Tiếng nói lớp trẻ - Vài điều tâm huyết

Thắng Nguyên

imageKhi đọc xong bài “Đơn tự thú” của bạn Nguyễn Tuấn Anh, tôi có một cảm giác rất khó tả, vừa cảm phục hành động can đảm của một bạn đồng lứa với mình vừa cảm thấy tự vấn lương tâm. Không tự vấn lương tâm sao được? Trong khi cũng được coi là một tri thức trẻ thời @, được tiếp cận với thông tin một cách đa chiều đủ để biết cái nào là đúng cái nào là sai, vậy mà nào dám công khai thể hiện quan điểm của mình để ủng hộ công lý và sự thật. Khi mà hàng ngàn tri thức và nhiều tầng lớp xã hội khác sẵn sàng lên tiếng ký vào bản Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ một cách nhanh chóng trong một thời gian ngắn, còn tôi vẫn phải đắn đo suy nghĩ, đấu tranh với nỗi sợ hãi của bản thân mới dám ký tên vào bản kiến nghị này.

Thử hỏi nỗi sợ hãi ấy đến từ đâu? Ai gieo rắc? Ai ngăn cản quyền tự do cơ bản nhất của mỗi con người? Hay mình chưa dám vượt qua chính bản thân mình. Có 2 câu nói của bạn Tuấn làm tôi chợt nhận ra là mình vẫn còn nằm trong vòng sợ hãi chưa vượt được qua và cảm thấy hổ thẹn vô cùng. “… tôi chẳng thể tìm thêm được gì để mà tiếp tục thỏa hiệp với nỗi sợ hãi và sự hèn nhát của bản thân mình… biết đến nhiều tấm gương dấn thân trong lịch sử và đọc nhiều về tư tưởng của họ, sẽ rất là hổ thẹn nếu tôi im lặng, bàng quan trước những bất công đang rõ ràng hiện hữu” (trích từ BVN).

Nhân ngày 30 tháng Tư - Nhà văn Nguyễn Quí Đức: “Chúng ta đã chậm mất hai thế hệ để hòa giải”

Đăng Ninh

Exif_JPEG_PICTURE                                               
Nhà văn Nguyễn Quí Đức (Ảnh do nhân vật cung cấp)  

Ông Nguyễn Quí Đức cho rằng muốn hòa giải với người thì trước hết phải hòa giải với chính mình.

Nhà văn Nguyễn Quí Đức là người đã giúp rất nhiều nhà văn Việt Nam chuyển ngữ và giới thiệu các tác phẩm của mình ra thế giới bên ngoài. Mặc dù đi nhiều, viết nhiều, nhưng ông xuất bản rất ít. Ông đã sang Mỹ sinh sống từ sau năm 1975. Trước đó, cha ông, một công chức miền Nam bị bắt trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968 và bị giam tù 12 năm. Năm 1989 ông trở về Việt Nam lần đầu tiên và tới năm 2006 thì về ở hẳn để mở quán café Tadioto trên phố Triệu Việt Vương, Hà Nội.

Bay Vút: Thưa ông, dưới góc nhìn của một người lưu vong sau khi trở về Việt Nam, ông nhìn vấn đề ‘mâu thuẫn dân tộc’ như thế nào?

Nguyễn Quí Đức: “Còn tùy là nói chuyện với ai và ở thế hệ nào. Mỗi thế hệ có sự khác nhau về tầm nhìn, sự hiểu biết về câu chuyện. Có thế hệ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống thời chiến, bị va chạm với những hình ảnh và âm thanh họ nghe và thấy được nên họ có suy nghĩ khác. Nếu như đang sống trong thời chiến, một người thấy phi cơ ném bom xuống làng mình thì chắc chắn tư duy người này sẽ bị ảnh hưởng.

Thế hệ lớn lên sau này không phải sống trong hoàn cảnh chiến tranh nên họ có cái nhìn bình tĩnh và mềm mỏng hơn. Bây giờ, rất ít người tò mò về quá khứ, về chiến tranh, vì người ta cũng mệt khi nghe chuyện này. Hậu chiến, đời sống cơm áo, gạo tiền, là đủ mệt rồi. Nhưng những người lưu vong sau 30/4 vẫn cảm thấy vương vấn về chuyện ấy, bởi vì nó vẫn chưa được nói ra một cách thỏa đáng.

Thoạt đầu những người sang Úc, Pháp, hay Mỹ cách đây mấy chục năm chưa có một chỗ đứng vững vàng, nên họ cần một cái định nghĩa: ‘Tôi là ai’. Lúc đó, để trả lời câu hỏi này thì đấy chính là cái quá khứ của chiến tranh, những mất mát, những tranh đấu mà họ đã từng trải qua. Và họ cho rằng đấy là điều quan trọng nhất trong con người của họ. Vì ra nước ngoài họ là một con người khác, phải sống cuộc sống và tiếp thu một nền văn hóa khác. Họ mất hẳn quá khứ đồng thời họ cũng bị bứng khỏi cái gốc rễ cội nguồn.

Sau này, khi họ tạo dựng được cuộc sống, tiếp nhận được nhiều thông tin thì câu chuyện nó cũng có khác đi. Và khi những người trực tiếp tham chiến già đi, đến gần cái tuổi gần đất xa trời thì họ suy nghĩ khác. Cái quan trọng đối với họ bây giờ là về lại nơi họ đã sinh ra, lớn lên. Một số muốn trở về để chết trên mảnh đất quê hương.

Mâu thuẫn khó khăn nhất của Việt kiều là ở trong nước vẫn không công nhận cái thể chế miền Nam là một chính phủ. Chính quyền hiện nay có thể không còn gọi họ là “ngụy” nữa nhưng đồng thời cũng không gọi là ‘Chính phủ miền Nam’. Thực ra, những người này vẫn có những thể chế, những niềm tin và lý tưởng, chứ họ không phải là những người chạy theo Mỹ, để bị gọi là ‘phản quốc’.

Có nhiều người miền Bắc nói với tôi rằng người lính VNCH là những người phản bội Tổ quốc. Khi nghe như vậy tôi cũng không biết giải thích gì với họ. Do đó, cũng khó mà nói chuyện. Những người trẻ tuổi hơn thì nói họ mệt chiến tranh lắm rồi, họ muốn ô tô, vật chất và của cải, họ muốn tương lai. Đấy là sự khác biệt rất lớn: những người nước ngoài về thì muốn tìm quá khứ, nguồn gốc, còn người ở trong nước thì muốn hướng tới tương lai giàu có, vinh quang”.

Bay Vút: Hòa bình lập lại, có thể thấy số phận những người lính VNCH rất cơ cực và phải nói là bi đát. Nhưng cho tới tận thời điểm này, tình hình cũng vẫn vậy, nhất là về mặt tinh thần. Mỗi năm vào các dịp kỷ niệm chiến thắng này kia, có lẽ họ sẽ rất buồn khi xem tivi hay đọc những bài báo viết về dịp 30/4?

Nguyễn Quí Đức: “Tôi nhìn nhận chuyện này ở một phạm vi rộng hơn và ở dưới góc độ văn hóa. Nếu tôi là người chiến thắng và nếu tôi là người tự trọng, tôi tự biết tôi là ai thì tôi chẳng cần phải chê bai người khác, hạ bệ người khác để tôi được hay ho hơn. Cái tâm lý miệt thị một người khác chính là cái tâm lý muốn tự đề cao mình lên, trong khi bản chất của sự việc thì chẳng cần phải thế”.

Bay Vút: Có cảm giác phía bên này vẫn coi phía bên kia là những đứa con “hư” của dân tộc, nhưng các cụ ta có câu “con hư thì vẫn là con của mẹ”. Có lẽ chúng ta cần có cái nhìn nhân ái và bao dung hơn nữa, ông có thấy vậy không?

Nguyễn Quí Đức: “Tất nhiên là có. Chúng ta cần có thời gian để sự việc tự nó lắng xuống và qua đi, để có sự độ lượng. Bất cứ chính quyền nào cũng vậy, để bảo vệ chỗ đứng của mình, thì phải tự đề cao mình lên và đặt ra cái chỗ đứng thấp kém cho một người khác. Nhưng nếu họ vững tâm hơn, và nếu họ có cái lý chính đáng thì họ sẽ không cần cái đấy nữa.

Còn với người dân hằng ngày thì cái nỗi đau của ông bộ đội miền Bắc cũng giống nỗi đau của người mẹ miền Nam mất con. Chúng ta đã quên rằng đấy là nỗi đau chung. Về vấn đề này nói theo tinh thần nhà Phật hay Thiên Chúa giáo thì bao giờ cũng cần cái sự độ lượng, mà độ lượng thì bây giờ đúng là cái xa xỉ. Tôi nghĩ phải mất thêm một thời gian nữa thì chuyện này mới có thể êm xuôi”.

Bay Vút: Bài học từ Đông Đức và Tây Đức năm 1989 khi bức tường Berlin sụp đổ, người dân hai miền đã ôm chầm lấy nhau và họ coi nhau là người Đức chứ không còn Đông hay Tây. Nhưng một số chính trị gia Tây Đức lại không coi như vậy mà vẫn có những quan ngại và định kiến về phía bên kia. Do vậy, tiến trình hòa giải dân tộc đã bị chậm mất một, hai thế hệ. Việt Nam dường như cũng đã mắc phải sai lầm đó, và chúng ta đã chậm mấy thế hệ và liệu còn phải chậm mấy thế hệ nữa thưa ông?

Nguyễn Quí Đức: “Đấy là điều đáng tiếc. Theo tôi thấy thì Việt Nam đã chậm mất hai thế hệ và có lẽ tình trạng này sẽ còn kéo dài thêm. Có một số dấu hiệu đang thay đổi, và tôi nghĩ đến một lúc nào đó vấn đề hòa giải sẽ tự mất đi. Bây giờ thế hệ trẻ trong nước ít người quan tâm đến chiến tranh hay mâu thuẫn, còn thế hệ người Việt trẻ ở nước ngoài thì vì được sống trong một môi trường giáo dục, văn hóa khác nên họ cũng không quan tâm đến nó. Những người lính già rồi cũng sẽ chết đi. Khi già thì họ sẽ có cái nhìn trầm tĩnh hơn. Những bức xúc đau khổ về những người cần hòa giải sẽ được nhìn nhận bình tĩnh hơn.

Tôi chỉ mong Nhà nước tự tin hơn, can đảm hơn để chấp nhận mọi thứ. Bây giờ Việt kiều về đây giúp tài chính, kỹ thuật. Nhưng cùng lúc đó ông ấy lại mang về những niềm tin, ý tưởng về dân chủ của cái xã hội khác. Đất nước có đủ niềm tin cho người ta có tiếng nói hay không? Do đó rất dễ hiểu là những người Việt kiều hoạt động trong lĩnh vực văn hóa là những người không được Nhà nước tin tưởng nhiều lắm.

Như tôi đây, khi trở về nước tôi đâu có xin visa làm báo chí được. Do đó vấn đề ở đây là: mình yêu đất nước nhưng đất nước có yêu mình không. Nhưng tôi không vì thế mà chống đối. Tôi về tạo dựng công ăn việc làm với quán café này, mang một cái thái độ ứng xử với mọi người khác nhau. Nhưng sau một thời gian sống ở đây thì tôi cảm thấy con người không còn cái tinh thần cộng đồng như trước nữa. Mọi người mệt nhọc quá. Họ chỉ muốn vật chất, giành giật nhau, chạy xe lỡ va quệt là đánh nhau.

Nhưng tôi lại thấy có những mâu thuẫn khác phát sinh. Ví dụ những người trẻ bây giờ được đi ra ngoài du học, tiếp nhận những ý tưởng mới và khi trở lại họ có được áp dụng và chấp nhận hay không? Đó lại là một chuyện khác. Đấy không còn là khác biệt vì chiến tranh, mà đấy là vấn đề liên quan tới tư tưởng của thể chế.

Lấy bài học từ chiến tranh, tôi cho rằng với những người như thế thì khi họ về nước họ có làm được gì hay không, có áp dụng được gì hay không. Hay là vì sống trong một môi trường đầy cạm bẫy như ở Việt Nam thì họ có trở nên ‘hư hỏng’ hay không. Tôi gặp những người ở độ tuổi 30 sau khi đi học ở nước ngoài về bị bất đắc chí, họ chán nản. Ở tuổi 30 họ chẳng còn cái lý tưởng nào để sống và làm việc. Một số ít thì lập nghiệp chính bằng sự quen biết, tiền bạc”.

Bay Vút: Quá khứ là một điều không dễ gì quên, đặc biệt với bối cảnh chiến tranh ở Việt Nam giữa hai miền Nam – Bắc. Nhưng khi hòa bình lập lại, điều quan trọng là cách những người còn sống hành xử với nhau thế nào với nhau, đối xử ra sao với những người đã khuất. Theo ông, thế nào là cách hành xử có văn minh và hòa hợp với nhau nhất?

Nguyễn Quí Đức: “Tôi nghĩ cách hành xử văn minh nhất chính là im lặng. Tôi đặt ngược câu hỏi lại là nếu người miền Nam thắng cuộc thì người miền Nam viết sử như thế nào về người miền Bắc? Có tắm máu, có độ lượng, có thù hằn ai không? Tôi nghĩ là sẽ có, tệ hại hơn hay không thì chưa biết.

Ngày trước tôi đi làm phóng sự về một lính Mỹ giết một người lính Việt Cộng [quê] ở Thái Bình. Về sau người này tìm lại được hài cốt và mang trả lại cho gia đình người đã khuất. Trên đường đi làm phóng sự, khi tôi ngồi trên xe thì có ông lính người Bắc nói thao thao bất tuyệt về người lính miền Nam và cho rằng lính miền Nam rất man rợ, độc ác. Tôi ngồi nghe và lặng im chẳng nói gì vì chẳng biết nói gì lúc này cả. Về sau có người về kể lại với cái ông lính người Bắc ấy câu chuyện về gia đình tôi. Sau khi nghe ra, ông ấy gửi lời nhắn mời tôi về nói chuyện với thái độ rất nhã nhặn và hài hòa.

Mỗi năm không biết bao nhiêu chương trình trên các đài truyền hình nói về các trận chiến này, trận chiến kia. Các chương trình vẫn đều nói cùng một giọng điệu, vẫn một kiểu nói rằng con người miền Nam là con người xấu xa, tàn ác… Tại sao người trong nước là người thắng cuộc, thường dễ tha thứ cho người ta hơn, lại không làm được điều ấy?

Như bố tôi đi tù 12 năm, giờ tôi hận thù thì cũng chẳng đòi được 12 năm ấy. Cái gì qua rồi thì đã qua rồi. Đòi hỏi hòa giải nằm ở chính mình trước, đường hai chiều bắt đầu từ một chiều”.

Đ.N.

Nguồn: Bayvut.com.au

Một phần của lịch sử

Kevin Bowen

Trịnh Lữ dịch

clip_image002

Kevin Bowen

Bây giờ đã là 36 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc. Nhớ 36 năm về trước hoặc gần hơn là thời gian mươi năm sau chiến tranh, hầu hết những người Mỹ và Việt Nam không hề nghĩ rằng: đến một ngày quan hệ của hai nước lại có thể đến gần nhau như bây giờ. Nhưng nếu không có những "chỉ dẫn" của văn hóa, hai dân tộc sẽ không tìm được con đường đến với nhau trong ý nghĩa cao cả nhất của con người. Và sự "chỉ dẫn" của văn hóa không những tối quan trong đối với hai dân tộc đã có một lịch sử bi thương mà đối với tương lai của toàn nhân loại.

LTS: Ngay cả khi cuộc chiến tranh đang ở giai đoạn tàn khốc nhất thì có những người lính của hai phía bắt đầu nhìn thấy vẻ đẹp và chủ nghĩa nhân văn trong nền văn hóa của hai dân tộc. Nhiều người lính Việt Nam đã mang trong ba lô của họ vào mặt trận những tác phẩm xuất sắc nhất của nền văn học Mỹ như Ông già và biển cả, Tiếng gọi nơi hoang dã, Chuông nguyện hồn ai, Lá cỏ, Cuốn theo chiều gió, Chùm nho nổi giận.... Còn những lính Mỹ, tuy không có cơ hội đọc được những tác phẩm văn học Việt Nam trong thời gian chiến tranh nhưng họ được chứng kiến những vẻ đẹp và chủ nghĩa nhân văn của văn hóa trong chính đời sống ở các miền đất Việt Nam, nơi họ đã nổ súng và ném bom. Chính điều đó đã làm nên phong trào phản chiến.

Về bài về vùng biển Bãi Cỏ Rong trên báo Manila Times

Dương Danh Huy

Gần đây có ý kiến cho rằng bài của tôi trên báo Manila Times về vùng biển Bãi Cỏ Rong (Manilatimes.net) là công nhận chủ quyền của Philippines đối với một phần của quần đảo Trường Sa.

Ý kiến đó sai hoàn toàn. Tôi luôn luôn cho rằng quần đảo Trường Sa là của Việt Nam.

Không những thế, bài tôi viết trên báo Manila Times về vùng biển Bãi Cỏ Rong không phải là để nói phần nào của quần đảo Trường Sa là của nước nào.

Đọc truyện đêm khuya: Việt Nam – con rồng trỗi dậy

Đoan Trang biên dịch

Cách đây ít lâu tôi tình cờ tìm được một cuốn sách có tựa đề Vietnam - Rising Dragon của tác giả Bill Hayton, một nhà báo Anh. Đọc xong thì thấy một cảm giác hết sức cay đắng, hay nói theo mốt đặt tít của báo mạng là “đắng lòng đọc sách Bill Hayton”.

Sở dĩ “đắng lòng”, không phải vì ông Bill Hayton đệm vào tác phẩm những câu nào kiểu như “hỡi những người có lương tri”, “chúng ta nhất định không để mất đi sự tin cậy của…”, “ai ơi xin đừng để người dân thất vọng” v.v. Trên thực tế, cuốn sách của ông Hayton không có lấy một lời kêu gọi. Còn tôi thấy “đắng lòng” là bởi vì, cố gắng nhìn thật thẳng vào sự thực mà nói, sẽ phải thừa nhận là 30.000 (?) nhà báo ở Việt Nam hiện nay, không ai viết được như nhà Bill ! Mà cay hơn nữa là, ông ta chỉ ở Việt Nam khoảng một năm, từ 2006 đến 2007.

Lạm phát quá cao, tại đâu?

Nguyễn Quang A

clip_image001

Những điều chỉnh cấp tập vừa qua, từ phá giá đồng nội tệ, tăng giá xăng, điện đã là nguyên nhân chính của sự tăng CPI bất thường trong tháng 4.2011. Ảnh: TL SGTT

 

LTS: Phiên họp thứ 39 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội hôm 25.4 là phiên họp thảo luận, đánh giá kết quả kỳ họp thứ chín, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XII. Tuy nhiên, ngoài việc đánh giá kết quả kỳ họp thì cả Chủ tịch, hai Phó chủ tịch Quốc hội và nhiều thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội lại cùng quan tâm đến hai vấn đề nổi cộm sau kỳ họp được rất nhiều cử tri quan tâm, đó là nội dung báo cáo của Chính phủ liên quan đến vụ Vinashin và tình hình lạm phát đang tăng cao. Nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt ra câu hỏi về nguyên nhân lạm phát và vấn đề điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Xét trên tổng thể, đúng là không thể đổ lỗi hoàn toàn cho nguyên nhân khách quan. Vậy nguyên nhân chủ quan là gì? Chúng tôi giới thiệu vài góc nhìn của chuyên gia liên quan đến nguyên nhân này.

SGTT.VN - Giá cả gia tăng khiến người dân, nhất là những người nghèo, hết sức khó khăn và sự bất bình của họ là có lý do. Và ý kiến của những người có trọng trách trong phiên họp vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng phản ánh điều đó.

Lòng can đảm của số ít - Hàng chục người là mục tiêu trong cuộc đàn áp những tiếng nói phê phán ở Trung Quốc

Sandra Schulz, Thượng Hải, SPIEGEL, 04/20/2011

Ella Ornstein dịch từ tiếng Đức sang tiếng Anh

Hiếu Tân dịch

clip_image001  

Việc mất tích gần đây của họa sĩ Trung Hoa Ngải Vị Vị (Ai Weiwei) được đưa tin rộng rãi trên khắp thế giới. Nhưng chế độ Trung Hoa còn nhắm đến hàng chục nhà phê bình và hoạt động khác trong một cuộc đàn áp quy mô lớn. Nhiều người hiện vẫn đang mất tích.

 

Đấy là một xảo thuật mà họ tưởng có thể qua mặt kiểm duyệt dù chỉ thời gian ngắn. Những blogger chống đối, quyết định tiếp tục viết về việc bắt bớ họa sĩ Ngải Vị Vị ngay cả sau khi tên ông đã bị chặn bởi kiểm duyệt Internet, bắt đầu viết “Ai Weilai” (Ái Vị Lai) thay cho tên thật của họa sĩ trên những trang blog của họ và trên các diễn đàn Internet. Từ ngữ này (Ái Vị Lai) giống với tên ông (Ai), nhưng nghĩa đen là “yêu tương lai.” Một người viết: “Chúng ta yêu tương lai và chúng ta cần tương lai”. Nhưng cái mẹo này đã không ăn thua. Đoạn văn ấy đã bị bóc đi khỏi Internet.Bằng việc bắt Ngải Vị Vị, Chính phủ Trung Quốc đã cho thấy rõ ràng tương lai nào đang chờ đợi những người theo gương nhà họa sĩ này. Ngải Vị Vị chỉ là nạn nhân nổi bật nhất của chế độ trong mấy tuần gần đây – ông không phải là người đầu tiên và không phải là người cuối cùng. Thế nhưng những anh hùng trong bóng tối này không khuấy lên những vụ tai tiếng về ngoại giao. Thậm chí đa số nhân dân Trung Hoa ít biết về sự can đảm của những người thiểu số này.

Xin đính chính Bauxite và nói thêm

PV Quốc Doanh

imageNgày 28/4/2011, trang Bauxite Việt Nam đăng bài Vụ bê bối đất đai ở Cần Thơ: Nhập nhèm gần 1.000 tỷ đồng của tác giả Quốc Khánh viết về CATACO, doanh nghiệp trực thuộc Thành ủy Cần Thơ.

Bauxite Việt Nam có bình “anh Quốc Khánh hãy ghé vào nhà tù thăm bà Ba Sương một tí để nghe người anh hùng XHCN đó nói về nỗi oan của mình. Do đâu mà có nỗi oan ấy thì bà Sương sẽ không chịu nói đâu nhưng chắc anh thừa hiểu”. Chỗ này, PV Quốc Doanh tôi xin đính chính, bà Ba Sương chưa phải ngồi tù vì hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm của TAND ở TP Cần Thơ xử cuối năm 2009 phạt bà 8 năm tù, sau đó TANDTC xử giám đốc thẩm đã hủy. Hiện đã có kết luận điều tra mới của Công an TP Cần Thơ, quy cho bà Ba Sương “lập quỹ đen” nhiều tiền hơn, tuy nhiên VKSND Cần Thơ chưa viết cáo trạng mà theo ông Viện trưởng Nguyễn Thanh Long thì đang chờ quan điểm chỉ đạo của liên ngành cấp trên.

Lục lại tài liệu về chiến tranh Việt Nam Phần 2 - 4 (*)

Ngọc Thu dịch

Ðể làm sáng tỏ thêm xuất xứ của nguồn tài liệu mà chúng tôi cung cấp tới bạn đọc, xin được nói rõ thêm như sau: Theo ông Ilya Guiduk, nhà sử học người Nga, cho biết, thì số tài liệu này xuất phát từ cơ quan lưu trữ hồ sơ của Liên Xô. Khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã tạo điều kiện cho các tổ chức khoa học tiếp xúc với khối tài liệu nói trên. Trung tâm lưu trữ hồ sơ hiện hành (tên sau khi Liên Xô sụp đổ) đã ký thỏa thuận với Trung tâm Wilson (và Viện hàn lâm khoa học Nga), cho phép các cơ quan này tiếp cận các tài liệu. Họ đã phân loại, hệ thống hóa số tài liệu đó và dịch ra tiếng Anh.

Người dịch và cung cấp tài liệu cho BVN từng bỏ ra nhiều tháng trời để tìm kiếm từ Trung tâm Woodrow Wilson, là nơi lưu trữ tài liệu cho các học giả nhiều nước nghiên cứu, rồi đọc, đối chiếu, chọn lọc một cách cẩn thận những gì đáng dịch, để công bố làm tư liệu tham khảo cho giới khoa học nước ta. Vì thế đây là tài liệu có xuất xứ đáng tin cậy, được dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt.

Bauxite Việt Nam

Trung Quốc vẫn tiếp tục vây bắt và đánh phá tàu cá Việt Nam

RFA 28.04.2011

Bốn tàu cá với 52 ngư dân đảo Lý Sơn của Việt Nam, trong bốn tháng đầu năm nay, bị phía Trung Quốc vây bắt, đập phá và lấy đi tài sản của họ khi đang đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa.

Thiệt hại ước tính chừng 1,7 tỷ đồng. Đây là thông tin do ông Trần Ngọc Nguyên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn đưa ra trong cuộc tọa đàm do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Ngãi tổ chức vào ngày hôm qua tại Lý Sơn.
Một thông tin được nêu ra tại cuộc toạ đàm là khi ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ngay trên vùng biển chủ quyền của họ bị phiá Trung Quốc bắt giữ, thì nhiều tàu cá Trung Quốc đã vi phạm vùng biển Việt Nam. Tin nói có tàu vào sâu vùng biển Quảng Ngãi, chỉ cách Lý Sơn 5 hải lý mà thôi. Lực lượng biên phòng tỉnh Quảng Ngãi hôm đầu tháng Ba vừa qua phát hiện 12 tàu cá Trung Quốc ở vị trí cách đảo Lý Sơn chỉ chừng 40 hải lý về hướng Đông Bắc.
Phiá cơ quan chức năng Việt Nam cho biết tăng cường biện pháp tuyên truyền cho ngư dân về chủ quyền biển đảo và tầm quan trọng của vấn đề đó; tuy nhiên không đưa ra những biện pháp cụ thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngư dân Việt Nam làm ăn tại ngư trường hợp pháp.

Nguồn: rfa.org

Nước Mỹ làm gì để khỏi tụt hậu?

Nguyễn Hoàng Hà

clip_image002  

Nụ cười bên ngoài không giấu nổi sự bực tức bên trong của quan hệ Mỹ Trung.

 

Nhiều người Mỹ và những người yêu nước Mỹ đã không khỏi giật mình khi đọc bài báo của Tạp chí DailyMail phát đi ngày 25 tháng 4 năm 2011 đăng tải với nhan đề: "Thời đại của Mỹ sẽ kết thúc vào 2016".

Theo DailyMail: “Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã ấn định 2016 là năm kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, thực sự chấm dứt "Thời đại Mỹ". Điều này có nghĩa là bất cứ ai thắng trong bầu cử Tổng thống Mỹ 2012 thì sẽ có "vinh dự" được lãnh đạo nước Mỹ suy sụp.

Đây là lần đầu tiên, IMF đưa ra khung thời gian cho bước tiến không thể tránh khỏi của Trung Quốc và dự đoán này có hàm ý sâu sắc với sự cân bằng quyền lực toàn cầu. IMF dường như rất bối rối khi đưa ra thông báo này, khi mà công bố dự đoán nhưng lại không tuyên truyền mạnh mẽ trên trang web của mình những ngày gần đây.

Sự phân nhánh đối với Mỹ là rất đáng lo

Chưa một nước nào trong thời hiện đại có thể sánh bằng sức mạnh kinh tế của Mỹ. Vào thời kỳ đỉnh cao, Liên Xô chỉ sản xuất ra 1/3 lượng hàng hóa và dịch vụ so với Mỹ. Tương tự, vào thời kỳ đỉnh điểm của mình, sản lượng hàng hóa Nhật tạo ra chưa bằng 1/2 sản lượng của Mỹ.

Tranh cãi Biển Đông: Bài học từ sai lầm của Philipines (*)

Dương Danh Huy

Thụy Phương dịch Theo The Diplomat

“Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam không bao giờ được quên rằng, đoàn kết sẽ đứng vững, bất đồng sẽ sụp đổ” – Câu trích dẫn trên đây là tiêu điểm của bài viết rất có sức thuyết phục của ông Dương Danh Huy mà BVN xin phép chuyển từ TuanVietNam về trang nhà để giới thiệu lại cùng bạn đọc. Người viết mấy dòng đề dẫn này cũng đã được nghe trực tiếp từ chính TS Vũ Quang Việt những lời chia sẻ gần như thế khi gặp nhau ở New York vào tháng 12-2010.

Nguyễn Huệ Chi

Bảo vệ chủ quyền không thể chỉ nói chay

Phương Loan

imageĐây là một trong quá quá nhiều sự thật đáng buồn! Theo em thì, làm được điều này cũng như nhiều điều khác, phải chăng khi và chỉ khi Đảng, Nhà nước của “người anh cả láng giềng” cho phép? - Nguyễn Huỳnh Thuật (cộng tác viên BVN).

Bốn khuyến nghị (Xã hội hóa, Công khai hóa, Quốc tế hóa và Phi nhạy cảm hóa) đưa ra trong Hội thảo về Biển Đông hai năm trước thực chất là khuyến nghị đối với Nhà nước.

Cũng hai năm trước, báo Du lịch số Xuân đăng bài khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thì ngay lập tức Bộ trưởng Lê Doãn Hợp ký quyết định đình bản, quy kết "lãnh đạo báo Du lịch đã không chấp hành sự chỉ đạo đối với các thông tin quan trọng, phức tạp và nhạy cảm".

Thái độ của Nhà nước đối với Biển Đông nay đã bớt rụt rè hơn; về vấn đề này, báo chí đã được cởi mở hơn. Nhưng về mặt nghiên cứu, cần phải có một chương trình trọng điểm cấp nhà nước về Biển Đông. Trên các tập san khoa học quốc tế, số lượng bài viết của các học giả Việt Nam hầu như vắng mặt. Điều đó đồng nghĩa là chúng ta đã nhường diễn đàn cho học giả Trung Quốc. Trong một thời gian ngắn, Trung Quốc có đến 36 luận án Tiến sĩ về Biển Đông, mà Việt Nam thì hình như chỉ độc có luận án của Nguyễn Nhã. Chúng ta có lẽ phải, nhưng giới học giả quốc tế vẫn còn ít người biết đến công trình của ta, chứng cứ chủ quyền của ta. Như thế, ta tranh thủ sự đồng tình của công chúng trên thế giới trên cơ sở nào?

“Bảo vệ chủ quyền không thể nói chay”. Chúng ta dám ký hợp đồng mua 12 chiếc máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30MK2 Flanker của Nga, trị giá hơn 500 triệu USD, mà không đủ quyết tâm dành một phần mười hoặc một phần mười lăm kinh phí ấy cho việc nghiên cứu Biển Đông hay sao?

Cần nhớ tác dụng của các công trình khoa học có khi còn hơn súng đạn.

Bauxite Việt Nam

Vụ chết người ở nhà tạm giữ công an huyện: Ai "gạ tình" vợ nạn nhân?

Quảng Nhân - Minh Sơn

Hôm qua, BVN viết: Thưa Chủ tịch Nguyễn Minh Triết kính mến, BVN chúng tôi nghe một số nơi người dân Việt đang kêu: “Sâu kiến ơi! Chúng mày làm chủ ra sao, cho chúng tao bắt chước với, kẻo làm chủ đất nước như cách lâu nay chúng tao đang được làm đó thì chịu hết nổi rồi”. Có cách gì giải đáp thỏa đáng câu hỏi của dân chúng muốn hỏi con sâu cái kiến hay không thưa Chủ tịch?

Hôm nay, nhìn tấm ảnh cưới của hai vợ chồng anh Nhựt chị Tuyền chỉ mới 2 năm trước, BVN muốn hỏi thêm ngài Chủ tịch: Để cho đám thừa hành dày đạp lên cuộc đời yên ấm của những người dân lương thiện, làm thân phận họ tan nát rồi phủi tay trắng trợn, Đảng Cộng sản Việt Nam và các vị trong bộ máy cầm quyền Nhà nước Việt Nam thu được lợi ích gì? Tiếng kêu oan ngất trời khắp Nam cùng Bắc, các vị điềm nhiên không thấy con tim chùng xuống hay sao?

Bauxite Việt Nam

Hàng không Việt Nam và sự thua cuộc trên chính sân nhà

Quý Thanh

Hôm qua, BVN đã đăng bài viết đặc sắc của Nguyễn Văn Tuấn “E Dùi Cui” để gián tiếp bày tỏ thái độ của mình trước hiện tượng phản cảm vừa xảy ra trên chuyến bay của Hãng hàng không Vietnam Airline.

Hôm nay đọc thêm bài viết xác đáng của Quý Thanh trên báo Công an nhân dân lại thấy chưa dừng được, đành phải cố sưu tầm thêm một bài khác nhằm giúp bạn đọc tạo một mối liên tưởng khi đọc bài này: thử đi tìm chân dung người bạn đồng minh của những kẻ được gọi là E Dùi Cui – tức là người làm chứng cho VNA đúng còn huấn luyện viên Lê Minh Khương sai – là tip người như thế nào. Và không phải đi tìm gián tiếp qua văn chượng mà bằng hình ảnh trực cảm.

Bauxite Việt Nam

Biểu tình chống hạt nhân trước Sứ quán Việt Nam tại Bangkok

Tú Anh

clip_image001  

Những người đấu tranh chống năng lượng nguyên tử biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok ngày 26/4/11. Reuters.

 

Từ 24 giờ qua, các cuộc biểu tình chống năng lượng nguyên tử được tổ chức tại nhiều nơi trên thế giới mà đông đảo nhất là ở Pháp và Đức, nơi phong trào bảo vệ môi trường phát triển mạnh. Tại Thái Lan, đặc biệt có một nhóm thành viên chống hạt nhân biểu tình trước Sứ quán Việt Nam.

Bản tin trên mạng của Bangkok Post cho biết vào sáng 26/4 một số thành viên chống năng lượng hạt nhân đã tập họp trước Sứ quán Việt Nam tại Bangkok và phổ biến một bức thư ngỏ.

Bức thư quan ngại về dự án nhà máy nguyên tử đầu tiên tại Việt Nam xây ở Bình Thuận có thể bị tai nạn như ở Fukushima, mà Bình Thuận thì chỉ cách tỉnh Ubon Ratchathani của Thái có 800 km. Các tác giả bức thư kêu gọi ASEAN buộc các thành viên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, bồi thường cho dân chúng bị nhà máy hạt nhân gây tác hại.

Nhóm này cũng bày tỏ quan ngại về các lò điện nguyên tử của Trung Quốc.

Sáng kiến phản đối trên đây do giới Giáo sư đại học Ubon đưa ra. Trong số các nhà giáo này có ông Thanakhom Rojrangsikul và vợ, cả hai người đều gốc Việt sinh trưởng tại Thái. Vị Giáo sư này nói rằng vì tương lai cho các thế hệ mai sau, ông không muốn Hà Nội xây nhà máy điện hạt nhân.

'Cần đưa Trung Quốc vào hội đàm khu vực về Biển Đông'

Thái An

clip_image001

 

Tổng thống Indonesia cho rằng, Trung Quốc cần được đưa vào hội đàm khu vực để đảm bảo một giải pháp hòa bình cho những căng thẳng về Biển Đông. Ảnh: antzinpantz

 

Trung Quốc cần được đưa vào hội đàm khu vực để đảm bảo một giải pháp hòa bình cho những căng thẳng về Biển Đông, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nói.

Phát biểu trên truyền hình Mỹ, lãnh đạo Indonesia thừa nhận tính nhạy cảm tại Biển Đông trước sự trỗi dậy của Bắc Kinh, nhưng cho hay: "Tôi nghĩ, tại sao chúng ta không khuyến khích đối thoại để có thể đưa cả Trung Quốc vào đó nếu bạn có thể thảo luận về việc làm thế nào để duy trì trật tự và ổn định ở Biển Đông… Tôi tin chúng ta có thể tránh được căng thẳng trong khu vực".

"Theo quan điểm của tôi, chúng ta nên có một cuộc trò chuyện chung với Trung Quốc nói về sự kỳ vọng của các nước trong khu vực, giải quyết bất kể điều gì một cách hòa bình, chính trị, và Trung Quốc nên là một phần của khuôn khổ ấy”, ông nói.

Theo giới quan sát, quan hệ của Trung Quốc với nhiều nước láng giềng trong vài năm gần đây trở nên xấu đi vì những gì được coi là sự quả quyết ngày càng lớn của Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp hàng hải.

Lục lại tài liệu về chiến tranh Việt Nam

CWIHP

Thảo luận giữa Kiều Quán Hoa, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ Việt Nam Ngô Minh Loan

Ngọc Thu dịch

Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đã qua rồi nhưng tài liệu làm nên diện mạo nhiều mặt của nó thì chưa được cập nhật đầy đủ. Đó sẽ là một khó khăn rất lớn cho những ai muốn dựng lại một bộ tín sử về thời đoạn lịch sử quan trọng này. Biết được yêu cầu của chúng tôi, một số cộng tác viên có ý định từ nay sẽ cung cấp dần những tài liệu quý hiếm đã nằm trong kho lưu trữ của các nước nhưng chưa được bạch hóa tại Việt Nam. Mở đầu là bài dịch dưới đây, tiếp nối bài của chính dịch giả đã in trên trang mạng Đàn chim Việt mà chúng tôi xin phép in lại trong phần phụ lục. Đương nhiên, đây là những tài liệu mà độ phần trăm thật giả chưa được lượng định. Tuy vậy ít nhiều chúng cũng cung cấp cho ta những bức tranh đa dạng nhiều kích cỡ, nói lên những thuận lợi cũng như những khó khăn trắc trở mà Việt Nam phải tìm mọi cách để vượt qua trong cuộc chiến gay go của mình.

Bauxite Việt Nam

Kính báo

Trên trang The Manila Times.net khi đăng lần đầu tiên bài “Bảo vệ quyền lợi của Philippines ở Reed Bank” có ghi rõ tên hai tác giả là Dương Danh Huy và Lê Minh Phiếu. Căn cứ vào đó, ông Đinh Kim Phúc viết bài “Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) là của Philippines hay của Dương Danh Huy và Lê Minh Phiếu?” gửi đến BVN. Với tinh thần tôn trọng những tiếng nói khác biệt nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề chủ quyền quần đảo Trường Sa của Tổ quốc, chúng tôi đã cho đăng bài này lên mạng vào ngày 26-4-2011 (http://boxitvn.blogspot.com/2011/04/bai-co-rong-reed-bank-la-cua.html). Tuy nhiên, sau đó The Manila Times.net rút tên Lê Minh Phiếu trong bài đã dẫn mà không có một ghi chú gì.

Gần đây BVN có nhận được thư của ông Lê Minh Phiếu, khẳng định việc ghi tên ông là đồng tác giả với ông Dương Danh Huy, là do nhầm lẫn của The Manila Times.net. Vậy xin kính báo để độc giả rõ.

Bauxite Việt Nam

Bầu ai làm đại biểu Quốc hội?

Nguyễn Quang A

Tại các nước dân chủ khi bầu cử luôn có ít nhất 2 đảng chính trị đưa ra các ứng viên của mình, họ cạnh tranh với nhau bằng các chương trình hành động. Tại mỗi đơn vị bầu cử, các ứng viên của mỗi đảng cạnh tranh nhau không chỉ theo cương lĩnh chung của đảng mình mà còn bằng các chính sách dự kiến sẽ đưa ra ở địa phương, cũng như các cam kết cá nhân của mỗi ứng viên. Cạnh tranh quyết liệt thông qua vận động bầu cử theo thể thức, quá trình được luật quy định rõ ràng. Trong quá trình đó cử tri hiểu hơn về các ứng viên và đảng của họ, rồi tùy vào mức được thuyết phục của mình đến đâu cử tri quyết định bầu cho 1 trong ít nhất 2 ứng viên của các đảng đó (hay các ứng viên độc lập). Có người bảo đấy là “dân chủ hình thức”.

Đơn tự thú

Nguyễn Anh Tuấn

Đôi lời: Lá đơn, bức thư, phiếu chuyển phát nhanh, cùng tấm ảnh dưới đây, BS nhận được hồi 22h tối nay 26-4-2011; đã liên lạc lại với tác giả để kiểm chứng và đưa ra khuyến nghị. Đề nghị giới hữu trách kiểm tra tính xác thực.

Nếu đúng con người, sự việc, hy vọng sẽ được cơ quan pháp luật cũng như nhà trường nơi anh Nguyễn Anh Tuấn đang học giải quyết một cách hợp tình, hợp lý. Dẫu anh có vi phạm, theo quan niệm của cơ quan pháp luật, thì ít nhất cũng vẫn chứng tỏ là một con người trung thực, can đảm.

Xét riêng về khía cạnh pháp luật, có những hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Anh Ba Sàm

Trước đây ta thường nghe các vị tiền bối dạy lại thế hệ chúng ta rằng: Nhà tù là trường học của người cách mạng. Nếu đúng như vậy thì hình như trong khi giáo dục Việt Nam đang xuống gần đến đáy, Nhà nước chúng ta lại sản sinh ra một loại trường học mà nhiều người trong lớp trẻ đang dần dần người trước kẻ sau muốn tự nguyện xin nhập học. Vì sao?

Bauxite Việt Nam

 

Lời kêu gọi của Hiệp hội Quốc tế vì Luật sư

Hiền Ba dịch

The International Observatory for Lawyers

Luật sư người Việt Nam Cù Huy Hà Vũ

bị buộc tội tuyên truyền chống chính quyền

và bị tuyên án 7 năm tù

image

Ngày 14 tháng 4 năm 2011

Hiệp hội Quan sát Quốc tế vì Luật sư bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về bản án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế tại gia do Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên ngày 4 tháng 4 năm 2011 chống lại luật sư Cù Huy Hà Vũ 

Mô tả tình hình:

Cù Huy Hà Vũ là một Luật sư người Việt Nam có bằng Tiến sĩ luật của Đại học Sorbonne ở Paris. Ông không có giấy phép hành nghề song cùng vợ điều hành một Văn phòng Luật sư tại Hà Nội.

Cù Huy Hà Vũ nổi tiếng là một người bảo vệ các quyền con người và các quyền về môi trường. Từ nhiều năm nay ông đã làm Luật sư đại diện cho nhiều nhà bất đồng chính kiến và bản thân ông đã nhiều lần lên tiếng đòi dân chủ.

Lời khuyên của con ếch

Trần Kinh Nghị

Xin bạn Trần Kinh Nghị hãy nghe mấy câu thơ Cao Bá Quát “Ễnh ương há cũng vì dân? / Náu trong bụi rậm bất thần kêu vang / Sao ngươi kêu quá muộn màng? / Khát mưa từ lúc còn đang tối trời” (Văn hà mô - Nghe tiếng ễnh ương, Huệ Chi dịch). Thiết nghĩ, nếu đã là quy luật lịch sử thì dù dùng biện pháp gì cũng không ngăn được nó, chỉ có thể khiến cho nó diễn tiến chậm lại thôi, song đôi khi chính lực cản nhân vi ấy lại có thể đẻ ra vô số hậu quả khôn lường mà cả dân tộc phải trả bằng những cái giá quá đắt (một đất nước tan rã thành nhiều mảng không còn sức quy tụ, hoặc bị bán đứng bởi bọn Lê Chiêu Thống hiện đại chẳng hạn). Âu là hãy tạo điều kiện để quy luật vận động đúng tiến trình tự nhiên nhất chứ không nên gắng gượng can thiệp.

Nguyễn Huệ Chi

Văn hóa của E Dùi Cui

Nguyễn Văn Tuấn

Ai trong chúng ta từng có đôi ba dịp đi ra nước ngoài mà không trên một lần nảy ra trong đầu những sự so sánh rất khó nghĩ (đúng hơn là khó chịu) về cung cách ứng xử của tiếp viên các hãng hàng không các nước với tiếp viên VNA. Tôi đã đọc bài viết của Từ Sơn với nhiều tấm tắc về cách nói kiềm chế của anh khi kể lại những chuyện đối nghịch trái khoáy mà anh vừa là thượng khách lại vừa là kẻ được bố thí, từ một chuyến trở về trên mấy hãng hàng không liên vận, trong đó cái ấn tượng đang từ trên mây xanh rớt xuống sát mặt đất chính là chặng bay của VNA từ sân bay Charles de Gaulle đến sân bay Nội Bài. Bây giờ, đọc đến bài này của một người bạn khác, GS Nguyễn Văn Tuấn, tôi thật sự choáng váng, và lại buộc mình phải ngẫm nghĩ rất lâu. Nói cho cùng, cái gì gắn liền với chữ “độc” thì đều là tai hại cả - độc quyền, độc tôn, độc... không là một mình một chợ tung hoành, tha hồ làm mưa làm gió đối với nhân quần thì còn là gì nữa. Xin bạn đọc mỗi buổi sáng hãy cố gắng lượm lấy một ít tin tức xa gần trên báo chí; nếu là tin dữ quý bạn thử liên hệ xem tin đó có bắt nguồn từ chữ một chữ “độc” nào hay không?

Nguyễn Huệ Chi

Quên! (Kỳ 3)

Bài và ảnh: Nguyễn Huy Cường

(Tamnhin.net) - Có điều muốn quên cũng không được, vì đó đã thành cơ chế tinh thần, là kim chỉ nam cho một phạm vi công tác và hoàn toàn tốt với việc rèn giũa phẩm cách đạo đức người viên chức, tạo nên sự an dân, làm nên thiết chế vững mạnh của xã hội, ví như 6 điều Bác Hồ dạy Công an Nhân dân…

clip_image001

Trật tự của những sự… lộn xộn

Đó là câu chuyện về các vị cảnh sát giao thông (CSGT).

Như thế là...

Blogger Người Buôn Gió

imageCó người cứ hỏi mình mấy hôm nay chỉ mỗi câu:

- Này có khi ông Hải Điếu Cày chết rồi nhỉ?

Mình điên quá gắt:

- Nói dở mồm, chết thế nào được mà chết. Con người chứ con vật đâu mà chết không để tin tức gì.

Người ấy nói vì nghe đâu gần nửa năm nay gia đình không biết tin tức gì về anh Hải Điếu Cày. Cũng không được gửi quà, có khi anh ấy chết rồi, họ đợi qua bầu cử xong họ mới báo cho nhà thôi. Ngày xưa người đó có người thân đi cải tạo, chết bao lâu rồi trại giam mới báo về cho nhà biết. Tại vì họ ở miền Nam, đi thăm người thân tù ở miền Bắc xa xôi, ngày đó tàu xe khó khăn, mấy năm mới đi một lần. Đến lúc xin giấy đi đường thì cơ quan họ báo là trại mới công văn về hôm trước là chết được hai năm rồi.

Vụ bê bối đất đai ở Cần Thơ: Nhập nhèm gần 1.000 tỷ đồng

Quốc Khánh

“Dư luận mong Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng quan tâm đến nhiều việc làm khuất tất ở Thành ủy Cần Thơ nhiệm kỳ 2005-2010 trong đó có nhiều khoản đến bạc trăm tỉ không thể hiện trong báo cáo tài chính” – Quốc Khánh. Nếu chỉ cầu mong thế thì hết hơi rồi thưa anh Quốc Khánh, bởi cầu mong sao được trước lòng tham không đáy và sự bênh che lộ liễu qua biết bao nhiêu chuyện mà ta đã thấy ở những người có thể nói là rất “hồng”, “hồng nhiều hơn chuyên” hiện nay ở thành phố Cần Thơ. Anh Quốc Khánh hãy ghé vào nhà tù thăm bà Ba Sương một tí để nghe người anh hùng XHCN đó nói về nỗi oan của mình. Do đâu mà có nỗi oan ấy thì bà Sương sẽ không chịu nói đâu nhưng chắc anh thừa hiểu.

Bauxite Việt Nam

Để lại 2 thư tuyệt mệnh ở công an huyện?

Hoàng Mến

Thưa Chủ tịch Nguyễn Minh Triết kính mến, BVN chúng tôi nghe một số nơi người dân Việt đang kêu: “Sâu kiến ơi! Chúng mày làm chủ ra sao, cho chúng tao bắt chước với, kẻo làm chủ đất nước như cách lâu nay chúng tao đang được làm đó thì chịu hết nổi rồi”. Có cách gì giải đáp thỏa đáng câu hỏi của dân chúng muốn hỏi con sâu cái kiến hay không thưa Chủ tịch?

Bauxite Việt Nam

Tàu hỏa cao tốc của Trung Quốc: đống sắt vụn

Charles Lane (*)/The Washington Post

Hiền Ba dịch

Thay vì chứng minh được những lợi thế của đầu tư dài hạn dựa trên kế hoạch hóa từ trung ương, như những người nước ngoài ngưỡng mộ đất nước Trung Quốc thỉnh thoảng lại muốn chúng ta thừa nhận, thì kinh nghiệm đường sắt cao tốc của Trung Quốc lại cho thấy điều gì có thể dẫn đến sai lầm khi mà một Chính phủ không phải do dân bầu ra, Chính phủ ấy lại bị thao túng bởi những kẻ tham nhũng cơ hội chủ nghĩa và nó thích ra mệnh lệnh để bắt tất cả phải tuân theo – mà lại không có sự tranh luận công khai thẳng thắn như ở nước Mỹ của chúng ta.

Khi các nhà báo Trung Quốc phát hiện ra rằng Bộ [Đường sắt] của ông Quân đang sử dụng bê tông rẻ tiền chất lượng thấp gây ra nguy cơ mất an toàn [cho hệ thống đường sắt cao tốc] thì bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản đã dập tắt những nguồn tin đó, một bài báo được đăng hồi tháng 1 năm nay trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đã viết như vậy.

Charles Lane

Thông báo

Cùng bạn đọc xa gần,

BVN đã khởi xướng Kiến nghị trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ từ ngày 9-4-2011, tính đến nay là đúng 15 ngày, và Danh sách ký vào Kiến nghị cũng đã công bố đến đợt 2. Chúng tôi dự định chỉ công bố thêm một đợt thứ 3 thì sẽ khép lại để còn chuyển đạt danh sách ấy đến những cá nhân và cơ quan công quyền có quyền hạn và nghĩa vụ giám sát vụ án (được ghi đích danh đầu bản Kiến nghị).

Vì thế, kính mong bạn đọc nếu có ý định ký vào Kiến nghị xin gửi gấp thư e-mail đến cho chúng tôi trong vòng từ nay đến hết ngày 30-4-2011. Sau thời hạn nói trên, mọi giao dịch thư từ về vấn đề này sẽ không còn giá trị.

Trân trọng cám ơn,

Ngày 25-4-2011

Bauxite Việt Nam

Dân Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đấu tranh chống khai thác titan

Miền Cát Trắng

Bình Định đang là điểm nóng về khai thác titan vô tội vạ. Trên tổng diện tích khoảng 1.400 hecta có 20 doanh nghiệp đang khai thác titan (xem loạt bài “Đi công trường” khai thác titan ở Bình Định dưới đây). Công nghệ khai thác rất đơn giản, chỉ lấy quặng thô để xuất khấu, chủ yếu qua Trung Quốc. Điều đáng lưu ý là các doanh nghiệp trên có giấy phép đàng hoàng, của tỉnh Bình Định hay của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong nền hành chính nặng về xin – cho này, dẫu không nói ra nhưng mọi người đều hiểu đằng sau mỗi giấy phép là những ai được hưởng lợi. Rừng phòng hộ bị đốn hạ, môi trường bị ô nhiễm, bị hủy hoại, mặc!

Ngày 31-3, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố quyết định thanh tra toàn diện hoạt động khai thác titan trên địa bàn tỉnh. Nhưng mới cách đây vài ngày, liên quan đến chuyện khai thác titan, đã xảy ra vụ người dân xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định bắt giam 17 cán bộ trong hai ngày một đêm.

Trong một chừng mực nào đó, việc khai thác titan ở Bình Định khiến ta nghĩ đến chuyện bauxite Tây Nguyên. Cũng khai thác thô, cũng bất chấp tác hại về môi trường, cũng có yếu tố Trung Quốc, cũng… Nếu không xử lý đúng đắn, rất có thể việc khai thác bauxite Tây Nguyên có thể gây ra những xung đột kiểu Mỹ Thắng với quy mô lớn hơn.

Bauxite Việt Nam

Xin đừng thương con voi

Trần Kỳ Trung

“Kẻ trộm cắp một cái móc gắn đai lưng thì bị giết, còn kẻ cướp đất đai của một nước thì được tôn lên làm chư hầu” – Trang Tử, thiên “Khư khiếp”.

clip_image002

Xác voi bị chém chết ở Đà Lạt

Tin con voi đực Beckham 38 tuổi ở Đà Lạt, có ngà, đang khỏe mạnh bị những kẻ thất nhân tâm dùng dao chém nhiều nhát vào lưng, mông, đầu... để dẫn đến cái chết đau đớn, đang gây bức xúc trong dư luận.

Tôi nhìn ảnh chụp lại những vết chém trên xác con voi này mà thấy đau đớn quá! Nào nó có tội tình gì, nó hiền lành thế kia, nó đang mang lại niềm vui cho con người mà nỡ nào... những kẻ lòng dạ ác thú lại xuống tay.

Chúng nó là thú chứ không phải là người!

Những kẻ gây ác, có lẽ chỉ có thể dùng từ đó là chính xác.

Nghĩ thế rồi lại giật mình.

Nhìn cảnh con vật bị hành hạ còn bức bối như thế, vậy những hình ảnh mà hàng ngày báo chí đề cập đến thì sao?

Có phải là một chút nương tình với Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ?

Nguyễn Tường Thụy

Số là “sau khi nhận được tin báo của quần chúng về việc có hoạt động mại dâm và sử dụng ma túy tại phòng 101 khách sạn Mạch Lâm tại phường 11, quận 6 ở TP HCM”, công an lập tức vào cuộc. Người có liên quan là Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và một đồng nghiệp nữ.

Từ đó, kiểm tra máy tính của ông Vũ, cơ quan công an “vô tình” “phát hiện nhiều tài liệu do Vũ làm ra có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Chỉ một ngày sau cuộc vây bắt, cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tổ chức họp báo. Theo đó, “Ngoài việc bị bắt để điều tra về hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” thì Cù Huy Hà Vũ còn phải chịu trách nhiệm về hành vi quan hệ dâm ô, truỵ lạc do Vũ gây ra vào đêm 4 -11 tại phòng 101, khách sạn Mạch Lâm, TPHCM”.

Quên! (Kỳ 2)

Bài và ảnh: Nguyễn Huy Cường

clip_image001(Tamnhin.net) - Có điều muốn nhớ, nhớ cũng không được vì thời gian quá lâu, đã phủ bụi quá dày lên sự kiện. Nhưng có những điều tưởng như không thể quên được vì hàng ngày, hàng giờ nó làm thương tổn đến nhiều lợi ích mà vẫn bị “quên”, thế mới “tài”!

Câu chuyện 14 năm

Năm 1997, nghĩa là cách đây 14 năm, khoảng thời gian cho một cây con ta trồng đủ lớn đến mức có thể ngả ra lấy gỗ làm cột nhà, tôi có viết trên một tờ báo cảnh báo về trọng lượng của cái cặp sách tuổi thơ mang trên lưng.

Lúc ấy, tôi mượn cặp sách của bé Võ Kim Quyên ở thị xã Quảng Ngãi đưa lên cân thì được 3,4kg, trong khi bé gái này chỉ nặng 15kg. Nếu tính tỉ lệ cân nặng “hành lý” so với trọng lượng cơ thể, cháu này phải mang nặng hơn một chú thợ mộc nhiều.

Nhẹ lòng

Nguyễn Vĩnh

Một nhà báo kỳ cựu tâm huyết như bác Nguyễn Vĩnh mà đến nay trên blog của mình vẫn không dám gọi tên Trung Quốc, vẫn phải dùng từ “nước lạ” để chỉ Trung Quốc thì quả thật chính quyền VN đã thành công trong việc gieo rắc sự sợ hãi lên khắp các tầng lớp nhân dân ta rồi. Nói ra điều này nếu là không phải mong bác Nguyễn Vĩnh thông cảm cho tôi.

O.H.

Trung Quốc: Cuộc tiến công của thành phần "tân Maoít"

Mai Vân

clip_image001  

Ông Bạc Hy Lai chủ trương trở lại thời Mao Trạch Đông (DR)

 

Đề tài nổi bật trong các hàng tựa lớn trang nhất báo chí Pháp hôm nay rất đa dạng : Tình hình Syria đang gây bất ổn cho vùng Cận Đông, Pháp đang trong xu hướng "co cụm" trước hệ quả toàn cầu hoá, vấn đề nhập cư, và lễ Phục Sinh. Bên cạnh đó Châu Á khá được quan tâm, từ Trung Quốc đến Lào, Ấn Độ... Đặc biệt là Trung Quốc, nơi mà theo báo Le Monde, đang diễn ra một "cuộc tiến công của giới Tân Maoít cho một chế độ cứng rắn hơn".

Le Monde nêu bật xu hướng đang muốn trở lại chế độ thời Mao, mà theo tờ báo ông Bạc Hy Lai, Bí thư Đảng ủy Trùng Khánh đang là đầu đàn. Ông đang tiến hành một cuộc ‘‘vận động đỏ’’ trước Đại Hội Đảng lần thứ 18 vào năm 2012.

Theo Le Monde, cuộc đấu tranh nội bộ trước Đại Hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 vào năm 2012, đang chuyển hướng một cách lạ lùng. Tờ báo nhìn thấy là vào năm tới đây, êkíp Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo sẽ chuyển quyền cho thế hệ mới. Ban Thường vụ Bộ chính trị cũng sẽ chuyển tay.

Chiến thuật mập mờ của Trung Quốc ở Biển Đông

Việt Long

clip_image001

Ảnh minh họa: THX

Trong khi Philippin phản đối đích danh đường đứt khúc 9 đoạn thì Công hàm Trung Quốc không có một chữ nào nói đến đường trên ngoài câu: "Chủ quyền, các quyền và quyền tài phán liên quan của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa được hỗ trợ bằng các bằng chứng lịch sử và pháp lý phong phú".

Ngày 14/4/2011 Phái đoàn thường trực của CHND Trung Hoa tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc phản đối Công hàm số 000228 ngày 5/4/2011 của Philippin về đường yêu sách 9 đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc ở Biển Đông. Trước đó ngày 10/4/2011 Người phát ngôn BNG Trung Quốc cho rằng Công hàm của Philippin là không thể chấp nhận.

Các nước chịu sức ép của Trung Quốc đã mạnh bạo hơn

Quên! (Kỳ 1)

Bài và ảnh: Nguyễn Huy Cường

clip_image001

 

Một khu đất 5 ha giữa đô thị bị "quên"

 

(Tamnhin.net) - Đôi khi mải mê với cuộc sống muôn màu, chịu bao nhiêu áp lực của cuộc sống thành ra quên mất cả khái niệm thật sự của chính chữ quên! Lần mở lại ngữ nghĩa xưa, so với cuộc sống lúc này thấy những định nghĩa trước đây về “quên” có vẻ đã thay đổi nhiều.

Quên là gì nhỉ?

Tìm nghĩa sơ giản nhất của từ “quên” thì không khó. Quên là không nhớ nữa, nhưng mà cho đến bây giờ, vạn vật thay đổi, cái sự “quên” cũng thay đổi, có khi nó vẫn nằm trong tiềm thức, người làm chủ tiềm thức ấy vẫn nhớ, nhưng nếu để người khác biết là mình nhớ có vẻ “dzầy dzà” thì thà quên phắt luôn đi cho xong!

Để tạo cho bạn đọc niềm vui nho nhỏ, xin kể câu chuyện thuộc hàng “đệ nhất quên” ở Phú Thọ quê tôi.

Ông Trần Văn Đăng (nhà thơ Bút Tre nổi tiếng) - Giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Phú Thọ, những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ đã có cú quên “lịch sử”.

Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) là của Philippines hay của Dương Danh Huy và Lê Minh Phiếu?

Đinh Kim Phúc

Ngày 19/4/2011, Dương Danh Huy và Lê Minh Phiếu của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông đã có bài viết "Bảo vệ quyền lợi của Philippines ở Reed Bank (Defending the Philippines’ rights to the Reed Bank) đăng trên The Manila Times (1) với những luận điểm vô căn cứ:

- "Giải pháp cho Philippines là khẳng định Reed Bank không phải là một phần của khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của quần đảo Trường Sa, hoặc thềm lục địa. Sự khẳng định này có nghĩa là Reed Bank không nằm trong quần đảo Trường Sa đang bị tranh chấp và do đó, nó thuộc về Philippines bởi khu đặc quyền kinh tế được tạo ra từ đường cơ sở của quốc gia".

- "Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam chưa bao giờ thách thức quyền và các hoạt động của Philippine ở Reed Bank".

Về nội dung bài báo này, có lẽ Dương Danh Huy và Lê Minh Phiếu đã nói thay cho các học giả và nhà nước Philippines?

Cuba đang “tự diễn biến” nhanh và mạnh hơn tớ tưởng

Nhát sĩ Tô Hải

Hôm qua, BVN đăng bài “Lâu lắm rồi mới thấy” của Văn Công Hùng, cảm nghĩ về tiếng vỗ tay rất lâu tại Đại hội Đảng Cuba vừa qua, như một căn bệnh diễn trò y như thật mà những ai có trải qua trong các cơ chế “Thiên đường trần gian” mới thấy thấm thía. Nhưng hôm nay, đọc lại bài viết của nhạc sĩ Tô Hải, chúng tôi rất cảm phục trước những nhận xét sâu sắc và không hề thành kiến của một người từng hiểu thấu đến cốt tủy CNCS như ông về thực chất Đại hội VI Đảng Cộng sản Cuba theo ông cảm nhận.

Xin trân trọng đăng bài viết của ông với thành tâm hy vọng một sự đổi thay thật sự ở một nước XHCN tận châu Mỹ La-tinh, làm đà cho những gì trên thế gian này đang ngóng chờ thay đổi.

Bauxite Việt Nam

Cần Thơ: Bê bối đất đai, thâm hụt tài chính lớn ở một DNNN

Quốc Khánh

Trong năm 2009, trong lời đề dẫn một bài báo, BVN do học được phép của người tu hành đạo Thiền tuy chưa thâm hậu, đã dám đưa ngón tay trỏ chỉ vào Thành ủy Cần Thơ mà nói rằng: duyên do việc bà Ba Sương vào tù chính là tham vọng muốn nuốt hết đất đai của Nông trường sông Hậu để phân lô quy hoạch bán với giá cắt cổ của cái tổ chức rất là “đỏ”, đỏ gay đỏ gắt này đấy. Giờ đây, hình như đã gần đến lúc cháy nhà ra mặt chuột, bọn cướp ngày sắp phải trình diện thì phải. Nhưng cũng chỉ sợ như bao nhiêu vụ án tày trời khác, kẻ cầm chịch bênh che cho nhau, cuối cùng thì Tấn này thả lỏng cho Tấn kia, mọi sự huề cả làng, chỉ còn dân đen là ôm lấy tai họa.

Bauxite Việt Nam

Cần bảo tồn Nghĩa trang quân đội Biên Hòa trong tinh thần hòa giải dân tộc

Thanh Phương

Khi tôi đang biên tập bài viết này thì bà Lê Hiền Đức gọi điện đến cho biết, có đến hàng trăm người dân oan các tỉnh miền Nam từ rất nhiều tỉnh kéo về Hà Nội, tụ tập trước nhà bà vì không còn biết nhờ vả vào đâu; có người là vợ cựu chiến binh Tiểu đoàn 307 lừng danh hiện đang bị nhồi máu cơ tim và trong cơn thập tử nhất sinh đó chính quyền không nương tay đã hạ lệnh cướp đất của ông; có người phải đem theo cháu nhỏ ra Hà Nội vì trước chính sách “3 sạch” ở Đắc Nông người ta sợ ngay cháu nhỏ cũng có thể là đối tượng làm “sạch” của người cầm quyền địa phương. Nhưng bà Đức nói thêm: Ở Hà Nội họ cũng không biết ăn ngủ ở đâu ngoài việc lang thang vạ vật tại các vườn hoa vì Nhà nước đã có lệnh cho các quán trọ không chứa chấp họ, thật là cùng kế.

Đấy, cứ nhìn vào dân chúng ở phía bên này, những người vốn là cơ sở cách mạng và là cách mạng hẳn hoi mà còn như thế đấy, nói chi những thành phần ở phía bên kia, là “lính ngụy” thì số phận như thế nào hẳn cũng đoán ra được.

Cho nên nếu nói trên lý thuyết thì dễ lắm, “hòa giải hòa hợp”, “nghĩa tử nghĩa tận”, “cùng chung máu mủ”... ôi chao, tốt đẹp làm sao! Có ai mà không sướng rơn lên trước những lời mỹ miều như thế. Nhưng khi đi vào cụ thể, mọi chuyện lại không hề đơn giản. Cũng may mà Quân khu 7 quản lý Nghĩa trang Quân đội VNCH Biên Hòa từ bấy đến nay chứ nếu không thì có lẽ đến bây giờ mặt mũi của nó cũng đã biến mất tăm – dám chắc thế lắm – giống như mọi nghĩa trang quân đội VNCH ở các tỉnh rồi. Thôi thì ta đành cứ âm thầm thôi, ai làm được gì cho từng phần mộ hãy cứ lặng lẽ mà làm: đắp điếm, sửa sang, xây lên... hãy cố gắng hết sức trong khả năng có thể.

Nhưng mọi việc cũng chẳng biết đâu mà nói trước. Người ông nội tôi, chí sĩ Nguyễn Hiệt Chi, thành viên sáng lập Công ty Liên Thành và Trường Dục Thanh ở Phan Thiết, nơi cụ Hồ thuở còn là Nguyễn Tất Thành đã đến dạy ở đây năm 1911, ông còn có một người em là Nguyễn Hàng Chi là thủ lĩnh phong trào xin xâu bị Pháp chém năm 1908. Thế mà giờ đây Chi gia trang của ông nội tôi đã được xếp hạng di tích vẫn bị địa phương chủ tâm để cho tàn lụi, mộ phần ông trở thành mộ phần một kẻ vô danh. Nhiều người bảo tôi: Hãy làm đơn kêu cứu đi! Tôi bảo: Làm để làm gì? Quy luật cuộc sống là vậy, làm sao lớp người sinh sau với những yêu cầu hết sức thực dụng của họ – tiền và tiền, chức và chức – biết đoái hoài đến dù là một phần những gì để lại của lớp người đi trước (bà Ba Sương mà mang lụy chính là vì không hiểu được chỗ biện chứng nghiệt ngã này của lòng người và sự vật). Đành là ta hãy lấy một câu thơ xưa làm châm ngôn để an ủi: “Vị quy tam xích thổ / Bất bảo bách niên thân / Ký quy tam xích thổ / Bất bảo bách niên phần” (Chưa về ba thước đât / Thân trăm tuổi khó yên / Đã về ba thước đất / Mộ trăm năm đâu bền). Mọi việc như nước chảy qua cầu, lớp sau là kẻ dày xéo lên hành tích của lớp trước, và cái thế hệ đang ngồi trên chiếc ghế quyền lực hôm nay cũng không thoát khỏi quy luật đào thải tàn nhẫn đó.

Nguyễn Huệ Chi

Cái phúc, cái họa

Thiện Dân

Chuyện "họa phúc" này thì rành rành ra đó thôi. Cũng vừa mới ở một kỳ bầu cử gần đây, có trưởng nam họ N, ngông nghênh ngổ ngáo; một thời bị tống đi làm công nhân lao động ở nước ngoài. Thế mà rồi đường hoạn lộ lại rất thênh thang thẳng tiến. Lại cũng một trưởng nam họ N khác, cơ nghiệp có chút sáng sủa hơn, nhưng có lẽ nếu không nhờ thanh thế thân phụ thì cũng chẳng có cơ may nào để ngồi vào cái ghế UV dự khuyết cả! Ông bà ta nói "nhà dột từ nóc" cấm có sai. Nhìn vào đội ngũ hiện tại đang nắm quyền và những chính sách yếu kém với bao nhiêu hậu quả sờ sờ, làm cho kinh tế cả nước kiệt quệ, làm cho dân oan mất đất và mất đường sinh sống, uất hận ngày thêm chồng chất, không ai không ngán ngẫm khi nghĩ đến đám con cháu “cài cắm” này sẽ lại “ngựa quen đường cũ”, đi lại lối mòn của cha chú họ nay mai. Tương lai nước Việt rồi như thế nào đây?

Bauxite Việt Nam

Giỏi lắm, Lào ơi

Ngô Minh

Độc lập tự chủ bao giờ cũng là một nguyên tắc thiết cốt giúp dân tộc trường tồn, trên tinh thần ấy chúng ta hết sức tôn trọng các quyết sách của nước bạn Lào anh em. Tuy vậy, trong mối tương quan khu vực, giữa thời buổi hết sức phức tạp của cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa hôm nay, cái nhìn lợi ích của một nước lại không thể chỉ bó hẹp trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà không chiếu cố đến lợi ích của nước khác, nhất là khi chúng có tác động qua lại, ảnh hưởng mật thiết lẫn nhau và dễ bị một nước xấu chơi lợi dụng. Nghĩ như thế, để bổ sung cho bài viết của bạn Ngô Minh thêm trọn vẹn, chúng tôi xin đăng kèm bài trên RFI “Lào xây đập Sayaburi, Trung Quốc hưởng lợi” vào phần phụ lục.

Bauxite Việt Nam

Gần 50% dân Úc lo ngại Trung Quốc

Đức Tâm

Trừ những kẻ cầm quyền ngu xuẩn muốn theo voi hít bã mía ra, không một nước nào nằm trong cự ly gần với Trung Hoa lại không lo ngại trước âm mưu bành trướng lộ liễu của Bắc Kinh. Những dân tộc từng bị Trung Hoa xâm chiếm trong quá khứ nhưng nuốt không trôi thì còn thêm kinh nghiệm xương máu về quá trình giãy ra khỏi nanh vuốt của con sói già thâm hiểm và giai như đỉa đói này. Nhà báo Lưu Tường Quang đã nói lên mối quan hệ thật tế nhị của nước Úc hiện nay với Trung Quốc, và đó cũng là bài học quý báu cho Việt Nam.

Bauxite Việt Nam

Một nước Trung Quốc không bị kiềm chế

Shen Dingli/Khaleej Times

Ngọc Thu dịch

Trung Quốc mở rộng tham gia [các hoạt động] quốc tế thì tốt hơn. Tuy nhiên, tham gia như thế là con dao hai lưỡi, Trung Quốc ngày càng để lộ ra tình trạng bất ổn trong khu vực, như sự hỗn loạn hiện xảy ra ở Libya.

Đầu tư và người lao động Trung Quốc đang gặp rủi ro ở đó (Lybia) và đòi hỏi phải hành động nhanh chóng. Nỗ lực của Bắc Kinh trong việc bảo vệ quyền lợi đầu tư vật chất của mình, lên tiếng khẳng định nguyên tắc cố hữu không can thiệp, cũng như hỗ trợ và dàn xếp về nghị quyết áp đặt lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, mà thực ra là can thiệp vào Libya, để lộ những tính toán phức tạp chưa từng có của Trung Quốc về lợi ích cũng như chính sách ngoại giao thực dụng của Trung Quốc.

Thế giới sẽ ra sao, khi Nhật Bản dời đô?

Kiều Tỉnh

 

Toàn cảnh Thủ đô Tokyo

 

(Tamnhin.net) - Báo chí Nhật Bản ngày 14/4 tiết lộ một tin tức “động trời” rằng Nhật Bản có thể xây dựng một “Thủ đô dự bị” hay “Thủ đô phụ” để phòng chống động đất có thể làm sụp đổ thành phố Tokyo.

Không ít  người cho rằng nếu tin này là đúng sự thật, thì tình hình Nhật Bản xem ra còn nghiêm trọng hơn cả tình hình bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi vì đây là  nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Ý tưởng xây dựng “Thủ đô dự bị” do Liên minh nghị sĩ đưa ra trong bản kiến nghị về “Nguy cơ quản lý đô thị” sau thảm họa động đất- sóng thần ngày 11/3 và những dư chấn liên tục sau đó.

Tờ Liên hợp buổi sáng của Singpore cho biết một dự đoán của các nhà địa chất thế giới cho biết trong thời gian 30 năm, thủ đô Tokyo có thể sẽ phải hứng chịu một trận động đất 7,3 độ Richter, với  xác suất của dự báo này tới 70%.

Đơn khiếu nại của một người giới thiệu người khác tự ứng cử đại biểu Quốc hội

imageTự ứng cử dại biểu QH là điều hết sức lạ lùng trong ý nghĩ của BVN chúng tôi, trong một xã hội như xã hội chúng ta đang sống kể từ khi nó bắt đầu ra đời đến nay, cho nên lẽ ra chúng tôi không đăng đơn khiếu nại này.

Nhưng đọc vào nội dung, thấy những thành tích của nhà khoa học Nguyễn Phúc Giác Hải thật đáng nể, trong đó có những việc ông đã thành tâm vì Đảng mà cố gắng “dùng hiểu biết về Thiên văn lịch pháp tìm ra những sự trùng hợp của sinh nhật Đảng 3-2 vào 30 Tết Nhâm Thân năm 1992, và mồng 1 Tết Nguyên đán 2011 vừa qua”, thế mà Đảng vẫn không chiếu cố, đánh hỏng ông trong cuộc họp Tổ dân phố bằng những tiểu xảo không bình thường - tất nhiên chưa đến nỗi tệ như tiểu xảo đối với LS Lê Quốc Quân. Thế thì đáng khiếu oan cho ông biết chừng nào!

Muốn đấu tranh dân chủ hóa đất nước cố nhiên là không được nhưng muốn nhiệt tình theo Đảng mà Đảng không cho theo cũng không xong, chết dở cho anh trí thức là ở chỗ ấy đấy. Âu đây cũng là một phép thử rất hay về bước tiến của sinh hoạt dân chủ trong xã hội XHCN như TS Cù Huy Hà Vũ đã thử nhiều năm trước, và cũng vì nóng lòng đưa ra những cách thử táo bạo với nồng độ acide cao hơn cách thử hiền lành là tự ứng cử, nên TS Vũ đã được nếm mùi hệ lụy.

Tuy nhiên, dõi theo nội dung lá đơn này thì người gửi đơn vẫn còn đặt hy vọng ở sự kiểm tra công minh, nghiêm túc của Đoàn giám sát bầu cử tại Hà Nội do Chủ tịch Hội đồng bầu cử Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng đoàn, đối với trường hợp oan sai đáng tiếc của ông Nguyễn Phúc Giác Hải. Bởi vậy, xin trân trọng giới thiệu lá đơn cùng bạn đọc.

Bauxite Việt Nam

Thảm họa hạt nhân Chernobyl

Victor Sebestyen

T.K. dịch

Đây là bản dịch chương “Chernobyl: Nuclear Disaster” trong cuốn Revolution 1989 – the Fall of the Soviet Empire của nhà báo Victor Sebestyen, sinh tại Hungary, sống và làm việc cho nhiều tờ báo tại Anh Quốc. Sách do Nhà Pantheon Books xuất bản năm 2009 tại New York. Tiêu đề nhỏ do người dịch đặt.

Chernobyl là một thảm họa ghê gớm của Liên Xô và nhân loại, nhưng quan trọng hơn, thảm họa ấy là cơ hội làm phơi ra cái cố tật lưu cữu của cơ chế cộng sản, nó từng ăn sâu vào não trạng và phá hoại tính người, làm biến chất đối với tầng lớp quyền chức trong cơ chế ấy. Đó là căn bệnh nói dối trắng trợn, coi rẻ tính mạng dân chúng và lừa mị thế giới được đến chừng nào hay chừng đó. Khi hậu quả của ngọn lửa phóng xạ Chernobyl đang bùng lên khủng khiếp, nhiều đám mây phóng xạ bay sang Tây Âu che kín bầu trời châu Âu làm mức độ phóng xạ trong không khí tăng lên hàng trăm lần, và các máy đo hiện đại của phương Tây đều đã có chỉ báo báo động khẩn cấp, thì những kẻ độc tài ở điện Kremlin, dưới áp lực của quân đội và của thói quen bưng bít đến cùng mọi sự thật, vẫn một mực... im hơi lặng tiếng.

image

Và người đứng đầu cơ quan tình báo KGB thuở đó, ông Viktor Chebrikov liền nghĩ ngay ra được một cách “đối phó lợi hại” là rêu rao lên rằng “có một âm mưu bêu xấu Cộng hòa Liên bang Xô Viết”, rằng phải sử dụng các biện pháp nhằm “kiểm soát hành vi của các nhà ngoại giao và phóng viên nước ngoài, hạn chế cơ hội thu thập thông tin của họ về Chernobyl” và “phá vỡ việc họ dùng chúng để đẩy mạnh một chiến dịch chống Xô Viết tại phương Tây”.

Than ôi, Liên Xô đã sụp đổ lâu rồi, nhưng cứ so sánh mà xem miệng lưỡi những kẻ chết tiệt còn sót lại trong đám đồ đệ Staline, Maotsétung khu trú trên một vài vùng của trái đất hiện nay, cái cách lên giọng đổ vấy mọi chuyện cho “bọn thù địch nước ngoài âm mưu phá hoại Nhà nước XHCN” có phải vẫn là ngón sở trường bất di bất dịch làm nên phong cách đặc thù của một típ người nó không phải là con người theo nghĩa bình thường, nói cách khác nó khu biệt với tính nhân loại – bao gồm tình thương, lương tri, đạo lý làm người, nỗi hổ thẹn khi phẩm chất người bị hạ thấp – của loài người nói chung hay không?

Và nói như tục ngữ Việt Nam thì rõ thật “cà cuống chết đến đít vẫn còn cay”.

Nguyễn Huệ Chi

Phiên tòa kangaroo

Tiến sỹ Nguyễn Đình Đăng

Viết trên blog từ Nhật Bản

BVN đã quá sơ suất khi lướt mạng mà không nhìn thấy một bài như thế này. Dù có chậm cũng phải sửa lỗi với bạn đọc. Đó là cách để bạn đọc khỏi đánh đồng nền tảng đạo đức giữa chúng tôi với nhưng bậc tai to mặt lớn hôm nay.

Bauxite Việt Nam

Xô đẩy, chen lấn nhau để lấy... sách

Dung P.

Thôi thì cướp sách cũng còn văn minh gấp triệu lần cướp đất, mà thử xem, kẻ cướp đất trên toàn cõi nước Nam này có ai không giàu nứt đố đổ vách, chiếc ghế quan chức của họ không ngày càng cao ngất ngưởng? Còn kẻ bị cướp... tức là hàng triệu dân oan trên khắp nước, thì trở thành sống dở chết dở, bị hành hạ, bị xua đuổi, và bị tù rục xương. Vào khoảng thế kỷ IV trước CN Trang Tử đã chẳng nói về điều này rồi ư? (Kẻ cướp một vài món đồ lặt vặt thì trở thành Đạo Chích mà kẻ cướp cả một vùng rộng lớn thì được tôn là vương - “Thiên Khư khiếp”). Có gì đâu vài cuốn sách mà đã sợ mất thuần phong mỹ tục.

Bauxite Việt Nam

Nguyễn Trọng Vĩnh – người anh hùng của chúng ta (*)

Bùi Công Tự

clip_image001Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Tôi bằng tuổi nhà văn Nguyễn Nguyên Bình con gái cụ Nguyễn Trọng Vĩnh nên tôi coi cụ như một người cha.

Tôi chắc cụ Nguyễn Trọng Vĩnh không hài lòng khi tôi gọi cụ là người anh hùng. Nhưng cuộc đời hoạt động cách mạng lâu dài một lòng một dạ vì nước vì dân của cụ thật sự xứng đáng với danh hiệu ấy.

Có những người anh hùng do Nhà nước phong tặng và được nhân dân công nhận. Cũng có những người được Nhà nước cấp tấm bằng anh hùng nhưng nhân dân không biết đến.

Giá tiêu dùng tháng 4 tăng kỷ lục 3,32%

Phạm Huyền

 

clip_image001

 

CPI tháng 4 cao hơn mức trung bình 3 tháng đầu năm. Ảnh: Phạm Huyền

 
(VEF.VN) - Không nằm ngoài dự báo của các chuyên gia, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 đã lên tới 3,32%, cách biệt tới hơn 1 điểm phần trăm so với tháng 3. Lạm phát 4 tháng đã lên tới 9,64%, vượt xa so với mục tiêu 7% của Chính phủ.

Trước đó, các tỉnh, thành phố lớn của cả nước công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đều đã có mức tăng ngang nhau và xoay quanh mốc trên dưới 3% của cả nước như Hà Nội là 3,28%, TP Hồ Chí Minh: 3,16%, Hải Phòng: 3,44%, Huế: 2,95%.

Theo số liệ\u Tổng Cục Thống kê công bố sáng 24/4, một mặt bằng giá mới được thiết lập đến nay đã cao gấp đôi so với hồi đầu năm.

Trong tổng số 11 nhóm ngành hàng được thống kê, nhóm giao thông vẫn tiếp tục dẫn đầu vế tốc độ tăng giá. CPI nhóm này là 6,04% so với tháng 3. Đây là hệ quả của 2 lần tăng giá xăng kỷ lục đều ở mức 2.000-3.000 đồng/lít cho một lần tăng.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn