn vào vòng xoáy của nó.

Lối ra của nhân loại chỉ có một: tiến trình dân chủ hóa đất nước. Việt Nam cũng không thể khác. Còn nhớ vào năm 1925, ngay sau khi từ Pháp trở về nước, nhà chí sĩ Phan Châu Trinh trong các bài diễn thuyết của mình đã nói đến nguy cơ của một chính quyền độc tài dày đạp lên nhân dân khiến chính người dân – nhất là nông dân – không cần biết đến cái gọi là độc lập của xã tắc là thiêng liêng nữa mà sẵn sàng đón nhận bất cứ thế lực ngoại bang nào miễn họ đem lại cho người ta chút quyền được sống.

Dân tộc Việt Nam hiện nay đang vô cùng bức thiết trước yêu cầu tự do dân chủ, nhưng một khi thế lực bành trướng Bắc Kinh âm mưu xâm lấn thì muôn người như một sẵn sàng xuống đường, sẵn sàng chết cho Tổ quốc. Thiết tưởng những ai ngu muội nhất cũng nên biết rằng đấy vẫn còn là một đại hạnh phúc.

Bauxite Việt Nam

“Đã cho đủ cà rốt rồi, nay Trung Quốc cần cái gậy”

Dương Quốc Anh trích dịch

Đó là tên một bài viết được đăng trên mạng “Trung Hoa võng” (Chinacom) ngày 21/10/2011. Xin trích dịch để bạn đọc Việt nam trong và ngoài nuớc thấy thêm “gan ruột” của nguời bạn “bốn tốt” và “lòng dạ” của ngưòi láng giềng “16 chữ” này ngay sau khi “Tuyên bố chung” đầy những lời “tốt đẹp” còn chưa ráo mực.

Dương Quốc Anh

Ai là nhân dân giơ tay lên!

Nguyễn Quang Lập

clip_image001

Mấy hôm nay đau bụng không viết lách được gì, toàn post bài của bạn bè thôi. Hôm nay đọc bài “Đừng nhầm lẫn từ “nhân dân” trong hiến pháp”  của ông Đại tá Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang    chợt  cười phì, không thể không viết. Từ thuở cha sinh mẹ đến giờ  mình mới biết có người  phân loại nhân dân thế  này, chết thật!

Ông Quang viết: “Nhân dân không chỉ được hiểu một cách phổ thông, đơn thuần là khối người đông đảo làm nền tảng cho một nước trong một thời gian lịch sử nhất định. Nhân dân còn với nghĩa là một tầng lớp, một giai cấp đại diện cho một quốc gia, dân tộc trong một Nhà nước nhất định”. Như rứa là có nhân dân chung chung, có nhân dân cụ thể, nhân dân đích thực. Và để định nghĩa nhân dân đích thực là gì, ông Quang khẳng định: “Lời nói đầu của bản Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (do Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 9-11-1946) đã xác định rõ danh từ “nhân dân” là những người dân ‘đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hòa’”.

Philippines 'không trả thuyền Trung Quốc'

clip_image001  

Trung Quốc nói đây là ngư trường truyền thống của mình

 

Manila đã bác yêu cầu của Trung Quốc đòi hoàn trả hàng chục thuyền câu mà Philippines bắt được tại khu vực Bãi Cỏ rong ở Biển Đông.

Hôm 18/10, tàu tuần tra BRP Rizal của hải quân Philippines khi ở khu vực này, gần đảo Palawan, đã phát hiện ra một tàu cá của Trung Quốc kéo theo 35 thuyền câu nhỏ không người.

Tàu hải quân Philippines đã đâm vào một thuyền cá đằng sau, hành động sau đó được Philippines giải thích là do sự cố về bánh lái chứ 'không cố ý'.

Sau đó tàu cá Trung Quốc đã cắt dây cáp kéo thuyền cá, bỏ lại 24 chiếc sau lưng và bỏ chạy. Nay Bắc Kinh yêu cầu Manila trả lại số thuyền câu này, mà theo họ, lúc đó đang hoạt động ở vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Ấn Độ dính vào, Trung Quốc lo

Ngô Nhân Dụng

image Tháng Tám năm 2011, báo chí của nhà nước Trung Quốc tự nhiên đánh phá lung tung, đả kích các nước Ấn Độ, Phi Luật Tân, Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ.

Bắc Kinh làm ồn ào để phản đối việc Công ty Ấn Độ ONGC Videsh Limited’s (OVL) định mở cuộc thăm dò dầu lửa trong hai khu vực (block) ngoài khơi Việt Nam, dọa sẽ gây rắc rối về ngoại giao. Tháng trước, Bắc Kinh đã từng cho chiến hạm đuổi chiếc tàu INS Airavat trong khi chiếc tàu Ấn Độ này mới rời hải cảng Việt Nam. Chắc cũng vì lúc đó họ biết Việt Nam và Ấn Độ đang đàm phán chuyện khai thác dầu cho nên gây hấn thử coi có ai sợ không. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã chính thức phản đối vụ dọa nạt đó, nhân danh quyền lưu thông tự do trên mặt biển thuộc một nước Việt Nam có chủ quyền.

OVL đã từng hợp tác với Petro Việt Nam từ năm 1988 và khám phá thấy dầu ở hai blocks 127 và 128 thuộc vũng Phú Khánh từ những năm 1992, 1993. OVL cùng với BP tìm dầu ở vùng Lan Do và Lan Tây từ năm 2006; gồm cả hai blocks trên nhưng 127 không có đủ dầu và khí để khai thác. Từ năm 2010, Trung Quốc chuyển hướng ngoại giao với một thái độ mới, coi vùng Biển Đông nước ta thuộc “quyền lợi cốt lõi” của họ cho nên nay họ tỏ phản đối một cách dữ dội.

Gửi Huy Đức

Phạm Toàn

Hôm nay Huy Đức có bài viết “Gửi Tuổi trẻ”, một bài viết “gãi” cực kỳ trúng chỗ cần trúng. Mình xin phép gửi lại một vế câu đối – để phản đối bạn theo lối “chơi câu đối” – đọc tiếp đi, rồi Huy Đức sẽ rõ. Chủ nhật mà! Ốm mấy hôm. Mới xông xong. Nằm ngủ nữa thì sẽ ốm không dậy được. Thế là được đọc Huy Đức, và bỗng muốn gửi anh một vế đối đây.

Trong cuộc sống nói chung, hai khía cạnh duy lý duy cảm bao giờ cũng xen nhau, bổ sung cho nhau. Lý và tình, lý lẽ và tình cảm, lý tính và cảm nhận… tổng quát lại là mặt định lượng và mặt định tính hai phương diện khó mà tách xa được nhau khi ta cần đánh giá một sự vật, một sự việc.

Hành hung chú gấu trúc

(Liệu các ứng viên Tổng thống năm 2012 có liên tục đả kích Trung Quốc cho đến ngày đắc cử hay không?)

Michael A. Cohen, 14-10-2011, Foreign Policy

Trần Ngọc Cư dịch

Gấu trúc (panda) là một con vật ngoại lai đến từ Trung Quốc và được nhiều người dân Mỹ ưa thích. Như một cử chỉ thân thiện, năm 1972 Thủ tướng Chu Ân Lai đã gửi đến Vườn thú Quốc gia tại Washington 2 con gấu trúc khổng lồ để tặng “Nhân dân Hoa Kỳ”.  Trong một ý nghĩa nào đó, trong văn hóa dân gian Mỹ hiện nay, gấu trúc là biểu tượng của Trung Quốc. Và những người thân Trung Quốc thường bị chế giễu là panda huggers (những kẻ ôm hôn gấu trúc).

Trần Ngọc Cư

Nguy hiểm gia tăng với Trường Sa Việt Nam

Lê Ngọc Thống

image Trong tình hình hiện nay nếu Trung Quốc tấn công xâm chiếm Trường Sa của Việt Nam thì cuộc tấn công đó không thể thắng, nếu có chiếm được với giá rất đắt thì cũng không thể giữ vì trong khu vực quần đảo này về lực thì Việt Nam không kém Trung Quốc, nhưng về thế thì Việt Nam hơn hẵn. Tuy nhiên thế trận sẽ khác đi nếu như…

Đài Loan, đặc biệt là mấy ngày gần đây có những động thái gây chú ý dư luận. Phải chăng họ hùa cùng Trung Hoa đại lục trong việc tranh chấp Trường Sa hay lợi dụng Việt Nam, Philippines… để tăng cường khả năng phòng thủ chống Trung Hoa đại lục trên đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa mà họ chiếm được)? Đằng sau động thái này là gì?

Đài Loan tồn tại độc lập đến ngày nay thế giới ai cũng biết đó là nhờ ô bảo vệ của Mỹ. Sáu mươi năm nay Trung Quốc quyết tâm thu hồi Đài Loan cao nhất mới chỉ mức đe dọa dùng vũ lực, bởi nếu dùng vũ lực thì họ bắt buộc phải đối đầu với Mỹ – điều mà họ không muốn. Hơn nữa, dưới con mắt của những nhà chiến lược Trung Quốc, Đài Loan không phải là tất cả.

Lời cuối chân thành

Huỳnh Ngọc Chênh

1. Hồi tôi còn rất bé ngồi nghe lóm ba tôi kể cho các chị tôi nghe câu chuyện Vua Mi Đi có tai lừa mà không hiểu làm sao tôi lại nhớ đến bây giờ. Chuyện rằng có ông vua nọ tên là Mi Đi  không biết bị làm sao lại có hai tai lông lá và dài nhọn như hai tai lừa. Vua xấu hổ giấu kín không cho bất kỳ ai biết bằng cách suốt đêm ngày mang vương miện hoặc mang mũ che kín lại. Nhưng giấu cách nào thì cũng phải cho một người biết, đó là anh thợ hớt tóc cung đình vì mỗi tháng vua cũng phải hớt tóc một lần. Dĩ nhiên là vua phải "hợp đồng" trước với anh thợ này là giữ bí mật tuyệt đối hoặc bị chém đầu.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn