'Tréo ngoe' đại biểu kiêm nhiệm gặp cử tri chuyên trách & Hội trường 200 chỗ, chỉ 15 người đến thì sao?

Lê Nhung – Nguyễn Quang A

clip_image002Tham gia tiếp xúc cử tri đa phần là cán bộ nghỉ hưu đầu bạc. Ảnh: Lê Nhung

"Họ mời những người thuộc thành phần cơ bản và những người già như chúng tôi cho yên tâm", ông Quang [bộ đội xuất ngũ] nói. Thực tế, thành phần tham gia các buổi tiếp xúc cử tri lâu nay hầu hết là những người đã nghỉ hưu.

Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng từng nói có một điều tréo ngoe trong công tác tiếp xúc cử tri hiện nay là ĐBQH thì phần nhiều kiêm nhiệm, còn cử tri lại “chuyên trách”.

Lê Nhung

Báo chí nêu ý kiến rằng đa số đại biểu Quốc hội chỉ thực hiện "tối thiểu" nghĩa vụ của mình, đó là đến gặp các "đại cử tri" ở hội nghị tiếp xúc cử tri và hầu hết họ đi tiếp xúc cử tri một cách "chiếu lệ".

Nhưng cũng dễ hiểu vì sao các đại biểu không có động lực để không làm một cách chiếu lệ: nhận xét của cử tri về họ không quan trọng bằng nhận xét của “tổ chức”, không quan trọng bằng việc họ “được cơ cấu”. Đấy là căn bệnh chính mà nếu không sửa thì chuyện hình thức, chuyện đại biểu kiêm nhiệm tiếp xúc cử tri chuyên nghiệp, vẫn sẽ là chuyện dễ hiểu.

Nguyễn Quang A 

Cần lắm một Quốc hội chuyên nghiệp

Trần Trọng Thức

clip_image002Đại biểu Quốc hội thì không chuyên nghiệp mà kiêm nhiệm, vì ai cũng nghĩ Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của cả nước nên người chức quyền nào và loại chức quyền gì cũng phải “ghé phần” vào đấy. Đó là một cách nghĩ tai hại có lẽ là lưu cữu quan niệm “xôi thịt” từ xưa ở xứ ta. Nhưng cử tri thì người ta lại muốn “chuyên nghiệp hóa” để lần nào tiếp xúc cũng suôn sẻ, vì chỉ chừng ấy khuôn mặt thì chất vấn một vài lần chứ chất vấn lắm làm gì. Đây cũng lại là một thói tệ lưu cữu, hình như có từ thời kỳ người ta biết thuê người khóc mướn hay chửi mướn. Đám ma nào hoặc vụ tranh chấp nào cũng vẫn là cái tốp người ấy đến, tốp người đã lưu sẵn trong bộ nhớ chừng ấy công thức, để trình diễn “khóc” và “chửi” nghe cho nó... mùi mẽ.

Bauxite Việt Nam

Văn hóa nghị trường và văn hóa từ chức

Diệp Văn Sơn

image Trả lời chất vấn của Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng có một câu nói để đời: "Sai thì phải sửa, làm trăm việc cũng có việc sai. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo. Phải tính toán sự việc sát thực tiễn cho phù hợp đạo đức con người với nhau. Nghiêm ở đây không phải sai chặt chém ngay, thế thì lấy đâu ra người làm. Dẹp đi là bầu không kịp". Thông thường đây là những gì không dễ bộc lộ vì áp lực của công luận, vì ràng buộc pháp lý và vì cả những toan tính cá nhân. Ông Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng bất chấp tất cả. Quả là một câu nói “gan ruột” của một người can đảm và hết sức chân thành. Hay vì ông ở cái thế muốn nói gì cũng được chăng?

Than ôi! Sau bao nhiêu năm cách mạng, xã hội Việt Nam quay ngược trở lại cái thời tham nhũng hoành hành của Việt Nam cộng hòa xưa kia. Đấy là thời Thủ tướng Trần Văn Hương phải than thở: “Trị hết tham nhũng thì lấy ai mà làm việc”! Nhưng câu nói của ông Trần Văn Hương chỉ là sự phẫn uất trước thực trạng tồi tệ, chứ không không hề dám nhân danh cái “đạo” để biện minh cho cái “sai” như ông Nguyễn Sinh Hùng. Như thế, ông Nguyễn Sinh Hùng “can đảm” hơn ông Trần Văn Hương bội phần vậy!

BVN xin đăng lại bài sau đây của ông Diệp Văn Sơn, nguyên Vụ phó phụ trách phía Nam, Bộ Nội vụ, liên quan đến phát biểu trên đây của ông Nguyễn Sinh Hùng.

Anh Hoàng

Cận cảnh con tàu Vinashin: Tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin

Phùng Sưởng

Kính gửi anh Nguyễn Huệ Chi,
Sáng nay vào trang mạng của GS Trần Hữu Dũng, tôi thấy có dẫn đường link đến bài viết dưới đây kèm theo lời bình:

Một thân hữu của viet-studies gởi tôi tin này, hỏi tôi "Ba Dũng đang làm trò ảo thuật gì đây?" Xin bạn nào biết viết giùm một bài soi sáng cho bà con!”

Giật mình, tôi vội vàng vào đọc trực tiếp trên Tiền phong, và bàng hoàng khi thấy người ta đang làm xiếc!
Càng giật mình hơn khi nhớ lại cách đây bốn năm, người ta đã dùng tất cả 750 triệu USD thu được từ phát hành trái phiếu ở nước ngoài cho Tập đoàn này!
Vậy là sao? Chỉ trong vòng 4 năm, người ta đã chia nhau hết 750 triệu USD rồi sao? Sao tiền của dân, khoản nợ của con cháu mai sau được chia nhau một cách dễ dàng đến vậy?
Tôi không hiẻu nổi, anh là người học rộng và am hiểu, thử lý giải giùm tôi với!
Trân trọng kính thư

Nguyễn Anh An

Thưa anh Nguyễn Anh An, đến GS kinh tế học Trần Hữu Dũng cũng không lý giải nổi thì tôi lý giải sao được. Chỉ xin đăng lại bài viết của Phùng Sưởng trên báo Tiền phong cùng với lá thư của anh như một lời mào đầu để gợi ý với dư luận. May sao, khi chưa kịp lên khuôn thì có thêm bạn Hà Huy Sơn cũng bức xúc trước vấn đề này, vừa điểm qua tin tức trên báo và mạng từ ngày 10-6-2010 đến nay, vừa cung cấp cho BVN một vài nhận định ngắn gọn. Bởi vậy, dưới bài tường thuật của báo Tiền phong, chúng tôi tạm kết lại bằng mấy ý kiến của bạn ấy.

Nguyễn Huệ Chi

Thiếu phản biện sẽ dẫn đến suy đồi

Lại Nguyên Ân trả lời phỏng vấn

Nguyễn Vĩnh Nguyên thực hiện

Theo tôi, một số báo của ta hiện nay vẫn chưa qua khỏi thời “hậu bao cấp”, thậm chí còn in dấu “bao cấp” khá nặng. Một trong những thói tật của báo chí bao cấp là lạm dụng quyền lực, ở đây là quyền lực phát ngôn. Thói tật ấy còn tồn tại đến tận hôm nay. Có những nỗ lực tiếp tục kiểu diễn ngôn bao cấp, ban phát những “chân lý”, “lẽ phải” duy nhất, nhưng là những “chân lý”, “lẽ phải” đã hết “đát”, quá thời hạn sử dụng, trở nên ấp úng như những lời nói mớ (mê sảng), lại là diễn ngôn vô bản sắc, phi cá tính hơn cả những mẫu mực cũ.

Lại Nguyên Ân

Chuyện bằng Tiến sĩ của ông Ân chưa chấm dứt

Nguyễn Quang Minh

image

 Bạn Nguyễn Quang Minh đem ra lý lẽ nghe có vẻ “lý lẽ” thật, nhưng theo thông tin tra cứu do GS Trần Hữu Dũng và GS Nguyễn Văn Tuấn cung cấp, Southern Pacific University đã không được Nhà nước Liên bang Hoa Kỳ công nhận và bắt phải giải thể từ 2003, thì cái bằng Tiến sĩ mà ông Nguyễn Ngọc Ân mới được cấp (tại Mỹ) hẳn phải coi là bằng giả chứ? Thật làm sao được nhỉ, khi mà chủ thể (khai cư ngụ trên đất Mỹ) sản sinh ra bằng lại không được Chính phủ Mỹ cho phép tồn tại cũng như hành nghề một cách đàng hoàng, chính thức?

Bauxite Việt Nam

Trung Quốc "nói vậy mà không làm vậy"

An Thái

clip_image002Lính Trung Quốc luyện tập bên bờ Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải. Ảnh Reuters/China Daily

Nỗ lực trấn an về một chiến lược phát triển hòa bình, không đe dọa an ninh nước nào của giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không làm an lòng phần còn lại của thế giới, khi những hành động thực tế lại chứng minh điều ngược lại.

Dựng hình tượng

Nhiều năm qua, sự trỗi dậy Trung Quốc đi liền với mối lo ngại về mối đe dọa Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế. Cho rằng thế giới đang hiểu nhầm mình, Trung Quốc bằng nhiều cách thức, khi lặng lẽ, lúc ồn ào, cố gắng làm an lòng phần còn lại của thế giới về một chiến lược phát triển hòa bình của nước này.

Tranh thủ mọi cơ hội, mọi diễn dàn, khu vực và quốc tế, người Trung Quốc đang tỏ ra muốn "minh bạch hóa" chiến lược phát triển, nhất là các chính sách an ninh gắn với sự đầu tư ngày càng lớn cho quân sự.

'Thiên đường Anh, địa ngục Bắc Hàn'

clip_image002

Kim Joo-il nay sống ở Anh

Kim Joo-il sinh năm 1973 ở Bắc Hàn. Ông bỏ trốn vào tháng Tám năm 2005 và nay chuyển sang sống ở Anh. Ông kể câu chuyện của mình cho chương trình The World Today của BBC World Service.

Khi tôi sống ở Bắc Hàn, nhiều người phải chịu cảnh khổ cực vì đói, thiếu dinh dưỡng và kinh tế yếu kém.

Tôi vào quân đội vào đầu thập niên 1990, bắt đầu từ lính trơn và dần lên thành Đại úy. Tôi sống trong quân ngũ 8 năm.

Tôi luôn được dạy về điều vĩ đại của xã hội Bắc Hàn và tính ưu việt của nó, nhưng khi còn trong quân ngũ tôi đã đặt câu hỏi về việc học của mình.

Tôi nhận thấy có rất nhiều điều trái ngược. Ngoài ra, Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật được thờ như là Chúa trời.

Dựa vào Hoa Kỳ nên hay không nên?

Lê Bảo Sơn

image

 “Cho dù Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá khứ có chịu một “món nợ ân tình” nào đó đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc thì ngày nay, Đảng cũng không được phép vì món nợ “truyền thống” đó mà đánh đổi chủ quyền của quốc gia, gây ra những thiệt hại về lãnh thổ và biển đảo. Xét một cách rốt ráo, đó chỉ là món nợ giữa hai đảng chính trị chứ không phải là món nợ giữa hai quốc gia, hai dân tộc”.

BVN đoan chắc món nợ ân tình này khi nhìn trong mối quan hệ tinh thần giữa hai đảng vô sản thì không một đảng viên cộng sản Việt Nam nào - chỉ nói những người không dính với quyền lực, đấy là con số hết sức đông đảo - không nhìn nó một cách trong sáng và tuyệt nhiên không ai nghĩ phải trả món nợ đó bằng hy sinh chủ quyền đất nước, vì như thế là phản bội lại lý tưởng của chính mình mà ai cũng đầy niềm tin là khởi dựng từ lãnh tụ Hồ Chí Minh. Nhưng với thời gian, khi nó được xem xét thu hẹp lại trong lợi ích của một phe nhóm đã ôm chặt được chiếc ghế quyền lực tối cao và cứ lo mất ghế đến nơi, thì sự trong sáng đương nhiên cũng mất đi, phải giữ ghế bằng mọi cách mà cách hữu hiệu nhất là nhân nhượng lợi ích dân tộc cho tham vọng của những nhân vật chóp bu trong ĐCS Trung Quốc vốn thừa sức mạnh bảo hộ chiếc ghế giúp mình.

Có hiểu như thế mới thấy được chỗ lúng túng mâu thuẫn bậc nhất trong một bộ phận cầm quyền đất nước hiện nay: họ phải hạ mình trước Trung Quốc, ngày càng lún sâu vào việc qụy lụy Trung Quốc không thể cưỡng lại nổi, nhưng lại rất sợ mất đi tư thế chính danh trước nhân dân và đảng viên của họ. Điều đó giải thích vì sao các bậc lão thành cách mạng lại có thể đồng thanh lên tiếng rất hăng, kiến nghị những điều “nẩy lửa”. Bởi các vị ấy có trong tay ngọn cờ lý tưởng, đã đi đó đi đây khắp từ Nam đến Bắc, hiểu rõ làn sóng công phẫn ngầm trong quần chúng, và có thể nói là bắt thóp đúng “vết nứt” tối nghiêm trọng nó đang đẩy thanh danh của Đảng tới một giới hạn làm cho niềm tin của họ không còn gì để bấu víu.

Bauxite Việt Nam

Nhà nước CHXHCN Việt Nam không phải là nhà nước pháp quyền

Hà Đình Sơn

image

Điều 2 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 quy định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Nếu theo Hiến pháp thì ai cũng có thể hiểu rằng: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền và có thêm thuộc tính xã hội chủ nghĩa. Còn thuộc tính xã hội chủ nghĩa là gì chưa cần bàn, đến đây không có gì phải thắc mắc.

Cũng theo Điều 4 của Hiến pháp “Đảng Ccộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Bộ bỏ lơ, dân kêu ai?

Bút Lông

image

 Bạn Bút Lông đưa ra một so sánh khập khễnh làm sao! Bạn so sánh thái độ “ngậm hạt thị” của ông Bộ trưởng Bộ Môi trường và Tài nguyên nước ta khi nói đến Công ty Vedan định xù món tiền đền với hành động cương quyết bắt Hãng BP (Anh) đền 20 tỷ USD vì để tràn dầu của Tổng thống Mỹ. Trời ơi sao lại so voi với chuột chù? Hãy hỏi thẳng ông Bộ trưởng: trong vụ này ông nhận “lobby” bao nhiêu lần rồi, như thế là gọn.

Bauxite Việt Nam

Thành tích giáo dục

Nguyễn Quang A

clip_image001Cần đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục thế hệ trẻ.

(LĐCT) - Những tranh luận sôi nổi về đường sắt cao tốc trong nghị trường và ngoài xã hội đã phần nào làm lu mờ đi những sự kiện và vấn đề mà có lẽ còn quan trọng hơn vấn đề đường sắt cao tốc gấp nhiều lần: Vấn đề giáo dục.

Trong kỳ họp vừa qua Quốc hội đã miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo với ông Nguyễn Thiện Nhân và chuẩn y việc bổ nhiệm Bộ trưởng mới. Nhân dịp này, một ông Thứ trưởng đã có một bài dài ca ngợi thành tích của ngành giáo dục trong thời gian ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ trưởng (rồi được thăng chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng).
Trước đó cả triệu học sinh trung học phổ thông (THPT) đã trải qua một kỳ thi tốt nghiệp nhẹ nhàng trong thời tiết mát mẻ ở miền Bắc, và kết quả tốt nghiệp rất cao có lẽ cũng là một “thành tích” để tiễn đưa cựu Bộ trưởng và nghênh đón tân Bộ trưởng. Có tờ báo đã coi thành tích cao này là “đáng ngờ” hơn là “bất ngờ”. 
Những phân tích định lượng ban đầu của các tác giả Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Đình Nguyên về chuỗi số liệu của năm kỳ thi tốt nghiệp (2006-2010) cho chúng ta thấy “bệnh thành tích” chưa hề thuyên giảm mà thậm chí còn nghiêm trọng hơn. 

Tin trên báo Nhật Bản: Việt Nam đang tiến hành sửa đổi kế hoạch Shinkansen

image

Một quan chức cao cấp Việt Nam đang ở thăm Nhật Bản vào ngày thứ Tư vừa qua cho biết Chính Phủ Việt Nam dự định hoàn chỉnh và tái trình Quốc hội dự án xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc theo hình mẫu Shinkansen, một kế hoạch vừa bị Quốc hội bác gần đây.

Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đinh La Thăng thông báo với Bộ trưởng Chính sách quốc gia Nhật, ông Satoshi Arai, rằng Chính phủ Việt Nam hy vọng sẽ sử dụng công nghệ Shinkansen và dự án sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2025.

Ông Thăng -- một thành viên của Truong ương Đảng Cộng sản -- hội kiến với ông Arai tại Văn phòng Chính phủ.

Tình trạng mất điện ở Việt Nam và nhu cầu cải cách

Matt Steinglass/FT.com

image

Tình trạng mất điện liên tục trong mùa hè này đã gây bức xúc cho các doanh nghiệp, nông dân và các hộ gia đình và người dân đang gây áp lực để có một cuộc cải cách mạnh mẽ, đó là chia tách tập đoàn điện lực Việt Nam.

Khi bị cắt điện liên tục, người dân tỉnh Thanh Hóa đã buộc các nhân viên của Điện lực Việt Nam (EVN), nhà cung cấp điện độc quyền phải ngồi ngoài trời dưới nhiệt độ 40oC, và Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam cũng đang yêu cầu EVN bồi thường cho các công ty.

Tuy nhiên điều đáng nói nhất là sự bất bình đã gây ra được áp lực về mặt chính trị đó là việc những người chủ trương đổi mới muốn chia tách Tập đoàn điện lực của Việt Nam.

"Việc thiếu điện sẽ liên tục kéo dài, trừ khi EVN được cải cách", ông Hoàng Văn Dũng, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu.

Cơ quan chính phủ vì Dân,… với giấy phép nghề nghiệp, thì “vàng không thể lẫn lộn với thau”

Kỹ sư Nguyễn Nghĩa

image

Nhân đọc bài …“Bằng cấp dỏm” … của Kim Dung do Tuần Việt Nam đăng 6/27/10, một câu hỏi đặt ra cho chúng ta suy nghĩ: “Làm thế nào để các cơ quan công quyền nhà nước tuyển chọn và sử dụng được một đội ngũ cán bộ cốt cán có đủ năng lực và phẩm chất tương xứng với vị trí và vai trò” làm việc cho xã hội? Tôi có một vài ý kiến phân tích như sau:

Trước tiên phải phân định rằng một văn bằng (diploma, or degree) Cử nhân (Bachelor of Science, Bachelor of Art), Cao học (Master of science, Master of Art, Master of Business Administration), hoặc Tiến sỹ (PhD of…) là một học vị, chứng nhận một cá nhân đạt được trình độ tiêu chuẩn học vấn, học thuật nhất định do một học viện, trường đại học hay cơ sở giáo dục mà xã hội chấp nhận. Còn Bác sĩ, Kỹ sư, Giám đốc, Y sĩ, Y tá, Luật sư, Kế toán, Giáo sư, Giáo viên kể cả làm thợ điện, thợ ống nước, thợ móng tay, thợ cắt tóc… là những chức danh (Title) nghề nghiêp trong xã hội mà một cá nhân đang hành nghề với kinh nghiệm mà xã hội, hoặc đối tượng của xã hội là người tiêu dùng chấp nhận.

Gần 1.000 cây thông lớn “bốc hơi”

Võ Trang

clip_image004San bạt và làm nhà tạm trái phép tại tiểu khu 156. Ảnh: Võ Trang

“Vụ tàn sát rừng thông để phân lô chiếm đất trái phép vừa được ngành chức năng TP Đà Lạt phát hiện tại khoảnh 5, tiểu khu 156 thuộc Ban quản lý (BQL) rừng Lâm Viên (nằm trên địa bàn phường 10, phía sau khu vực Dinh I, TP Đà Lạt) sáng 27-6.

Tuy nhiên dư luận ở Đà Lạt đặt câu hỏi: [trong ngần ấy thời gian] ngành chức năng ở đâu mà để cả ngàn cây thông bị chặt hạ lúc nào mà không ai hay biết?”

BVN xin nói thêm: nếu như rồi đây một thành phố như Đà Lạt bị biến dạng vì cách làm việc của những “ngành chức năng” kiểu này (và không chỉ Đà Lạt mà còn bao nhiêu “Đà Lạt” khác của miền Trung, miền Bắc) thì bản án nghiêm khắc sẽ vạch trần đích danh phép nước bất minh của một chế độ, không thể nào tránh khỏi.

Bauxite Việt Nam

Hai lá thư bạn đọc: Trẻ em đi học, bà mẹ đi chợ 15 cây số đi, 15 cây số về? & Cần một làn sóng dư luận cảnh giác với “bẫy thu nhập trung bình”

Thư thứ nhất:

image Trẻ em đi học, bà mẹ đi chợ 15 cây số đi, 15 cây số về?

Kính gửi GS Huệ Chi và quý đồng sự tại trang mạng Bauxite Việt Nam,

Đồng kính gửi nhà giáo Hà Văn Thịnh,

Nhân đọc bài "Vĩ thanh và vĩ cuồng" do nhà giáo Hà Văn Thịnh viết, tôi càng thấy "chất xám" của một số đại biểu Quốc hội có "vấn đề".

Đã có lần cách đây trên 10 năm, tôi đi tàu cao tốc liên quốc gia tại Châu Âu, và nhẩm tính. Cứ mỗi giây đồng hồ, tàu đi được một khoảng cách bằng chiều dài giữa 2 cột điện, cho là 50 m. Như vậy vận tốc của tàu là 180 Km/giờ.

Những nỗi lo không nhỏ

Lê Bá Kỷ

Mấy hôm nay vào mạng đọc tin, có những chuyện không thể không lo.

1. “Động đất ở ngoài khơi biển Phan Thiết” [1].

image

Những năm gần đây, khí hậu thay đổi khiến thế giới chịu nhiều thiên tai khốc liệt. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Năm 2009, đồng bào ở dải đất Miền Trung thân yêu đã chịu nhiều thiệt hại, mất mát, và tang thương bởi những cơn lũ “lịch sử”. Dù Chính phủ cũng như nhiều quan chức cao cấp đều cho rằng vấn nạn lũ lụt là do “ảnh hưởng và sự thay đổi của khí hậu toàn cầu” nhưng có lẽ, không quá khó khăn để nhận ra rằng chính bàn tay “con người Việt Nam” đã góp phần tác động đến “những cơn lũ lịch sử” này, từ “lâm tặc” đến việc xây dựng nhiều thủy điện mà không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng những ảnh hưởng xấu đến dòng chảy do thủy điện gây ra. Để rồi, người dân nghèo phải gánh lấy hậu quả, trả giá bằng sinh mệnh cũng như tiền của gom góp sau nhiều năm dành dụm.

Cách đây mấy năm, sóng thần đã gây ra thảm họa không lường ở Thái Lan, Indonesia, …và nhiều nước ở Châu Á. Nạn sóng thần này xảy ra bởi động đất ở dưới đáy biển. Việt Nam là một nước có bờ biển dài. Qua bao đời được biển hiền hòa cưu mang, người dân Việt quen xây nhà sống cách bờ biển không xa. Vậy thì, có đáng để Chính phủ quan tâm, đầu tư cho các trường đại học, và các nhà khoa học trong nước nghiên cứu vấn nạn sóng thần để có thể tìm ra kế sách, giải pháp tốt nhất trước khi lâm nạn hay không? Hay là khi đó, người dân lại phải nghe rằng “Sóng thần lịch sử - Chính phủ không thể làm gì được”!

Bài học Dân Chủ từ nước Úc

GSTS Nguyễn Thu

image

Sáng hôm 24/06/2010 Thông tấn Australia News loan tin bà Julia Gillard, vị phó lãnh tụ Đảng Lao động cầm quyền sẽ thay thế đương kim Thủ tướng Kevin Rudd trở thành vị nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử chính trị Úc, sau một cuộc họp biểu quyết của nhóm lãnh đạo Đảng Lao động (đảng đang cầm quyền): Kết quả bà Gillard (phó thủ lĩnh Đảng LĐ) đã nhận được 70 phiếu ủng hộ trên tổng số 112 đồng nghiệp có mặt. Điều đáng ngạc nghiên hơn là đến giờ khai hội lúc 9g ngày 24/6 thì ông Kevin quyết định bỏ cuộc, do đó bà Julia Gillard trở thành vị lãnh tụ mới Đảng Lao động và nghiễm nhiên trở thành vị Thủ tướng thứ 27 của Úc. Biến cố chính trị nói trên được báo chí Úc bình luận như một “cuộc đảo chánh” nội bộ không đổ máu, tránh cho nước Úc một khủng khoảng chính trị trầm trọng kéo dài và chuẩn bị cho cuộc bầu cử chọn Đảng lèo lái con thuyền quốc gia trong năm 2010 hay đầu năm 2011.

Chúng tui, dân thường, muốn là cái này nè!

Hồng Lĩnh

Thao thức hoài ngủ không được. Trời nóng quá mà điện thì không có! Quạt tay cho lũ nhỏ ngủ xong, bây giờ đến phiên mình ngủ, ai quạt cho đây? Nằm nghĩ lung tung, rốt cuộc nhớ đến vụ "ĐSCT" (đường sắt cao tốc). Hú vía, thiếu chút nữa mấy ổng bỏ phiếu thuận hết như ông Phó thủ tướng gì đó khuyến cáo "chúng ta phải làm ĐSCT", thì chắc dân mình sẽ trở thành con cháu của "chúa Chổm". Ai có con cháu có IQ cao ráng biểu tụi nó "lo học để sau này trả nợ", còn con cháu tui thì chắc đến năm 2050 vẫn phải lao động xuất khẩu, kiếm ngoại tệ trả nợ để mấy ổng "ăn sáng Hà Nội, ăn trưa thành phố HCM".

Hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam

GS TSKH Nguyễn Ngọc Trân

clip_image001Cần có một dự án hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu. Ảnh: Lê Hưng

Sau khi Quốc hội không thông qua Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – TP HCM, một điều làm tôi rất cảm động, đó là cảm xúc của những chuyên gia nhiều năm gắn bó với ngành đường sắt. Vì lợi ích chung và của ngành, các vị này đã phân tích khách quan, cặn kẽ để kết luận rằng dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam là chưa phải lúc, không hiệu quả [1].

Riêng phần mình, tôi thiết nghĩ, khi Bộ Giao thông Vận tải công tâm đề xuất dự án hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam [khổ quốc tế 1.435mm, hai chiều, điện khí hóa], Chính phủ Việt Nam hậu thuẫn cho dự án với tổng dự toán ước tính vào khoảng [5 tỷ USD], chắc chắn các nhà tài trợ, quốc tế và song phương, như WB, EU, AFD, và cả ADB lẫn JICA nữa, sẽ không ngoảnh mặt vì tính khả thi và hiệu quả kinh tế - xã hội của nó!

Còn có một nguồn tài trợ khác nữa. Đó là từ số kinh phí không nhỏ mà Quốc hội đã vừa tiết kiệm được khi quyết định không thông qua chủ trương đầu tư vào dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam 55,88 tỷ USD [tức là 5.6 tỷ USD tiền chi cho lập và hoàn tất dự án ĐSCT].

Nguyễn Ngọc Trân

PetroVietnam làm thuế

Nguyễn Quang Minh

image

Cuối tuần lướt qua BVN, bỗng thấy logo PetroVietnam (PV) to đùng, tôi bắt mắt ngay. Gần 18 năm qua, tôi có biết bao bạn thân quý ở PV. Mỗi lần về, ra Hà Nội, tôi đều ghé thăm, từ lúc PV còn ở Nguyễn Du, sau đó Ngô Quyền, rồi về Láng hiện nay. Chuyện gì nữa đây? PV đâu có dính gì đến BVN, đến chuyện thuê rừng, đến đường sắt cao tốc. PV lo chuyện thăm dò, khai thác ở ngoài khơi là chính. Hết chuyện rồi hay sao mà BVN mó đến lãnh địa gai góc và kín cổng cao tường này? Đọc tiếp thì ra không phải. BVN trích bài viết “Nhóm lợi ích ở ngay trước mắt” từ Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Tờ báo có đưa ra những phân tích chuẩn xác và nghiêm túc. Bài viết có giá trị thuyết phục. “Một trong những nội dung của thỏa thuận này là hai bên sẽ phối hợp trong việc tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách thuế, chính sách quản lý thuế, nhất là các văn bản pháp quy về thuế “tác động nhiều đến sản xuất kinh doanh” của PetroVietnam”.

Tôi không có nguyên bản thỏa thuận đầy đủ nhưng từng ấy chữ đã thấy hai tổ chức này liều mạng hết cỡ. Trước hết là thỏa thuận này vi phạm luật. Nhiều luật lắm. Thứ nhất là Hiến pháp. Rồi Luật về tổ chức QH, luật về tổ chức cơ quan nhà nước, luật cạnh tranh, luật thuế, luật dầu khí. Điều đơn giản là một công ty thương mại, kể cả tập đoàn hùng mạnh có vốn của nhà nước 100%, cũng không thể tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách thuế.

Lỗ hổng luật pháp

Tô Văn Trường

clip_image001Hành động bắt tay khiến dư luận đặt câu hỏi, phải chăng có người đang tính chuyện
"chung chi" trên lưng những người dân nghèo khổ.

Công luận đang xôn xao, bàn luận việc thỏa thuận "hợp tác" giữa Petrovietnam thông qua Tổng cục Thuế sẽ có tác động đến các cơ quan nhà nước để sao cho có lợi cho Petrovietnam.

Trong  thuật ngữ quản trị học có nguyên tắc "không được phép song trùng vai trò quản lý và bị quản lý ở một người thuộc hai cấp phụ thuộc trực tiếp" . Nguyên tắc tối cao của luật pháp là có thể thỏa mãn tối đa lợi ích của cá nhân, nhóm lợi ích này nhưng không được làm hại đến cá nhân và nhóm lợi ích khác. Bởi vậy, công luận đang xôn xao, bàn luận việc thỏa thuận "hợp tác" giữa Petrovietnam thông qua Tổng cục Thuế sẽ có tác động đến các cơ quan nhà nước để sao cho có lợi cho Petrovietnam.

Nếu tôi nhớ không nhầm, đây không phải là lần đầu có sự "bắt tay" dạng này. PetroVietnam từng hợp tác với Bộ Tư pháp và một số đơn vị khác về cơ chế quản lý và giáo dục chính trị tư tưởng... Cái khác của lần này là hình như, sự bắt tay này có vẻ lộ liễu như thách thức dư luận xã hội và thể chế nhà nước?

“Nếu là bằng giả phải thu hồi, kỷ luật”

GS TSKH Nguyễn Xuân Hãn

clip_image003Bằng giả vẫn có đất sống do tâm lý “sính bằng cấp” và “sính ngoại” của một số người. Ảnh: Glossynews.com

Xét về văn hóa, một người có bằng Tiến sĩ phải được coi là một người có văn hóa. Trong trường hợp này, Tiến sĩ Ân lại là người có quyền chức cao của một tỉnh lại càng phải là người văn hóa. Vậy nên tôi mạo muội khuyên ông Ân nên cư xử như người văn hóa, coi việc này là một sai lầm của cuộc đời, từ bỏ quan chức mà về làm việc khác. Đó mới chứng tỏ bản lĩnh và văn hóa của người Tiến sĩ thật ông ạ.
Hoàng Dương

Việc thẩm định bằng Tiến sĩ của ông Nguyễn Ngọc Ân là giả hay thật không khó, hoàn toàn làm được. Nếu bằng Tiến sĩ này là giả, trước mắt phải thu hồi và chịu kỷ luật. Đồng thời, Nhà nước nên chấm dứt hình thức đào tạo “kiểu ông Ân”.

Sài Gòn tiếp thị online đăng tải một loạt bài viết như “Làm Tiến sĩ tại Mỹ nhưng không biết tiếng Anh”, “Tôi làm Tiến sĩ tốn 17.000 USD!”, “Yêu cầu báo cáo việc làm Tiến sĩ ở Mỹ ”… nói về trường hợp ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Phú Thọ. Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Nguyễn Xuân Hãn chia sẻ với bạn đọc về trường hợp của ông Ân; sự hiểu nhầm hai từ “Tiến sĩ” hiện nay cũng như những bất cập trong việc đào tạo, đãi ngộ tri thức.

Sao lại là cổng chào?

Kỹ sư Vi toàn Nghĩa

clip_image001Phương án thiết kế cổng chào số 2 trên đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài.

Nghe tin Hà Nội sắp làm cổng chào - với 50 tỷ đồng. Nghĩ thêm buồn mặc dù số tiền này là xã hội hóa chứ không phải tiền ngân sách. 50 tỷ, số tiền cũng không phải là lớn lắm. Nhưng nhìn vào tổng thể tình hình xã hội hiện nay thì có gì đấy RẤT KHÔNG ỔN. Có thể là rất cảm ơn các tập đoàn, doanh nghiệp đã hảo tâm với dân tộc về số kinh phí này, nhưng có thể sẽ không cảm ơn nếu số tiền này dùng để xây cổng chào. Ta hãy nhìn xem:

5 cái cổng chào nguy nga ấy có thể sẽ ấn tượng - nó sẽ có giá trị quảng bá cho một vài thương hiệu nào đó - sẽ ghi dấu ấn cho một vài vị lãnh đạo nào đó nhiều hơn là làm đẹp hay tăng thêm giá trị cho ngày lễ 1000 năm THĂNG LONG -HÀ NỘI.
Ta hãy thử nghĩ:

- Số tiền này có thể giúp Dân trí làm chiếc cầu tình nghĩa qua sông PÔ CÔ (một việc làm tuyệt vời của Dân trí).

- Số tiền này có thể giúp kỹ thuật cho diêm dân ta làm ra muối sạch để khỏi phải nhập muối nước ngoài - hãy đọc báo lề phải: nước mắt của họ đã mặn hơn hạt muối họ làm ra.

Quốc hoa: Đừng "đua đòi" kiểu phong trào

clip_image001

Tôi hoàn toàn phản đối!

Bộ Văn Thể Du vẽ vời ra chuyện chọn Quốc hoa, thực là chuyện tầm phào vớ vẩn. Bao nhiêu việc cần kíp không bàn, đi bàn cái chuyện đua đòi này. Văn hóa - Lối sống đạo đức của toàn xã hội đang xuống cấp nghiêm trọng. Ngành Văn hóa đang làm ngơ.

Biển Đông ầm ầm sóng dữ. Người người thao thức không yên, không thấy bàn bạc, lại đi bàn chuyện hoa cỏ. Đến lúc mất nước rồi, cái bàn thờ cũng mất, nói chi đến mấy cái bông "quốc hoa" trên cái bàn thờ ấy.

Báo chí quốc doanh bàn thì cứ bàn. Dân Blogger chúng ta không nên mất thì giờ bàn vào những chuyện vô tích sự, coi chừng rơi vào bẫy của bọn xấu mà quên hết những chuyện có ích cho dân cho nước và cấp thiết lúc này!

Nguyễn Xuân Diện

Bá ngọ

Blogger Dr.Nikonian

image

Ra Hà Nội kỳ này, tôi nghe chửi hơi bị nhiều! Từ anh xe ôm, tài xế taxi, chị nhân viên văn phòng, bà cụ bán chè nước vỉa hè cho đến bác hưu trí… tất tật đều đồng thanh chửi.

Không phải chửi tôi, mà là chửi gay gắt, chửi chát chúa về các dự án bạc tỷ nhân dịp 1.000 năm Thăng Long.

Bà con mình chửi cái phim bạc tỷ về Lý Công Uẩn.

Lại văng tục liên thanh về dự án lót gạch bờ hồ Gươm.

Bác hưu trí nhăn nhó về dự án chôn 1.000 kỷ vật nhân Thăng Long 1.000 tuổi.

Chị nhân viên văn phòng xinh đẹp chửi đông đổng về dự án 5 cổng chào mất 50 tỷ. Chị ấy nói rất chát thế này: “Làm cổng chào cho hoành tá tràng làm gì, để đi vào trung tâm chỉ thấy kẹt xe, bụi, khói, ô nhiễm… không khác gì một cô gái mặc đồ rất đẹp, nhưng khi tiếp cận “nội thất” thì mới thấy hết sự xấu xí não nề”. Chát thật, xin ngả nón bái phục phép so sánh kiểu này!

Cựu chiến binh kiến nghị với Đảng

 

clip_image001Việt Nam chính thức vẫn theo mô hình xã hội chủ nghĩa với đại hội đảng cầm quyền họp 5 năm một lần

Hàng chục cựu chiến binh và nhà cách mạng lão thành đã gửi các lá thư kiến nghị với Đảng và Nhà nước Việt Nam về các vấn đề bức xúc và đề nghị bốn vị lãnh đạo thôi ứng cử kỳ đại hội tới.

Gần đây nhất là lá thư phản đối việc Bộ Quốc phòng kỷ luật Trung tá Vũ Minh Trí - cán bộ Tổng cục Tình báo quân đội (Tổng cục II), người đã công khai tố cáo các "sai phạm" ở cơ quan ông.

Hồi cuối năm 2008, ông Vũ Minh Trí gửi đơn lên Bộ Chính trị và các cấp lãnh đạo về những bê bối mà theo ông đã xảy ra ở Tổng cục II, quy trách nhiệm cho người đứng đầu Tổng cục này lúc đó là ông Nguyễn Chí Vịnh. Tháng Hai năm nay, ông Trí nhận quyết định tước quân hàm sỹ quan và khai trừ tư cách Đảng viên Đảng Cộng sản.

Phản ứng trước việc này, mới đây 38 nhân vật là cựu tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp và đảng viên lão thành cách mạng đã gửi thư lên các lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước để bày tỏ sự "hết sức bất bình".

Việt Nam cố cưỡng lại sự bành trướng của Trung Quốc

Anh Vũ

clip_image001 Hàng Trung Quốc qua cửa khẩu Việt Nam. Ảnh năm 2009. Reuters.

Báo Le Monde hôm nay có bài viết đáng chú ý đề cập đến mối quan hệ giữa hai người láng giềng Trung Quốc - Việt Nam một mối quan hệ láng giềng không hề dễ chịu. Đặc phái viên của Le Monde mở đầu bài báo bằng quan sát: Để đánh dấu 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Hà nội lấy năm 2010 là «năm hữu nghị Việt – Trung». Hàng ngày báo chí vẫn cứ ca ngợi chất lượng quan hệ giữa hai nước. Còn thực ra người dân Việt Nam thì vẫn cảnh giác.

Theo Le Monde, nghìn năm bị các vương triều Trung Hoa đô hộ vẫn để lại những dấu vết không thể xóa được. Trung Quốc ngày nay vẫn bị đa số người dân Việt Nam nhìn nhận là nước lớn có mưu đồ bành trướng cần phải dè chừng. Bản thân chính quyền cũng bị phân hóa trên vấn đề này. Một số người còn yêu cầu đưa vấn đề quan hệ với Trung Quốc vào chương trình nghị sự của đại hội Đảng 11 dự tính diễn ra trong năm tới.

Riêng về Việt Nam, Le Monde cho biết từ năm 2000 Việt Nam bước vào giai đoạn thứ hai của công cuộc đổi mới. Trong số các nước trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam là nước chống chọi tốt hơn cả với cuộc khủng hoảng vừa qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2009 vẫn đạt 5,3%.

Mỹ tiếp tục chỉ trích Hải quân TQ

 

clip_image001Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về hải quân Trung Quốc

Hoa Kỳ lại một lần nữa lên tiếng chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc tại các vùng Đông Hải và Biển Đông.

Trong phỏng vấn dành cho Asahi Shimbun, tờ báo hàng đầu của Nhật Bản, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ - Đô đốc Patrick Walsh nói các hoạt động của Hải quân Trung Quốc "gây quan ngại cho tất cả các bên hiện đang có mặt ở Thái Bình Dương".

Bài báo mang tựa đề "Chỉ huy Hoa Kỳ công kích thái độ của Hải quân Trung Quốc" lược thuật lại cuộc phỏng vấn với ông Walsh thực hiện tại đại bản doanh của Hạm đội ở Trân châu Cảng, Hawaii.

Đô đốc Walsh cho rằng các chuyến bay trực thăng của Hải quân Trung Quốc lại gần tàu chiến của Nhật Bản ở Đông Hải và Tây Thái Bình Dương hồi tháng Tư là "vô trách nhiệm".

Ông cũng bày tỏ quan ngại về thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Bài minh chuông Đồng Lộc

Đặng Thị Hảo

clip_image002

Tượng đài Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy núi Trường Sơn, là giao điểm giữa quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh, là một địa chỉ nổi tiếng lưu dấu những sự tích anh hùng thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ trên đất Bắc.

Đây là một thung lũng nằm phía trên huyện lỵ Can Lộc chừng 10 km, là ngã ba huyết mạch của con đường giao thông chiến lược chuyển quân lính và vũ khí đạn được, lương thực vào các mặt trận phía Nam. Ngã ba Đồng Lộc được coi như một cổ họng mà tất cả mọi con đường từ  Bắc vào Nam đều phải qua đây, nếu vượt qua được sẽ tỏa ra nhiều tuyến đường khác nhau thông với chiến trường dễ dàng, vì thế phía Mỹ đã coi nơi này là một trọng điểm phải chặn đứng, về phía ta, các đội thanh niên xung phong, dân quân và bộ đội địa phương cũng phải có mặt ngày đêm, rà phá bom do Mỹ rải xuống, giải phóng mặt đường nhanh nhất. Cuộc đấu trí đấu lực diễn ra trong suốt nhiều năm nhưng cao điểm là năm 1968.

Tiếng nói sinh viên: Tinh thần yêu nước từ cố đô Hoa Lư

Kính thưa Ban quản trị mạng Bauxite Việt Nam

clip_image008

Chúng em là những sinh viên đang theo học tại Trường đại học mang tên kinh đô đầu tiên của nước Đại Cồ Việt từ cách đây vừa đúng 10 thế kỷ. Tỉnh Ninh Bình có nhiều di tích lịch sử, đền đài cổ xưa, phản chiếu một giai đoạn oai hùng của đất nước ta. Đó không phải là những điều hãnh diện mang nặng tính thành tích, mà thực sự là điều mà chúng em quyết tâm thể hiện qua cuộc sống hàng ngày, không phải chỉ cố gắng học tập và lao động tốt, mà còn luôn bồi dưỡng tình cảm của mình đối với đất nước.

Bởi vì tình cảm này có bị lung lay trong thời gian gần đây, khi những vấn đề biển, đảo và biên giới cứ nổi cộm lên với những điều khó hiểu. Tại sao chúng ta từng kêu gọi bảo vệ từng tấc đất của tổ tiên để lại, thế mà khi đất bị cắt xén, đảo bị xâm chiếm, biển bị xâm phạm mà chúng ta lại cứ mãi được nghe bảo là “phải có thái độ khôn khéo với nước lớn”.

Tướng Bigeard muốn rải tro ở Điện Biên & Tro của tướng Pháp Bigeard sẽ được rải ở Điện Biên Phủ

Đặng Tiến – Đức Tâm

Là một sĩ quan chủ chốt tại mặt trận Điện Biên Phủ, ông bị bắt làm tù binh năm 1954 nhưng đến năm 1988 đã dặn dò vợ con "Hãy rải tro hỏa táng tôi xuống lòng chảo Điện Biên Phủ".

Lời dặn dò này được truyền tụng, vì là một nghịch lý lạ đời.

Nhưng gán cho câu nói ý nghĩa gì đi nữa, thì chúng ta cũng nên ghi nhận điều tối thiểu, là nó xóa bỏ hận thù của người chiến sĩ thua trận và bị giam cầm trong những điều kiện khắt khe. Nó buộc ngoại nhân phải suy nghĩ.

Đặng Tiến

Có nên bỏ ra “gần 2,5 tỷ đồng phục hồi cây đa Tân Trào”?

Bút Sắt
image
Mới đọc trên báo mạng thấy tỉnh Tuyên Quang có dự án phục hồi cây đa Tân Trào với số tiền kỉ lục là 2,5 tỉ đồng.

Việc phục hồi các di tích lịch sử như cây đa Tân Trào là việc làm hết sức cần thiết trong công tác giáo dục ý thức lịch sử cho dân ta. Tuy nhiên bỏ ra tới 2,5 tỉ thì quá lãng phí. Người Việt Nam ta đang trong thời kỳ quá độ, đất nước còn nghèo song dường như người ta chỉ thích các dự án tiền tỷ. Tiền triệu là lạc hậu rồi, chỉ có lương công chức mới còn tính tiền triệu thôi ! Không biết người ta làm gì với số tiền khổng lồ trên. Tôi tin, nếu công bố dự án chi tiết, cho đấu thầu công khai thì có lẽ giá chỉ còn 1/3 là cùng, tất nhiên không ai được “chấm mút” gì vào đó!

Tôi thử gõ số 2,5 tỷ vào Goolge, thấy nhiều thông tin thú vị : Hơn 2,5 tỷ đồng “tiếp sức mùa thi” .Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TP Hồ Chí Minh cho biết, đến nay (tháng 6/2010) đã có hơn 17.000 lượt sinh viên đăng ký tham gia tiếp sức mùa thi đại học năm 2010.

Ngoại giao hamburger

Hiếu Trung
Thích thật, giản dị thân tình mà vẫn rất chính khách.

Đặng Thị
clip_image001Hai lãnh đạo dùng bữa với hỗ trợ của người phiên dịch. Ảnh: Reuters
TT - Ngày 24-6, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mời đồng nhiệm Nga Dmitry Medvedev ăn trưa tại Nhà hàng thức ăn nhanh Ray’s Hell Burger ở Arlington. Hai Tổng thống cùng ăn hamburger và chia sẻ món khoai tây chiên.

Ông Medvedev mô tả thức ăn nhà hàng này “có lẽ là không tốt cho sức khỏe lắm nhưng rất ngon, và ở đây bạn có thể cảm nhận tinh thần nước Mỹ”.

Không ít tờ báo đã gọi kiểu ăn trưa của hai vị lãnh đạo trẻ trung này là “ngoại giao hamburger”, để mô tả cho cách giải quyết vấn đề khá nhanh chóng xét theo các thỏa thuận kinh tế - tài chính quan trọng đã được thương thảo.

Hãng tin Reuters cho biết trong cuộc gặp tại Washington ngày 24-6, ông Medvedev đã đồng ý cho phép Mỹ nối lại xuất khẩu gia cầm sang Nga. Matxcơva cũng sẽ mua 50 chiếc Boeing trị giá 4 tỉ USD, có thể giúp tạo công ăn việc làm cho 44.000 người Mỹ.

Nền kinh tế người quen

Hồng Phúc
clip_image001
“Một cựu quan chức ngành ngân hàng từng xử lý những vấn đề nóng nhất của thị trường sau khi rút lui khỏi chức vụ đã tâm sự: Thách thức lớn nhất của người lãnh đạo làm đúng sứ mệnh mà anh muốn hay buộc phải gánh vác chính là sự cô đơn. Cô đơn trong các lý tưởng hướng tới và trong các quyết định. Sự cô đơn đến khi anh không thể ra những quyết định chiều theo ý muốn của số đông hoặc một nhóm lợi ích nào đó (mà họ luôn gây sức ép)”.

Bảo đảm những quan chức như thế này trong “bộ máy” hiện nay đếm không đủ cho các ngón của một bàn tay. Đó là niềm tin chắc chắn của dân chúng.

Bauxite Việt Nam

20.000 Tiến sĩ, 700 triệu USD và vài câu chuyện (Phần 1)

Trân Văn, Phóng viên RFA
clip_image001
Sinh viên và các đại biểu tham dự Lễ tốt nghiệp ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng (ảnh minh họa). Photo courtesy of tdt.edu.vn
Cách nay vài ngày, tờ Sài Gòn tiếp thị cho biết, nhiều người ở tỉnh Phú Thọ hết sức ngỡ ngàng khi ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh này đã là Tiến sĩ.

Người ta càng ngạc nhiên hơn khi học vị Tiến sĩ mà ông Ân thủ đắc được cho là của một đại học ở Mỹ trong khi ông không hề biết Anh ngữ! Ngoài yếu tố vừa kể, sự kiện đó còn có điểm đặc biệt nào khác đáng quan tâm? Mời quý vị theo dõi Trân Văn tường trình thêm…

Dễ hơn học tiểu học!

Theo tờ Sài Gòn tiếp thị, cách đây ít ngày, những người biết ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch của tỉnh Phú Thọ đã hết sức ngạc nhiên khi nghe giới thiệu ông Ân là Tiến sĩ và văn bằng Tiến sĩ của ông do một trường đại học tại Mỹ cấp.

Đóng cửa casino lớn nhất Việt Nam

Kỳ Duyên
clip_image001Casino chỉ được hoạt động khi có giấy phép đầy đủ. Ảnh minh họa: Wayfaring.
Thủ tướng yêu cầu UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo dừng hoạt động kinh doanh casino, khách sạn của Công ty liên doanh Du lịch và giải trí quốc tế Silvershore Hoàng Đạt.

Xin nói thêm, về cái khách sạn này hình như còn khá nhiều bí ẩn. Sau đây là comment của một bạn đọc trích ra từ trang blog Anh Ba Sàm:

"Người Đà Nẵng đã nói:

Báo anh Ba biết, cái casino ở Đà Nẵng này từ ngày khởi công đến đưa vào sử dụng không một người Việt Nam nào được bén mảng đến gần. Thi công là công nhân TQ, bảo vệ là người TQ mặc áo quần rằn ri như bộ đội TQ. KS thời buổi hiện đại gì mà bê tông hết khối này đến khối nọ. Nhiều người nói dưới tầng hầm của KS này có đường hầm cho tàu ngầm nguyên tử chui vào Việt Nam ta cũng không ai hay biết. Không hiểu sao giờ bỗng dưng lại được chú ý đến như vậy".

Người gửi comment này cho chúng tôi viết thêm:

“Tam giác chiến lược Hải Nam – Hoàng Sa – Đà Nẵng e là có thật. Các anh ở Hà Nội cố tìm cho được một bài báo của TQ nói về tam giác chiến lược này thì rất hay. Ông Nguyễn Bá Thanh 'đổi giọng' khi phỏng vấn cũng là một tín hiệu”.

Rất mong bạn đọc có tư liệu gì đích xác cung cấp thêm cho trang mạng.

Bauxite Việt Nam

Chủ nhân vụ "bằng cấp dỏm": "Tôi không may!"

Kim Dung

clip_image001Ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin - Du lịch Phú Thọ
Quả thật, nếu nói rằng mình chỉ là người không may, thì ông Nguyễn Ngọc Ân chưa thấy hết dược trách nhiệm cá nhân, lẫn cái dở của mình. Tuy nhiên, ông có phần là người không may trong vụ việc vừa qua, bởi chắc chắn có không ít các cán bộ cốt cán làm TS theo kiểu này, trước đây, và biết đâu cả sau này nữa, mà "chưa bị lộ".

Chính cái cửa hẹp "bằng cấp" ấy đã xô đẩy, và thậm chí làm "tha hóa" con người bởi tham vọng, với bất kỳ giá nào. Sự không tương xứng giữa bằng cấp và năng lực, rút cục chỉ tạo ra một đội ngũ cán bộ không thể "đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ", không xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Nhân vụ việc này, Tuần Việt Nam chúng tôi rất mong mỏi nhận được sự tham góp của quý bạn đọc gần xa, trong nước và nước ngoài với những kiến giải để trả lời một câu hỏi nhức nhối: Làm thế nào để các cơ quan công quyền nhà nước tuyển chọn và sử dụng được một đội ngũ cán bộ cốt cán có đủ năng lực và phẩm chất tương xứng với vị trí và vai trò?

Tuần Việt Nam

Quán phở Việt độc nhất vô nhị giữa lòng Cúp bóng đá Nam Phi

Anh Vũ
clip_image001Khách hàng Nam Phi tại Sài Gòn Phở - Johanesburg Ảnh: Hồng Long
Có lẽ đối với nhiều người Việt Nam thì Nam Phi vẫn là một đất nước xa lạ, mới chỉ được biết đến qua Cúp bóng đá thế giới đang diễn ra ở đây. Thế nhưng đã có một người phụ nữ Việt Nam, còn rất trẻ đã đến chinh phục miền đất này bằng món ăn truyền thống của Việt Nam. Chị đã mang đến đây món phở của người Việt.

Nhân loại sẽ lụi tàn trong khoảng 100 năm tới?

Tú Anh


clip_image001Giáo sư Frank Fenner trên bục nhận giải thường khoa học của Thủ tướng Úc năm 2002
Làm cách nào để cứu loài người khỏi họa diệt vong trong khoảng một thế kỷ tới đây? Câu trả lời của nhà khoa học Úc Frank Fenner trên báo The Australian hôm 21/06/2010 là «vô kế khả thi». Dù có làm gì đi nữa thì cũng quá trể . Loài động vật thượng đẳng sẽ biến mất khỏi trái đất này trong một thế kỷ tới. Vì những nguyên nhân nào mà tương lai nhân loại bi thảm đến vậy sao? Có thể tin vào dự đoán của một cụ già 95 tuổi?

Báo The Australian cho chúng ta biết là cụ già gần đất xa trời này không phải là một nhà khoa học háo danh. Ông nguyên là Giáo sư Vi sinh vật học tại Đại học Quốc gia Úc lừng danh. Thành viên của Hàn lâm viện khoa học Úc và của Hiệp hội Hoàng gia. Giáo sư Frank Fenner là tác giả của hàng trăm công trình nghiên cứu và nhận được nhiều giải thưởng cao quý. Khoảng 20 dự phóng khoa học của ông đã được thực tế chứng minh.

NDN và vụ xì căng đan PCI

Huỳnh Phan


clip_image001Khi đến hiện trường để phỏng vấn về việc thi công hai dự án đại lộ Đông Tây và cải thiện môi trường nước ở TP HCM, nhóm làm phim NDN đã đều bị các nhà thầu Nhật từ chối tiếp. Ảnh minh hoạ.
Khi đến hiện trường để phỏng vấn về việc thi công hai dự án đại lộ Đông Tây và cải thiện môi trường nước ở TP HCM, nhóm làm phim NDN đã đều bị các nhà thầu Nhật từ chối tiếp. Họ đành tạm bằng lòng với vài cảnh quay việc thi công ở cả hai công trường này.

Theo nguồn tin từ cơ quan chức năng Việt Nam, hiện đã có đủ chứng cứ để đưa nguyên Giám đốc dự án Đông Tây và Môi trường nước TP HCM ra lại vành móng ngựa vì tội nhận hối lộ hơn 200 ngàn USD từ các cựu quan chức Công ty tư vấn Pacific Consultancy International (PCI). Dư luận đang hồi hộp chờ đợi sự khởi đầu muộn màng của vụ tham nhũng ầm ĩ này sẽ tiến triển tới đâu, bởi theo những thông tin được đăng tải trên báo chí Nhật Bản, tổng số tiền ông Huỳnh Ngọc Sỹ đã nhận có thể lên tới 800 ngàn USD, và thậm chí còn gấp ba lần con số đó.

Quê nhà Stalin dẹp tượng của ông

clip_image001Tượng Stalin được đem đi trong đêm tối
Dẹp tượng nhưng không hủy mà đưa đến bảo tàng là hành động văn hóa. Chẳng bù với nhiều cuộc cách mạng phương Đông, hễ dấy lên thì mọi thứ thuộc về văn hóa đều bị xóa sạch trơn. Việt Nam có lẽ là nước tồi tệ nhất về phương diện này. Không nói các triều đại phong kiến, triều sau lên thay thế nào cũng đập phá đình đài lầu gác của triều trước để lại; cũng không nói những phong trào có tính quần chúng như Xô-viết Nghệ Tĩnh, Cải cách ruộng đất... di sản văn hóa bị mất mát không biết bao nhiêu mà kể (có thể nói sách Hán Nôm thì mất hầu sạch); chỉ nói ngay khi các cuộc đảo chính và cách mạng năm 1945 lên là Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết rồi tượng Alexandre de Rhodes, tượng Bà Đầm Xòe... ở Hà Nội đều bị đập tan tành. Giá thử tượng Bà Đầm Xòe còn để lại trong bảo tàng thì nay ta vẫn có được một tác phẩm thu nhỏ do tự tay nhà nghệ sĩ, Công trình sư nổi tiếng Alexandre Gustave Eiffel (1832-1923) chế tác, và cũng là một kỷ vật biểu tượng Nữ thần Tự do đang đứng sừng sững trên đất Hoa Kỳ. Cứ nghĩ đến đấy lại thấy sự vô văn hóa bao giờ cũng phải trả một giá quá đắt.

Chả trách ĐT Võ Nguyên Giáp và ông Võ Văn Kiệt cũng như đông đảo giới trí thức Việt Nam cứ tha thiết giữ nguyên di tích Hoàng Thành Thăng Long không xén bớt cho ngôi nhà Quốc hội đang xây như hiện nay, và giữ nguyên Hội trường Ba Đình chứ đừng phá đi. Ai nói rằng đám tư bản mới phất, do tiền nhiều bạc lắm và do nhu cầu trang sức mình khi thể hiện quyền lực, sẽ tự họ tìm được một cách ứng xử văn hóa có lợi cho xã hội nhỉ? Chúng tôi tìm mỏi mắt chưa thấy.
Nguyễn Huệ Chi

Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp

Thu Hà

clip_image002[1]Nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn  An.

Một bài phỏng vấn đặc sắc! Đọc xong tôi liền chuyển tiếp cho vài người bạn. Và nhận được 2 phản hồi. Người thứ nhất: "Đấy, các ông thấy ĐCSVN cũng cầu thị lắm chứ! Họ đang chuẩn bị dư luận cho một cuộc thay đổi lớn đấy! Để cho VietnamNet (cái van xì hay quả bóng thăm dò của Đảng) đưa bài này, cũng như việc không còn chơi rắn với mạng Bauxite Việt Nam, không khủng bố ông Cù Tiến sĩ sau cú trả lời đài Mỹ huỵch toẹt đòi đa đảng, chả nằm trong cùng một chuỗi động thái sao? Hãy lạc quan, đất nước có đường thoát rồi đấy!". Người thứ hai: "Thôi đi các ông! Bày trò cả thôi! Những điều chính khách về hưu kia nói ai chẳng biết, có điều ông ta chỉ nói khi tiếng nói chả còn tý ep-phê nào, và khi ơn Đảng lộc nước ông đã ăn đủ, chẳng còn gì để mất! Rồi ông thấy lại vũ như cẩn thôi! Chán chính trị chính em lắm rồi! Coi có trò gì dzui cuối tuần rủ tôi tham gia nghe thú vị hơn!"

Riêng tôi, cảm xúc đầu tiên khi đọc bài ông Nguyễn Văn An là vui và muốn có lời khen ngợi. Ông là nhà lãnh đạo CS đầu tiên dám nói và biết nói lên một cách rõ ràng, đơn giản vô cùng, một vấn đề bản chất, cốt tử, và mang tính pháp lý rốt ráo, không thể bác bỏ, không thể né tránh, của chế độ. Đó là sự tước đoạt từ gốc quyền làm chủ của dân bằng cách tước đoạt quyền phúc quyết Hiến pháp qua trưng cầu dân ý, cụ thể là tự ý (qua cái bộ máy "đồng thuận" có tên là "Quốc hội") sửa đổi những điều cản bản của Hiến pháp 1946 như: thể chế (thay chế độ DCCH bằng chế độ XHCN), tổ chức và quyền hạn bộ máy nhà nước (trong đó có "điều 4")... Từ đó ông đã trả lời không thể rõ ràng hơn câu hỏi: “Ai làm chủ đất nước?” Nói rằng dân làm chủ, thực ra là “Quốc hội” làm chủ. Nói “Quốc hội” làm chủ, thực ra là Đảng làm chủ! Ông chỉ còn thiếu điều đưa ra hệ luận lô-gích: Đảng làm chủ, tức dân làm đầy tớ! Nhưng bấy nhiêu, ông đã vượt xa cả ông Võ Văn Kiệt về nhận thức chính trị.

Nếu có 10 nhà lãnh đạo CS có được nhận thức triệt để như ông An (trong đó có

độ 3 ông đưong chức đưong quyền) thì khả năng "tự diễn biến tích cực" của ĐCS trở thành Đảng Việt Nam, thực sự xứng đáng lãnh đạo nước nhà thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" là điều không chỉ trong mơ. Tôi không quá lạc quan, cũng không bi quan, nhưng luôn trân trọng bất cứ một đóng góp nào dù nhỏ nhất cho tiến trình đem lại tự do cho mỗi người dân, dân chủ cho xã hội Việt Nam, không kể đó là đóng góp của nhà hoạt động dân chủ đang ở trong tù ngục, của người lên tiếng phản biện trên blog của mình hay các diễn đàn online, của một đại biểu Quốc hội nói được tiếng nói của người dân trên sân khấu nghị trường, hay của một quan chức CS đã về vườn như ông An. Chỉ một cú đập cánh của con bướm cũng có thể gây ra bão tố bên kia đại dương nữa là! Hãy là một con bướm nhỏ biết đập cánh cho quê hương!

Hoàng Hưng

Vĩ thanh và vĩ cuồng

Hà Văn Thịnh

image

Một buổi họp Quốc Hội tại Hà Nội (ảnh minh họa). AFP photo

Các nhà sử học sẽ còn tốn nhiều giấy mực cho sự kiện ngày 19/6. Có thể là định mệnh khi Nguyễn Ái Quốc sau khi được “sinh lần thứ hai” đã quyết định chọn ngày 19/5 – ngày kết thúc Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (10-19/5/1941) – làm sinh nhật của mình, đồng thời đổi tên thành Hồ Chí Minh. Bốn năm sau, ngày 19 tháng Tám vận nước thay đổi, nhưng phải mất 65 năm, dân tộc Việt Nam mới được lần đầu tiên nhìn thấy, nhìn rõ Quốc hội nghe theo ý nguyện của dân!

Lịch sử luôn biết cách chờ đợi và cái thiện, chân lý phải thắng là điều ai cũng vững tin. Bây giờ, một tuần sau sự kiện lịch sử ấy, vĩ thanh của vấn đề; tác động và ảnh hưởng của những cá nhân tạo nên căn bệnh vĩ cuồng kiếm chác, vĩ cuồng lừa dối ấy cần phải được xem xét và truy đuổi đến tận cùng. Bởi, nếu không thế thì sự thắng lợi của công lý, sự thật chỉ là một nửa của băn khoăn, day dứt mà thôi...

Gần hai năm trước, ông Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã khẳng định trước khi QH họp là “Quốc hội sẽ thông qua dự án Bauxite”. Mệnh lệnh ấy đã được tuân thủ dễ dàng. Bây giờ, trước khi QH bấm nút, ông Phó Thủ tướng lại nói như đe nẹt, bắt buộc rằng “không thể không làm ĐSCT” và không thể kỷ luật cán bộ bởi kỷ luật rồi bầu không kịp (?)! Làm sao hình dung nổi một trong những người điều hành vận dân, việc nước lại có thể phát biểu vô trách nhiệm đến thế? Ông Nguyễn Sinh Hùng quên mất rằng có rất nhiều người tài, tâm huyết đã và đang bị “tổ chức” để quên trong sọt rác bởi những người lãnh đạo làm ít nói nhiều; và, hầu như khi nào cũng nói rồi mới... nghĩ! Một trong những tiêu chí để phân biệt quân tử và tiểu nhân là ở cái chỗ nghĩ rồi mới nói hoặc nói rồi mới nghĩ, các vị lãnh đạo có biết chăng? Lãnh đạo mà ưng chi nói nấy, thích gì làm nấy bất kể quyền lợi của người dân thì quả là nỗi đau vô cùng, vô tận của định mệnh nước nhà.

Quốc hội bác dự án ĐSCT: Viên đá đầu tiên cho lộ trình tái xác lập thể chế Tam quyền phân lập ở Việt Nam

Phan Ngọc Uy

image

Một trong những giá trị văn minh của nhà nước phương Tây đó là sự hình thành thể chế Tam quyền phân lập (Powers Separation), theo đó các quy định trong bản Hiến pháp tạo cơ sở cho sự tồn tại độc lập, kiềm chế lẫn nhau, giám sát hoạt động lẫn nhau của ba nhánh quyền lực đươc tổ chức song song: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó:

Lập pháp: biểu hiện ý chí chung của quốc gia. Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân - Quốc hội.

Hành pháp: Là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập.

Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật

Khi sự sốt sắng đẻ ra tiền

Khương Duy

image

 1. Từ sự sốt sắng của Bộ trưởng Giao thông Nhật Bản

Ngày 19/6 vừa qua, việc Quốc hội cương quyết nói không với dự án ĐSCT thật giống một lời từ chối nhã nhặn với những nước đang có ý tốt rót vốn ODA vào dự án này. Địa chỉ gần nhất lời từ chối ấy được gửi đến là nước Nhật – nơi hứa hẹn sẽ trở thành đối tác cung cấp công nghệ tàu cao tốc Shinkansen cho Việt Nam.

“ĐSCT cũng hay đấy nhưng chúng tôi chưa thấy lợi ích thực sự của nó ở đâu, hơn nữa tiềm lực kinh tế hiện tại cũng chưa cho phép chúng tôi tiếp nhận sự hỗ trợ đầy hảo ý của các vị” – đó là những gì Quốc hội đã thay nhân dân Việt Nam nói ra, dù chưa chính thức thể hiện qua kênh ngoại giao nào.

Thiết nghĩ, cuộc chơi nên tạm dừng ở đây cho đến một lúc thích hợp hơn. Việt Nam đang có rất nhiều việc phải làm: một đại lễ tưng bừng và tốn kém cuối năm nay, một Đại hội Đảng hứa hẹn nhiều sự đổi thay lớn lao trong năm tới, tiếp đó sẽ là cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII và thành lập Chính phủ mới. Điểm qua mấy việc chính để thấy đất nước chúng ta trong thời gian tới sẽ vô cùng bận rộn và khó có thể sớm đưa vấn đề ĐSCT trở lại bàn nghị sự.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn