Suy nghĩ nhân ngày 30-4: Niềm hy vọng

Thái Văn Cầu [*]

Thưa quý Bác, quý Anh Chị,

Ngày 30 tháng 4 năm 2010 đánh dấu một mốc lớn trong lịch sử hiện đại.

Hơn một phần ba thế kỷ đã trôi qua từ ngày thống nhất. Lòng người, bất kể nhân thân, nếu có quan tâm đến vận mệnh đất nước, vẫn chưa yên.

Hơn ba triệu người Việt Nam nằm xuống trong chiến tranh vừa qua. Sự mất mát về sinh mạng quá lớn lao, nhất là khi nhìn vào thành quả và thực trạng xã hội ngày nay!

Thay vì đau buồn hay nản chí, chúng ta tìm hiểu quá khứ và nhận thức rằng một khúc quanh lịch sử mới đang đợi chờ.

Giới viết sử năm 2075 sẽ khách quan phán xét công và tội của người khởi xướng và ý nghĩa thật sự của cuộc chiến giai đoạn 1960-1975.

Ba điều ước 30 tháng Tư

Phạm Toàn

Tôi được một bạn bên Vietnamnet mời viết một bài và “đặt hàng” hẳn hoi: hãy nói về hòa hợp và hòa giải dân tộc. Sau một ngày suy nghĩ, tôi từ chối, và nói rất rõ: tôi không đủ tư cách nói những điều quá to tát đến thế.

Tôi vốn chỉ quen với hai chuyên môn hẹp: một là, dạy tiểu học và soạn sách bậc tiểu học, một việc nhỏ nhưng tôi vô cùng gắn bó, và hai là, rất nhiều khi viết văn, dịch sách, làm thơ, nhưng chỉ làm như một thú vui chứ không coi đó là một nghề sống chết với nó.

Chết nỗi, người bạn VNN cứ kiên quyết chối từ lời từ chối của tôi. Thế là đành liều viết đôi lời, như một bộc bạch tấm lòng công dân.

Từ tọa đàm Biển Đông, nghĩ về cái “đói” của tuổi trẻ

K. D

Những gì buổi tọa đàm khơi dậy được là rất lớn lao, có thể nói nó tạo tiếng vang trong dư luận giới trẻ, ít nhất là của một trường Đại học. Nhưng sau đó, một nỗi lo lại dâng lên khi những bài viết về sự kiện bị gỡ xuống. Tất nhiên, chưa ai bị phiền hà vì sự kiện này, nhưng tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật” của buổi tọa đàm liệu có được những người có quyền chức và trách nhiệm với đất nước chấp nhận và tiếp tục tạo điều kiện nhân rộng.

“Nếu cho rằng sự thật khiến người dân, người trẻ manh động thì ai đó đã lầm. Không phải cứ nghe đến những sai sót cũ, người trẻ sẽ ngoảnh mặt lại với công lao của Đảng. Không phải cứ nghe đến kẻ thù, người trẻ sẽ đòi kéo nhau ra biển tử chiến. Rất tiếc cho những ai lo xa, chúng tôi không phải là một lũ hữu dũng vô mưu như vậy. Mở đường cho hươu chạy đúng vẫn tốt hơn để nó chạy quàng chạy xiên vào bụi rậm” – K. D

Có lẽ một buổi tọa đàm với vài trăm sinh viên Đại học đến dự không phải sự kiện lớn để được nhắc đi nhắc lại trong vài bài báo. Nhưng những niềm vui và nỗi buồn nó gợi ra thì quá lớn. Là người trực tiếp dự tọa đàm này, tôi xin chia sẻ một vài điều như sau.

Nhà báo Phương Loan viết sau buổi toạ đàm về sự “đói” thông tin của tuổi trẻ. Bài báo của chị rất hay nhưng nhanh chóng bị gỡ xuống sau khi đăng. Tuy vậy, nó đã kịp khiến người đọc lưu tâm đến một điều rất lạ: tại sao trong thời đại công nghệ thông tin, tuổi trẻ lại “đói” thông tin về biển, đảo? Trong các ý kiến tôi đọc được, có người trách thanh niên thờ ơ với thời cuộc nên không chịu tìm hiểu thông tin, có người đổ lỗi cho Nhà nước không dám nói sự thật cho người dân biết. Tôi không muốn truy tận gốc chuyện chuột chết đói trong chĩnh gạo này là do ai, chỉ xin thanh minh rằng, thanh niên không “đói” thông tin chung chung mà “đói” thứ khác.

Tìm hiểu những cống hiến của người Việt và văn hóa Việt Nam đối với văn hóa Hán qua tư liệu Hán Nôm và sử liệu Trung Quốc

Đàm Chí Từ *

Như nhiều học giả đã công nhận, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước có nền văn hóa rất gần nhau. Sự gần nhau về văn hóa đó là kết quả của sự giao lưu văn hóa lâu dài qua nhiều thế kỷ giữa hai nước. Mối giao lưu văn hóa này mang tính hai chiều, tuy không loại trừ trường hợp một chiều trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi vậy, chúng ta phải nhìn thấy tính hai chiều của nó khi nghiên cứu mối giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung - Việt. Đáng tiếc là, lâu nay trong giới nghiên cứu khoa học tồn tại một tình trạng thiếu khoa học là cường điệu một chiều sự ảnh hưởng của nền văn hóa Hán đối với nền văn hóa Việt Nam (Hán sang Việt), còn chiều khác là sự ảnh hưởng (cống hiến) của văn hóa Việt Nam đối với văn hóa Hán (Việt sang Hán) thì rất ít được đề cập đến. Bài viết này xin đưa ra quan điểm của chúng tôi về những cống hiến của người Việt và văn hóa Việt Nam vào văn hóa Hán dựa trên tư liệu Hán Nôm và sử liệu Trung Quốc.

Chuồn vào Trung ương

Hà Sĩ Phu



Hội nghị trung ương ĐCSVN - Ảnh: huba.org.vn
“Nó nhếch cười lịch thiệp:
Tao chuồn vào Trung ương”

(Thơ Bùi Minh Quốc)
Trò chuyện với một số đảng viên, tôi được biết trong cơ cấu tổ chức Đảng cấp tỉnh , có tình trạng ông này ông nọ dứt khoát phải trúng cử vì là người của Trung ương gửi về.  Sau một nhiệm kỳ ông “cán bộ gửi” này lại được rút về Trung ương với cương vị cao hơn. Nhưng trước khi rút đi, vị cán bộ “tá túc” ở địa phương này thường gây không ít điều tai tiếng, bán đi nhiều đất đai tài sản của địa phương, gây bè phái, gây ảnh hưởng  xấu đến cảnh quan thành phố và uy tín trong nhân dân. Những di sản bê bối của ông “khách trọ” đặc biệt này địa phương còn phải hàn gắn lâu dài.
Vị đảng viên sở tại than thở: Địa phương thành cái túi đựng những tồn đọng hoặc dự trữ của trung ương gửi tạm. Cán bộ từ trên dội xuống không phải cán bộ có chất lượng cao gì, không đáp ứng được các nhu cầu của địa phương.

Hòa hợp hòa giải và bài học lịch sử 145 năm trước: Ngày toàn thắng của quân đội miền Bắc nước Mỹ trong cuộc chiến tranh Nam Bắc

Hồ Thế Y - Hoàng Hưng

Sau khi bài “35 năm quá dài” của nhà văn Dạ Ngân đưa lên mạng Bauxite Việt Nam (28/4/2010), vài người bạn thấy trong lời bình có nhắc đến cách đối xử của quân đội miền Bắc thắng trận với quân đội miền Nam bại trận trong nội chiến Mỹ, gọi điện đến người viết đề nghị nói rõ chuyện này. Để cho ngắn gọn, tôi xin trích dịch một đoạn trong đề mục “American Civil War” (Nội chiến Mỹ) trong Wikipedia (Lạ một cái, Wikipedia bản tiếng Việt đề mục này đã bỏ hết phần tương ứng, không hiểu vì sao? Hay nó cũng là một sản phẩm “lề phải”, nên phải “lờ lớ lơ”, vì phần này có những chi tiết rất “nhạy cảm”, cụ thể là rất chạnh lòng người Việt (cả hai phía trong cuộc chiến Bắc – Nam) – Hoàng Hưng.
Ai cũng biết ông Hồ Chí Minh từng mượn một đoạn trong Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ nói lên quyền được sống và quyền tự do của con người để đem vào Tuyên ngôn độc lập 2-9-1045. Tiếc rằng ông không còn sống thêm mươi năm nữa để có dịp áp dụng những kinh nghiệm quý giá của những người con nước Mỹ ưu tú, có tầm mắt nhìn xa trông rộng, đã chủ trương hòa giải thật lòng trong cuộc chiến tranh Nam Bắc Mỹ hồi thế kỷ XIX, cho cuộc giải giáp quân đội Việt Nam Cộng hòa thất trận ngày 30-4-1975. Nếu được thế may ra nỗi đau chia rẽ dằng dặc 35 năm – và chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt – của cộng đồng dân tộc Việt đã có thể rút ngắn, và chắc hẳn Việt Nam ngày nay đã trở nên một khối hùng mạnh sánh vai được với Singaporre, Nam Hàn hoặc Thái Lan chứ không trong tình thế ngổn ngang trăm mối như hiện tại.
Dưới đây, chúng tôi xin đăng bài dịch của bạn Hoàng Hưng đi kèm với bài bàn về hòa giải hòa hợp giữa người Việt với nhau của bạn Hồ Thế Y gửi từ Cộng hòa liên bang Đức.
Bauxite Việt Nam
Ngày 9 tháng 4 năm 1865, Tướng Robert E.Lee chỉ huy một cánh quân chủ lực của Liên bang Mỹ (miền Nam) gửi thư xin hàng đến Tướng Ulysses S. Grant Tổng tư lệnh quân đội của Hợp chủng quốc Mỹ (miền Bắc).
Grant nhận được thư trong khi đang trên đường công tác ở tuyến sau, và lập tức chứng nhức nửa đầu của ông tiêu tan khi ông đọc thư. Ông liền phúc đáp là sẽ lên tuyến trước để gặp Lee, và để cho viên bại tướng tùy ý chọn địa điểm gặp gỡ, cũng như địa điểm sẽ diễn ra lễ đầu hàng.
Lúc 8 giờ sáng, Lee cưỡi ngựa đi gặp Grant, có ba sĩ quan phụ tá đi cùng, trong lúc mặt trận vẫn còn tiếng súng nổ. Trên đường, ông nhận được thư của Grant, và hai người trao đổi điệp văn suốt trong nhiều giờ, trước khi một lệnh ngừng bắn được thi hành, và Grant nhận được yêu cầu bàn thảo về các điều khoản đầu hàng.

Nhân đọc bài “Nên khen dân nhiều hơn”

Tiến Nguyễn

Tôi không có ý định tranh luận với tác giả của bài báo về tỉ lệ khen thưởng cán bộ lãnh đạo và nhân dân, mặc dù tôi cho rằng tỉ lệ này (90% khen lãnh đạo, 3% khen dân,còn lại là khen cán bộ không chức vụ) là hợp lý. Chắc mọi người cũng đồng ý với tôi rằng chỉ có đầy tớ mới mong được khen, chứ ông chủ thì cần gì những lời khen ngợi? Điều tôi muốn bàn là về hiệu quả của thi đua khen thưởng.
Thi đua khen thưởng đã trở thành một nguyên lý cơ bản của việc tổ chức điều hành xã hội ở nước ta. Tôi nhớ khi học về quan điểm “đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội loài người” của chủ nghĩa Mác, các giảng viên có nói rằng “còn trong xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, là các xã hội không có giai cấp thì động lực phát triển là thi đua xã hội chủ nghĩa”. Các giảng viên còn nhấn mạnh là thi đua chứ không phải ganh đua. Các phong trào thi đua được tổ chức một cách hệ thống có bài bản trong tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề, các cơ quan đoàn thể, các địa phương…

Lập trường của Trung Quốc trước vấn đề tranh chấp Biển Đông

Cao Phong dịch theo Chinanews

Theo báo điện tử Chinanews, trong buổi làm việc với ông Lê Quang Bình – Đại biểu Quốc hội, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng của Việt Nam tại lầu Bát Nhất, ông Sun Jian Guo – Trung tướng Hải quân, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã cho biết những lập trường cụ thể của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông. Đề cập đến lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề này, ông Sun Jian Guo cho biết, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lớn nhất mà hai nước còn nhiều điều chưa có sự thống nhất và tồn tại mâu thuẫn. Trung Quốc kịch liệt phản đối việc đưa vấn đề này ngày càng trở nên “quá nóng”, phản đối việc đưa vấn đề này thành sự kiện “quốc tế hóa”, đồng thời cũng phản đối việc các nước khác tham gia vào vấn đề này. Theo đó hai nước Việt – Trung nên bình tĩnh, thận trọng và song phương giải quyết vấn đề này, qua đó không làm tổn hại đến mối quan hệ hai nước.
Chắc các bạn cũng như BVN vừa nghe được tiếng quát tháo đập bàn của ngài Trung tướng Tàu trước mặt ông khách Việt, lẫn với tiếng mở quy lát lách cách của anh cận vệ Tàu làm phép chĩa súng ra tam phương tứ hướng dọa các nước Đông Nam Á cũng như các cường quốc xa gần. Nhưng chỉ vừa diễn xong những trò ấy thì cánh cửa phòng bên sịch mở, một bàn tiệc bày ra với đủ các món sơn hào hải vị mà vị tướng Tàu vừa kẹp lấy tay ông khách dẫn vào vừa chỉ tay vào giữa bàn tiệc có tấm biển ghi rành rành hai chữ: Song phương.
Ông khách Việt chắc có ngần ngừ một tí rồi cũng vui vẻ bước theo với ý nghĩ thầm trong bụng: Có gì đã có chiếc loa của cô Phương Nga. Lo gì”.
Bauxite Việt Nam


Phần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo đường lưỡi bò bỗng... thuộc vùng biển của Trung Quốc. Photo courtesy of UNCLOS
Ngày 27.04, trong buổi tiếp Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng Việt Nam, ông SunJianGuo – Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc cho biết mặc dù quan hệ giữa hai nước Việt – Trung trên nhiều vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận cao, song về cơ bản việc duy trì mối quan hệ hữa hảo giữa hai dân tộc vẫn là chủ đạo.

Trước mắt, với sự nỗ lực của cả hai nước chiến lược phát triển quan hệ bằng hữu trên nhiều lĩnh vực vẫn đang ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Bộ Quốc phòng và sự giao lưu hợp tác giữa quân đội hai nước trong thời gian qua vẫn hết sức tốt đẹp và không ngừng được tăng cường.

10 hiểu lầm về kinh tế Trung Quốc

Derek Scissors

(Ten Myths About China,  Derek Scissors, Forbes 18.03.10)

Trong bài viết “Bồi thường 31 triệu USD vì ghế Sofa Trung Quốc” đăng trên BVN ngày 27-4-2010, chúng tôi đã có lời bình luận: “Hầu như trong bất cứ lĩnh vực nào, Trung Quốc đều đã trở thành “con ngoáo ộp” khiến nhiều cộng đồng dân cư trên thế giới sợ hãi. Một Trung Quốc trường kỳ mai phục để ngày này qua tháng khác chớp thời cơ lấn chiếm từng tấc đất với bốn phía láng giềng. Một Trung Quốc chặn hết nguồn nước của nhiều con sông phát nguyên từ trên lãnh thổ của mình, mặc cho những nước hạ lưu chết khát vì kiệt nước. Một Trung Quốc cho tàu chiến tác oai tác quái, tuyên bố đường lưỡi bò vô lối nhằm cướp đoạt lãnh hải và lùng bắt người nước khác vô cớ trên biển Đông. Một Trung Quốc mua vét hết các nguồn nguyên liệu và khoáng sản của nhân dân các nước đem về chôn cất làm tài sản dự trữ riêng cho nước mình. Một Trung Quốc bán ra toàn những sản phẩm rẻ như cho nhưng lại chứa đầy hóa chất độc hại làm người mua mắc bệnh hiểm nghèo…
Không có từ nào hợp hơn để gọi đó là một nước Trung Quốc sinh sự. Nhưng xin quý vị đừng lấy làm lạ. Với dân số trên 1 tỷ 3 thì những chuyện sinh sự kia là dễ hiểu, nhằm đảm bảo cho chừng ấy miệng ăn không lâm vào cái đói rã họng. Mà cũng không chắc cả 1 tỷ 3 dân số được bảo đảm hoàn toàn no ấm. Chỉ một số lượng vừa phải cư dân thành phố được sống sung túc, giàu có nữa, còn trong các làng mạc mênh mông sâu hút, ai mà biết những chuyện gì đang xẩy ra”.
Lời bình này chưa có dịp nói đến một phương diện quan trọng: sự thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc từng tăng trưởng ngoạn mục từ mấy thập kỷ nay. Bài viết do Thu Hiền dịch dưới đây sẽ cho bạn đọc thấy, xét từ những góc cạnh sâu thẳm nào đó, về phương diện này nữa Trung Quốc lại cũng vẫn là một con “ngoáo ộp” làm cả thế giới vừa hồi hộp theo dõi, vừa ngay ngáy lo lắng đề phòng.
Bauxite Việt Nam

Đề nghị cấp phép thăm dò 2 mỏ khoáng sản bauxit

Bùi Liêm

TTO – Chiều 28-4, tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho hay ông Trương Tấn Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, đã ký công văn gửi Bộ Tài nguyên và Mội trường, Cục Địa chất và Khoàng sản Việt Nam đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản bauxit tại tỉnh Bình Phước.
Theo công văn, trên cơ sở qui hoạch phân định các vùng cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản đã được phê duyệt xác định khu vực mỏ, UBND tỉnh thuận chủ trương cho Công ty Cổ phần An Viên tiến hành khảo sát, thăm dò 2 mỏ khoáng sản bauxit Thống Nhất và Thọ Sơn.
Cụ thể, đối với mỏ bauxit Thống Nhất phân bố trên địa bàn 10 xã, thị trấn thuộc 3 huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập và Đồng Phú với tổng diện tích xin thăm dò khoảng 402,3km2.
Đối với mỏ bauxit Thọ Sơn được phân bố trên trên địa bàn 4 xã thuộc diện tích còn lại của huyện Bù Đăng với tổng diện tích xin thăm dò khoảng 174,2km2.
UBND tỉnh Bình Phước đề nghị Bộ Tài nguyên và môi trường, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam xem xét, giải quyết cấp giấy phép cho Công ty Cổ  phần An Viên được đầu tư thăm dò 2 mỏ khoáng sản bauxit Thống Nhất và Thọ Sơn thuộc tỉnh Bình Phước.

BL
Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/375927/De-nghi-cap-phep-tham-do-2-mo-khoang-san-bauxit.html

Có nhất thiết xây hầm vượt sông Hồng?

Quang Phong

Chỉ khi nào xây cầu cản trở giao thông đường thủy mới phải xây hầm đường bộ vượt sông Hồng. Chi phí xây dựng hầm đường bộ sẽ cao gấp 3-4 lần so với xây cầu, do vậy cần xem xét lại kế hoạch này để tránh lãng phí không cần thiết.
Quan điểm trên được một số nhà quy hoạch, kiến trúc đưa ra sau khi Hà Nội công bố định hướng quy hoạch giao thông Hà Nội trong bản quy hoạch chung phát triển xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Theo đó, sẽ có một hầm đường bộ vượt sông Hồng nối từ đường Trần Hưng Đạo với Thạch Bàn (Gia Lâm).
“Đã có cầu thì thôi hầm”
Tuy nhiên, theo Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, nguyên cán bộ Viện Quy hoạch (Bộ Xây dựng), khoảng cách giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy là khá gần (khoảng 2,5 km). Do vậy việc xây dựng hầm đường bộ ở vị trí nằm giữa hai cây cầu này là chưa hợp lý, chưa kể cầu Thanh Trì cũng nằm gần đó.
“Mật độ cầu tại khu vực này hiện nay là vừa. Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn một còn chưa phát huy hết năng lực và giai đoạn hai còn tiếp tục mở rộng thêm. Như vậy, xây hầm đường bộ liệu có lãng phí?”, bà Vân phân tích. Theo bà Vân, đường Trần Hưng Đạo hiện nay chỉ là đường giao thông nội đô, lưu lượng giao thông qua đây không nhiều, chỉ có những phương tiện giao thông công cộng và cá nhân loại nhỏ di chuyển.

Theo Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, mật độ cầu bắc qua sông Hồng hiện là vừa, việc xây hầm đường bộ liệu có lãng phí? Ảnh: Trung Kiên.
Theo các tác giả của bản quy hoạch giao thông, đường hầm vượt sông Hồng sẽ gián tiếp tạo động lực để người dân sống trong khu phố cổ hiện nay sang phía Bắc sông Hồng sinh sống (ước tính khoảng 700.000 dân. Nhưng Kiến trúc sư Trần Thanh Vân cho rằng, xây hầm đường bộ để giãn dân là không cần thiết. “Nếu có cuộc sống tốt hơn thì không cần phải xây hầm đường bộ người dân cũng sẵn sàng rời trung tâm ra ngoại thành sinh sống. Nếu giãn dân mà không đảm bảo yếu tố dân sinh thì khó có thể nói họ định cư ở đó lâu dài được”, bà Vân nói.

Hải quân Trung Quốc phô trương sức mạnh

B.Raman



Hải quân Trung Quốc tăng cường nhanh chóng số lượng và chất lượng
Từ đầu năm ngoái, Hải quân Trung Quốc đã không còn bí mật về tham vọng trở thành cường quốc hải quân ở Thái Bình Dương ngang hàng với Hoa Kỳ. [Hải quân Trung Quốc] đang áp dụng một chiến lược kép.
Chiến lược này được đánh dấu bằng việc mở rộng và ngày càng gia tăng sự quyết đoán ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và việc mở rộng thêm các khả năng phòng thủ, các khu vực hoạt động và mạng lưới hải quân ở Ấn Độ Dương cùng các khu vực vùng Vịnh.
Sự quyết đoán ở Biển Đông và Biển Hoa Đông được đánh dấu bằng việc lặp đi lặp lại đòi hỏi chủ quyền trong khu vực và quyết tâm bảo vệ các quyền lợi thuỷ sản, khoáng sản, dầu mỏ và khí đốt tại các khu vực mà họ tranh chấp. Sự quyết đoán đó cũng được đánh dấu qua việc cho thấy họ sẵn sàng sử dụng Hải quân để bảo vệ quyền lợi.

Sự thật luôn giải phóng cho con người!

Hà Văn Thịnh

Cố Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski

Đọc bài Diễn văn nhan đề “Tự do, sự thật và hòa giải” của cố Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski, (BVN, 25.4.2010), bài diễn văn mà người viết ra nó không bao giờ còn có dịp đọc nó, dường như mắt tôi đã phải chớp rất nhiều lần, tôi cảm thấy rất mệt mỏi, và rất buồn khi viết những dòng này.

Điều đầu tiên của sự xót xa là ký ức tôi lập tức xuất hiện hai câu thơ trong bài Khóc ông Stalin của Tố Hữu (xin mở ngoặc là vì lâu quá rồi nên có thể không chính xác hoàn toàn câu chữ): Thương cha, thương mẹ thương chồng / Thương mình thương một thương ông thương mười (!). Khi Tố Hữu viết những dòng ấy, ông đang ở cái thời đã vào Trung ương trên Việt Bắc nhưng còn khá lâu mới “Làm bí thư hoài có bí thơ” nên có lẽ ông không biết hết những tội ác mà Stalin đã gây ra? Đó là những tội ác mà mới đây Tổng thống Nga Medvedev khẳng định tại Washington D. C. Khi còn là sinh viên, chúng tôi đã được dạy lịch sử Liên Xô, Trung Quốc… bằng 90% sự dối trá và phản lịch sử. Thì ra, cái dối trá đã được ươm mầm từ lâu lắm rồi…

Trong bài Tổng thống của dân, Mạc Văn Trang cho biết Ba Lan có diện tích xấp xỉ Việt Nam, dân số 38,6 triệu người, GDP năm 2007 là 604 tỷ USD. Thời điểm đó GDP của Việt Nam là 60 tỷ USD với dân số khoảng 85 triệu người. Nếu tính theo GDP đầu người/năm thì Ba Lan giàu hơn Việt Nam 20 lần. Sự giản dị và tiết kiệm của vợ chồng cố Tổng thống đã thành huyền thoại khi người dân gọi Kaczynski là “củ khoai tây”, còn vợ là “con chuột xám” (trang phục toàn những thứ ít tiền). Tại sao một Tổng thống của một đất nước giàu có hơn Việt Nam 20 lần, lại chấp nhận đi chiếc máy bay cũ kỹ để đến nỗi bị tai nạn thảm khốc? Câu hỏi đó ai cũng trả lời được và càng đau xót hơn khi nhìn thấy ở nơi khác, nước khác, quan chức tha hồ phè phỡn, vơ vét cho đầy túi tham hàng triệu USD, để mặc cho người dân ngắc ngoải, đau buồn. Một con người vì dân, của dân như Tổng thống Zaczynski luôn tôn thờ sự thật và, ông chết cũng chỉ vì sự thật.

35 năm quá dài

Dạ Ngân
Đáng lẽ chỉ viết vài câu như một “lời bình”, thì sự chân thực và cảm động của tác giả lời tâm sự sau đây lại khiến tôi cũng muốn trút những tâm sự của chính mình mà chưa có dịp nói ra. Có một chi tiết hết sức bất ngờ về cái ngày 30 tháng 4 ba mươi lăm năm trước: trong buổi mít tinh chào mừng ngày “đại thắng” ấy ở trước cửa Nhà Hát Lớn Hà Nội, khi vị chủ toạ (nhớ không nhầm là Thủ tướng Phạm) dõng dạc tuyên bố toàn thắng và ngưng lại đợi tiếng hò reo vỗ tay (như thường lệ), thì hàng vạn con người đứng dưới… im phăng phắc. Thủ tướng đợi khoảng nửa phút, không thấy gì, đành tự vỗ tay bốp bốp. Lúc ấy mọi người mới như tỉnh ra, và vỗ tay theo. Ấn tượng về sự lạ ấy còn ghi khắc trong tôi đến bây giờ.

Nhưng ngay lúc ấy, một linh cảm không vui đã nhói lên trong lòng tôi: từ lúc này, đất nước sẽ phải đối mặt với những gì không đơn giản chỉ là niềm vui hòa bình, thống nhất… Quả nhiên, những gì diễn ra sau đó, suốt 35 năm, đã chứng tỏ linh cảm của tôi không tồi. Trong vai một nhà báo của bên “chiến thắng”, tôi có mặt tại Sài Gòn từ tháng 7 năm 1975, và cũng đã có những câu hỏi không khác gì bạn văn Dạ Ngân của tôi đã có. Vì tôi cũng có hàng trăm người bà con ở phía “chiến bại”. Vì tôi cũng có mặt ở cái trại sáng tác Vũng Tàu của Dạ Ngân. Hơn thế nữa, tôi còn có được sự so sánh những cái hay cái dở của kẻ “chiến thắng” với những cái hay cái dở của kẻ “chiến bại”, và thấy ngay là hóa ra kẻ “thắng” có vô khối cái cần học ở “kẻ bại”, trong đó có cung cách làm ăn, dạy trẻ, đối nhân xử thế, mà càng về sau càng rõ. Bây giờ, thì biết bao cái ta đã làm theo cách những gì “kẻ bại” đã làm, kể cả những cái dở, chỉ có điều hay thì chưa chắc bằng, còn dở thì dở hơn!

Đó là một trong nhiều lý do khiến tôi rất nản với cái cách kỷ niệm 30/4 năm nào cũng thế, cho đến tận bây giờ, vẫn chỉ cốt ồn ào phân biệt “thắng, thua”, khiến vết thương của người “thua” không kịp lên da non, mà kẻ “thắng” nhiều khi thấy sượng (chứ chưa chắc trong lòng thực sự đã “kiêu” đâu!) Tôi lại vừa đọc được một đoạn viết về ngày chiến thắng của quân đội miền Bắc với quân đội miền Nam trong cuộc nội chiến của Mỹ. Sao cách xử sự của người “thắng” bên họ khác ta nhiều đến thế? Không hạ nhục, không cải tạo, tù đày… Tại sao? Chẳng lẽ chỉ có thể ngậm ngùi nói theo ông anh cùng họ (Hoàng): “Cái nước mình nó thế!”

Hoàng Hưng

Đã hơn một lần tôi tái hiện những ngày cuối tháng Tư lịch sử qua những bài viết từ góc độ của mình. Góc độ của một đứa con liệt sĩ bị mồ côi vào năm 10 tuổi, 14 tuổi vào bưng kháng chiến theo cái lý thù nhà nợ nước và sau đó là tất cả những năm tháng xây xước không thể nào quên. Một con người như vậy mà sống sót thì tâm trạng vào tháng Tư năm Bảy Lăm sẽ thế nào? Ngây ngất như thể tái sinh từ một cuộc đại phẩu, nhìn quanh thấy bên thắng và bên thua đều khóc ròng vì một nỗi mừng duy nhất: vậy là thôi súng ống bom đạn rồi, hòa bình rồi, không gì thiêng liêng hơn điều đó!

Đừng thêm những tháng Tư...

Nguyễn Trọng Tạo
Tôi biết vài điều tôi nói chỉ là muối bỏ biển. Nhưng đó là vì lòng tôi muối mặn. Hãy hóa vàng đi hỡi hận thù ích kỷ. Hãy hòa vào nhau hỡi dòng máu Lạc Hồng. Mẹ Việt Nam không thể vui khi anh em thù hận. Không ai mong có thêm những tháng Tư thù hận vẫn còn vương...

NTT
Lại một tháng Tư sắp qua. 35 tháng Tư qua và hơn thế nữa. Sao người Việt hận thù nhau vẫn còn ghê gớm thế. Tôi đọc trên báo, trên mạng thấy chả ai chịu ai, chả cờ nào chịu cờ nào. Cờ đỏ sao vàng bay khắp cùng nước Việt. Cờ vàng ba sọc phấp phới quận Cam... Một đoàn người hô "đả đảo Việt cộng, đả đảo cộng sản". Dân ta sao cứ đả đảo dân ta? Và cả một chiến sách "chống diễn biến hòa bình" không mệt mỏi. Hòa bình ai chả muốn. Vậy mà lâu nay tôi vẫn không hiểu tại sao lại "chống diễn biến hòa bình"? Có từ gì hay hơn, rõ hơn không? Nếu chống những người âm mưu phản bội lại dân tộc thì cũng nên nói rõ ra, chứ cứ nói lờ mờ thế thật khó mà hiểu nổi. Có lẽ giống ngày xưa đã từng chống "Nhân Văn - Giai Phẩm", toàn là từ đẹp. Thật lạ.

Người trẻ 'đói' thông tin về Biển Đông

Phuong Loan

Lời bình 1:

Tôi đọc trên trang BBC tiếng Việt ngày hôm nay, thấy có cuộc trò chuyện giữa hai ông Dương Danh Dzy và Nguyễn Nhã với sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội. Tôi vôi vã gọi điện tới anh tôi là ông Dzy, định hỏi tin và tìm gặp chào ông Nguyễn Nhã là người tôi thầm kính trọng. Nhưng ông Dzy cho biết ông Nguyễn Nhã đã trở về Sài Gòn. Thật tiếc!

Nhưng sau đó, tôi vào mạng Vietnamnet quen thuộc, và được gặp lại cả anh Dzy tôi lẫn bạn Nguyễn Nhã, người thân thích trên mạng. Chân dung của cả ông Dzy và ông Nhã cùng nhiều sinh viên đã hiển hiện trong bài viết dưới đây.

Vội vàng chép về để bạn đọc BVN tiện chia sẻ. Xin trân trọng giới thiệu và xin nhân dịp này ngỏ lời biết ơn hơn ba trăm tấm lòng ngồi chật hội trường D Đại học Ngoại thương cùng người tôi không biết mặt đã ghi chép lại sự kiện đó.

Phạm Toàn


Lời bình 2:

Đã 36 năm từ ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam mà nay, theo một sinh viên, "Ngay bây giờ, ở quê, bạn bè và thế hệ cha mẹ em vẫn nghĩ, Việt Nam vẫn còn quần đảo Hoàng Sa". Mà ngay cả tầng lớp sinh viên, niềm hy vọng tương lai của đất nước, cũng không mấy ai biết được sự kiện đau lòng ấy trước khi bước vào đại học; mãi đến nay, đây là “lần đầu [họ] được chính thức cho biết thông tin” để có thể “vui buồn với những thông tin mới mẻ về vấn đề trọng đại của đất nước”. Các nhà sử học nhìn chung không dám nói to; thầy giáo dạy sử có đề cập đến cũng “chỉ ở một phạm vi, mức độ nhất định mà thôi”. Tổ chức cuộc tọa đàm cho sinh viên về chủ quyền biển đảo phải mất một năm chờ đợi mới được chấp nhận. Chỉ cần chấp nhận “nói thẳng nói thật” thôi phải dũng cảm lắm đến mức nhà nghiên cứu Dương Danh Dy phải lên tiếng ca ngợi không dưới 3 lần. Trong khi đó, "Trung Quốc đã chuẩn bị xong cho dư luận về việc sẵn sàng thu phục Trường Sa của Việt Nam bằng vũ lực. 92% của hơn 300 triệu dân mạng Trung Quốc tán thành chủ trương đó".

Chao ôi! “Hưng dân trí, chấn dân khí” như thế nào khi người dân mù tịt thông tin, khi lòng yêu nước muốn được thể hiện, dù hợp pháp, vẫn phải cần có giấy phép?! Nói như TS Nguyễn Nhã: "Bất cứ ai có hành động làm cho dân tộc suy vong, yếu hèn, kẻ đó là có tội với tổ tông, dân tộc".

Cuộc tọa đàm chiều 26/4 là bước đi đúng hướng. Dù muộn. Nhưng còn hơn không.

Anh Hoàng
"Việt Nam không thể im lặng để chịu cảnh bị lấn lướt trên Biển Đông, cần công khai hóa, cho thế giới được biết những hành động sai trái của bên kia. Và quan trọng hơn, phải công khai với người dân mình trước", nhà nghiên cứu Dương Danh Dy trò chuyện với sinh viên ĐH Ngoại thương.

Một cách làm vận dụng sáng tạo phải đi đôi với một cách làm thấu đáo

Kỹ sư Nghia Nguyen


Dấu hiệu cho thấy thanh dầm bị dồn
trong lực oằn sập xuống chứ không
phải do bị tụt vì hụt...
Tình cờ đọc bài viết của tác gỉả Phạm Viết Đào: “Nguyên nhân nào dẫn đến nhịp cầu 73-74 Thanh Trì - Pháp Vân bị sập gãy ?” và xem những hình chụp chi tiết về chỗ bục vỡ của thanh dầm cầu, tôi có những nhận xét dựa trên kinh nghiệm là một Kỹ sư thiết kế và gíam sát thi công cầu làm việc cho Viện thiết kế cầu của Bộ Giao thông tiểu bang California 15 năm. Điều quan trọng trước tiên, tôi đưa ra những nhận xét khách quan qua những chi tiết ảnh chụp của dầm cầu gãy, đề ra những suy nghĩ có tính khoa học và không có ý định chỉ ra nguyên nhân hay đúng sai trong vấn đề thiết kế và thi công dẫn đến sự cố gãy dầm cầu. Hơn nữa, trong một phạm vi bài viết ngắn gọn, tôi không có tham vọng “múa rìu qua mắt thợ”, chỉ nói ra cái căn bản chứ không đi vào chi tiết về kỹ thuật thiết kế và thi công cầu để đạt được những tiêu chuẩn cần phải có.

Cầu Thanh Trì - Pháp Vân đang thi công là một loại cầu dùng dầm “chữ” I đúc sẵn tiền-dự ứng lực (Pre-tensioning concrete I girder). Đây là công nghệ xây dựng cầu nhanh, có hiệu quả kinh tế cao, dễ thi công và thích hợp cho nhịp cầu dài 15m tới 40m mà trên thế giới ứng dụng nhiều nhất.

Cứ gãy dầm là có rút ruột công trình?

Xuân Kiên

Giữa tháng 4, khi tin dầm cầu Thanh Trì bị sập được loan đi, cũng là dịp các diễn đàn và mạng xã hội rộ lên làn sóng chỉ trích… chung chung về tệ rút ruột công trình, hay còn gọi rất vần là “thép thiếu phi, xi thiếu mác”… (chỉ vật liệu không đạt tiêu chuẩn. Phi là đường kính thép xây dựng, xi là xi măng – PV).

Tâm lý của một số đông cư dân mạng là sự cố luôn luôn gắn liền với hiện tượng "rút ruột" công trình. Ảnh minh họa.

“Nào là hầm chui Văn Thánh lún đến cả mét, cầu Thăng Long vừa trát đã lại nứt, đường cao tốc Trung Lương lún mắt thường cũng thấy... chưa kể đường ở Hà Nội có cái nào đi mà không sứt sẹo, lồi lõm?”, Tây Độc (thành viên Tathy) bày tỏ khi được tin dầm cầu Thanh Trì sập.

Bồi thường 31 triệu USD vì ghế sofa Trung Quốc

Nam Anh
Hầu như trong bất cứ lĩnh vực nào, Trung Quốc đều đã trở thành “con ngoáo ộp” khiến nhiều cộng đồng dân cư trên thế giới sợ hãi. Một Trung Quốc trường kỳ mai phục để ngày này qua tháng khác chớp thời cơ lấn chiếm từng tấc đất với bốn phía láng giềng. Một Trung Quốc chặn hết nguồn nước của nhiều con sông phát nguyên từ trên lãnh thổ mình, mặc cho những nước hạ lưu chết khát vì kiệt nước. Một Trung Quốc cho tàu chiến tác oai tác quái, tuyên bố đường lưỡi bò vô lối nhằm cướp đoạt lãnh hải và bắt người nước khác vô cớ trên biển Đông. Một Trung Quốc mua vét hết các nguồn nguyên liệu và khoáng sản của nhân dân các nước đem về chôn cất làm tài sản dự trữ riêng cho nước mình. Một Trung Quốc bán ra toàn những sản phẩm rẻ như cho nhưng lại chứa đầy hóa chất độc hại làm người mua mắc bệnh hiểm nghèo...

Không có từ nào hợp hơn để gọi đó là một nước Trung Quốc sinh sự. Nhưng xin quý vị đừng lấy làm lạ. Với dân số trên 1 tỷ 3 thì những chuyện sinh sự kia là dễ hiểu, nhằm đảm bảo cho chừng ấy miệng ăn không lâm vào cái đói rã họng. Mà cũng không chắc cả 1 tỷ 3 dân số được bảo đảm hoàn toàn no ấm. Chỉ một số lượng vừa phải cư dân thành phố được sống sung túc, giàu có nữa, còn trong các làng mạc mênh mông sâu hút, ai mà biết những chuyện gì đang xẩy ra.

Xét về tâm lý cũng như thực tiễn, cái gì quá thừa thãi thì không còn quý. Dân số Trung Quốc nay đã phát triển đến mức đe dọa sự mất cân bằng nhiều mặt của xã hội Trung Quốc. Một số lượng người đông khủng khiếp như thế nên thực chất Trung Quốc có quý dân của họ đâu. Những sản phẩm độc hại mà Trung Quốc bán ra cho thế giới thì cũng không hề có quy định không được bán trong nội địa. Hơn cả thế, nội địa còn phải dùng những sản phẩm thứ cấp độc hại hơn nhiều. Có thể nói, nội hàm khái niệm chủ nghĩa nhân đạo đã thay đổi hẳn trong quan niệm bất thành văn ở nước này: chỉ với một thiểu số có tiền và có vai vế thì mới còn cái gọi là chủ nghĩa nhân đạo, tức là bảo đảm quyền được sống như ý muốn, số còn lại nếu càng giảm thiểu số lượng có lẽ càng hay. Vì thế, không trách được những nước láng giềng nhỏ bé như Việt Nam, hàng độc hại Trung Quốc tha hồ tuồn sang thả cửa. Loáng thoáng đâu đây cái chủ thuyết thanh lọc những “chủng người thấp kém” từng phát đi từ đầu óc điên rồ của Hít-le nay như muốn lặp lại dưới một hình thức khác. Nhân loại chắc chắn sẽ phải chung tay tìm biện pháp tự vệ để chủ thuyết đó vĩnh viễn bị loại trừ.

Bauxite Việt Nam
TTO - Hôm qua 26-4, Tòa thượng thẩm London đã chấp nhận cho ba nhà bán lẻ ghế sofa Trung Quốc ở Anh bồi thường tổng cộng 20 triệu bảng Anh (31 triệu USD) cho 1.650 người mua nhầm "hàng độc hại". Số tiền này do các hãng bảo hiểm của ba nhà bán lẻ chi trả.

Cháu Archie Lloyd-Bennett, 9 tháng tuổi, bị phồng rộp da sau khi tiếp xúc với ghế sofa Trung Quốc - Ảnh: Daily Mail

Ghế sofa nhập từ hai công ty Linkwise và Eurosofa của Trung Quốc đã được ba nhà bán lẻ Argos, Land of Leather và Walmsleys nhập về bán cho người tiêu dùng Anh cách đây hai năm. Giá loại ghế này chỉ từ 600 đến 850 bảng/cái, rẻ hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại sản xuất ở các nước khác.

Thế giới cách biệt của người lao động Việt Nam ở Nga

Hung Nguyen

Phạm Toàn dịch


Người nhập cư Việt Nam làm việc tới 20 giờ mỗi ngày tại xí nghiệp Nga này đây

Ba năm trước, anh Cường để vợ và hai con ở lại Việt Nam và đi Nga kiếm công ăn việc làm.

Anh thanh niên người Hải Dương này nghĩ rằng mình có thể có cuộc sống khấm khá khi đi làm công cho một xưởng may quần áo.

Giống như những lao động chui người Việt Nam khác, anh cũng phải thay tên đổi họ – cái tên Cường chỉ là căn cước cho có vậy thôi – nhằm tránh bị nhà nước cộng sản xưa phát hiện ra và trục xuất.

Kinh tế Việt Nam Việt Nam nhanh chóng, nhưng nhiều người vẫn ra đi và lao động tại Nga, đất nước vốn có quan hệ với Việt Nam ở Đông Nam châu Ấ từ hồi Chiến tranh lạnh.

Cường là một trong hàng nghìn người Việt Nam đã rời bỏ cái nóng của quê hương để lấy cái lạnh Nga và trở thành "lao động ma" – tức những ai vào làm tại các xí nghiệp không đăng ký và không đóng thuế.

Giờ đây, sau ba năm đặt chân tới Nga, giấc mơ kiếm tiền của Cường đã trở thành ác mộng.

Tin buồn: Charles Fourniau từ trần

Nguyễn Ngọc Giao

Được tin nhà sử học, nhà báo, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng người Pháp Charles Fourniau vừa từ trần ngày 21-4-2010, BVN xin bày tỏ lòng thương tiếc vô hạn và xin gửi đến gia quyến và bạn hữu của ông lời chia buồn sâu sắc.
Charles Fourniau là một người gắn bó hết lòng với Việt Nam trong nhiều thập kỷ. Trong những ngày Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc ác liệt nhất, ông đã có mặt ở miền Bắc, lên cả nơi Viện Văn học Việt Nam sơ tán tại một địa điểm phía Bắc sông Cầu, và đến tận ngôi trường bằng tre nữa, một nửa chôn xuống lòng đất, để dự một buổi giảng về Lão Tử của GS Cao Xuân Huy, mà lúc bấy giờ một trong 3 người khởi xướng BVN – Nguyễn Huệ Chi – còn là một học trò của lớp.
BVN xin mượn lại mấy lời của học giả Nguyễn Ngọc Giao trên Diễn đàn để giới thiệu với bạn đọc về một vài nét tóm lược tiểu sử của TS sử học Charles Fourniau.
Bauxite Việt Nam


Nhà sử học Charles Fourniau - Ảnh: aafv.org
Nhà sử học, người bạn lớn của Việt Nam, Charles Fourniau, đã từ trần ngày 21.4.2010 tại Paris sau gần hai năm trời bệnh nặng, thọ 89 tuổi. Lễ tang ông sẽ cử hành vào 14g ngày 29.4.2010 tại nghĩa trang Père Lachaise, Paris.
Ch. Fourniau sinh ngày 17.9.1920, là Thạc sĩ và Tiến sĩ sử học (luận án về Cuộc chinh phục Trung Kì và Bắc Kì 1885-1896), tác giả nhiều công trình nghiên cứu về chế độ thuộc địa Pháp nửa sau thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Trong một thời gian dài, cuộc đời của ông chia sẻ giữa Paris, nơi ông hoạt động ủng hộ Việt Nam, làm chủ tịch Hội Hữu nghị Pháp Việt, và Aix en Provence, nơi lưu trữ văn khố “hải ngoại” của nước Pháp (Centre d’Archives d’Outre-Mer), nguồn tài liệu tham khảo bất tận, cũng là thành phố của Trường đại học Provence, nơi ông chủ trì Hội thảo về lịch sử thực dân ở Việt Nam, trong khuôn khổ Viện cao học Khoa học Xã hội.

Tôi mơ về một chiếc tàu nho nhỏ…

André Menras Hồ Cương Quyết

Ông  André Menras, công dân Việt Nam từ cuối năm 2009 với tên Việt Hồ Cương Quyết, một cộng tác viên tích cực của BVN, lại vừa gửi đến chúng tôi bài tạp luận chứa chan cảm xúc dưới đây, nói lên những nỗi phẫn khích của ông khi nghe tin 9 dân chài miền Trung vừa bị Trung quốc bắt đòi tiền chuộc một cách phi lý. Ông liên tưởng đến một nước Trung Quốc với hai bộ mặt, một bộ mặt là cái mặt có vẻ mỹ miều có đầy đô-la để quyến rũ thế giới vào những luận điệu về một chủ nghĩa xã hội đẹp đẽ mà phía sau nó vừa là những câu chuyện tốt lành về giữ gìn sinh thái, khảo cổ, thiên văn, du lịch trên biển đảo, vừa là sự chạy đua gấp rút về sức mạnh quân sự, và một bộ mặt khác là cái mặt quỷ răng nanh lởm chởm, chuyên hoành hành trên vùng biển lấn cướp của nước khác, nuốt người dân nước Việt không tấc sắt vào bụng bao nhiêu cũng không vừa.
Ông thương cảm nghĩ đến người ngư dân miền Trung phải gồng mình như chàng chăn cừu David cổ xưa chỉ có một chiếc cung bắn đá mà phải quyết thắng kẻ xâm lược khổng lồ đầy đủ vũ khí Goliath. Khi được tin chính quyền Đà Nẵng đã không cho phép ngư dân nghèo giữ lại chỗ neo đậu mà mình vẫn có để lấy bờ biển bán cho các doanh nhân nước ngoài giàu có làm resort, trong đó có doanh nhân Trung Quốc, ông càng đau uất, liên tưởng đến số phận những ngư dân người Việt đang vừa phải phấn đấu gian nan trên biển cả như chàng Ulysse trong thần thoại Hy Lạp xông pha qua không biết bao nhiêu hiểm trở sau khi đi đánh thành Troie trở về, trong khi ở nhà thì trang trại của người vợ yêu dấu – nàng Pénélope quyết tâm chờ chồng, đã bị bọn hào mục dọn dẹp sạch sanh mất cả.
Nhưng ông André Menras không hề bi quan. Trong tình thế mà người ngư dân Việt Nam đang mất cả chì lẫn chài như thế, ông vẫn nuôi một ước mơ giống như trong cổ tích: làm sao huy động được 500 tàu cá của đủ các tỉnh miền Trung và miền Nam gộp lại, làm thành một đoàn thuyền hùng hậu, không có tấc sắt nào trong tay mà chỉ có phóng viên nhiếp ảnh và truyền thông đi cùng, kéo nhau đến Hoàng Sa đòi lại những người bạn nghề đồng bào ruột thịt của mình đang bị Trung Quốc giam giữ. Nếu làm được thế, kẻ láng giềng phương Bắc mang hai bộ mặt người và quỷ kia tất phải lâm vào tình thế lúng túng và trước sau thế nào cũng lòi cái mặt quỷ ra với thế giới, thông qua cuộc biểu tình đầy khí thế mà rất ôn hòa kia. Ông tình nguyện sẽ đóng một con tàu nhỏ nhoi để đi với đoàn ngư dân đông đảo ra tận Hoàng Sa.
Ý tưởng của ông André Menras quả không tồi. Phải nói nó rất giàu sức kích thích Tuy nhiên, không biết nó có bay bổng quá hay không, nhưng kinh nghiệm đã cho thấy, các nhóm thanh niên nước ta ở một số vùng, chỉ mới hăng hái đeo băng khẩu hiệu «Hoàng Sa là của Việt Nam» đi biểu tình trên đất liền thôi đã bị lực lượng chức năng của Nhà nước Việt Nam giải tán không thương tiếc, và nhiều người đến nay vẫn còn phải ngày ngày viết «thu hoạch» về ý nguyện yêu nước ngay thẳng của họ ở trong nhà tù. Có lẽ vì mới trở thành một công dân Việt Nam, ông André Menras quen nghĩ về Nhà nước Việt Nam cũng lịch thiệp và biết nhường nhịn dân chúng trong khi tiếp xúc với với dân như Chính phủ các nước bên Châu Âu ? Hay vì ông từng đọc tin qua báo chí «lề phải» mà tưởng tượng ra như thế?
Dù sao cũng chúc cho người công dân Việt Nam rất nhiệt huyết với Tổ quốc mới thực hiện được giấc mơ lãng mạn của mình. Mọi ước mơ tốt đẹp không bao giờ là sự thật nhưng nó có tác dụng truyền cho người ta nhiều nghị lực hơn đẻ phấn đấu tiếp cận sự thật, cũng giúp người ta nuôi dưỡng một niềm hy vọng nào đấy để vẫn có thể đứng vững trước mọi sự thật phũ phàng.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết tâm huyết của ông André Menras Hồ Cương Quyết  - cả bản tiếng Việt và bản tiếng Pháp đều do tác giả chấp bút – với bạn đọc.
Nguyễn Huệ Chi

Trung Quốc bắt đòi tiền chuộc




(Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt hồi năm 2009. Photo courtesy of forumlyson.)
Trong những ngày xuân đầy nắng ấm này, để thư giãn đầu óc và phó mặc mọi âu lo cho thiên nhiên, tôi đã đi thiền trên những đụn cát cách nhà tôi sáu cây số. Trước mặt là biển Địa Trung Hải bao la xanh biếc mà Đế quốc La Mã ngày xưa gọi là «mare nostrum», tức là «biển của chúng tôi». Ngày nay, nó không còn thuộc về một Đế quốc mà là của tất cả các quốc gia ngự trị quanh bờ biển, đồng thời cũng là lộ trình êm ả của các nhà hàng hải trên toàn thế giới.

Trục Thăng Long khó là Champs-Élysées Hà Nội

KTS Nguyễn Quang Minh

Paris danh tiếng là hình mẫu cho nhiều đô thị đang phát triển nhưng không thể kể hết tên các đô thị vẫn ôm mộng trong lam lũ nhiều chục năm nay. Có nhìn ở tầm xa mấy cũng không dễ gì đem Champs – Élysées về Hà Nội, vì nó ở tận Paris” – Nguyễn Quang Minh.
Như BVN đã đưa tin, không chỉ Hội thảo góp ý của ngành kiến trúc mới vừa đây có nhiều tiếng nói phản biện tỏ ý không đòng tình với “Đồ án quy hoạch Hà Nội nhắm đến năm 2030 có tầm nhìn đến 2050” do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn chủ trì, mà mới trong ít ngày triển lãm vừa qua, Đồ án quy hoạch ấy đã có gần 1.000 ý kiến đóng góp về đủ các vấn đề như xây dựng thành phố bên sông Hồng, giãn dân nội thành, trục Thăng Long… chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của dư luận đối với hình thế và diện mạo Thủ đô tương lai mà bản Đồ án phác họa.
Không hiểu các vị chủ chốt thuộc Bộ Xây dựng có biết lắng nghe và rút lấy bài học xác đáng từ những “lời nói phải” của trí thức và dân chúng hay không, hay lại như thường lệ xưa nay, gọi là tiếp thu để rồi... “Vũ Như Cẩn”.
Dưới đây là ý kiến phản bác của một Kiến trúc sư về trục Thăng Long, “trục đường hình mũi tên” vốn đã gây rất nhiều tranh luận.
Bauxite Việt Nam
Bất lợi từ mô hình trục “mũi tên”?

Thành nhà Hồ, dấu tích trục đường Bắc Nam xuyên qua thành nối với đàn tế Nam Giao.
Xưa có người muốn hại nhà Hồ nên hiến kế làm trục đường thẳng chạy xuyên trục Bắc Nam của thành vươn đến tận chân núi, nơi dựng đàn tế Nam Giao của triều Hồ – con đường ấy tạo thành mũi tên bắn thẳng vào thành Tây Đô, góp phần làm nhà Hồ nhanh lụn bại.
Thực hư còn bàn nhưng ở ta thời nào cũng vậy, ai có tậu đất mua nhà thì đều tránh vị trí có con đường cái ngõ đâm thẳng vào giữa cửa.

Nên cải tổ BBC tiếng Việt

Bùi Hoàng Tám

Vụ việc cô “Tiến sĩ” Đỗ Ngọc Bích giống như một giọt nước tràn ly làm cho bao nhiêu yếu kém của trang BBC tiếng Việt lâu nay khiến độc giả ấm ức mà chưa có dịp phát ngôn bỗng được thể bùng lên như một thùng thuốc súng phát nổ. Cũng trên mạng trannhuong.com, bạn Hiền Chi có nêu một ý kiến chí lý: bài báo kém cỏi của một kẻ vô danh tiểu tốt hóa ra là phép thử hiệu nghiệm cho thấy tinh thần dân tộc của người Việt nhạy bén đến mức đáng cho những ai hoài nghi nhất cũng phải xét lại mình, rằng một đất nước như thế thì không thể mất về tay bất kỳ kẻ thù xâm lược nào, cho dù chúng thâm hiểm đến đâu và cho dù có những kẻ cam tâm bán rẻ mình cho chúng.
Có tổ chức như Hội An Việt ở Anh quốc đề xuất với Tổng giám đốc đài BBC sa thải ông Nguyễn Giang, phụ trách trang BBC tiếng Việt, là người chịu trách nhiệm về tất cả những yếu kém ấy, không những thế, còn là người có thái độ đối phó với độc giả trong vụ việc cô Bích, không nghiêm chỉnh và đàng hoàng. Có thể dùng mấy lời ví von của một nhà văn hóa nọ trong thư gửi BVN: BBC định đấm một quân tốt, ngỡ là thừa cơ “đục nước béo cò”, nào ngờ chính quân xe bên mình lại có nguy cơ bị loại. Cho hay, trên lĩnh vực truyền thông, mọi dụng ý “cài cắm” này khác dù có được bọc lót sâu kín bao nhiêu thì cũng khó mà giữ kín được mãi.
Dưới đây, xin giới thiệu cùng bạn đọc ý kiến có phần mới mẻ của bạn Bùi Hoàng Tám, muốn BBC tiếng Việt phải được cải tổ triệt để mới hy vọng còn giữ được độc giả.

Bauxite Việt Nam




BBC là một hãng thông tấn lớn, có lịch sử lâu đời và hoạt động rất chuyên nghiệp nên việc góp ý về nghề nghiệp đối với BBC có vẻ như làm một việc hết sức vớ vẩn mà người Việt Nam gọi là “Dạy đĩ vén váy”. Tuy nhiên, với mong muốn BBC (Ban tiếng Việt) ngày một tốt hơn, xứng đáng với niềm tin cậy của độc giả, xin được đóng góp mấy ý kiến sau:

Răn đe và hữu nghị

Trân Văn, phóng viên RFA

Vị trí của Bạch Long Vĩ (điểm màu vàng). RFA screen capture
Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và đoàn đại biểu quân sự cao cấp của Việt Nam hiện đang ở Trung Quốc.
Trên số ra ngày 22 tháng 4, tờ Quân đội nhân dân dẫn tuyên bố của tướng Phùng Quang Thanh, giải thích chuyến thăm Trung Quốc, đã bắt đầu từ ngày 21 tháng 4 và sẽ kéo dài cho đến ngày 28 tháng 4, nhằm giúp Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc các giải pháp về quản lý, bảo vệ biên giới…
Những tuyên bố này có vẻ khác rất xa với thực tế vừa mới xảy ra cách nay chưa đầy một tháng. Mời quý vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường trình…

Trung Quốc bắt đầu tuần tra thường xuyên ở Trường Sa

Thái An

Người ta có thể nghĩ đây là kết quả chuyến viếng thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh được không nhỉ? Chứ sao viếng thăm để ký kết là cốt nhằm giành lấy một ít lợi thế cho đất nước mà kết quả lại đến nỗi như vậy? Hay đó là tuân thủ tinh thần cam kết của cái khẩu hiệu “16 chữ vàng”? Đằng nào thì người dân cũng  không còn hy vọng gì ở các ngài.
Bauxite Việt Nam
Cục Quản lý Nghề cá Trung Quốc hôm qua (25/4) tuyên bố, họ đã bắt đầu tuần tra thường xuyên ở Biển Đông bằng việc điều động hai tàu thay thế hai tàu khác làm nhiệm vụ hộ tống các tàu đánh cá của Trung Quốc trong khu vực.


Các tàu tuần tra ngư trường của Trung Quốc. Ảnh: jamestown
“Tàu ngư chính 301 và 302 Trung Quốc sẽ thay thế tàu ngư chính 311 và 202, đảm nhận nhiệm vụ tuần tra khu vực biển quần đảo Trường Sa kể từ 1/4″, Wu Zhuang, Giám đốc Cục Ngư nghiệp và quản lý cảng cá Biển Đông thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nói.
Theo ông Wu, các tàu tuần tra được điều động để hộ tống tàu cá Trung Quốc hoạt động tại Biển Đông và gia tăng quyền đánh bắt cá ở vùng biển quanh Trường Sa.

Trung Quốc xây đập ‘chặn’ con sông cao nhất thế giới

Kỳ Thư

Bất kỳ mối quan hệ nào của Trung Quốc với các nước láng giềng ở vùng biên giới phía nào cũng đều gây lo lắng không yên cho nhân dân các nước phía đó. Một nước Trung Quốc với đường lối “phát triển hài hòa” sao mà kỳ cục như vậy? Ấy là hiện nay Trung Quốc chỉ mới là một nước đang ngấp nghé vị trí siêu cường thôi đấy. Không biết đến bao giờ thì “cái họa nước Tàu” (bắt chước cách nói “cái họa phát xít” thời trước 1945) mới thành hiện thực?  Chỉ tủi cho một số đàn em cứ phải vừa tung hô để ông anh khỏi mếch lòng, vừa phải cố ra vẻ cưỡng chống để khỏi mất mặt với dân tình trong nước. Đó là hậu quả của một cách đánh giá sai lầm về chiến lược: dù có cúi đầu xuống thì cũng chẳng xin được lòng thương hại của ông anh “hảo hảo” mà thực chất là “bất hảo” kia tí gì đâu, thôi thì cứ chọn con đường thẳng lưng có phải thế giới sẽ tôn trọng hơn không?
Bauxite Việt Nam
Bắc Kinh đã thừa nhận với New Delhi rằng, họ đang xây dựng một con đập trên sông Yarlung Zangbo gần khu vực biên giới giáp Ấn Độ.

Hẻm núi sông Yarlung Zangbo chảy qua (Ảnh chinaculture)
Con sông này bắt nguồn từ Tây Tạng, dài 2.906km, với đoạn chảy qua Trung Quốc dài 1.625km, đoạn chảy qua Ấn Độ dài 918km và Bangladesh là 363km.
Brahmaputra – tên gọi sông Yarlung Zangbo tại Ấn Độ – là nguồn nước nuôi dưỡng hàng triệu người dân. Theo Thời báo Ấn Độ, quan chức Trung Quốc đã có cuộc gặp kín với Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna trong tháng này và đề cập tới một dự án thủy điện đang được xây dựng ở Zangmu thuộc Shannan, khu tự trị Tây Tạng.

Đằng sau sự tăng trưởng thần kỳ của Trung Quốc

Bình Nguyên - Lê Dũng

Không ai mong muốn gì một nước Trung Quốc suy sụp về kinh tế, bới với 1 tỷ 3 dân số, người đói cứ tràn qua các nước giáp biên giới với Trung Quốc cũng đủ làm cho các nước chết ngạt. Nhưng trong lịch sử nhân loại, thăng và giáng luôn luôn là một sự vận hành có quy luật của bất cứ một thể chế nào. Xem ra 4 nguy cơ mà bài viết cố gắng tổng hợp, tuy đã chỉ ra những căn bệnh đáng gọi là nan y của kinh tế và xã hội Trung Quốc hiện nay nhưng theo chúng tôi, vẫn còn nhiều hiểm họa tiềm ẩn khác ngay trong nội tại sự phát triển thần kỳ Trung Quốc chưa được đề cập tới, mà muốn nhìn cho thấu đáo, cần có một sự khảo sát công phu, đi vào bề sâu và toàn diện hơn nữa, của các chuyên gia kinh tế cũng như các nhà xã hội học.
Bauxite Việt Nam
Nhiều năm qua, mặc dù gặt hái nhiều thành tựu to lớn, nhiều dự đoán cho rằng kinh tế Trung Quốc sắp vượt qua Nhật Bản để đứng thứ hai thế giới, tuy nhiên, đằng sau bức tranh kinh tế – xã hội của đất nước có diện tích khổng lồ này đã bộc lộ những khiếm khuyết đe dọa đến sự phát triển bền vững của chính họ.
Dưới đây là 4 vấn đề lớn mà Trung Quốc sẽ phải giải quyết trong tương lai nếu muốn duy trì và phát triển một nền kinh tế bền vững.
Thứ nhất, mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng

Kinh tế Trung Quốc phát triển quá nhanh gây mất cân đối vĩ mô (ảnh minh hoạ).
So với các nước đang phát triển cũng có ảnh hưởng tương đối lớn như Ấn Độ và Brazil, Trung Quốc có tỉ lệ công nghiệp trong GDP cao hơn nhưng lại có tỉ lệ dịch vụ trong GDP nhỏ hơn rất nhiều. Để thúc đẩy cho sự tăng trưởng ồ ạt của thành phần công nghiệp, Trung Quốc đã đưa ra những chính sách hỗ trợ không những làm méo mó sự phân bổ tài nguyên kinh tế mà còn kìm hãm khả năng phát triển của nhu cầu tiêu thụ nội địa (ví dụ, sự hạn chế mức tăng trưởng tiền lương sẽ giúp các nhà sản xuất nhưng lại cản trở khả năng tăng thu nhập của công nhân để họ có thể tăng mức tiêu thụ).

Thư gửi ông Tổng biên tập tạp chí Xây dựng Đảng của nhà văn Bùi Minh Quốc

Kính gửi BBT Bauxite Việt Nam

Vừa rồi được đọc trên BVN bài của tác giả Trực Ngôn nói về cuộc hội thảo do tạp chí Xây dựng Đảng tổ chức nhằm trao đổi ý kiến tìm cách nâng cao chất lượng và tính hấp dẫn của tờ tạp chí, tôi muốn nhờ BVN công bố và chuyển đến ông Đỗ Xuân Định, Tổng biên tập tạp chí Xây dựng Đảng bài viết dưới đây của tôi (dạng văn vần) về đề tài xây dựng Đảng.

Mong ông Đỗ Xuân Định cho đăng trên tạp chí tại một góc riêng dưới tiêu đề “Tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật và công luận về nội dung bài viết”, đồng thời đăng kèm (hoặc sau đó) ý kiến nhận xét của các cán bộ lâu năm phụ trách công tác xây dựng Đảng đối với bài viết của tôi, coi như một bước thử nghiệm đổi mới phương thức làm báo.

Tôi sẽ nhận bao tiêu toàn bộ số tạp chí này và tự mình đem đi bán dạo, lỗ tôi chịu, lãi thì tôi gửi về Quảng Ngãi làm quà thăm hỏi các ngư dân đang lâm nạn vì hành vi ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam ta.

Kính chúc BVN vững vàng và sống khỏe.

Bùi Minh Quốc

VỀ MỘT TÊN ĐÀO NGŨ

Đói, lại đói, cũng thường
Cũng thường bom pháo quét

Chỉ thằng chuyên dẻo mép

Len lén đánh bài chuồn


Bao người trụ tới chết
Nó mút mùa mạch lươn

Rồi một ngày trời đẹp

Giữa nhộn nhạo phố phường

Bỗng gặp cái mặt nhờn

- Mày chuồn đâu kỹ thiệt ?


Nó nhếch cười lịch thiệp :
- Tao chuồn vào trung ương !


Đà Lạt

3.6.2002

BMQ

Thông cáo báo chí 2 - Của Hội An Việt tại Vương Quốc Anh

(Thông cáo báo chí 1, ngày 7.7.2009 đăng trên anviettoancau.net, tháng 7-2009)

Ngày 24 tháng 4 năm 2010

Kính gửi các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước,

Kính gửi mọi người quan tâm.

Vv: Nguyễn Giang (Trưởng ban Việt ngữ BBC)

Ngày 17 tháng 4 năm 2010 vừa qua, Nguyễn Giang, Trưởng Ban Việt ngữ Đài BBC London đã đăng một bài của ĐỖ NGỌC BÍCH nhan đề “MỘT CÁCH NHÌN KHÁC VỀ TINH THẦN DÂN TỘC” với nội dung bóp méo lịch sử, mạ lị Tổ Tiên và các anh hùng dân tộc với âm mưu bắt tay với Trung Quốc trong mưu đồ bá quyền chiếm đọat lãnh thổ và xích hóa dân tộc Việt Nam. Bài này đã gây rúng động từ trong nước đến hải ngọai khiến mọi người phẫn nộ không thể làm ngơ.

Tôi đã viết thư đến các giới chức thẩm quyền cao nhất của đài BBC kêu gọi cách chức Nguyễn Giang, Trưởng Ban Việt ngữ .

Việc Nguyễn Giang quyết định đưa một bài viết tôi đề cập dưới đây cho thấy cả quyết định này cũng như nội dung bài báo đã dường như vi phạm nghiêm trọng Cẩm nang Biên tập của BBC cũng như các giá trị mà cơ quan truyền thông này coi là tôn chỉ hoạt động. Nỗ lực mới nhất nhằm đánh lạc hướng dư luận và biện hộ những lỗ hổng về biên tập qua blog của Nguyễn Giang ngày 22 tháng Tư, 2010 cho thấy một lần nữa Nguyễn Giang đã và đang dùng bbcvietnamese.com như một dạng sân chơi để khuếch trương ý đồ chính trị, đánh bóng tên tuổi và theo đuổi lợi ích cá nhân.

Vào ngày 17 tháng 4 năm 2010 , BBC tiếng Việt đăng bài của một tác giả người Việt đang sống ở Hoa Kỳ có nội dung kích động lòng hận thù Việt Trung và xúc phạm người Việt trong nước cũng như người Việt tại hải ngoại. Quyết định đăng bài này đặt ra câu hỏi cho hàng ngàn người Việt rằng liệu BBC tiếng Việt có độc lập trong biên tập hay không bởi lý lẽ của tác giả bài viết cho thấy quyết định đăng bài này có khả năng bị giật dây bởi các thế lực chính trị thân Hà Nội hoặc là ý đồ của cá nhân Nguyễn Giang.

Rõ ràng Nguyễn Giang đã không kiểm tra và xác minh thông tin, dữ liệu và lập luận của tác giả bài viết. Nội dung và lập luận bài viết này bị nhiều người coi là một dạng luận điệu truyên truyền nhằm bóp méo lịch sử và dùng tài liệu dạng nghiên cứu tự tạo để lừa gạt bạn đọc trang web BBC tiếng Việt.

Học vị của tác giả bài báo, cô Đỗ Ngọc Bích, không biết vì lý do gì, đã được BBC Ban Việt ngữ nâng cấp để thu hút độc giả.. Tuy nhiên giới học giả tại Hoa Kỳ và công dân mạng đã nhanh chóng phát hiện điểm này. Sự phẫn nộ lớn từ công chúng đã buộc một trường đại học có tiếng ở Hoa Kỳ phải lên tiếng nhằm làm rõ sự mập mờ giữa hoạt động có tính cá nhân của tác giả bài viết núp dưới uy tín lừng danh của trường đại học này.

Chuyện về những chiếc cầu bị gãy

KS Lê Quốc Trinh

Trong khi chờ đợi nhà văn Phạm Viết Đào gửi lô ảnh chụp trên công trường Bauxite Tân Rai (Tây Nguyên) để làm chứng từ cho bài viết phản biện sắp tới, tôi xin phép nêu lên đây đôi dòng cảm xúc trước tai nạn sập gãy nhịp cầu Pháp Vân (Hà Nội) tuần qua.

Vấn đề làm tôi phẫn nộ khi đọc báo nói rằng tai nạn xẩy ra do lỗi của công nhân thi công và ông Phan Quốc Hiếu,Tổng giám đốc Tổng Công ty xây dựng cầu Thăng Long, là người đứng đầu đơn vị thi công cầu này, đang dự định đòi các công nhân liên hệ bồi thường 600 triệu đồng. Số tiền này đối với túi áo các vị cán bộ cấp cao hay quan lớn thì nhỏ, nhưng chắc chắn là quá lớn đối với gia tài nghèo nát mồng tơi của các bác công nhân. Họ sẽ phải bán hết tài sản, nhà cửa, xe cộ, vợ con dắt díu đi ăn mày… chưa chắc đã hội đủ số tiền 600 triệu đồng, để… bồi thường cho ai?

Mục đích tôi viết lên bài này, không phải nói về số tiền bồi thường, mà chính yếu muốn vạch ra cho mọi người thấy một khuynh hướng sai lầm hệ trọng đã và đang đưa dân tộc Việt Nam vào con đường tự hủy diệt: đó là vấn đề thiếu lương tâm và vô trách nhiệm của những người làm khoa học kỹ thuật trước công cuộc xây dựng đất nước, đi dần vào công nghiệp hóa.

Đề nghị quý bạn độc giả quan sát kỹ những hình ảnh về bốn dầm cầu Pháp Vân bị gãy đổ tự nhiên, đăng trên khắp báo Mạng VN, tuần qua.

Muốn hòa giải, phải tin nhau

Phương Loan – Xuân Linh
Ai cũng biết âm nhạc là những nhịp cầu kỳ diệu có khả năng góp phần nối liền hai bờ một con sông thù hận mà cuộc chiến máu lửa mấy mươi năm xói mãi thành dòng chảy lâu ngày. Âm nhạc hay rộng hơn là giao lưu văn hóa chính là cơ hội để phát lộ niềm tin giữa những người vốn đã muốn xích lại gần nhau mà cứ ngập ngừng e sợ, chưa hiểu được hết lòng dạ của nhau.

Nhưng điều quan trọng hơn, theo chúng tôi là để có được một cuộc đại hòa nhạc như mong muốn, ngay trong mỗi phía, nơi chỗ thẳm sâu của hồn mình vốn tự thân đã phải có sẵn những nốt nhạc luôn thầm thì, chờ dịp ngân nga lên thành tiếng. Mà muốn khơi lên tiếng nhạc trong đông đảo những con người đóng vai trò tiếp xúc, giao lưu giữa đôi bên, thì không nói cũng biết, ông nhạc trưởng của mỗi bên giữ vị trí hết sức quan trọng. 85 triệu dân Việt dám chắc đồng lòng mong cho cuộc hòa hợp Việt Mỹ sớm đi đến một khúc ngoặt quyết định, nhưng người cầm chịch thì còn cân lên đặt xuống chán, bởi lỗ tai âm nhạc của họ chắc gì đồng điệu với lỗ tai của người dân. Có khi đó là những lỗ tai không hề thính nhạy trước những âm thanh du dương mà lại bị các thứ tạp âm, giữa thời buổi rất nhiều tạp âm từ phương xa dội tới với công suất hết cỡ, che lấp. Nhưng chính trị là thế đấy, nó không bao giờ lại là âm nhạc, nên trách cứ gì ở đây e cũng bằng thừa.

Không nói giữa người Mỹ và người Việt Nam mà giữa người Việt với nhau, biết là cùng ruột rà máu mủ, từ một bọc mà ra, quan hệ giữa từng con người hay từng nhóm với nhau thì sau 35 năm tưởng không còn gì ngăn trở, nhưng một bức tường vô hình vẫn cứ sừng sững khi hai cộng đồng muốn tìm đến với nhau. Thiết tưởng, ở đây, vẫn chưa có một lực đẩy để người ta náo nức ùa lên phá tan bức tường vô hình và vô lối kia đi. Ai tạo nên được lực đẩy này nếu không là người lèo lái con thuyền đất nước. Nói như Lão Tử “Tự tri giả anh, tự thắng giả hùng”, xem ra vẫn rất khó tìm được một bộ sậu nguyên thủ có cái bản lĩnh tự tri và tự thắng.

Nguyễn Huệ Chi


Thành viên Chương trình WHF của Nhà Trắng cho rằng, hòa giải phải được xây dựng dựa trên lòng tin. "Thử đặt mình vào địa vị của phía bên kia, để hiểu, thông cảm và bỏ qua, cùng tiến về phía trước".



Đặt mình ở địa vị phía bên kia

Bà Carolyn Sue Chin - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Pharmaceutics đồng thời bà cũng là thành viên HĐQT của State Farm Bank: Thực sự là ý tưởng hay khi tổ chức chương trình hòa nhạc về hòa giải và yêu thương. Thế giới còn rất nhiều vấn đề tồn tại, cần đến sự hòa giải song phương. Bằng các cách thức khác nhau, như thông qua âm nhạc, chúng ta sẽ có được cơ hội để hòa giải, hàn gắn.

Ý tưởng về một ngày hòa giải và yêu thương là một ý tưởng tuyệt vời, bởi thực sự cần thiết để ngừng lại, nghĩ về về những điều thực sự quan trọng, về nền tảng của hòa giải và yêu thương. Hoàn toàn khả dĩ khi hiện thực hóa những ý tưởng như chương trình Hòa nhạc mang tên Hòa giải và yêu thương.

Để hòa giải, cần mấy điểm quan trọng: một là, nhận thức được vấn đề ở đây là gì, lắng nghe phía bên kia, cố gắng để đặt mình ở địa vị của phía bên kia, và cố gắng để đưa ra giải pháp cùng thắng. Từ đó, hai phía đều có thể tha thứ và bỏ qua cho nhau, để tiến lên phía trước.

Việt Nam đối mặt với nhiều cuộc chiến tranh và các bạn đã làm rất tốt công cuộc hòa giải, khi có được quan hệ tốt với rất nhiều quốc gia trên thế giới, có lẽ tốt hơn những gì nước Mỹ đã làm. Đây là phần mạnh mẽ và đáng ngưỡng mộ mà Việt Nam có được khi cộng tác với nhân dân và quốc gia khác.

Bộ Công thương kiến nghị bỏ 38 dự án thủy điện

Phạm Tuyên
Chúng ta, những người tự coi là rất văn minh, rất khoa học, chúng ta biết nước là nguồn gốc của sự sống, nhưng chúng ta không biết, biết bằng hành vi cụ thể chứ không phải bằng lý lẽ to tát, rằng không có rừng thì cũng chẳng có, chẳng còn nước, nghĩa là cũng chẳng còn có sự sống, chúng ta không biết cái chân lý sơ đẳng và đơn giản ấy. Nhìn thấy rừng là con mắt ta hau háu nhìn thấy gỗ, gỗ, gỗ… Và hết gỗ rồi, bây giờ, thấy tài nguyên khác. Hau háu, hung hăng, hỗn hào chặt phá, và hết chặt phá, chẳng còn gì để chặt phá nữa thì đào bới…

Những dòng trên đây của nhà văn Nguyên Ngọc trong một bài viết (Nước mội, rừng xanh, và sự sống) đã đăng trên Bauxite Việt Nam tưởng quá đủ để giải thích tại sao người ta hăng hái quá mức trong việc lập dự án làm thủy điện. Chỉ trong 9 tỉnh mà có đến 393 dự án thủy điện! Cái mùi tiền quyến rũ đến nỗi người ta bất chấp môi sinh. Còn nhớ trận lụt năm ngoái, riêng Phú Yên đã mất gần trăm sinh mạng trong khi áp thấp nhiệt đới chỉ gây mưa 330 li, so với năm 1991 mưa đến 1300 li, gấp hơn ba lần, nhưng không có thiệt hại gì đáng kể.

Bộ Công thương kiến nghị bỏ 38 dự án thủy điện và điều chỉnh quy mô của 35 dự án thủy điện khác là một động thái cần thiết nhưng hoàn toàn chưa đủ để an tâm thủy điện sẽ không biến thành thủy hại, để vĩnh viễn không vì thủy điện mà bao nhiêu người dân phải chết oan.

Cần thành lập một hội đồng khoa học cấp quốc gia để xem xét mọi vấn đề liên quan đến thủy điện. Trước mắt, cần ban hành quy chế phối hợp xả lũ giữa các nhà máy thủy điện có liên quan. Cần rà soát nghiêm ngặt quy trình phê chuẩn các dự án thủy điện.

Chỉ vài tháng nữa là đến mùa mưa bão.

Bauxite Việt Nam




TP - Báo cáo của Bộ Công thương gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra, đánh giá quy hoạch các dự án thủy điện tại 9 tỉnh trọng điểm khu vực miền Trung và Tây Nguyên, cộng với báo cáo của 25 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy nhiều nguy hại trong đầu tư các dự án thủy điện. Có trường hợp lợi dụng dự án thủy điện để phá rừng.

Kết quả kiểm tra cho thấy, hiện có 393 dự án thủy điện với tổng công suất khoảng 7.381 MW. Qua báo cáo của UBND các tỉnh và kiểm tra thực tế tại 9 tỉnh gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng, Bộ Công Thương kiến nghị loại bỏ 38 dự án thủy điện đã phê duyệt quy hoạch và các dự án tại vị trí tiềm năng thủy điện, đồng thời yêu cầu điều chỉnh quy mô của 35 dự án thủy điện gây ảnh hưởng lớn đến môi trường - xã hội hoặc không phù hợp với các quy hoạch khác.

Số nhà đầu tư nhằm vào các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu du lịch để xin đầu tư thủy điện không phải ít. Tại khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh ở Quảng Nam có tới 5 dự án thủy điện nhỏ xin đầu tư.

Khi hỏi “Mình là ai?”

Liêu Thái
Đấu tranh cho sự tốt đẹp của đất nước, ở mỗi con người có phần là bản năng, nằm trong bản năng sinh tồn của bầy đàn, và cũng có phần là lý trí. Khi phải tự hỏi “mình là ai” thì trong tâm lý đã có mặc cảm, bản năng dị ứng với cái xấu không còn nữa mà chỉ còn sự tính toan của lý trí mà thôi. Mạnh Tử có đưa ra ví dụ khi một đứa bé sắp rơi xuống giếng thì tự khắc người trông thấy phải nhảy tới cứu ngay chứ đâu còn kịp đắn đo, cân nhắc. Đắn đo, cân nhắc chính là không còn lòng thiện lương trong mình, đã trở thành kẻ cơ hội. Tiếc rằng xã hội chúng ta hình như trong giáo dục và trong hành xử nhiều thập niên qua đã mài nhẵn sự thiện lượng thiên bẩm ấy. Nhiều cái chết oan ức trên đường đã rơi vào tình trạng thờ ơ vô cảm của người chứng kiến. Đó là cái vạ “chết lòng”. Nhưng đại đa số dân chúng ít học, vốn gắn mình với cuộc sống tự nhiên, với lao động, thì lòng thiện lương vẫn được nuôi dưỡng sâu bền chứ không không sứt mẻ. Chỉ có điều, hạn chế về tri thức lại khiến họ không thể có một tầm nghĩ xa, để chủ động dấn thân, cho cái tốt, cái mới sinh sôi nẩy nở. Còn những tầng lớp có chút ít học hành thì đa số không thoát được sự tự ti luẩn quẩn: “Mình là ai?”; “Mình có là cái gì đâu để mà đương trường đứng ra làm cái việc đấu tranh”. Trong một Lời đề dẫn cho một bài viết trước đây, BVN đã nói: trong cơ chế toàn trị hiện nay, tầng lớp trí thức, nói như Pascal đều đang biến mình thành những cây sậy ở trước quyền lực. Đó là tấn bi kịch của gần một nửa nhân loại suốt thế kỷ XX và biết đâu, bi kịch này vẫn đeo đuổi người Việt Nam chúng ta sang vài ba thập kỷ của thế kỷ XXI. Không được làm người cho đúng thiên chức mà xã hội giao phó, âu chính là tấn bi kịch thê thảm nhất.

Bauxite Việt Nam
“Mình là ai?”

Nói là gần đây nhưng có lẽ cũng lâu lắm rồi, cứ mỗi khi trò chuyện với bạn bè, người thân, nhắc một chút đến chuyện thời sự, chuyện chính trị và đặc biệt là chuyện có tính dân tộc, quốc gia thì người khơi ra câu chuyện thường nhận câu trả lời: “Thôi đừng nhắc chuyện ấy làm gì, mình là ai mà nói chuyện đó?” Và kết quả là không thể nói được gì hoặc nói thêm sẽ gây ra phiền hà, khó chịu. Và có thể mất cả tình bạn. Người nghe chuyện không đồng tình và người khơi chuyện rơi vào trạng thái cô đơn.

Xa hơn một chút, những người có ý hướng đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, đấu tranh cho dân tộc, lãnh thổ, lãnh hải trước thế lực ngoại bang và trước thái độ ngoại giao ít nhiều nhún nhường của nhà nước Việt Nam thì rơi vào tình trạng bị xem là nổi loạn, không bình thường, chống đối chính quyền, phản động… Và kết quả là họ phải ngồi tù hoặc bị giám sát, an ninh bản thân trở nên khủng hoảng…

Tung Kuang là Vedan thứ hai?

Khoa Diễm, phóng viên RFA

2010-04-24

Trụ sở Công ty cổ phần công nghiệp Tung Kuang.
Photo courtesy of www.suckhoedoisong.vn

Vào ngày 13/4, Công ty nhôm Tung Kuang của Đài Loan, đã bị bắt quả tang đang xả chất thải xuống sông Cầu Ghẽ làm nước sông nơi đây ô nhiễm nặng nề.

Những ngày sau đó, qua các cuộc điều tra cho biết công ty này đã cố tình xây dựng đường cầu cống, phân phối chất thải một cách bất hợp lý với chủ trương luồn lách luật lệ môi trường. Khoa Diễm có bài viết tìm hiểu thêm về việc này.

Xử lý chất thải không đúng theo quy định

Sau ba tháng điều tra ngầm và thu thập được các bằng chứng cụ thể, những nhà chức trách của Cục Cảnh sát Môi trường đã có đủ chứng cứ buộc tội Công ty nhôm Tung Kuang, có 100% vốn Đài Loan, là cố ý gây ô nhiễm môi trường khi xử lý chất thải không đúng theo quy định. Nhà máy này được xây đựng và có mặt tại Việt Nam từ năm 2002, chuyên sản xuất nhôm thanh định hình và các sản phẩm nhôm cao cấp.

Một số luận cứ của Việt Nam trong vụ tranh chấp Biển Ðông

VOA

Mấy ngày gần đây nhiều người xôn xao với bài báo “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc” của tác giả Đỗ Ngọc Bích đăng trên trang mạng BBC. Trong bài viết tác giả có đề ra một số câu hỏi để tỏ ý hoài nghi về tính chất chính đáng của những phản ứng từ phía Việt Nam trong vụ tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền ở biển Đông. Ban Việt Ngữ VOA đã tiếp xúc với ông Hoàng Việt, giảng viên Ðại học Luật ở Sài Gòn và là thành viên của Quĩ Nghiên Cứu Biển Đông, để tìm hiểu thêm về vấn đề này. Xin mời quí thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn do Duy Ái thực hiện sau đây.

VOA: Thưa giáo sư, trong bài viết “Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc” bà Đỗ Ngọc Bích có đặt câu hỏi: “…Họ tin rằng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam trên cơ sở nào, hay chỉ biết thế từ sách giáo khoa lịch sử Việt Nam và từ các thông tin trên đài báo chính thống của Việt Nam lưu hành sau năm 1975?” Xin giáo sư cho thính giả đài VOA được biết câu trả lời của ông đối với “câu hỏi” mà bà ÐNB nêu lên như một sự căn vặn này.

GS Hoàng Việt: Ở câu hỏi này, tôi xin trả lời tác giả Đỗ Ngọc Bích rằng: Tôi cũng như hàng triệu người dân Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới tin rằng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam trên cơ sở luật pháp quốc tế về chiếm hữu lãnh thổ vô chủ được thừa nhận hiện nay. Điều này được ghi nhận trong chính sử Việt Nam từ thời Nguyễn cũng như rất nhiều bằng chứng lịch sử khác, từ các sắc phong, các châu bản của các vua Nguyễn đến các bản đồ của các quốc gia phương Tây, thậm chí ngay trong cả các bản đồ, hoặc một số sử liệu của Trung Quốc, điều này đã được các học giả ở nhiều nơi trên thế giới biết đến chứ không phải chỉ từ “sách giáo khoa lịch sử Việt Nam và từ các thông tin trên đài báo chính thống của Việt Nam lưu hành sau năm 1975” đâu.

Bức thư thứ ba của nhóm Nguyễn Hùng gửi ông Chủ tịch tập đoàn Google về những bản đồ của Google in sai đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc

[Xin xem bức thư thứ nhất đã đăng trên BVN (http://www.boxitvn.net/bai/2898) và bức thư thứ hai in thành một phần Phụ lục ngay dưới lá thư này]

April 24, 2010

Dr Eric E. Schmidt

Chairman

Google Inc.
1600 Amphitheatre Parkway
Mountain View , CA 94043
Phone: 1- 650-253-0000

Fax: 1- 650-253-0001

eschmidt@google.com

Re: Google map of the Sino-Vietnamese border

Dear Dr Schmidt:

This letter is a follow-up to our letters to Mr John Hanke, Vice President - Product Management, dated March 24, 2010 and April 09, 2010; from which we still have not received any correspondence. For your convenience, the copies of these letters are attached herewith.

As you are aware, not only we, but the majority of Vietnamese back home and around the world, are anxious to hear from Google regarding our serious concern about the publication of the maps of the border regions between Vietnam and China.

This is a matter of the survival and existence of our people and the territorial integrity of our country. On these borders, our forefathers sacrificed their lives to protect every inch of our lands against countless invasions from imperial forces from the North. The most recent invasion of Chinese forces in 1979 on the whole northern border regions between Vietnam and China caused death of not only thousands of soldiers but also thousands of innocent Vietnamese people living along the border.

As the border dispute between Vietnam and China is still affecting our people’s hearts and minds along with the current conflicts about Paracel and Spratly islands, we strongly suggest that Google to temporarily withdraw the publication of the maps showing the border lines between Vietnam and China until all documents about the border lines from both Vietnamese and Chinese governments are announced, carefully studied and the matter is resolved.

We would appreciate it very much if you would kindly respond to our request.

Thank you for your prompt consideration.

On behalf of concerned Vietnamese,

Ba Ngo ( United States ) wissai@yahoo.com

Long Le ( New Zealand ) quanglong39@yahoo.co.nz

Hung Nguyen ( Australia ) hungthuoc@yahoo.com

Thái Lan: Cứu dân chủ bằng phi dân chủ

Joshua Kurlantzick
Một số người muốn xem những lộn xộn đang diễn ra tại Thái Lan như cơ hội để nghi ngờ hiệu quả của thể chế tự do bầu cử đa đảng đối với nền dân chủ thực sự, cũng như từng không giấu sự khoái chí khi thấy những nhà "cách mạng da cam", "cách mạng nhung" lại bị chính người dân hạ bệ sau khi đã đưa họ lên cầm quyền. Bài viết sau đây của một người am hiểu nội tình Thái cho thấy rõ: Lộn xộn chẳng phải do đa đảng, do tự do biểu tình, mà do chính sự suy thoái của thể chế dân chủ, mà sự suy thoái này lại do sức ỳ của truyền thống độc tài, tham nhũng, gia đình trị, phe nhóm trị vốn bám rễ rất sâu trong những nước đang phát triển.

Con đường đi đến nền dân chủ pháp trị trưởng thành không đơn giản dễ dàng, những vấp ngã, cản trở nhất là trong bước đầu của nó là không tránh khỏi. Nhưng cứ lấy cớ này nọ để trì hoãn (không biết đến bao giờ?) việc dấn thân lên con đường ấy, thì hậu quả có thể không chỉ là những cuộc xuống đường 10.000 người như thế đâu! Nhân đây tưởng cũng nên tạt sang một nước Đông Nam Á khác là Indonesia, một nước độc tài vào 10 năm trước, nghe Tổng thống hiện nay nói sao về "dân chủ".

Trong bài phát biểu tại Đại hội Phong trào Dân chủ Thế giới lần thứ 6 tổ chức tại thủ đô Jakarta, từ ngày 11 đến ngày 14-04-2010, ông đã nói (đại ý): 1. Nhiều năm trước người ta nghĩ rằng Indonesia chưa sẵn sàng cho đời sống dân chủ, nhưng giới lãnh đạo sáng suốt cùng với ý chí của quần chúng có thể làm nên cuộc chuyển hóa này. 2. Ông chẳng sợ hãi chút nào khi để cho các đảng chính trị cuồng tín tham gia tranh cử, vì ông biết rõ các đảng này không thể đắc cử. Cho nên khi ta tin vào nhân dân, nhân dân biết cách chọn lựa và đạt những thành tựu lớn (dẫn theo "Tìm hiểu về Phong trào Dân chủ Thế giới" của Ỷ Lan, thông tín viên RFA, 20/4/2010).

Hoàng Hưng


Những diễn biến căng thẳng mới đây ở Thái Lan cho thấy tình hình dân chủ ở Thái Lan đã suy thoái. Trên tạp chí Newsweek, nhà nghiên cứu Joshua Kurlantzick (*) giải thích một phần là lỗi của giới trung lưu.


Những người áo đỏ cầm hình Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva, tập trung ngoài tòa nhà LHQ ở Bangkok để phản đối Chính phủ. Đây là tầng lớp nghèo nổi loạn vì cảm thấy bị tầng lớp trung lưu khinh miệt. Ảnh: Reuters

Hôm qua (22.4), quân đội Thái Lan yêu cầu những người biểu tình áo đỏ giải tán, nếu không quân đội phải dùng sức mạnh để trấn áp. Trong khi đó, những người biểu tình áo đỏ bao vây tòa nhà Liên hiệp quốc (LHQ), kêu gọi LHQ cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Bangkok để ngăn chặn sự trấn áp của quân đội. Những người áo đỏ còn chặn một đường tàu chở 300 binh lính lên tiếp cứu Bangkok.

Biện pháp trấn áp cho thấy tầng lớp trung lưu đang cầm quyền từng thúc đẩy thực thi dân chủ thông qua quyền tự do chính trị hiện nay cũng đang viện đến các chiến thuật ngoài luật pháp và không dân chủ, được cho là để cứu rỗi chế độ dân chủ.

Phi dân chủ để cứu dân chủ

Tầng lớp trung lưu sống ở thành thị của Thái Lan, vốn đã bị sự lạm dụng quyền hành của ông Thaksin làm thất vọng một cách cay đắng và lo lắng ông này trao quyền cho người nghèo, đã nổi loạn. Thay vì thách thức Thaksin thông qua tiến trình dân chủ, chẳng hạn như bằng việc ủng hộ các đảng đối lập hay bắt đầu những tờ báo của riêng họ, họ đã lật đổ chế độ dân chủ bằng hành động chấm dứt các thể chế của Chính phủ và kêu gọi một cuộc đảo chính quân sự thậm chí trong khi tuyên bố ủng hộ chế độ dân chủ.

Thư giãn Chủ nhật: Những điều chỉ có ở Việt Nam

Phạm Cường

- Một dòng sông được gọi là cạn khi xe cơ giới đi được dưới lòng của nó.

- Ở các thành phố lớn, vài ngày trước lễ Noel, lực lượng công an và chính quyền là những người cầu nguyện mong an bình trước khi những cha đạo bên nhà thờ làm việc đó.

- Nếu có trong tay một bộ sưu tập báo chí, hãy tiến hành đọc từ số mới nhất trở về số cũ nhất bạn sẽ thấy gần như tất cả các nhận định, đánh giá về tình hình đất nước đều... sai.

- Học sinh nếu lỡ hành hung giáo viên vẫn có hi vọng được ở lại trường, còn giáo viên nếu lỡ đánh học sinh thì sẽ không có được cơ hội đó.

- Mối quan hệ giữa cảnh sát giao thông và người tham gia giao thông được lấy cảm hứng từ phim hoạt hình Tom & Jerry của Mĩ.

- Ở những thành phố lớn, tỉ lệ người đái bậy vẫn không ngừng gia tăng mặc dù đang mùa hạn hán, thiếu điện và thiếu nước ngọt.

- Người ta có thể chia đôi một thác nước trên biên giới mà không hề phân vân xem nước ở phần thác bên nào nhiều hơn?

- Tên phim mang ý nghĩa bao quát nhất là bộ phim: "Sống trong sợ hãi". Hơn 80 triệu người dân đều cảm thấy như vậy!

- Câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" không đúng với các di tích ở Hà Nội.

- 35 năm nay người ta chỉ nói đến "giải phóng miền Nam" mà không hề nói ngược lại: giải phóng miền Bắc. Nhưng thực tế thì trong 35 năm ấy, cái cùm tư tưởng bao cấp của miền Bắc đã và đang được giải phóng.

- Thực tế cuộc sống đôi khi buộc bạn phải hiểu những câu sau ngược lại:

Xóa đói giảm nghèo
Phủ xanh đất trống đồi trọc
Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào
Phấn đấu vì một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh...

- 16 chữ VÀNG trong mối quan hệ Việt-Trung thực ra là 16 chữ NHO.

- Ở Việt Nam bắt đầu có hiện tượng bình đẳng giữa người và... chó. Đó là người ăn thịt chó và chó ăn thịt người.

- 3 lí do để bệnh nhân thuyên giảm bệnh tật và mau chóng xuất viện đó là: Viện phí, giá thuốc và thái độ của Bác sĩ.

- Ở Việt Nam, đa số người thật dùng hàng giả, ngược lại, đa số người giả (các ma nơ canh) lại khoác trên người hàng thật.

- Ở Việt Nam, lâm tặc chính là người Tuyết (Big foot) vì ít ai nhìn thấy chúng, kể cả kiểm lâm.

- Phong bì là thứ ít gây ô nhiễm nhất bởi: Thứ nhất: nó được làm bằng giấy. Thứ hai: nó chỉ để đựng tiền và thứ ba: không mấy ai vứt nó ra đường.

PC

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Thư giãn Chủ nhật: Giây phút khó quên

Margaret Ryan
Ngày chủ nhật, thêm chút xíu dấm ớt gửi người Cù Không Cười:

“Giây phút khó quên” chưa từng xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa có trình độ văn hóa cao gấp triệu lần … “

Ngoài ra, chúng tôi còn định chú thích chức vụ những người được nêu tên trong bài báo, song e rằng làm như thế sẽ xúc phạm bạn đọc xã hội chủ nghĩa vốn rất chăm chú theo dõi tình hình thế giới, thậm chí có thể mê mải đến độ quên cả tình hình gần nhà mình!


P.T.



Các cuộc tranh luận trong lúc vận động bầu cử ngày nay chỉ diễn ra trong phòng thu hình.



Trong lúc ông David Cameron phủi sạch vết trứng trên áo mà một học sinh đã ném vào người ông, thì chắc hẳn ông cũng tự an ủi rằng ông không phải là chính trị gia đầu tiên biết được con đường đi giao lưu với cử tri không phải lúc nào cũng theo đúng kế hoạch.

Cho tới trước khi bị ném trứng, ác mộng mà ông Cameron gặp phải khi đi vận động bầu cử là một con gà - do một nhà báo của tờ Daily Mirror ăn mặc giả trang y như là một con gà- đi theo ông như hình với bóng trong mấy ngày trời.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn